Cây trồng là đối tượng phá hoại của nhiều loại sâu hại, dịch bệnh khác nhau. Tùy vào từng loại cây trồng mà mức độ phá hoại của sâu bệnh, dịch hại cũng khác nhau.
Đối với cây Lúa, đây là loại cây trồng chính ở vùng nghiên cứu và cũng là một trong những đối tượng chính bị sâu bệnh, dịch hại phá hại nhiều. Bảng dưới đây thể hiện quan điểm cảu người dân về sâu bệnh, dịch bệnh trên cây Lúa.
Bảng 2: Quan điểm của người dân về sâu bệnh, dịch hại trên cây Lúa khi xảy ra hạn hán. ( Tỷ lệ hộ trả lời gia tăng sâu bệnh)
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Nghẹn cổ đòng là bệnh thường xảy ra vào vụ hè thu, khi thời tiết nắng nóng kéo dài, cây trồng thiếu nước tưới được biệt là vào thời kỳ trổ hoa, đón đòng. Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy cây Lúa bị bệnh này ở 2 xã với tỷ lệ khá cao 53.3% ở xã Trung Trạch và 66.7% ở xã Đại Trạch. Đây là bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.
Đạo ôn, khô vằn là 2 bệnh gia tăng vào vụ hè thu, vào những năm hạn hán, thời tiết bất thường. Hạn hán kéo dài, mưa đột ngột sẽ làm xuất hiện và gia tăng bệnh.
Sâu cuốn lá cũng là một bệnh thường gặp vào vụ hè thu. Theo người dân, vào những năm hạn hán xảy ra thì sâu cuốn lá phát triển mạnh. Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy tỷ lệ sâu cuốn lá gia tăng ở 2 xã là tương đối cao. Ở xã Trung Trạch là 53.3% và xã Đại Trạch là 60%.
Trong những năm trở lại đây, bệnh lùn sọc đen bùng phát và gây hại mạnh trên cây lúa. Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng, làm cho cây bị lùn, xoắn lá, không trổ được. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì bệnh có thể bùng phát thành dịch, gây hại trên diện rộng. Theo người dân thì đây là một bệnh mới xuất hiện tuy nhiên gây hại trên cây lúa rất nặng nề do khả năng lây lan và tác hại nghiêm trọng của nó có thể dẫn đến việc mất trắng mùa màng.
Chuột cũng là một đối tượng phát triển mạnh vào vụ hè thu. Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy, vào những năm hạn hán xảy ra thì chuột phát triển
Xã Xã Trung Trạch (%) Xã Đại Trạch (%) Khô vằn 60.0 46.7 Vàng lá 33.3 46.7 Đạo ôn 40.0 53.3 Nghẹn cổ đòng 53.5 66.7 Lùn sọc đen 66.7 73.3 Vàng lùn, xoắn lá 20.0 26.7 Sâu cuốn lá 53.3 60.0 Chuột 80.0 86.7 Dịch bệnh
nhiều và mức độ cắn phá lớn. Tỷ lệ này ở 2 xã là rất cao cụ thể lần lượt là 80% và 86.7% lần lượt ở 2 xã Trung Trạch, Đại Trạch. Chuột là đối tượng phá hoại trên cây lúa rất lớn do khả năng cắn phá, phá hoại của chuột lớn
Như vậy, Lúa là một cây trồng chịu ảnh hưởng của nhiều loại sâu hại, dịch bệnh. Các bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá, lùn sọc đen và chuột có nguy cơ gia tăng và phát triển khi hạn hán xảy ra.
Đối với cây Khoai Lang, đây là loại cây trồng chỉ trồng để lấy rau. Tuy nhiên, vào vụ hè thu thì cũng bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại. Kết quả phỏng vấn hộ và phỏng vấn người am hiểu tại địa phương cho thấy, khi hạn xảy ra nhện đỏ và sâu ăn lá phát triển càng mạnh. Đây là những loại sâu gây hại rất lớn đến năng suất của cây khoai lang. Theo kết quả phỏng vấn hộ 86.7% hộ ở xã Trung Trạch và 73.3% ở xã Đại Trạch cho rằng bị sâu ăn lá phá hoại khoai, làm giảm năng suất.
Héo rũ là một bệnh hay gặp trên cây Khoai lang vào vụ hè thu. Bệnh gia tăng khi diễn biến thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài, sương buổi sáng sớm phát triển mạnh. Bệnh làm cho cây héo chết, phải nhổ bỏ vì vậy ảnh hưởng lớn đến năng suất của khoai lang vụ hè thu.
Ngoài ra, hà đục củ cũng là tăng vào mùa hạn. Tỷ lệ hộ cho rằng bọ hà hại cây khoai lang là tương đối cao 73.3% và 66.7% lần lượt ở xã Trung Trạch, Đại Trạch. Theo như người dân, khoai lang vụ hè thu chủ yếu dùng để lấy lá làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, do tác động của hạn sâu cuốn lá, hà đục củ phát triển mạnh làm cây còi cọc, sinh trưởng kém. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguồn thức ăn cho gia súc ở địa bàn nghiên cứu.
Bảng 3: Quan điểm của người dân về sâu bệnh, dịch hại trên Khoai Lang và một số cây trồng khác khi xảy ra hạn hán. ( Tỷ lệ hộ trả lời gia tăng sâu bệnh) Xã Trung Trạch (%) Đại Trạch (%) Khoai lang Dịch bệnh
Sâu ăn lá 86.7 73.3 Héo rũ 60.0 46.7 Xoắn ngọn 46.7 40.0 Hà đục củ 73.3 66.7 Nhện đỏ 53.3 40.0 Đậu đỗ Héo rũ 53.3 46.7 Rầy 33.3 46.7 Dưa quả Xoăn ngọn 66.7 53.3 Ong chích quả 86.7 93.3 Héo cây 73.3 66.7 Rụng nụ 40.0 46.7 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Đối với Dưa quả, đây là loại cây trồng chịu tác động của nhiều loại sâu bệnh hại. Những bệnh thường gặp trên cây dưa là: xoăn ngọn, ong chích quả, héo cây và rụng nụ. Ong chích quả là bệnh thường gặp nhất, không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất của quả. Bệnh xuất hiện trên quả làm cho quả bị trân cứng, thối quả, quả không phát triển được. Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy, có đến 86.7% hộ trồng dưa ở xã Trung Trạch và 93.3% hộ ở xã Đại Trạch bị ong chích quả phá hoại. Đây là một tỷ lệ rất cao.
Héo cây cũng là một bệnh thường gặp trên cây dưa trồng vào vụ hè thu. Bệnh phát sinh khi nhiệt độ tăng cao và cây trồng thiếu nước tưới. bệnh lây lan từ cây bị bệnh sang cây khỏe làm cho cây dưa chết hàng loạt. Đây là bệnh chưa có thuốc điều trị, chủ yếu phòng bệnh bằng cách là nhổ bỏ những cây bị héo chết.
Đối với Đậu đỗ, Héo rũ là bệnh hay gặp trên đậu đỗ. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nắng nóng kéo dài và sương buổi sáng sớm phát triển mạnh. Bệnh nhẹ thì làm cho cây phát triển chậm, nếu nặng thì làm cho cây bị chết.
Tỷ lệ bị bệnh héo rũ trên đạu đỗ là khá cao, 53,3% ở xã Trung Trạch , 46,7% ở xã Đại Trạch.
Rầy là một đối tượng gây hại trên đậu đỗ ở cả nhiều giai đoạn. rầy gây hại đậu đỗ ở giai đoạn cây non, chích hút nhựa làm cây còi cọc, sinh trưởng kém, rầy gây hại khi đậu trổ hoa kết quả, rầy chích hút làm rụng hoa, tỷ lệ hoa ít, rầy chích hút trên quả làm quả cong queo, quả nhỏ, làm giảm năng suất.
Đối với cây trồng khác, Sắn là cây trồng ít gặp sâu bệnh nhất, hầu như không có sâu bệnh gì. Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy, đây là cây trồng ít tốn chi phí nhất do không phải tốn tiền mua thuốc trừ sâu như các loại cây trồng khác. Theo người dân thì chưa bao giờ họ phun thuốc cho cây sắn. Ném cũng là cây trồng ít bị sâu bệnh. Theo người dân thì từ khi trồng đến lúc thu hoạch không thấy cây ném bị sâu bệnh gì, đây là cây trồng rất phù hợp và hiệu quả với những vùng khô hạn.
Như vậy, cây trồng là đối tượng phá hoại của rất nhiều loài sâu bệnh, dịch hại. tình hình sâu bệnh, dịch hại có phần gia tăng khi tình trạng hạn hán gia tăng. Sâu bệnh gia tăng không những làm tăng công lao động, công chăm sóc mà còn tốn thêm chi phí mua thuốc làm gia tăng chí phi sản xuất của người nông dân. Đặc biệt, những năm hạn hán xảy ra thì chi phí này bỏ ra là rất lớn.
Từ những kết quả phân tích trên ta có thể thấy rằng hạn tác động đến sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại cây trồng của 2 xã nghiên cứu. Đối với cây trồng khoai lang là một trong những cây trồng chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán. Lúa cũng là cây được người dân 2 xã cho rằng bị hạn tác động nhiều nhất.
Sự gia tăng về mức độ hạn và tác động của nó làm cho các loại sâu bệnh hại trên lúa ngày càng gia tăng và phát triển theo khuynh hướng khác thường. Sâu cuốn lá phát triển nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Đạo ôn và bệnh khô vằn xảy ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Lùn sọc đen xuất hiện và gây hại mạnh trên cây lúa.
Ngoài ra, hạn hán cũng làm cho tình trạng chuột phá trên ruộng lúa ngày càng trầm trọng. Đây là một trong những mối lo ngại mà hầu hết người dân rất quan tâm.