Tác động của hạn hán đến dịch hại, bệnh hại trên đàn vật nuôi

Một phần của tài liệu Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps (Trang 40 - 42)

Kết quả phỏng vấn hộ chỉ ra rằng nhiệt độ cao, nắng nóng trong thời gian dài, sau đó xuất hiện mưa giông, mưa rào đột ngột sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh của vật nuôi. Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng bệnh lở mồm

long móng ở trâu, bò. Đồng thời, sự thay đổi ngột này còn làm gia tăng tụ huyết trùng trên lợn và bệnh phó thương hàn đối với những gia súc nhỏ.

Khan hiếm nguồn nước vào mùa hè cũng khiến cho ghẻ, lở xuất hiện và phát triển mạnh trên đàn trâu, bò.

Đối với gà, dịch cúm gia cầm xuất hiện và bùng nổ trên cả nước trong những năm gần đây làm cho chăn nuôi gia cầm điêu đứng, đối mặt với hàng loạt khó khăn. Cúm gia cầm H1N1 đã làm cho gia cầm chết hàng loạt, gây hâu quả nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi làm cho nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lao đao. Hạn hán xuất hiện cũng làm cho chăn nuôi khó khăn do phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh. 100% hộ được phỏng vấn cho rằng chính sự thay đổi nhiệt độ, mưa thất thường làm gia tăng bệnh toi gà (thường gọi là bệnh “gà rù”) làm cho gà bị chết hàng loạt. Đây cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh đậu mùa và phân trắng gà con, là những bệnh nguy hiểm ở gà và hiện chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là phòng bệnh.

Ngoài ra, người dân ở 2 xã nghiên cứu còn cho rằng hạn hán thường làm cho tỷ lệ ấp nở của gà giảm xuống rất nhiều, nhiều trứng không nở, gà mẹ không muốn ấp do mát phát triển mạnh.

Đối với vịt hạn hán xảy ra, nguồn nước bị thu hẹp là điều kiện để phát sinh và phát triển của bệnh bướu cổ vịt. Tuy không gây chết nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, làm giảm năng suất.

Hạn hán cũng làm cho vịt bị bệnh còi khiến cho vịt chậm lớn. Kết quả phỏng vấn sâu những hộ có nuôi vịt cho thấy, tỷ lệ vịt mắc bệnh còi khi hạn hán xảy ra là khá cao. Bệnh này rất ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của đàn vịt do vịt còi cọc, chậm lớn. Một bệnh thường hay gặp ở vịt khi thời tiết thay đổi thất thường hạn hán kéo dài, trời mưa đột ngột đó là bệnh bại chân ở vịt. Đây là một bệnh nguy hiểm ở vịt và làm cho tỷ lệ vịt bị chết rất cao.

Từ những kết quả phân tích trên, ta có thể thấy rằng hạn tác động đến sinh trưởng phát triển và dich bệnh của hầu hết các loại cây trồng và vật nuôi ở vùng nghiên cứu. Đối với cây trồng khoai lang là một trong những cây trồng chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán bởi nó là cây cần độ ẩm và thời gian phát triển chủ yếu về mùa khô.

Lúa cũng là cây được người dân cho rằng bị hạn tác động nhiều nhất. Tuy mức độ tác động của hạn đến sinh trưởng phát triển không lớn như khoai lang nhưng do diện tích lúa lớn và là cây chủ lực của các xã nên được xem là cây bị ảnh hưởng lớn.

Dưa cũng là cây trồng bị ảnh hưởng nhiều do hạn hán. Sự gia tăng về mức độ hạn và tác động của nó làm cho các loại sâu bệnh hại trên lúa ngày càng gia tăng và phát triển theo khuynh hướng khác thường. Sâu cuốn lá phát triển nhanh, dễ bùng phát thành dịch và không theo một độ tuổi nhất định. Rầy nâu và bệnh khô vằn xảy ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Bệnh lùn sọc đen xuất hiện và gây hại nghiêm trọng trên cây lúa, đây là mối lo ngại lớn của người nông dân.

Ngoài ra, hạn gia tăng đồng nghĩa với mật độ chuột phá trên ruộng lúa ngày càng lớn. Hạn hán gia tăng cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí sản xuất và ô nhiểm môi trường do lượng thuốc trừ sâu bệnh được sử dụng ngày một gia tăng.

Đối với vật nuôi, vịt, gà là đối tượng bị tác động lớn nhất bởi hạn. Ngoài các loại dịch bệnh bùng phát khắp cả nước như H5N1 thì chăn nuôi gia cầm ở đây ngày càng gặp nhiều khó khăn do hạn. Ở vịt, bệnh bại liệt càng dễ dàng xảy ra trong mùa hạn. Đây là loại bệnh dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Hạn hán nắng nóng kéo dài làm cho vịt bị còi và chậm lớn. Các loại dịch bệnh cũng gia tăng rất nhiều ở gà, lợn và trâu bò do hạn. Bệnh gà rù, bệnh đậu mùa và phân trắng là những bệnh rất nguy hiểm ở gà. Hạn là điều kiện tốt cho bệnh lở mồm long móng ở lợn và trâu bò phát triển mạnh, ghẻ lỡ xuất hiện và phát rất nhiều về mùa hạn. Ngoài ra, hạn kéo dài thường làm giảm nguồn thức ăn cho vật nuôi, đặc biệt là nguồn cỏ tươi cho trâu, bò.

Như vậy, hạn hán cũng gây ảnh hưởng lớn đến hầu hết các loại vật nuôi ở trên tất cả các phương diện. Vì vậy, làm thế nào để các vật nuôi của mình thích ứng với hạn hán là vấn đề mà tất cả người dân đều rất quan tâm.

Một phần của tài liệu Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps (Trang 40 - 42)