Kết quả thảo luận nhóm ở 2 xã cho thấy rằng, trong 1 thập niên trở lại đây các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt, hạn hán xảy ra với cường độ ngày một nhiều hơn và diễn biến thất thường hơn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất, cường độ ngày càng nhiều hơn, đặc biệt hạn hán có xu hướng gia tăng về cả tần suất và cường độ nhưng diễn biến của nó ngày một thất thường hơn.
Số liệu ở bảng dưới đây cho thấy quan điểm của người dân về tình hình và diễn biến của các hiện tượng thời tiết tại địa bàn nghiên cứu.
Bảng 1: Quan điểm của người dân về tình hình và diễn biến hạn hán tại vùng nghiên cứu
Hiện tượng thời tiết
5 – 10 năm 0 – 5 năm
Tần suất Cường độ Tần suất Cường độ
Bão ++++ +++ +++ +++
Lụt +++ +++ +++ ++++
Mặn - - - -
Hạn ++++ ++++ ++++ +++++
(Nguồn: Thảo luận nhóm, 2011)
Người dân được hỏi về những biến đổi về tần suất và cường độ của một số hiện tượng thời tiết cực đoan ở địa phương gồm bão, lụt, mặn và hạn hán. Nếu không có sự thay đổi thì đánh dấu bằng dấu “–” và có sự thay đổi thì đánh dấu bằng dấu “+”. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, trong một thập niên qua tình trạng mặn ở vùng nghiên cứu hầu như không có sự thay đổi, các hiện tượng thời tiết khác gồm bão, lụt và hạn có sự biến đổi rõ rệt cả về tần suất và cường độ. Trong đó, tình trạng hạn hán có xu hướng gia tăng cả về tần suất và cường độ, tần suất xuất hiện ngày một nhiều hơn và cường độ ngày một mạnh hơn.
Theo người dân, thì những năm gần đây hầu như năm nào cũng xảy ra hạn hán và tình trạng thiếu nước tưới. Tuy nhiên thời gian xuất hiện hạn hán khá thất thường.
Theo kết quả phỏng vấn hộ cho thấy, vào những năm trước đây hạn hán thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 5 đến đầu tháng 9 và thường kéo dài khoảng 3 đến 3,5 tháng. Nhưng trong những thập niên trở lại đây, hạn hán xuất hiện không theo một quy luật nhất định, có những năm hạn hán xuất hiện rất sớm, mới đầu tháng tư đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước. Bây giờ hạn hán hình như cũng dài hơn và xuất hiện sớm hơn. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy rằng hơn 80% số hộ trả lời là hạn hán đang diễn biến ngày thất thường hơn, điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả phỏng vấn hộ.
Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy, người dân ở 2 xã đều có quan điểm giống nhau về tình hình hạn hán ở địa phương. Kết quả phỏng vấn hộ cho thấy người dân ở 2 xã đều cho rằng hạn hán đang diễn biến ngày một thất thường hơn, mức độ hạn hán đang ngày một nặng hơn. Đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài trong nhiều tháng liền năm 2005 đã làm cho hàng chục ha lúa tại vùng nghiên cứu bị chết trắng, một diện tích lớn cây hoa màu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo người dân ở vùng nghiên cứu cũng có quan điểm giống nhau về hạn hán. Theo đó, hạn nặng là những vùng có địa hình cao, không có hệ thống thủy lợi đi qua. Sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên và thường sản xuất được 1 vụ, vụ còn lại bỏ hoang. Hạn vừa là những vùng có hệ thống thủy lợi đi qua, chủ yếu là kênh mương đất. Chỉ xảy ra hạn hán vào những năm trời ít mưa và thiếu nước ở hệ thống hồ, đập đầu nguồn. Hạn nhẹ là những vùng đất thấp, có hệ thống thủy lợi khá tốt, bao gồm cả hệ thống kênh mương bê tông và kênh mương đất, có thể chủ động nguồn nước. Hạn hán chỉ xảy ra vào những năm thiếu hụt trầm trọng lượng mưa và lượng nước hồ đập đầu nguồn.
Thời gian hạn hán phụ thuộc vào lượng mưa vào mùa hè. Thông thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng, tập trung vào các tháng 5, 6, 7. Đây là những tháng thiếu trầm trọng nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Kết quả thảo nhuận nhóm và phỏng vấn hộ cho thấy, những năm xảy ra hạn hán lượng
mưa suy giảm nghiêm trọng và nhiệt độ có sự tăng cao rỏ rêt. Trong những năm hạn hán xảy ra nghiêm trọng nhất 1998 và 2005 tổng lượng mưa cả nước trong tháng 6 đầu năm chỉ bằng chỉ bằng 10 - 20% cùng kỳ các năm. Nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm 1 - 1,50C.
Hạn hán cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất canh tác ở vùng nghiên cứu. Theo kết quả khảo sát, tìm hiểu cho thấy, diện tích gieo trồng vào vụ hè thu chỉ bằng 2/3 vụ đông xuân. Nguyên nhân của sự sụt giảm này do không đủ nguồn nước tưới nên một số chân ruộng cao không thể gieo trồng được, phải bỏ hoang ngay từ đầu vụ. Một số diện tích đã gieo trồng nhưng không có đủ nước để tưới nên cây lúa sinh trưởng rất kém, cây ốm, vàng rụi nhưng cũng không thể chuyển đổi qua những cây trồng khác. Đây là hai nguyên nhân chính làm cho diện tích gieo trồng vụ đông xuân có sự khác biệt rỏ rệt với vụ hè thu.
Hạn hán ảnh hưởng tới nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Hạn hán xảy ra làm khô cạn nước ở ao hồ, lượng mưa suy giảm làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Các nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghệp ở đây là: nước mưa, nguồn nước ngầm và thủy lợi. Nguồn nước ngầm chảy ra từ chân của cồn cát và chảy quanh năm nhưng nguồn nước rất ít chỉ phục vụ được cho một số diện tích nhỏ lân cận xung quanh. Nguồn nước lấy từ thủy lợi chủ yếu cung cấp cho cây lúa. Nước được lấy theo đợt, số lượng đợt nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng nước hồ đầu nguồn và phụ thuộc vào tình trạng hạn hán.
Những năm hạn hán xảy ra nguồn nước dùng cho sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn nước ở các giếng đều xuống rất thấp. Đa số người dân phải nạo vét, đâò sâu thêm để lấy nước. Đặc biệt, đợt hạn hán nghiêm trọng năm 1998 đã làm cho gần như toàn bộ giếng nước của người dân ở vùng nghiên cứu bị khô, trơ đáy. Người dân phải đi xa nhiều km để mua nước sinh hoạt với giá rất cao(40.000 đồng/1m3).