Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps

57 893 10
Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1: Quan điểm của người dân về tình hình và diễn biến hạn hán tại vùng nghiên cứu Bảng 2: Quan điểm của người dân về sâu bệnh, dịch hại trên cây Lúa khi xảy ra hạn hán Bảng 3: Quan điểm của người dân về sâu bệnh, dịch hại trên Khoai Lang và một số cây trồng khác khi xảy ra hạn hán Bảng 4: Một số hoạt động thích ứng của người dân với hạn trong trồng trọt tại vùng nghiên cứu Bảng 5: Một số hoạt động thích ứng của người dân với hạn trong chăn nuôi tại vùng nghiên cứu Bảng 6: Mối tương quan giữa đặc điểm hộ và kinh nghiệm thích ứng với hạn được hộ vận dụng vào trong sản xuất năm 2009-2010 ở 2 xã nghiên cứu Bảng 7: Số lượng hoạt động thích ứng với hạn áp dụng ở các nhóm hộ khác nhau trong sản xuất năm 2009 - 2010 tại vùng nghiên cứu DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 1: Quan điểm của người dân về tác động của hạn hán đến năng suất cây trồng Biểu đồ 2: Quan điểm của người dân về tác động của hạn hán đến nguồn thức ăn chăn nuôi Biểu đồ 3:Ảnh hưởng của hạn hán đến quy mô đàn vật nuôi DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1: Bản đồ các xã nghiên cứu NHŨNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Chú thích NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn FAO Tổ chức nông lương thế giới WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới UBND Ủy ban nhân dân CHND Cộng hòa nhân dân Vietnam IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Việt Nam BĐKH Biến đổi khí hậu IPCC Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu Ghi chú: Tên giống, ký hiệu tên đường không coi là chữ viết tắt TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ tài nguyên và môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho việt nam. [2] Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa 2006-2010 và định hướng tới 2020. Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 2/9/2006 của Thủ tướng chính phủ. [3] Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ) [4] Dự án điều tra, đánh giá thoái hoá đất ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á. Trung tâm Đông Tây và khối các trường Đại học Đông Nam châu Á [5] Nguyễn Tuấn Nghĩa. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Đánh giá tình trạng hạn khí hậu và cơ cấu cây trồng tại huyện Thạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh. [6] Hà Ngọc Ngô. Nhà xuẩt bản Nông Nghiệp. Chế độ tưới nước cho cây trồng. [7] Nguyễn Hồng Trường. Trung tâm dự báo KTTV Ninh Thuận. Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động. [8] Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Phân loại hạn hán. [9] Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương. Một số kiến thức về hạn hán. [10] Uỷ ban nhân dân huyện Bố Trạch. Báo cáo về tình hình hạn hán trên địa bàn huyện Bố Trạch năm 2005. [11] Viện tài nguyên thế giới. Báo cáo hiện trạng tài nguyên đất trên thế giới. MỤC LỤC PHẦN 1 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 PHẦN 2 4 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1 Một số khái niệm liên quan 4 2.1.1 Khái niệm thích ứng 4 2.1.2 Khái niệm hạn hán 4 2.2 Các loại hình hạn hán 5 2.3 Nguyên nhân gây ra hạn hán 6 2.4 Tình hình hạn hán trên thế giới và ở Việt Nam 6 2.4.1 Tình hình hạn hán trên thế giới 6 2.4.2 Tình hình hạn hán ở Việt Nam 9 2.5 Tác động của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp 11 2.5.1 Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp 11 2.5.2. Ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp 12 PHẦN 3 16 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Địa bàn nghiên cứu 16 3.2. Nội dung nghiên cứu 16 3.3. Phương pháp thu thập số liệu 16 3.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp 16 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 16 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 17 PHẦN 4 18 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1 Một số đặc điểm chính về tình hình kinh tế, xã hội và sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu 18 4.1.1 Đặc điểm chung của huyện Bố Trạch 18 4.1.2 Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu 19 4.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu 20 4.2 Tình hình hạn hán tại địa bàn nghiên cứu 22 4.3 Tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp 24 4.3.1 Tác động của hạn hán đến trồng trọt tại địa bàn nghiên cứu 25 4.3.1.1 Năng suất cây trồng 25 4.3.1.2 Dịch bệnh và sâu hại cây trồng 27 4.3.2 Tác động của hạn hán đến chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu 32 4.3.2.1 Tác động của hạn hán đến nguồn thức ăn 32 4.3.2.2 Tác động của hạn hán đến quy mô đàn vật nuôi 34 4.3.2.3 Tác động của hạn hán đến dịch hại, bệnh hại trên đàn vật nuôi 35 4.4 Các hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nông nghiệp 37 4.4.1 Sử dụng giống chống chịu hạn 41 4.3.2 Áp dụng mô hình VAC 42 4.3.3 Thay đổi lịch gieo trồng và thu hoạch của cây trồng 42 4.3.4 Áp dụng một số kỹ thuật khác trong trong chăn nuôi và trồng trọt 43 4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hoạt động thích ứng hạn 44 4.6. Các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hạn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 47 PHẦN 5 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 51 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Khí hậu toàn cầu đã và đang thay đổi. Trong những thập niên trở lại đây, các hiện tượng thời tiết như lũ lụt, bão, hạn hán, lốc xoáy…vv diễn biến ngày một bất thường về tần suất và cường độ. Nhiều nơi trên thế giới đã phải hứng chịu những trận bão lớn, những đợt hán hán nặng nề trên diện rộng. Điều này đã tác động rất lớn đến đời sống con người và phát triển của nền kinh tế đất nước. Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa,Việt Nam được ước tính là một trong năm quốc gia đang phát triển bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu. Theo nhận định của viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Việt Nam là một trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng cao. Tình hình thiên tai ở Việt Nam có chiều hướng tăng tần suất và cường độ các hiện tượng như bão, lụt, trượt lở đất, hạn hán, gió khô nóng Đặc biệt hầu như năm nào cũng có hạn hán gay gắt hơn so với các thập kỷ trước đây [1]. Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 o C trong thời kỳ 1906 - 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,7 o C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt [2]. Khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp hơn, mùa động đang ngày càng lạnh hơn, mùa hè ngày càng nóng hơn, các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, lũ lụt ngày càng biến đổi thất thường hơn, thường đến sớm hơn , kết thúc muộn hơn, cường độ ngày càng mạnh hơn, tần suất nhiều hơn và diễn biến phức tạp hơn. Chúng ta đang sống chung với biến đổi khí hậu. Làm thế nào để thích ứng với nó là một vấn đề đang được quan tâm. Trong 10 năm trở lại đây, hạn hán đã hoành hành ở nhiều nơi, nhất là ở miền Trung, Tây Bắc và Tây Nguyên gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng đối 1 với sản xuất nông nghiệp. Gần đây, các đợt hạn hán kéo dài nhiều tháng liền trong năm 2005 trên diện rộng đã gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Bố Trạch [10]. Với địa hình phức tạp, chiều ngang hẹp chạy dọc Quốc lộ 1A giữa dãy Trường Sơn và biển Đông, độ dốc từ Tây sang Đông, địa bàn huyện Bố Trạch được phân thành 3 vùng rõ rệt (vùng núi, trung du và đồng bằng), giữa các vùng lại bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi ngắn, cạn và độ dốc lớn. Vùng trung du bị chia cắt thành nhiều vùng nhỏ không liên tục. Vì vậy, hàng năm thường gặp hạn hán gay gắt trên diện rộng. Huyện Bố Trạch là một vùng thường xuyên đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết,với hạn hạn. Song người dân ở đây đã có nhiều hoạt động để thích ứng với sự khắc nghiệt đó của thời tiết, như trong sản xuất người dân đã biết lên luống to thấp, lên luống phủ bạt, làm giàn che, đào giếng lấy nước tưới…vv nhằm hán giảm nhẹ những tác hại do hạn hán gây ra, duy trì và phát triển nền sản xuất. Chúng tôi thấy rằng, đó là những kinh nghiệm quý cần được tìm hiểu, nghiên cứu. Việc điều tra, tìm hiểu kinh nghiệm ứng phó với hạn hán của người dân và tìm hiểu tình trạng hạn hán để từ đó tìm kiếm những giải pháp để hạn chế, giảm nhẹ những tác hại do hạn hán gây ra, nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế các vùng đất bị hạn của huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu + Tìm hiểu và đánh giá tình trạng hạn hán trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, tập trung ở các xã Trung Trạch và xã Đạị Trạch + Tìm hiểu ảnh hưởng của hạn hạn và các hoạt động thích ứng với hạn hán của người nông dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Trung Trạch và xã Đại Trạch 2 + Đề xuất những biện pháp hạn chế tác hại do hạn hán gây ra, nâng cao khả năng thích ứng hạn cho người dân trong sản xuất nông nghiệp 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm liên quan 2.1.1 Khái niệm thích ứng Thích ứng là một khái niệm rất rộng, có nhiều khái niệm được nhiều tác giả đưa ra khi áp dụng vào lĩnh vực biến đổi khí hậu, nó được dùng trong rất nhiều trường hợp: Sự thích nghi với khí hậu là một quá trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu về sức khoẻ và đời sống, và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. Thuật ngữ thích nghi có nghĩa là điều chỉnh, một cách chủ động, tác động trở lại hoặc dự tính trước, nhằm làm giảm thiểu những hậu quả có hại của biến đổi khí hậu [7]. Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thật sự sẽ xảy ra của khí hậu. Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kế hoạch, và có thể được thực hiện thích ứng với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau [7]. Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [3]. 2.1.2 Khái niệm hạn hán Khái niệm hạn hán được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt giữa các vùng về nhu cầu và triển vọng chính. Ở một số vùng, hạn hán là một đặc tính bình thường và mang tính chu kỳ của khí hậu. Còn với một số vùng khác, hạn hán lại được xem là một thời kỳ khô hạn bất thường kéo dài. Chẳng hạn, hạn hán ở vùng Libya xuất hiện khi lượng mưa trung bình hàng năm thấp hơn 180mm, nhưng đối với vùng Bali sau 6 ngày mà không có hạt mưa nào thì người ta xem như hạn hán xảy ra. Nói tóm lại, Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong 4 đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh [9]. 2.2 Các loại hình hạn hán Theo WMO, hạn hán được phân thành: hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp. 2.2.1 Hạn hán khí tượng Thường gắn liền với hiện tượng lượng mưa thông thường trong khu vực giảm đáng kể, được thể hiện qua nhiệt độ (thường so sánh với nhiệt độ trung bình hoặc nhiệt độ bình thường) và thời gian khô hạn. Các khái niệm về hạn hán khí tượng được đưa ra ở mỗi vùng cụ thể hoàn toàn khác nhau. Ở Ấn độ, người ta xem hạn hán khí tượng xuất hiện khi lượng mưa theo mùa ở một vùng nào đó thấp hơn 75% so với lượng mưa trung bình ở vùng đó trong một thời gian dài. Ở Philipin, một địa phương được coi là sẽ có hạn hán khí tượng khi lượng mưa thấp hơn 40% so với mức trung bình của ba tháng liên tục và được so sánh với con số thống kê về lượng mưa hàng tháng trước đây của địa phương đó [8]. 2.2.2 Hạn hán thuỷ văn Đánh dấu sự rút hết của lớp nước trên mặt đất (sông, hồ, suối và các hồ chứa) và rơi vào mực nước ngầm. Tần suất và mức độ của hạn hán thuỷ văn thường được xác định dựa vào đường mực nước hoặc phạm vi lưu vực sông. Nếu dòng chảy thực tế trong một khoảng thời gian nhất định nào đó thấp hơn ngưỡng của đường mực nước thì lúc đó hạn hán thuỷ văn xem như bắt đầu [8]. 2.2.3 Hạn hán nông nghiệp Xuất hiện khi không có đủ độ ẩm cho đất và lượng mưa không đủ cung cấp cho mùa màng. Loại hạn hán này chính là tác động tổng hợp của hạn hán khí tượng và hạn hán thuỷ văn đối với mùa màng, làm cho cây trồng không đủ độ ẩm để duy trì sự tăng trưởng và sản lượng trung bình. Ảnh hưởng của hạn hán nông nghiệp rất khó để ước lượng vì tính phức tạp trong sự tăng trưởng cây trồng và khả năng xuất hiện của các nhân tố khác như sâu bọ, cỏ dại, đất kém màu mỡ và giá cả thấp cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và năng suất cây trồng [8]. 5 [...]... tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình hạn hán ở địa bàn nghiên cứu - Tìm hiểu ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu - Tìm hiểu các hoạt động thích ứng với hạn trong sản xuất nông nghiệp của người dân tại vùng nghiên cứu - Xác định những biện pháp hạn chế tác hại do hạn hán gây ra, nâng cao năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế và canh tác... xã Trung Trạch và xã Đại Trạch của huyện Bố Trạch Đây là hai xã có các đặc điểm tự nhiên mang tính đại diện cho huyện, là hai xã đồng bằng ven biển, địa hình trải rộng, sông ngòi ít, sông thường ngắn nhỏ, lượng nước ít, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Lào và thường xảy ra hạn hán vào mùa khô 3.2 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm chung của huyện Bố Trạch và địa bàn nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sản. .. gia đình, và khảo sát thực địa 16 - Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn phó chủ tịch xã, cán bộ địa phương phụ trách nông nghiệp và nông dân am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu Nội dung của phỏng vấn sâu nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp, tình hình và diễn biến của hạn hán tại vùng nghiên cứu, các hoạt động thích ứng với hạn đã được... có sự khác biệt rỏ rệt với vụ hè thu Hạn hán ảnh hưởng tới nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt của người dân Hạn hán xảy ra làm khô cạn nước ở ao hồ, lượng mưa suy giảm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Các nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghệp ở đây là: nước mưa, nguồn nước ngầm và thủy lợi Nguồn nước ngầm chảy ra từ chân của cồn cát và chảy quanh năm nhưng... giáp xã Đại Trạch, + Phía Bắc giáp xã Đồng Trạch, xã Đức Trạch 19 Tính đến năm 2010, toàn xã có 1257 hộ với 5266 nhân khẩu, mật độ dân số là 496 người/ Km2 Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 10,59 km2, tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 260 ha, rừng trồng là 132 ha, rừng phi lao ven biển là 150 ha, rừng cây phân tán là 10.000 cây 4.1.2.2 Xã Đại Trạch Xã Đại Trạch thuộc huyện Bố Trạch, toàn xã có... điều kiện hạn hán và tác động của nó đối với sản xuất nông nghiệp đã được nhiều tác giả quan tâm ngay từ rất sớm Theo nhiều tác giả, hạn hán được coi là một thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp bởi nó gây ra sự thoát hơi nước mặt lá và bốc hơi mặt đất rất mạnh, làm phá vỡ cân bằng nước trong cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn hán, các... chính về tình hình kinh tế, xã hội và sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm chung của huyện Bố Trạch 4.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Bố Trạch có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn; trong đó có 8 xã và 1 thị trấn miền núi, 2 xã miền núi rẻo cao dân tộc thiểu số Vị trí địa lý nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới và là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông... cây Lúa bị bệnh này ở 2 xã với tỷ lệ khá cao 53.3% ở xã Trung Trạch và 66.7% ở xã Đại Trạch Đây là bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất Đạo ôn, khô vằn là 2 bệnh gia tăng vào vụ hè thu, vào những năm hạn hán, thời tiết bất thường Hạn hán kéo dài, mưa đột ngột sẽ làm xuất hiện và gia tăng bệnh Sâu cuốn lá cũng là một bệnh thường gặp vào vụ hè thu Theo người dân, vào những năm hạn hán xảy ra thì sâu... chí phi sản xuất của người nông dân Đặc biệt, những năm hạn hán xảy ra thì chi phí này bỏ ra là rất lớn Từ những kết quả phân tích trên ta có thể thấy rằng hạn tác động đến sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại cây trồng của 2 xã nghiên cứu Đối với cây trồng khoai lang là một trong những cây trồng chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán Lúa cũng là cây được người dân 2 xã cho rằng bị hạn tác động nhiều... tăm( cây Ném) trong vườn Ném được trồng với diện tích nhỏ và chủ yếu làm gia vị dùng trong gia đình Cơ cấu vật nuôi ở 2 xã có sự khác biệt Ở xã Trung Trạch Bò là gia súc chủ yếu còn ở xã Đại Trạch thì Trâu là gia súc được nuôi nhiều hơn Có sự khác biệt này ở 2 xã là do sự khác nhau về điều kiện ở 2 xã Xã Trung Trạch có diện tích nhỏ, diện tích chăn thả ít nên bò được nuôi chủ yếu vì phù hợp với điều kiện . Trạch và xã Đạị Trạch + Tìm hiểu ảnh hưởng của hạn hạn và các hoạt động thích ứng với hạn hán của người nông dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Trung Trạch và xã Đại Trạch 2 + Đề xuất. và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 1.2. Mục tiêu nghiên cứu + Tìm hiểu và đánh giá tình trạng hạn hán trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, tập trung ở các xã Trung Trạch. Quảng Bình là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch

Ngày đăng: 10/08/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1. Đặt vấn đề

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • PHẦN 2

    • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 2.1 Một số khái niệm liên quan

      • 2.1.1 Khái niệm thích ứng

        • 2.1.2 Khái niệm hạn hán

        • 2.2 Các loại hình hạn hán

        • 2.3 Nguyên nhân gây ra hạn hán

        • 2.4 Tình hình hạn hán trên thế giới và ở Việt Nam

          • 2.4.1 Tình hình hạn hán trên thế giới

          • 2.4.2 Tình hình hạn hán ở Việt Nam

          • 2.5 Tác động của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp

          • 2.5.1 Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp

            • 2.5.2. Ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp

            • PHẦN 3

            • ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 3.1. Địa bàn nghiên cứu

              • 3.2. Nội dung nghiên cứu

              • 3.3. Phương pháp thu thập số liệu

                • 3.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp

                • 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

                • 3.4. Phương pháp xử lý số liệu

                • PHẦN 4

                • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                  • 4.1 Một số đặc điểm chính về tình hình kinh tế, xã hội và sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu

                    • 4.1.1 Đặc điểm chung của huyện Bố Trạch

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan