Các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hạn trong hoạt động sản xuất nông

Một phần của tài liệu Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps (Trang 52 - 57)

nhóm không có nghề phụ.

Như vậy, có sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm nghèo và hộ trên nghèo trong các hoạt động thích ứng hạn hán. Hộ càng khá thì càng áp dụng nhiều hoạt động thích ứng với hạn hán. Đồng thời, nghề phụ và có hiểu biết về BĐKH cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng các hoạt động thích ứng mà hộ vận dụng vào trong sản xuất. Những hộ có nghề phụ thì khả năng vận dụng các hoạt động càng cao và số lượng hoạt động thích ứng với hạn được áp dụng càng nhiều.

4.6. Các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hạn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp

Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cán bộ các cấp về giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hạn trong sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu cũng như trên toàn huyện được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương

Đối với trồng trọt:

- Cần tiếp tục đưa vào sử dụng các giống lúa chịu hạn như Xuân Mai, HT1,AC5,… các giống khoai lang, sắn chịu hạn và các giống mới có khả năng thích ứng hạn hán vào sản xuất.

- Trồng ném đối với các diện tích vụ hè thu không có đủ nước tưới, khó phát triển các loại cây trồng khác.

Giống sắn cao sản H34 là một giống có khả năng thích ứng với hạn tốt. Vì vậy, cần mở rộng diện tích trồng nhằm thay thế các giống cây trồng khác ở những vùng đất khô hạn, thiếu nước tưới.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng cần nhiều nước tưới sang những cây trồng cần ít nước tưới hơn như chuyển đổi từ lúa sang trồng các loại hoa màu là một biện pháp mang lại hiệu quả cao.

- Đưa vào canh tác những giống cây trồng mới có khả năng thích ứng cao áp dụng vào sản xuất. Giống lúa HT1 là giống lúa ngắn ngày rất phù hợp, đây là giống cây có khả năng chịu hạn, chống đổ tốt, năng suất cao chất lượng gạo lại thơm ngon nên cần được mở rộng diện tích.

- Các kỹ thuật trồng xen canh, luân canh giữa các giống cây trồng, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập của người dân.

Đối với chăn nuôi:

- Các giống địa phương chịu hạn cần được khuyến cáo sản xuất: lợn Móng Cái, lợn lai F1 giữa Móng Cái và Đại Bạch, giống gà, vịt và bò địa phương, Đặc biệt, mô hình nuôi lợn cần được mở rộng về số con/hộ, đối với bò/trâu nên chuyển sang nuôi bán thâm canh (nuôi nhốt), vì diện tích đồng cỏ ngày càng thu hẹp. Chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn.

- Phổ biến các kỹ thuật về xây dựng chuồng trại thích ứng hạn hán: cao - thoáng - mát, đặc biệt là đối với lợn. Thường xuên tắm rửa, dọn dẹp chuồng trại, tạo điều kiện thoáng mát cho chuồng trại.

- Vừa phát triển mô hình chăn nuôi quảng canh tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, nhưng đồng thời kết hợp với chăn nuôi bán thâm canh, thâm canh trong điều kiện hạn hán, thiếu thức ăn vào mùa khô hạn.

Thứ hai, Cần đẩy mạnh việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi. Hệ thống thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Hệ thống kênh mương đất ở hai xã nghiên cứu còn khá nhiều, thường xuyên bị bồi lấp, lượng nước thất thoát, hao hụt rất lớn. Vì vậy, việc cải tạo, nâng cấp, tu bổ, sửa chữa kiên cố hóa hệ thống kênh mương là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo vai trò thủy lợi, giảm lượng nước thất thoát, đẩm bảo việc cung cấp nước tưới cho cây trồng.

Thứu ba, Quy hoạch phát triển nguồn nước, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nước. Việc xây dựng công trình trữ, giữ nước, điều hoà phân phối hợp lý nguồn, bảo vệ môi trường, phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn,.. là những giải pháp cần ưu tiên trong thực hiện. Phải gắn kết chặt chẽ việc phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm an ninh về nước, đồng bộ với phát triển nguồn nước

Thứ tư, Phát triển hệ thống hỗ trợ và hệ thống dịch vụ. Hệ thống khuyến nông là đơn vị chính trong chuyển giao các kỹ thuật mới, nhưng mức độ nắm bắt tình hình địa phương của khuyến nông còn thấp. Các kỹ thuật chuyển giao về với người dân chủ yếu là theo sự chỉ đạo từ trên xuống, chưa gần với thực tiễn. Do đó, những kỹ thuật mới chuyển giao từ khuyến nông chưa được người dân áp dụng cao. Vì vậy, đối với hệ thống khuyến nông hiện nay cần chuyển dần sang thực hiện chương trình khuyến nông xuất phát từ người dân. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các tổ chức cộng đồng cấp thôn, xã.

Thứ năm, Khuyến khích các mô hình kỹ thuật, các công nghệ mới thúc đẩy việc tái sử dụng, sử dụng tuần hoàn và dùng nước tiết kiệm. Sử dụng nước tiết kiệm là biện pháp quan trọng trong việc thích ứng và chống chọi lại với hạn hán. Vì vậy, cần tìm hiểu, áp dụng những mô hình sản xuất mới, khép kín sử dụng tuần hoàn nước nhằm mang lại hiệu quả trong việc hạn chế lượng nước tiêu tốn, sử dụng nước tiết kiệm.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Theo kết quả của các cuôc thảo luận nhóm, cũng như quan điểm của người dân cho rằng trong những thập niên qua nhiệt độ có xu hướng tăng, trong khi đó lượng mưa lại giảm vào mùa hè, đặc biệt là từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, Vì vậy, tình trạng hạn hán cũng có xu hướng ngày càng tăng ở địa bàn nghiên cứu.

Hạn hán cũng ảnh hưởng đến cây trồng: đó là tình trạng sâu, bệnh hại cây trồng gia tăng, Đặc biệt là chuột hại đối với lúa, tương tự các dịch bệnh khác lên khoai lang, dưa và lạc cũng gia tăng, Sâu, bệnh hại, dịch bệnh gia tăng, thiếu nguồn nước tưới đã làm cho năng suất và chất lượng của tất cả cây trồng bị giảm sút, Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy: cây ném và cây sắn là những cây trồng ở vùng nghiên cứu ít chịu ảnh hưởng của sâu bệnh hại nhất.

Hạn hán cũng ảnh hưởng đến vật nuôi, hạn hán làm gia tăng tình trạng thiếu thức ăn tươi cho vật nuôi vào mùa khô do sự giảm số lượng nguồn thức ăn là cây trồng và đồng cỏ tự nhiên, cộng với sự khan hiếm về nguồn nước đã làm giảm quy mô của cá và vịt trong mùa khô.

Các hoạt động thích ứng mà người dân áp dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp khá đa dạng tuy nhiên tỷ lệ áp dụng các hoạt động có sự biến động nhiều, nhiều hoạt động thích ứng tỷ lệ vận dụng còn hạn chế, hầu hết người dân áp dụng tự phát.

Là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, nên người dân ở đây luôn tìm cách thích ứng với nó. Có rất nhiều hoạt động thích ứng đã được người dân áp dụng trong sản xuất nông nghiệp để thích ứng với hạn. Các biện pháp chính là sử dụng các giống chịu hạn, luân canh, xen canh, trong đó chọn các giống và loại cây trồng có tính chống chịu cao. Vật nuôi ưu tiên đó là lợn nái Móng Cái và con lai F1 của nó, giống bò vàng địa phương, gà ri, vịt cỏ. Nhân rộng mô hình VAC và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với qui mô lớn được xem là giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế của người dân và thích ứng với hạn.

Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hoạt động thích ứng với hạn của các hộ, thì các yếu tố số lao động gia đình, trình độ học vấn và loại hộ tác động rất rõ lên số hoạt động thích ứng mà hộ áp dụng. Riêng một số yếu tố như: số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của hộ, tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến số hoạt động thích ứng áp dụng thích ứng còn phụ thuộc nhiều vào các vùng nghiên cứu khác nhau.

5.2. Kiến nghị

Để người dân có thể thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tốt hơn, nghiên cứu này đưa ra một số đề xuất như sau:

- Cần tiếp tục phát triển và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển những giống cây trồng mới có năng suất cao và khả năng thích nghi với hạn cao.

- Phát triển các mô hình trồng cỏ nuôi bò, chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh.

- Cần có các giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi nôi đồng, bê tông hóa hệ thống kênh mương.

- Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

- Phổ biến, nhân rộng những kiến thức về thích ứng với hạn đến tất cả người dân.

- Cần có các buổi tập huấn nâng cao hiểu biết về thích ứng với hạn cho người dân.

- Cần xem xét và hỗ trợ thử nghiệm các mô hình thích ứng hạn do dân đề xuất.

Một phần của tài liệu Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps (Trang 52 - 57)