Khái niệm khởi tố vụ án hình sự “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự, pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục, nhiệm vụ của cơ quan chức năngtrong quá trình tố tụng Cụ thể là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định quytrình giải quyết một vụ án hình sự phải theo một trình tự, thủ tục nhất định gồm:Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Khởi tố vụ án là giai đoạnđầu tiên của quá trình tố tụng, nếu không khởi tố vụ án thì không có các giai đoạntiếp theo Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, bằng việc
ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án (trong trường hợp phát hiện có dấu hiệutội phạm xảy ra) hoặc không khởi tố vụ án khi thuộc một trong những trường hợp
được quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 “những căn cứ
không được khởi tố vụ án hình sự”, thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không
khởi tố vụ án hình sự Qua đó, ta thấy giai đoạn khởi tố là giai đoạn quan trọng, vìnếu khởi tố vụ án không kịp thời thì sẽ bỏ lọt tội phạm, còn nếu khởi tố vụ án khôngchính xác thì sẽ dẫn đến oan sai cho người vô tội, ảnh hưởng đến quyền và lợi íchhợp pháp của công dân Khởi tố vụ án cần đáp ứng được những yêu cầu bảo vệ antoàn các hoạt động trong trật tự quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và quản lý xã hội,nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời,bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan đếnhoạt động này
Khởi tố vụ án kịp thời và đúng pháp luật, là một việc làm rất cần thiết, khởi
tố chậm trễ và không kịp thời sẽ gây nhiều thiệt hại cho con người và xã hội Tuynhiên, quá trình thực thi pháp luật cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong khởi tố
vụ án hình sự dẫn đến việc để lọt tội phạm và người phạm tội, hoặc làm oan người
vô tội
Thật vậy, nếu khởi tố vụ án không khách quan, kịp thời, không đúng phápluật sẽ dẫn nhiều vấn đề bất lợi cho người bị hại, tính nghiêm minh của pháp luật,ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội Để việc khởi tố có hiệu quả và khả thi thì
Trang 2việc hoàn thiện thủ tục khởi tố vụ án hình sự trong giai đoạn cải cách tư pháp hiệnnay là một điều hết sức cần thiết, đó cũng là lý do mà người viết chọn tìm hiểu và
nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn” của
người viết là căn cứ vào những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luậtthời gian qua, để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quá trình áp dụng vàthi hành pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, từ đó người viết có thể tìm
ra những hạn chế và đề ra những giải pháp cụ thể của quá trình khởi tố vụ án hình
sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003nói riêng, để hoàn thiện hơn Bên cạnh đó góp phần vào việc đấu tranh phòng,chống tội phạm và tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa
3 Phạm vi nghiên cứu
Do để đi sâu và có điều kiện tìm hiểu kỹ quy định trong một lĩnh vực cụ thể,nên người viết tập trung tìm hiểu và nghiên cứu giai đoạn đầu tiên của quá trình tố
tụng đó là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, với việc nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ
án hình sự - Lý luận và thực tiễn” người viết sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu trong
phạm vi ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, những quy định pháp luật và thực tiễn ápdụng pháp luật trong giai đoạn này và các văn bản hướng dẫn thi hành
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài “ Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn” người
viết vận dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu đó là:
Phương pháp lý luận: Nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách; phương phápphân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích luật
Trang 3Phương pháp thực tế như: Sưu tầm số liệu thực tế; phương pháp thống kê,tổng hợp, tìm hiểu tình hình thực tế áp dụng pháp luật tại địa phương, nghiên cứudựa trên các báo và tạp chí chuyên ngành.
5 Kết cấu của Luận văn:
Luận văn bao gồm lời nói đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo
Chương 1 Những vấn đề chung về khởi tố vụ án hình sự
Chương 2 Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về khởi tố
vụ án hình sự
Chương 3 Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện nhằm đảm bảo tính nghiêmminh của pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án án hình sự
Khi nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn”, người viết
đã tập trung phân tích những quy định của luật, đối chiếu thực tế việc vận dụngpháp luật để tìm ra những khuyết điểm và đề xuất giải pháp khắc phục Do kiếnthức của bản thân chỉ hiểu biết trong một giới hạn nhất định, so với những vấn đềthực tế đang diễn ra trong xã hội, điều đó yêu cầu người viết phải có những kiếnthức sâu rộng trong thực tiễn áp dụng pháp luật Đây là lần đầu tiên, nên việc tiếpxúc với đề tài nghiên cứu luật còn rất mới mẽ, nên còn rất nhiều hạn chế chưa thểđạt kết quả như mong muốn Do đó trong quá trình nghiên cứu, người viết khôngthể tránh khỏi những sai sót về mặt nội dung cũng như hình thức luận văn Vì vậy,người viết rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và các bạnđọc giả, điều đó rất cần thiết để người viết có thể hoàn thành tốt luận văn của mình
Trang 4CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Trong thời đại ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và đang từngbước hội nhập nền kinh tế thế giới, nên mọi hoạt động xã hội đều phải tuân thủ Hiếnpháp và Pháp luật một cách tuyệt đối Do đó, tất cả các ngành luật đều phải đượcban hành, sửa đổi kịp thời để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội nóichung, Bộ luật Tố tụng hình sự nói riêng Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tựthủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Tuân thủ pháp luật tốtụng hình sự có tác dụng đảm bảo xác định nhanh chóng mọi hành vi phạm tội vàphát hiện kịp thời những loại tội phạm một cách chính xác và đúng pháp luật, không
bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội Muốn giải quyết đúng đắn vụ án hình sự,các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Bộ luật Tốtụng hình sự Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động đầu tiên trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự, tội phạm có được phát hiện kịp thời và xử lý công minh hay không là
ở giai đoạn này Hoạt động này có quan hệ trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợppháp của công dân Trong phạm vi chương này, các vấn đề khái quát về giai đoạnkhởi tố vụ án hình sự và các vấn đề có liên quan được trình bày mang tính chất là cơ
sở lý luận, là tiền đề cho việc nghiên cứu các quy chế pháp lý cũng như các vấn đềthực tiễn
1.1 Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự
1.1.1 Khái niệm khởi tố vụ án hình sự
“Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố”.1
Như vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, ởgiai đoạn này cơ quan có thẩm quyền tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thu thập,
1 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2006, tr 235
Trang 5xử lý các thông tin ban đầu, khi có đủ chứng cứ, sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) có quy định “mọi công
dân điều bình đẳng trước pháp luật” và công dân có những quyền cơ bản được
pháp luật bảo vệ, không ai có thể xâm phạm những quyền hiến định được pháp luậtghi nhận Căn cứ vào quy định đó, Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quyđịnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Tố tụng hình sự, mục đích nhằmgiải quyết vụ án tuân theo pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích của công dân trongquá trình giải quyết vụ án, nguyên tắc này không thừa nhận việc áp dụng các hoạtđộng tố tụng mà không được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì quá trình tố tụnghình sự bao gồm năm giai đoạn là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.Trong đó khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, ở giaiđoạn này cơ quan có thẩm quyền (cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan đượcgiao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu), thu thập, xử lý các thôngtin ban đầu và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự.Xác định những dấu hiệu tội phạm trong giai đoạn này là việc xác định những dấuhiệu, hành vi và sự kiện phạm tội nhưng chưa kết luận một cách chắc chắn về tộiphạm và người phạm tội
Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụngtiến hành các hoạt động tiếp theo là điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Quyếtđịnh khởi tố có ý nghĩa rất quan trọng làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình
sự giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham gia tố tụng Khi cơ quan có thẩmquyền ra quyết định khởi tố vụ án sẽ là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điềutra.2
Ví dụ: Ngày 30/12/2012, chị K đến Công an xã Thuận An trình báo đã bị kẻgian cho uống thuốc mê và lấy hết tài sản Qua điều tra xác minh ban đầu, Cơ quan
2 Xem Ts Vũ Gia Lâm, Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của việm kiểm sát và tòa án, Tạp chí luật học số
8/2010 tr 32
Trang 6điều tra đã xác định được đối tượng và đã triệu tập Lê Công Trường (SN 1987, ngụtại xã Đông Bình) và Phan Thành Thật (SN 1987, ngụ xã Thạnh Thới Thuận, huyệnTrần Đề tỉnh Sóc Trăng) để điều tra làm rõ Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận:
Khoảng 19 giờ ngày 29/12/2012, Trường điện thoại mời K đi hát karaoke, K
rủ thêm T cùng đi Tại đây, lợi dụng sơ hở, bọn chúng bỏ thuốc mê vào 2 ly bia đãchuẩn bị sẳn, ép K và T uống Khi 2 nữ đã mê man, bọn chúng lấy 1 bộ vòng đeotay màu vàng, 01 đôi bông tai màu vàng, 02 điện thoại di động và 1 triệu đồng Sau
đó , cả nhóm chở nạn nhân vào nhà nghỉ rồi bỏ trốn Số tài sản cướp được, các đốitượng đem bán được 6.500.000 đồng và chia nhau tiêu xài
Cơ quan điều tra công an huyện Bình Minh đã ra quyết định khởi tố vụ ánhình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Công Trường (SN 1987, ngụ tại
xã Đông Bình) và Phan Thành Thật (SN 1987, ngụ xã Thạnh Thới Thuận, huyệnTrần Đề tỉnh Sóc Trăng) và Nguyễn Minh Nhựt (SN 1983, ngụ xã Thuận An) đểtiếp tục điều tra làm rõ3
Vụ án đã thể hiện được, sau khi nhận được tin tố giác tội phạm, cơ quan Điềutra đã tiến hành xác minh thu thập chứng cứ, dựa vào nhận dạng của bị hại và nhânchứng, cơ quan điều tra tiến hành triệu tập các đối tượng nghi vấn để lấy lời khai.Khi đủ cơ sở chứng minh đây là vụ phạm pháp hình sự, cơ quan Điều tra quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và tiếp tục điều tra xử lý theo pháp luật
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, từ đó cácquan hệ tố tụng bắt đầu phát sinh Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyềntrên cơ sở những thông tin ban đầu thu thập được đi đến xác định có hay không cócăn cứ để khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự và trên cơ sở đó
mà ra quyết định cho phù hợp Kết quả của giai đoạn này làm cơ sở cho việc mở racác hoạt động tố tụng hình sự tiếp theo hoặc có thể chấm dứt mọi hoạt động tố tụnghình sự đối với tin báo về tội phạm
3 Theo báo Vĩnh Long số 3017, ra ngày 02/4/2013.
Trang 71.1.2 Đặc điểm của khởi tố vụ án hình sự
Là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, thời điểmcủa giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việcthực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố hoặc khôngkhởi tố vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đó
Chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là cơ quan tiến hành tố tụng vàcác cơ quan được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu Khi tiếpnhận thông tin, các cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nguồn tin nhậnđược bằng các biện pháp nghiệp vụ như: Khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai củangười bị hại, nhân chứng, người bị tạm giữ
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự không cần phải xác minh toàn bộ sự thật của
vụ án, mà là không để bỏ lọt bất cứ một dấu hiệu tội phạm nào mà không được xemxét và không để cho bất cứ hành vi tội phạm nào mà không bị phát hiện Mọi hoạtđộng tố tụng điều tra, áp dụng biện pháp ngăn chặn và những biện pháp khác chỉđược tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự
Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi cơquan nhà nước có thẩm quyền nhận được những tin tức về tội phạm và kết thúc khi
cơ quan tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặcquyết định không khởi tố vụ án hình sự
Vì vậy, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình
sự, trong đó, các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có căn cứ để raquyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự Kếtthúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự sẽ là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới hoặcchấm dứt quá trình tố tụng
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng
để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền của công dân trước khi khởi tố bị can và
áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố
Trang 8tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tộiphạm trong toàn xã hội.
1.1.3 Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
1.1.3.1 Chứng minh có hoặc không có tội phạm xảy ra
Khi tiếp nhận về tin tức về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ ánhình sự phải xác định sự tồn tại của sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm
để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự Qua đó, kịp thời pháthiện tội phạm, hạn chế tối đa tình trạng bỏ lọt tội phạm, cũng như bảo đảm đượcnguyên tắc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vô tội Nếu xác định
có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, hoặcthuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự
“Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự”, thì cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định không khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là nhằm “phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý
công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và làm oan người
vô tội” (Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003), vì vậy nhiệm vụ của giai đoạn
này là phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi loại tội phạm xảy ra, có biện pháp phùhợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với những loại tội phạm đó
Giúp cho cơ quan có chức năng kiểm sát, giám sát hoạt động điều tra nắmđược diễn biến tình hình tội phạm và công tác điều tra tội phạm để có thể đặt ra cácyêu cầu trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, truy tố, buộc tội người phạm tội, gópphần quan trọng trong công tác giữ gìn an ninh trật tự địa phương
Khởi tố vụ án một cách kịp thời là một trong những bảo đảm quan trọng để
xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra Ngược lại, nếucác hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố không đầy đủ, không chínhxác thì có thể dẫn đến những sai lệch, khó khăn trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự
Trang 9Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đầy đủ trong hoạt động điều tra, cácquyền lợi cơ bản của công dân phải được tôn trọng Khởi tố vụ án hình sự là sựphản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm gópphần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành viphạm tội và người phạm tội, đồng thời không chỉ là chức năng quan trọng tronghoạt động tư pháp hình sự mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắctrong tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm và phát hiện hành vi phạm tội một cáchkịp thời
Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là nhằm xác định dấu hiệu củatội phạm, tức là xác định xem sự việc xảy ra có dấu hiệu của một tội phạm cụ thểhay không, nói cách khác là có vụ án hình sự đã xảy ra hay không.4 Để thực hiệnnhiệm vụ này, cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạmhoặc kiến nghị khởi tố, trong phạm vi thẩm quyền của mình và thời hạn luật địnhphải tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm bằng nhữngbiện pháp cụ thể:
Kiểm tra giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, đăng ký tạm trú của người bị tố cáo; yêucầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân có liên quan đến sự việc cungcấp những tài liệu cần thiết Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có liên quangiải thích rõ sự việc nhằm mục đích làm rõ dấu hiệu tội phạm
Khi yêu cầu giải thích, cơ quan có thẩm quyền không được áp dụng các biệnpháp hỏi cung hoặc cưỡng chế tố tụng đối với người được yêu cầu giải thích Nếubắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì tiến hành lấy lờikhai của người bị bắt
Trong trường hợp cần thiết thì khám nghiệm hiện trường và tiến hành cácbiện pháp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định dấu hiệu tộiphạm
4 Xem: Khổng Văn Hà, Nguyễn Văn Cừ, Trần Minh Hưởng: Tìm hiểu Luật tố tụng hình sự, Nxb Văn hóa –
Dân tộc, Hà Nội, 2000, tr 193
Trang 10Ví dụ: Sáng ngày 4/4/2013, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa tiến hànhkhám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra vụ án mạng xảy ra tạiphường Cam Phúc Nam (TP Cam Ranh) đêm 03/4/2013 Nạn nhân được xác định làanh Dương Tấn Thành (32 tuổi, ở P.Cam Lợi, TP Cam Ranh), tài xế công ty taxiMai Linh
Tại hiện trường, anh Thành nằm chết cách chiếc taxi do anh lái khoảng 80m,trên người có tám vết đâm ở vùng cổ, vai và hông phải Từ xe taxi đến nơi anhThành nằm chết có nhiều vết máu
Bà Nguyễn Thị Chi Lan, một người dân sống gần nơi xảy ra vụ án, cho biếtkhoảng 22g40 đêm 03/4/2013, bà đi trên đường Hai Bà Trưng thuộc phường CamPhúc Nam thì phát hiện anh Thành nằm bất động, máu đầy người Bà Lan đã hôhoán và cùng một số người dân địa phương đến báo công an phường Lúc pháthiện, bà Lan thấy anh Thành vẫn cầm chiếc điện thoại di động áp gần tai phải vàđiện thoại nháy sáng, chiếc xe taxi dừng cách xác anh về phía tây, hai đèn trước vẫnsáng
Tại hiện trường, công an đã kiểm tra trên người nạn nhân, thu được 66.000đồng ở túi áo trên của nạn nhân, một chiếc ví trong túi quần có 1 triệu đồng, mộtđiện thoại di động và các giấy tờ tùy thân của anh Thành
Trên cơ sở khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và các chứng cứthu được, Công an thành phố Cam Ranh xác định đây là vụ án giết người, nên đãkhởi tố vụ án và đang phối hợp với Công an tỉnh Khánh Hòa điều tra, truy tìm hungthủ.5
Tình tiết vụ án cho thấy, khi nhận được tin báo, Cơ quan điều tra đã tiếnhành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và ghi lời khai các nhân chứng.Qua khám nghiệm, đã xác định danh tính người bị hại là anh Dương Tấn Thành, tài
xế taxi Mai Linh Xác định nguyên nhân anh Thành chết là do bị người khác giết
5 Theo http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/541281/mot-tai-xe-taxi-chet%C2%A0voi-8-vet-dam.html
Trang 11hại, nguyên nhân giết có thể do ân oán cá nhân vì tại hiện trường tài sản của anhThành vẫn còn đầy đủ, không có dấu hiệu giết người, cướp của Dựa vào các cơ sở
đó, Cơ quan điều tra xác định đây là vụ án giết người, tức là đã xác định có tộiphạm xảy ra và đã khởi tố vụ án hình sự, tiếp tục hoàn thành hồ sơ xác minh để tìmhung thủ
1.1.3.2 Hoàn thành hồ sơ, thủ tục khởi tố
Khởi tố vụ án là khâu đầu tiên của tố tụng hình sự, nếu không được thực hiệntốt, khởi tố chậm trễ, điều tra vụ án không khách quan, không có căn cứ, thì dễ đểlọt tội phạm hoặc gây ra lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và có khi còn gâyhậu quả nghiêm trọng làm oan người vô tội Vì vậy, sau khi tiến hành các biện phápđiều tra, xác minh thu thập chứng cứ, khi có đủ cơ sở chứng minh, cơ quan tiếnhành tố tụng sẽ thực hiện một trong hai nhiệm vụ quan trọng đó là:
- Nếu đủ cơ sở chứng minh có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan tiến hành tốtụng sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và vụ án sẽ được tiến hành các bước tiếptheo của quá trình tố tụng
- Nếu đủ cơ sở chứng minh không có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan tiếnhành tố tụng sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và vụ án sẽ được khép lại
Việc quy định thủ tục này, góp phần loại trừ các tiêu cực trong hoạt động tư pháphình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố vụ án hình sự mộtcách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cựctiếp theo trong việc truy cứu tố tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự tiếptheo như: Điều tra không có căn cứ đối với những hành vi không chứa đựng dấuhiệu của tội phạm hoặc nói chung là không diễn ra trong thực tế khách quan, khámxét, bắt, giam giữ, buộc tội, xét xử một cách vô căn cứ và trái pháp luật, làm oannhững người vô tội
Việc đi kèm với một trong hai quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ ánhình sự, nhất thiết phải có một số văn bản cần thiết như: Biên bản xảy ra sự việc
Trang 12hoặc biên bản phạm tội quả tang, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản ghilời khai nhân chứng, biên bản ghi lời khai bị hại đây là những văn bản làm cơ
sở cho việc tiến hành các bước tiếp theo
1.2 Khởi tố vụ án hình sự - Giai đoạn quan trọng trong quá trình tố tụng
1.2.1 Quyết định khởi tố vụ án hình sự - Cơ sở pháp lý xác định đã có dấu hiệutội phạm xảy ra
Quy định về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự, tại Điều 13 Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 nêu rõ “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội” Để bảo đảm phát hiện nhanh chóng và xử
lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, thì việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quantrọng, nó chính thức công nhận sự tồn tại của một vụ án và từ đó làm phát sinh cácquyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng, cũng như những người thamgia tố tụng, việc khởi tố vụ án hình sự là sự khởi động của hoạt động tố tụng Các
cơ quan tiến hành tố tụng điều có quyền khởi tố để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm,tránh tình trạng tội phạm xảy ra mà không có cơ quan tiến hành tố tụng nào khởi tố
Quá trình để đi đến kết luận khởi tố một vụ án hình sự là hết sức quan trọng,đòi hỏi việc phát hiện và tìm ra dấu hiệu tội phạm phải nhanh chóng và đúng phápluật, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án phải đảm bảo việc khởi tố kịp thời, xử lýnghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, để từ đó thấy được giai đoạn khởi tố
vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Khi xác định
có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự” Chỉ khi có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra nói riêng, các cơ quan
tiến hành tố tụng nói chung, phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, việc làm nàyphải có căn cứ chính xác, đảm bảo đúng quy trình tố tụng Thể hiện quyền lực nhà
Trang 13nước, tính nghiêm minh của pháp luật trong xử lý các loại tội phạm, đảm bảo xử lýđúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không bỏ lọt tội phạm
Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý để tiến hành các giai đoạntiếp theo của quá trình tố tụng như: Khởi tố bị can, tạm giam bị can, áp dụng cácbiện pháp ngăn chặn nên đòi hỏi quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, đảmbảo tính trung thực, chính xác đảm bảo mọi tội phạm đều phải được xử lý và tránhoan sai cho người khác
1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
1.2.2.1 Nguyên tắc có tội phạm xảy ra
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận năm nguồn thông tin là cơ sở đểkhởi tố vụ án hình sự, đó là: Tố giác của công dân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tinbáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quankhác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm; Người phạm tội tựthú Thông qua các nguồn thông tin, các hoạt động này, cơ quan tiến hành tố tụng
có trách nhiệm điều tra, xác minh làm rõ xem có dấu hiệu tội phạm hình sự haykhông và sẽ ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự
Khi có đủ cơ sở xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụngphải khởi tố vụ án hình sự, việc khởi tố là cơ sở pháp lý để tiến hành các giai đoạntiếp theo, mục đích là tìm ra người phạm tội để điều tra làm rõ và xử lý, nhằm đảmbảo việc chấp hành và thực thi pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, tổ chức khi bị xâm hại; răng đe, giáo dục người phạm tội và mọi công dântrong chấp hành pháp luật Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp có dấu hiệutội phạm đều được khởi tố, chỉ được khởi tố khi những trường hợp không thuộc quyđịnh tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Trang 14Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì sẽ không được khởi tố vụ án hình sự,
Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Không được khởi tố vụ án
ngoài những căn cứ, trình tự do Bộ luật này quy định” Chỉ được khởi tố vụ án hình
sự đối với những tội phạm thuộc quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009) “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định
mới phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 2, BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009) Thật vậy, việc khởi tố vụ án hình sự mục đích là để tìm ra người vi phạmpháp luật hình sự và áp dụng quy định của pháp luật này để xử lý, cho nên nếukhông dấu hiệu tội phạm thì không được khởi tố
1.2.2.2 Nguyên tắc khách quan, không bỏ lọt tội phạm
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm
quyền nhận được tin báo về tội phạm; kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền ra được
một trong hai quyết định là khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự
Khi vụ án xảy ra, cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành các biện pháp nghiệp
vụ để điều tra, xác minh nhằm xác định sự thật của vụ án Nếu có đủ cơ sở chứngminh có dấu hiệu tội phạm hình sự xảy ra thì quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếukhông có dấu hiệu tội phạm thì quyết định không khởi tố vụ án
Những người tiến hành tố tụng phải thật sự vô tư, khách quan trong quá trìnhkhám phá vụ án, đảm bảo tính chính xác và không bỏ lọt tội phạm Tại Điều 14 Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều
tra, Điều tra viên, Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư khi thực hiện nhiệm
vụ của mình” Pháp luật cho phép thay đổi những người tiến hành tố tụng, nếu thấy
họ có thể không khách quan, không vô tư trong thực hiện nhiệm vụ vì một lý do nào
đó, có thể họ bóp méo sự thật vụ án, nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật
Trang 15Ví dụ về bỏ lọt tội phạm, xử oan cho người khác : Tòa án nhân dânhuyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đang thụ lý đơn của công dân Phạm Vũ, khởikiện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng để đòi bồi thường oan sai trong một
vụ án hình sự từ 05 năm trước Theo kết luận điều tra của Công an huyện ĐứcTrọng xác định: Phạm Huy Hoàng (em ruột Vũ) mời bạn bè dự sinh nhật tại mộtquán karaoke, khoảng 21 giờ ngày 10/10/2005, lúc chia tay ra về thì Hoàng bị mộtnhóm thanh niên đuổi chém Do bức xúc việc Hoàng bị chém, khoảng 23 giờ cùngngày, Vũ cùng hai người khác tìm nhóm thanh niên tham gia chém Hoàng để trảthù Gặp Lê Hải Sơn, nghĩ Sơn đã chém Hoàng nên Vũ đã đuổi chém Sơn Ngày28/4/2006, Công an huyện Đức Trọng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị canđối với Vũ về tội cố ý gây thương tích và đến ngày 15/5/2006 thì bắt tạm giam bịcan này Đến ngày 20/9/2006, khi một người bạn của nạn nhân Phạm Huy Hoàng làL.K.T ra đầu thú, nhận mình đã chém Sơn trả thù cho bạn, thì Vũ mới được tạingoại với lý do “thay đổi biện pháp ngăn chặn”
Chính vì vậy ngày 09/5/2010, Vũ đã làm đơn yêu cầu Viện kiểm sát nhândân huyện Đức Trọng phải tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường oan sai cho anhtheo luật bồi thường của Nhà nước, với tổng số tiền 560,8 triệu đồng (cả tinh thầnlẫn vật chất) Ngày 20/7/2010, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng mời Vũlên thương lượng và chỉ đồng ý bồi thường 77.523.148 đồng Không còn cách nàokhác, Vũ đã khởi kiện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Trọng ra Tòa án nhân dânhuyện để đòi lại công bằng Theo đơn kiện, Vũ yêu cầu Viện kiểm sát nhân dânhuyện Đức Trọng phải cải chính, xin lỗi công khai tại nơi cư trú của anh Vũ; đăngbáo xin lỗi công khai trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba
kỳ liên tiếp Về vật chất, Vũ bị khởi tố bị can trong 1.498 ngày, bị giam 126 ngày(theo luật định, một ngày bị tạm giam bằng 03 ngày tại ngoại) và Vũ đòi bồi thường
150 ngàn đồng/ngày Tổng cộng số tiền Vũ đòi bồi thường là 560,8 triệu đồng.6
Qua vụ án trên cho thấy trong quá trình điều tra, xác minh sự việc ban đầucủa Cơ quan điều tra là không chính xác, dẫn đến khởi tố bị can và kết luận điều tracũng không chính xác, nhưng Viện kiểm sát là cơ quan kiểm sát quá trình tố tụng
6 Theo Lâm Viên, “ Vụ kiện 1.498 ngày bị khởi tố oan”, http://www.tin247.com/vu_kien_1498_ngay_bi_khoi_to_oan-6-21700018.htlm.
Trang 16trong tố tụng hình sự, có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố của
Cơ quan điều tra, nếu quyết định đó không có căn cứ (Điều 109 Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2003) Nhưng trong vụ án trên ta thấy Viện kiểm sát vẫn phê chuẩn saicác quyết định của Cơ quan điều tra và ra bản cáo trạng truy tố bị can trước tòa,điều đó đã dẫn đến oan sai cho người vô tội Chính vì thế Viện kiểm sát đã bồithường cho việc oan sai trên là đúng
Như vậy, khởi tố vụ án là khâu đầu tiên của tố tụng hình sự, nếu không đượcthực hiện tốt, khởi tố chậm trễ, điều tra vụ án không khách quan, không có căn cứ,thì dễ để lọt tội phạm hoặc gây ra lãng phí công sức, tiền bạc của Nhà nước và cókhi còn gây hậu quả nghiêm trọng làm oan người vô tội
1.2.2.3 Nguyên tắc tuân thủ đúng quy trình tố tụng
Khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp khi được tiến hành theo đúngcác quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể là các quy định về khởi
tố vụ án hình sự được quy định tại Chương VIII, các điều 100, 101, 102, 103, 104,
105, 106, 107, 108, 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Chế định khởi tố vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2003 cho thấy việc phát hiện dấu hiệu tội phạm phải nhanh chóng, chính xác
và là một chế định quy định đầu tiên trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình
sự Hành vi phạm tội có được phát hiện và xử lý kịp thời hay không, quyền và lợiích hợp pháp của công dân có được bảo vệ hay không là ở giai đoạn này
Để đảm bảo nguyên tắc này, Bộ luật tố tụng hình sự giao cho cơ quanchuyên giám sát việc thực thi pháp luật, xem Cơ quan tiến hành tố tụng có đảm bảođúng quy trình, thủ tục và đúng pháp luật hay không, đó là Viện kiểm sát Chỉ có cơquan Viện kiểm sát mới có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được pháthiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án phải có căn cứ và đúng pháp luật
Trang 171.2.3 Mối liên hệ giữa khởi tố vụ án hình sự và các giai đoạn khác của quá trình
tố tụng
1.2.3.1 Mối quan hệ giữa khởi tố vụ án và giai đoạn điều tra
Khởi tố vụ án là cơ sở để thực hiện các hoạt động điều tra Đây là giai đoạn
tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng, phải có quyết định khởi tố vụ án trước, rồi
mới được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trường hợp đặc biệt “Hoạt
động điều tra có đạt kết quả khách quan, toàn diện, đầy đủ hay không, các quyền lợi cơ bản của công dân có được tôn trọng hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự” 7 Do vậy, hoạt động điều tra chỉ tập trung vào điều tra làm rõ các hành viphạm tội và người thực hiện tội phạm mà không cần phải kiểm tra, xác minh để xácđịnh dấu hiệu tội phạm nữa Tuy nhiên, không phải tất cả quyết định khởi tố vụ ánhình sự đều đảm bảo tính chính xác của vụ án, nên trong quá trình điều tra, cơ quantiến hành tố tụng có thể thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khiphát hiện tình tiết mới Cụ thể tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 quy định “Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi
phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự”.
1.2.3.2 Mối quan hệ giữa khởi tố vụ án và giai đoạn truy tố
Việc khởi tố vụ án hình sự đồng nghĩa với việc xác định đã có tội phạm xảy
ra và định danh đó là tội gì, đây là điều kiện cần để Viện kiểm sát xem xét có truy tốhay không Quá trình điều tra để xác định người phạm tội và mức độ tội phạm nhưthế nào để áp dụng điều luật trong quá trình truy tố, đó là điều kiện đủ Trong thực
tế, từ lúc khởi tố vụ án hình sự, đến giai đoạn điều tra đều có sự tham gia giám sátcủa Viện kiểm sát với vai trò là công tố, nên giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát chỉxem xét để áp dụng điều luật cho phù hợp mà thôi Như vậy, giữa 3 giai đoạn này
7 Xem: Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam - Học phần 2 “ các
giai đoạn tố tụng hình sự Việt Nam”, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 2
Trang 18có quan hệ mật thiết với nhau, giai đoạn này có vai trò làm cơ sở cho giai đoạn kia,giai đoạn kia có vai trò giám sát và bổ trợ cho giai đoạn này.
1.2.3.3 Mối quan hệ giữa giai đoạn khởi tố vụ án và giai đoạn xét xử
Riêng đối với giai đoạn xét xử, hội đồng xét xử làm việc độc lập, chỉ căn cứvào hồ sơ vụ án và quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa để đối chiếu với quyđịnh của pháp luật hình sự và ra phán quyết Việc khởi tố vụ án là rất cần thiết đốivới giai đoạn xét xử, do có khởi tố thì mới có xét xử được Tuy nhiên, không phảitất cả vụ án có khởi tố đều được xét xử Vì vậy, giai đoạn khởi tố chỉ có vai trò làmtiền đề và bổ trợ cho giai đoạn xét xử, còn việc xác định tội danh là gì còn tùy thuộcvào Hội đồng xét xử quyết định
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã góp phần to lớn vào công cuộc đấutranh, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, góp phần bảo vệ quyền con người,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đã phát huy được tác dụng là một trongnhững công cụ pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quantiến hành tố tụng để đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm Góp phần bảo vệthành quả cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự cho toàn xã hội Bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân
Việc khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp khi được tiến hành theođúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các quy định về khởi
tố vụ án hình sự được quy định tại Chương VIII, các điều 100, 101, 102, 103, 104,
105, 106, 107, 108, 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Chế định khởi tố vụ ánhình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cho thấy việc pháthiện dấu hiệu tội phạm phải nhanh chóng, chính xác và là một chế định quy địnhđầu tiên trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự Hành vi phạm tội có đượcphát hiện và xử lý kịp thời hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cóđược bảo vệ hay không là ở giai đoạn này
Qua phân tích trên, ta thấy khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tốtụng hình sự, trong giai đoạn này cơ quan tiến hành tố tụng xác định dấu hiệu tội
Trang 19phạm và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầutiên của tố tụng hình sự, có nhiệm vụ xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạmhay không? Giai đoạn này bắt đầu từ khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án,đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm và các cơ quan có thẩmquyền khác nhận được được tin báo hoặc tố giác về tội phạm hoặc trực tiếp pháthiện dấu hiệu của tội phạm và kết thúc bằng việc các cơ quan này ra quyết địnhkhởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự Khởi tố vụ án hình sự là có ý nghĩa quantrọng trong quá trình tố tụng, việc phát hiện tội phạm và xử lý công minh mọi hành
vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, bảo đảm quyền
và lợi ích của công dân, góp phần bảo vệ trật tự trong toàn xã hội
Trang 20vi chương này, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu những quy định cụ thể của pháp luật và
phân tích làm rõ nội dung trong Chương “Những quy định của pháp luật tố tụng
hình sự hiện hành về khởi tố vụ án hình sự”, từ những vấn đề mà pháp luật quy định
sẽ tìm ra những hạn chế và bất cập, từ đó người viết sẽ đề xuất những giải phápnhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tư pháp
2.1 Chủ thể có thẩm quyền khởi tố
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh về tổchức điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì khởi tố vụ án hình sựthuộc thẩm quyền của: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng,Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công annhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điềutra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm (Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự năm2003) Các cơ quan, các cá nhân này trong mọi trường hợp phát hiện dấu hiệu tộiphạm phải khởi tố vụ án hình sự và áp dụng mọi biện pháp mà pháp luật cho phép
để xác định sự việc phạm tội, xác định người thực hiện hành vi phạm tội, tráchnhiệm của các cơ quan và các cá nhân nói trên còn được thể hiện bằng các hoạtđộng của mình để kịp thời phát hiện tội phạm mỗi khi có hành vi phạm tội xảy ra
2.1.1 Cơ quan điều tra
Tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh về tổ
chức điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau: “Khi xác định
Trang 21có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự” Yêu cầu phát hiện dấu hiệu tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Cơ
quan điều tra, bởi vì đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan này.Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Cơ quan điều tra cóthẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong mọi trường hợp Trong đó:
Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân (Điều 11 Pháp lệnh về tổ chức điềutra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009): Cơ quan điều tra thuộc Công annhân dân khởi tố tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tốcủa Cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân (Điều 15 Pháp lệnh về tổ chức
điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009): Khởi tố các vụ án hình sự
về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộluật hình sự, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, trừcác tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sựtrung ương
Các tội phạm trên, sẽ thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều trahình sự khu vực, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sựkhu vực, thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra hình sự quân khu vàtương đương, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sựquân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quanđiều tra hình sự khu vực, nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra Đối với Cơ quanđiều tra hình sự Bộ Quốc phòng sẽ khởi tố các vụ án hình sự về những tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sựQuân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 17 Pháp lệnh về
tổ chức điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009): Khởi tố vụ án vềmột số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các
cơ quan tư pháp, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương khởi tố vụ án về một số loại tội
Trang 22phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan
tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
2.1.2 Viện kiểm sát nhân dân
Thẩm quyền của Viện kiểm sát là hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi
tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan Hải quan, Bộ đội biên phòng, cơquan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác trong Công an nhân dân,Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nếu xétthấy quyết định đó trái với quy định của pháp luật Khi đó, Viện kiểm sát sẽ raquyết định khởi tố vụ án đối với trường hợp quyết định không khởi tố của các cơquan này không phù hợp với quy định của pháp luật
Trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án và yêu cầu này có căn cứ.Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp Trong việckhởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuântheo pháp luật của mình Việc quy định thực hiện quyền công tố và kiểm sát khôngchỉ trong giai đoạn điều tra, xét xử mà hoạt động công tố còn phải được thực hiệnngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng Khoản 1 Điều 109 Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “ Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp”
2.1.3 Hội đồng xét xử
Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định thẩm quyền khởi tố vụ
án của Tòa án như sau: “ Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện
kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra” Trong trường hợp này thì
mặc dù luật quy định “nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm
hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố” trên thực tế thì hầu như không có trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định
Trang 23khởi tố tại phiên tòa, mà chỉ yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố Khi phát hiện dấu hiệutội phạm tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có hai cách xử lý sau:
- Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, sau đó gửi tới Viện kiểm sát để xemxét và quyết định giao cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra
- Yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải thông báocho Hội đồng xét xử biết kết quả việc giải quyết yêu cầu khởi tố đó
2.1.4 Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, các cơ quankhác thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân
Bộ đội biên phòng: Có thẩm quyền khởi tố vụ án khi thực hiện nhiệm vụ củamình, phát hiện tội phạm quy định tại chương XI và các Điều 119, 120,153, 172,
180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275của Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009 ), xảy ra trong khu vựcbiên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do bộ đội biên phòngquản lý thì có quyền khởi tố vụ án hình sự (Điều 19 Pháp lệnh về tổ chức điều trahình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009)
Cơ quan hải quan: Khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình
mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153, 154 của Bộ luật hình sự năm 1999(sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cụctrưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu có quyền raquyết định khởi tố vụ án (Điều 20 Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004,sửa đổi bổ sung năm 2009)
Cơ quan Kiểm lâm: Có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi thực hiệnnhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội quy địnhtại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009) Thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục kiểm lâm, Chicục trưởng Chi cục kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm
Trang 24lâm sản (Điều 21 Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sungnăm 2009).
Lực lượng Cảnh sát biển: Có thẩm quyền khởi tố vụ án khi thực hiện nhiệm
vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI
và các điều 153, 154, 172, 183, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232,
236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) vàxảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Việt Nam do lực lượng cảnh sátbiển quản lý
Các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong Công an nhân dân được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: Trong khi làm nhiệm vụ của mình màphát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnhsát điều tra quy định tại Điều 11 Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự, thì có quyềnkhởi tố vụ án hình sự (Điều 23 Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004, sửađổi bổ sung năm 2009)
Các cơ quan khác của lực lượng an ninh trong Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự: Khi thực hiện
nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩmquyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân (Điều 24 Pháplệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009) Các cơ quankhác của lực lượng an ninh trong Công an nhân dân như : Cơ quan an ninh văn hóa
tư tưởng, An ninh tình báo, An ninh kinh tế, An ninh điều tra, phòng quản lý xuấtnhập cảnh…Thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục an ninh, Trưởng phòngcác phòng an ninh ở công an cấp tỉnh
Cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra, trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu
hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự đến mứcphải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi tố vụ án hình sự Thẩm quyền khởi tố vụ
án thuộc về giám thị trại tạm giam, giám thị trại giam trong quân đội (Điều 25 Pháplệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009)
Trang 252.2 Khởi tố vụ án hình sự và không khởi tố vụ án hình sự
2.2.1 Khởi tố vụ án hình sự
2.2.1.1 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Chỉ được khởi tố vụ
án hình sự khi xác định có dấu hiệu tội phạm” Như vậy, dấu hiệu phạm tội chính là
căn cứ để khởi tố vụ án hình sự Các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sựcần phải nhanh chóng xác định các căn cứ để từ đó đưa ra các quyết định chính xác
và phù hợp đó là khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự Như vậy, khi ra quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải có tài liệu xác định rằng:
Có sự việc đã xảy ra (thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc…), sự việc đó có dấuhiệu một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, cụ thể là
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
+ Khởi tố vụ án hình sự phải có cơ sở và căn cứ: Cơ sở khởi tố vụ án hình sựđược hiểu là những nguồn thông tin được pháp luật quy định tại Điều 100 Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003, mà từ đó cơ quan có thẩm quyền thu thập được nhữngthông tin về tội phạm; căn cứ khởi tố vụ án là những thông tin xác thực về sự việcxảy ra có dấu hiệu của tội phạm Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ
quy định một căn cứ duy nhất để khởi tố đó là “dấu hiệu tội phạm” đã được xác
định
+ Dấu hiệu tội phạm là hành vi có lỗi nói chung, do con người gây ra, gâythiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản được pháp luật hình sự bảo vệ Nhữnglỗi này phải được pháp luật điều chỉnh, cụ thể là Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009) Theo đó, khi vụ án xảy ra, cơ quan chức năng tiến hành xácminh, thu thập chứng cứ, khi có đủ cơ sở xác định tội phạm (trộm cắp tài sản, cố ýgây thương tích, hủy hoại tài sản ) đã được quy định trong Bộ luật hình sự, thì sẽquyết định khởi tố vụ án
Trang 26Ví dụ về dấu hiệu tội phạm: Sau tết Quý tỵ, ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh ĐồngNai xảy ra hàng loạt vụ cướp tài sản và hiếp dâm Nạn nhân chủ yếu là các nữ sinhcấp 2 Trước khi tẩu thoát "yêu râu xanh" không quên cướp hết tài sản của nạnnhân Cơ quan Công an đã lập chuyên án và điều tra xác minh để tìm hung thủ Trong lúc cảnh sát đang vào cuộc, tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và huyệnChâu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại xảy ra 3 vụ cướp, hiếp với thủ đoạn tương tự.
Cụ thể:
Trưa 23/3, nữ sinh lớp 6 trên đường đi học về thì được một người gạ chởgiúp và em đồng ý Cô bé không nghi ngờ, trèo lên xe máy và bị cưỡng hiếp, cướpđôi hoa tai vàng Khoảng 10 giờ ngày 25/3/2013, trinh sát phát hiện một thanh niênlẩn quẩn trước một trường THCS ở xã Phước Bình, 30 phút sau, tên này đang tiếpcận một học sinh nữ thì bị trinh sát khống chế bắt giữ
Trong quá trình ghi lời khai, hắn khai là Đỗ Văn Cường (24 tuổi, quê BùĐăng, Bình Phước) không nghề nghiệp và mới chỉ học đến lớp 6 Nhàn rỗi, Cườngmua dao và tuốc-nơ-vít để đi cướp Một buổi chiều giữa tháng 2, Cường thấy em bémặc đồng phục học sinh, đeo khăn quàng đang đạp xe lên dốc liền đuổi theo chặnđường rồi dùng dao khống chế, dọa giết Lục tìm tài sản không có, hắn đưa cô bévào rừng tràm cưỡng hiếp 10 ngày sau, Cường thấy cô gái khoảng 20 tuổi đi xemáy một mình liền chạy theo viện lý do "nhờ bê hộ đồ lên xe" để tiếp cận nạn nhân.Sau khi cô gái đồng ý, hắn dùng tuốc-nơ-vít khống chế cướp 3 chiếc điện thoại diđộng và hiếp dâm nạn nhân
Trên cơ sở thông tin thu thập được và lời khai của hung thủ, Cơ quan Cảnhsát điều tra Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố vụ ánhình sự và khởi tố bị can, vừa chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân huyện đềnghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Đỗ Văn Cường(24 tuổi) để điều tra các hành vi hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản.8
Trên cơ sở tin báo các vụ án liên tiếp xảy ra, thủ đoạn hành động của thủphạm với tính chất liều lĩnh, táo bạo, cơ quan Điều tra xác định đây là vụ án nghiêm
8 Theo http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2013/03/yeu-rau-xanh-cuop-hiep-hang-loat-nu-sinh/
Trang 27trọng Để ngăn chặn một cách kịp thời và hiệu quả, cơ quan Điều tra đã thành lậpban chuyên án và phân chia các mũi điều tra xác minh đối tượng và thu thập chứng
cứ của vụ án Trong thời gian ngắn nhất, cơ quan Điều tra đã mời đối tượng nghivấn để điều tra, xác định sự thật của vụ án, hung thủ đã khai nhận hành động củamình, phù hợp với lời khai của bị hại Vì vậy, đã có đủ cơ sở để xác định có dấuhiệu tội phạm xảy ra, cơ quan Điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi
tố bị can và bắt tạm giam để điều tra, xử lý
- Việc xác định tội phạm và khởi tố vụ án hình sự phải dựa trên những cơ sởsau:
* Tố giác của công dân (khoản 1 Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003):
Công dân có nghĩa vụ tố giác tội phạm trong những trường hợp do pháp luật quyđịnh Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định cụthể những trường hợp không tố giác tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự Tốgiác của công dân là sự tố cáo về những hành vi nào đó mà họ cho rằng là tội phạm.Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà
họ biết với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào không nhất thiết phải là cơ quan tiến hành tốtụng
Tố giác của công dân đã tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia rộng rãi vàthuận tiện vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời nâng cao tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức trong đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, bảo
vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Cơ quan, tổchức nhận được tố giác của công dân có trách nhiệm phải thông báo cho Cơ quanđiều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản để xem xét việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ
án hình sự9 Tố giác của công dân được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằngmiệng Trường hợp công dân tố giác bằng miệng, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phảilập biên bản về nội dung tố giác, có chữ ký của người đó Trước khi lập biên bản,
công dân tố giác phải được phổ biến Điều 307 Bộ luật Hình sự năm 1999 “Tội khai
báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật”: người làm chứng cung cấp những
9 Xem: Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam - Học phần 2 “ các
giai đoạn tố tụng hình sự Việt Nam”, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, 2010, tr 4
Trang 28tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cungcấp tài liệu sai sự thật
Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định năm 2003 Tố giác và tin báo vềtội phạm, tố giác và tin báo về tội phạm được pháp luật quy định là những cơ sở đểxác định có dấu hiệu tội phạm hay không Cơ quan có thẩm quyền muốn khởi tố vụ
án hình sự, phát động những quan hệ tố tụng hình sự phải bắt đầu từ những tin tức
về tội phạm được chính thức thông báo từ những nguồn nhất định mà luật thừanhận
Ví dụ : Ngày 03/4/2012 bà Nông Thị Phún, trú tại thôn Bến Vuông, xã BìnhKhê, huyện Đông Triều gửi công an xã Bình khê với nội dung là có năm thanh niêntrong đó có một thanh niên tên là Long, xông vào nhà bà Phún đánh anh Dương vàanh Phúc (con trai bà Phún) làm anh Phúc bị thương tích, phải đi cấp cứu tại bệnhviện Qua đơn tố giác tội phạm của bà Phún ngày 09/4/2012, Công an huyện ĐôngTriều tiếp nhận hồ sơ vụ việc của Công an xã Bình Khê chuyển đến, sau đó Công anhuyện Đông Triều đã tiến hành điều tra xác minh và thu thập tài liệu cho thấy có sựviệc như trên xảy ra và có dấu hiệu tội phạm trong vụ án này Công an huyện ĐôngTriều xác định do mâu thuẫn trong làm ăn của anh Phạm Tuấn Long (sinh năm1986), và anh Hà Văn Dương đã xảy ra mâu thuẩn, do Dương đào cửa lò khai thácthan cho Long và Long đã ứng tiền cho Dương 05 triệu đồng Sau đó Dương nghỉkhông đào nữa, từ đó gây tranh cãi giữa hai bên Do vậy, Long đã cùng bốn thanhniên nữa đến nhà tìm và đánh Dương Dương bỏ chạy và hô hoan, lúc đó anh HàVăn Phúc là anh trai Dương, nhà ở cạnh đó chạy sang thì bị ba thanh niên còn lạiđánh chém, anh Phúc bị thương phải nhập viện điều trị Căn cứ vào tài liệu điều tra
và kết quả giám định thương tích của anh Hà Văn Phúc là 12% (vĩnh viễn), Công anhuyện Đông Triều đã khởi tố vụ án hình sự về tội “cố ý gây thương tích” để tiếnhành điều tra làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan10
10 Theo “ Công an huyện Đông Triều đã khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra”,
hanh-dieu-tra-2178106/
Trang 29http://baoquangninh.com.vn/ban-doc/201210/Cong-an-huyen-dong-Trieu-da-khoi-to-vu-an-hinh-su-de-tien-Qua vụ án trên cho thấy, khi nhận được tin tố giác của công dân thì trongthời hạn từ hai mươi ngày đến hai tháng, Cơ quan điều tra tiến hành xác minh vụviệc, và nếu có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra
ai là người thực hiện hành vi đó, còn nếu không có dấu hiệu tội phạm thì ra quyếtđịnh không khởi tố vụ án hình sự
* Tin báo của cơ quan, tổ chức (khoản 2 Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003): Tin báo về tội phạm là thông tin, thông báo, báo cáo của các cơ quan, tổ chức(bằng văn bản) với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án về những hành vi, vụviệc đã xảy ra mà các cơ quan, tổ chức đó cho rằng là tội phạm
Ví dụ: Theo cơ quan Thanh tra huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, ông CaoViết Đức - Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Xuân Viên, huyện ủy viên huyện NghiXuân; Trần Xuân Ngân - Công chức địa chính xã; Phan Thị Ngân - nguyên kế toántrưởng xã, ba người này đã thông đồng cấp sai hơn 6.000m2 đất cho những ngườikhông thuộc đối tượng được cấp đất, thu vượt giá đất quy định của Uỷ ban Nhândân tỉnh và làm thất thoát 2,5 tỉ đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương.Xét thấy vụ án có tính chất nghiêm trọng, cơ quan Thanh tra đã hoàn tất hồ sơ vàchuyển cho Cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Xuân để điều tra, xử lý theo phápluật
Cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Xuân đã khởi tố vụ án "lợi dụngquyền hạn trong thi hành công vụ" đối với ông Cao Viết Đức, chủ tịch Uỷ ban Nhândân xã Xuân Viên, huyện ủy viên huyện Nghi Xuân; Trần Xuân Ngân, công chứcđịa chính xã; Phan Thị Ngân, nguyên kế toán trưởng xã Hiện các cơ quan chứcnăng đang điều tra, thực hiện các thủ tục tiếp theo để làm rõ vụ án11
Căn cứ vào nội dung vụ án đã thể hiện trách nhiệm của cơ quan Thanh tra Nhànước, sau khi tiến hành thanh tra hoạt động xét cấp đất, thu tiền sử dụng đất tại Ủy banNhân dân xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân để nắm tình hình và uốn nắn sai phạm Tuy
11 Xem nhung.html
Trang 30http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/546359/khoi-to-vu-an-chu-tich-ubnd-xa-tham-nhiên, khi vào cuộc thì phát hiện các cá nhân tại cơ quan này có nhiều sai phạm lớn,vượt thẩm quyền của cơ quan Thanh tra, có dấu hiệu phạm pháp hình sự, nên đã hoàntất hồ sơ và chuyển cho Cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Xuân để điều tra xử lýtheo pháp luật hình sự
* Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (khoản 3 Điều 100 Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003): Đây là nguồn thông tin rất quan trọng để cơ quan
có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền phải có bộphận nghiên cứu, xử lý những thông tin được đăng tải trên các phương tiện thôngtin truyền thông đại chúng, để có kế hoạch kiểm tra, xác minh, phục vụ cho việckhởi tố vụ án hình sự Các phương tiện thông tin đại chúng là những nguồn côngkhai, liên tục và kịp thời phản ánh những sự kiện phát sinh trong đời sống xã hội.Hoạt động thông tin của các nguồn tin này trong nhiều trường hợp có giá trị chỉ racác hành vi vi phạm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức
Ví dụ: Năm 2004, bà Quách Kim Hoa mở nhà trẻ không phép tại nhà ở khu
phố 3, phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, Đồng Nai Trong quá trình giữ trẻ, bàHoa đã có những hành vi bạo lực xử phạt các cháu ngỗ nghịch hay khóc nhè là bàHoa túm tóc giật ngược, có lúc úp cả tô cơm vào mặt Do hôm nào đi học về trẻcũng có vài vết bầm tím trên mặt, trên người, nên một số phụ huynh đã thắc mắc vìsao con mình hay bị trầy da, chảy máu, rách môi… thì bà Hoa chối và bảo là "cáccháu nghịch té" Ngày 13/11/2007, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố BiênHòa phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra nhà trẻ của bà Hoa, và yêu cầu
bà Hoa phải thực hiện đúng những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cơ sởvật chất cũng như chăm sóc, dạy bảo trẻ Hành vi sử dụng bạo lực để nuôi dạy trẻcủa bà Hoa đã bị phóng viên Đài phát thanh truyền hình tỉnh Đồng Nai ghi hình vàphát sóng, thông tin đã gây bức xúc dư luận Cùng ngày, Cơ quan điều tra thành phốBiên Hòa đã vào cuộc, tạm giữ bà Hoa để điều tra và sau đó đã khởi tố, tạm giam bàHoa về hành vi cố ý gây thương tích theo yêu cầu của cha mẹ hai cháu Huỳnh Thị MỹDuyên và Phan Thành Đạt12
12 Theo Tấn Thuấn, “ Xét xử vụ bảo mẫu bạo hành ở Đồng Nai”, mau-bao-hanh-o-dong-nai-1-21212654.htlm
Trang 31http://www.tin247.com./xet-xu-vu-bao-Qua vụ án như trên cho thấy đây là vụ án được đăng trên thông tin đại chúngchứ không phải do người dân tố giác, nội dung thông tin cho thấy rõ dấu hiệu phạmtội, nên Cơ quan điều tra tiến hành xác minh và đã ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự Khi có tin tức về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí,phát thanh, truyền hình…) thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét vàgiải quyết thông tin đó theo quy định của pháp luật
* Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm (khoản 4 Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003): Thông qua hoạt động quản lý hành chính thuộc chức năng của mình màcác cơ quan này có thể phát hiện thấy dấu hiệu của tội phạm Dấu hiệu tội phạm donhững cơ quan này phát hiện được cũng là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự Các cơquan nói trên, trong trường hợp phát hiện dấu hiệu của tội phạm có trách nhiệmkhởi tố vụ án hình sự nếu thuộc thẩm quyền của mình, hoặc chuyển cho cơ quan cóthẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự đó
Ví dụ: Theo thông tin từ Cục Phòng chống tội phạm ma túy, Phòng đăng kýXuất nhập cảnh Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn cùng tổ kiểm soát Biênphòng trong khi làm thủ tục xuất nhập cảnh cho Nguyễn Thị Ngọc Hằng (SN 1969,trú tại huyện Hớn Quang, tỉnh Bình Phước) thì thấy đối tượng có nhiều nghi vấn.Kiểm tra đối tượng, lực lượng biên phòng đã phát hiện Hằng giấu trong áo ngực vàtrong đế dép 1,2539kg heroin, tương đương 4 bánh
Qua đấu tranh khai thác, đối tượng Hằng khai nhận số ma túy trên vậnchuyển thuê từ Campuchia cho một đối tượng tên Thùy (không rõ địa chỉ) về ViệtNam qua cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang để đưa sang Trung Quốc tiêu thụ CụcPhòng chống tội phạm ma túy – Bộ Tư lệnh Biên phòng ngày 22/1 cho biết, Biênphòng Lạng Sơn vừa bắt giữ vụ vận chuyển ma túy qua cửa khẩu Quốc tế Hữunghị13
13 Xem http://vov.vn/Phap-luat/Luc-luong-bien-phong-bat-vu-van-chuyen-4-banh-heroin/245048.vov
Trang 32Nhiệm vụ của lực lượng Bộ đội Biên phòng là tuần tra kiểm soát, giữ gìn anninh trật tự khu vực cửa khẩu, biên giới Trong quá trình làm nhiệm vụ của mình,nếu phát hiện đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự thì có quyền khởi tố vụ án
và bắt giữ đối tương để điều tra xử lý
* Người phạm tội tự thú (khoản 5 Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003):
Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện đến cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khaibáo về tội phạm do mình thực hiện, mặc dù tội phạm này chưa bị cơ quan bảo vệ
pháp luật phát hiện Lời khai của người tự thú phải được kiểm tra, đánh giá đề
phòng người này cố ý đưa ra lời khai giả, ngụy tạo để che giấu tội phạm khácnghiêm trọng hơn hoặc vì mục đích khác
Ví dụ: Vào ngày 23/8/2011 tại căn nhà số 271/5, phường Long Phước, quận
9 - TPHCM xảy ra một vụ chết người, nạn nhân là bà Nguyễn Thị Thủy (47 tuổi),chết tại chỗ với nhiều vết đâm trên người Sau khi giết vợ, ông Nguyễn Hoàng Lâm(49 tuổi, ngụ phường Long Phước) nhờ xe ôm chở đến Công an phường trong tình
trạng áo quần đầy máu rồi tự thú vừa đâm chết vợ tại nhà là bà Thủy Ngay lập tức
lực lượng Công an, bảo vệ dân phố phường xuống hiện trường và phát hiện bà Thủynằm chết trong khu nhà bếp cạnh vũng máu và ngay giữa ngực con dao thái lan còncắm chặt Sau khi làm thủ tục khám nghiệm, thi thể nạn nhân được đưa khỏi hiệntrường Đồng thời hung thủ cũng được công an phường lập thủ tục bàn giao về độicảnh sát điều tra Công an quận xử lý và ra quyết định khởi tố vụ án14
Tình tiết vụ án trên cho thấy tự thú còn có ý nghĩa tích cực, làm giảm bớtnhững chi phí cần thiết cho việc điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội, rút ngắn cácthời hạn thực hiện các hành vi tố tụng Tự thú là một hành động mà Nhà nước takhuyến khích vì điều đó có lợi cho người tự thú Lời tự thú do chính bản thân ngườiphạm tội trực tiếp nói ra vì thế đó chính là nguồn thông tin xác thực và quan trọnglàm căn cứ để khởi tố vụ án hình sự
14 Xem Trung Tấn, “ Đâm vợ chết dã man rồi đi tự thú”,
http://m.xahoi.com.vn/an-ninh-hinh-su/trong-an/dam-chet-vo-da-man-roi-di-tu-thu-111176.html Truy cập [ Ngày 29 tháng 10 năm 2012].
Trang 33* Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại: là trường hợp đặc biệt
mà do tính chất của vụ án, để bảo vệ lợi ích của người bị hại, luật cho phép người bịhại được lựa chọn phương án khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự và cơ quan cóthẩm quyền căn cứ theo yêu cầu tự nguyện của người bị hại đã ra quyết định khởi tố
vụ án
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại khoản
1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 “Những vụ án về các tội phạm được
quy định tại khoản 1, các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và
171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.” Khi khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
vẫn phải tuân theo quy định tại Điều 100, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cónghĩa là phải có dấu hiệu tội phạm và có yêu cầu khởi tố về hình sự
Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra,Viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉcủa người yêu cầu Biên bản do Viện kiểm sát lập, được chuyển ngay cho Cơ quanđiều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án15
Ngoài ra, tuy người bị hại không có yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, do khônghiểu về pháp luật, do có nhược điểm về thể chất nhưng Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát, Tòa án xét thấy có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì vẫn phải được khởi tố
vụ án
Như vậy, những nguồn thông tin trên đây mới chỉ là những cơ sở ban đầu để
cơ quan có thẩm quyền xác minh, thẩm tra để từ đó xác định có hay không có căn
cứ để khởi tố vụ án Hay nói cách khác, những nguồn thông tin đó chưa phải là căn
cứ khởi tố mà chỉ là nguồn, là cơ sở hàm chứa những thông tin cho phép đi đến kếtluận có dấu hiệu tội phạm hay không để khởi tố vụ án hình sự Chỉ sau khi đã kiểmtra xác minh để đi đến kết luận rằng có dấu hiệu tội phạm trong sự việc đã xảy ra
15
Xem: Mục 7.2 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Trang 34mới được quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 100, Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2003.
2.2.1.2 Trình tự, thủ tục, thời hạn khởi tố vụ án hình sự
- Trình tự của việc khởi tố:
Trước hết là các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm;kiểm tra, xác minh, bổ sung tin báo về tội phạm; Quyết định khởi tố vụ án hình sựhoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự Điều 104 quy định những yêu cầu bắtbuộc đối với một quyết định khởi tố vụ án hình sự Quyết định khởi tố vụ án hình sựphải ghi rõ thời gian, căn cứ, điều khoản, họ, tên, chức vụ người ra quyết định
Tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định nhữngcông việc cụ thể mà các cơ quan hữu quan phải tiến hành trong thời hạn 24 giờ, kể
từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnhsát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, phải gửi quyết định khởi tố kèm theotài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự tới Viện kiểm sát để kiểm sát việckhởi tố Viện kiểm sát đã khởi tố vụ án phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra
để tiến hành điều tra
Hội đồng xét xử phải gửi quyết định khởi tố vụ án cho Viện kiểm sát để xemxét, quyết định việc điều tra hoặc gửi yêu cầu khởi tố cho Viện kiểm sát để xem xét,quyết định việc khởi tố Viện kiểm sát khi nhận được yêu cầu khởi tố của Hội đồngxét xử có trách nhiệm tiến hành kiểm tra, xác minh hoặc yêu cầu các cơ quan hữuquan kiểm tra, xác minh xem có đủ dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi tố hay không
và ra các quyết định phù hợp khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ
án hình sự
Khi không có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền raquyết định không khởi tố vụ án hình sự Quyết định không khởi tố vụ án hình sự