Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps (Trang 25 - 27)

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại hai xã nghiên cứu không có sự khác nhau đáng kể. Các loại cây trồng chính bao gồm: Lúa, Khoa lang, Sắn, Đậu đỗ, Kê, và các loại cây Rau khác. Ở xã Trung Trạch cây trồng chủ lực là Lúa và Khoai Lang, sau đó đến cây Sắn. Còn ở xã Đại Trạch cây trồng chủ lực là Lúa và Sắn rồi đến Kê, Khoai Lang. Một năm sản xuất chủ yếu 2 vụ: Đông Xuân và Hè Thu, trong đó vụ Đông Xuân là vụ chính.

Ở xã Trung Trạch 100% số hộ được phỏng vấn là trồng Lúa, trên 95% số hộ được hỏi là có trồng Khoai Lang. Đây là 2 loại cây trồng chính. Sản phẩm tạo ra chủ yếu tiêu dùng cho gia đình, bán ra thị trường không đáng kể.

Ở xã Đại Trạch 100% số hộ được phỏng vấn là trồng cả Lúa và Sắn. Giống Sắn được trồng chủ yếu là giống Sắn cao sản, chỉ dùng cho chăn nuôi. Cây Sắn ngoài vai trò là nguồn thức ăn cho chăn nuôi, còn đóng vai trò là nguồn thu nhập quan trọng của nông hộ. Sắn khi thu hoạch được bán ở 2

dạng: sắn củ tươi bán cho nhà máy chế biến tinh bột sắn và sắn thái lát khô bán cho các tư thương.

Rau xanh được trồng trong vườn nhà với diện tích nhỏ, chủ yếu để ăn trong gia đình, các loại rau thường trồng ở đây chủ yếu là: rau cải, tần ô, ngò, rau cần.

Ngoài những cây trồng chính được nêu trên, đa số các hộ được phỏng vấn đều có trồng Hành tăm( cây Ném) trong vườn. Ném được trồng với diện tích nhỏ và chủ yếu làm gia vị dùng trong gia đình.

Cơ cấu vật nuôi ở 2 xã có sự khác biệt. Ở xã Trung Trạch Bò là gia súc chủ yếu còn ở xã Đại Trạch thì Trâu là gia súc được nuôi nhiều hơn. Có sự khác biệt này ở 2 xã là do sự khác nhau về điều kiện ở 2 xã. Xã Trung Trạch có diện tích nhỏ, diện tích chăn thả ít nên bò được nuôi chủ yếu vì phù hợp với điều kiện nuôi nhốt. Còn ở xã Đại Trạch thì có diện tích lớn, diện tích bãi chăn thả và bãi lầy nhiều phù hợp với điều kiện của Trâu nên Trâu được nuôi nhiều ở đây. Đa số các hộ được hỏi chỉ nuôi từ 1 – 2 con. Phương thức nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên.

Trâu, Bò được nuôi chủ yếu để cày kéo, lấy phân và bán thịt. Giống Trâu được nuôi là giống Trâu Mura. Giống Bò được nuôi chủ yếu ở đây là Bò vàng địa phương.

Trong năm 2010, 100% số hộ được phỏng vấn ở cả 2 xã đều nuôi Lợn. Chủ yếu chăn nuôi nhỏ, từ 1 – 3 con. Giống Lợn được nuôi chủ yếu là giống Lợn Móng Cái, Lợn lai F1 giữa Lợn Móng Cái với Lợn Đại Bạch và Lợn Landrat.

Đối với gia cầm, chủ yếu bao gồm gà, vịt. Thường thả rong trong vườn, nuôi chủ yếu phục vụ tiêu dùng cho gia đình, số lượng bán không đáng kể. Hầu như các hộ được phỏng vấn là có nuôi gà với số lượng ít, từ 3 – 5 con. Riêng đối với Vịt, chỉ những hộ có áp dụng mô hình trang trại, VAC hoặc gần nguồn nước thì mới nuôi. Tuy nhiên, số lượng nuôi cũng rất ít thường chỉ từ 5 – 10 con. Hộ nuôi nhiều nhất được phỏng vân cũng chỉ nuôi 20 con.

Cá cũng là nguồn đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của nông hộ. Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy, những hộ có nuôi cá là những hộ khá, có vốn đầu tư để đào ao, cải tạo ao và mua giống. Giống cá được nuôi chủ yếu là cá

Rô phi, cá Trôi, cá Trắm. Nuôi cá không chỉ mang lại nguồn thu cho nông hộ mà còn là nguồn thực phẩm quan trọng cho gia đình và là nguồn cung cấp nước tưới rất quan trọng cho cây trồng và vật nuôi vào mùa khô.

Một phần của tài liệu Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps (Trang 25 - 27)