1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh

190 3,4K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 12,71 MB

Nội dung

Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

VIỆN

Trang 2

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, sự giúp đỡ rất tận tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè Qua đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

PGS.TS Đặng Văn Phan người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Tác giả xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến Thầy

Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ & Sau đại học, Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã giúp tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

ThS Nguyễn Minh Hiếu – Biên tập viên NXB Giáo dục – người đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài

Viện Môi Trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM, Viện nghiên cứu và phát triển TP.HCM, Cục Thống kê TP.HCM đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu

Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2010

Tác giả luận văn

Vũ Thị Bắc

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxy sinh hóa

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

CN Công nghiệp

COD Nhu cầu oxy hóa học

CTNH Chất thải nguy hại

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐNB Đông Nam bộ

DN Doanh nghiệp

KCN Khu công nghiệp

KCN-KCX Khu công nghiệp – khu chế xuất

KDTSQTG Khu dự trữ sinh quyển thế giới

KHCN & MT Khoa học Công Nghệ và Môi Trường

NN Nông nghiệp

ÔND Ô nhiễm dầu

ÔNMT Ô nhiễm môi trường

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép con người mở rộng khả năng khai thác tài nguyên, vượt qua các giới hạn bình thường của không gian như độ cao, chiều sâu Cùng với sức ép của sự bùng nổ dân số ở nhiều nước, vấn đề cạn kiệt tài nguyên cũng bắt đầu song hành với nỗi lo ấy Tài nguyên trên đất liền cạn kiệt, con người bắt đầu hướng đến tài nguyên trên biển Hướng ra biển, tiến ra biển trở thành một hướng phát triển mới của loài người, một chiến lược lâu dài của nhiều nước trên thế giới

Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km

từ Móng Cái đến Hà Tiên; có vùng biển và thềm lục địa rộng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền; với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan trọng Những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển nước ta đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Với sự đóng góp của các ngành kinh tế biển vào quá trình CNH-HĐH đất nước đã đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam trong công cuộc “tiến ra biển” Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển về kinh tế biển, ô nhiễm môi trường biển cũng đang trở thành một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay Các vụ tràn dầu, rò rỉ các chất độc hại của tàu thuyền quốc tế, các rừng ngập mặn bị tàn phá; nước thải công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông, suối chảy ra biển; thiên tai làm xói mòn bờ biển đã gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường biển của Việt Nam

Tp Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, Tp Hồ Chí Minh cũng gặp phải những thách thức về vấn đề môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường biển cũng được TP hết sức quan tâm Những thách thức về vấn đề môi trường biển hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng

và cả nước nói chung đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận, hiểu rõ các nguyên nhân, các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển, đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu những tác động đó để bảo đảm sự phát triển bền vững cho môi trường biển nước ta hiện nay Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HỒ CHÍ MINH”

2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Trang 5

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Đánh giá những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội

Tp Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1997 - 2009

- Tìm hiểu chiến lược biển của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng để đưa ra các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ô nhiễm môi trường biển tại Tp Hồ Chí Minh và những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua (1997 - 2009)

4 Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Tp Hồ Chí Minh (xét từ góc độ Địa lí Kinh tế - xã hội) trong giai đoạn 1997 – 2009 đặt trong mối quan hệ với vùng ĐNB và vùng KTTĐ phía Nam, cũng như đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho môi trường biển trong giai đoạn tới

Do phạm vi ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố diễn ra ở nhiều khía cạnh nên đề tài chỉ phân tích một vài khía cạnh nổi bật nhất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ …và trong phạm vi không gian là các quận có hoạt động liên quan đến môi trường biển như Nhà Bè, Cần Giờ…

5 Quan điểm nghiên cứu

5.1 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì những tài nguyên trên biển được nhiều nước hướng đến Vấn đề khai thác tài nguyên trên biển, “hướng ra biển” của nhiều nước đã làm cho ô nhiễm môi trường biển trở thành một trong nhưng vấn đề đang được quan tâm trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai Vì vậy trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh, chúng

ta sẽ đánh giá khách quan về vấn đề này trong quá khứ cũng như đưa ra nhưng dự báo trong tương lai Từ đó, chúng ta sẽ có những nhận định đúng đắn cho vấn đề này để có thể phát huy được các ưu thế của đề tài, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót của nó

5.2 Quan điểm hệ thống

Ô nhiễm biển không chỉ bao gồm các hoạt động ô nhiễm xảy ra trên biển mà còn bao gồm các hoạt động có nguồn từ đất liền Vì thế ô nhiễm môi trường biển tại Tp Hồ Chí Minh có liên

Trang 6

quan mật thiết đến các hoạt động ô nhiễm tại hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn của Việt Nam Lưu vực sông Đồng Nai nằm phần lớn trong các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp Hồ Chí Minh cần liên hệ với những vấn đề môi trường tại lưu vực của hai con sông này

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường biển không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước trong khu vực Biển Đông và trên thế giới, chính vì vậy trên cơ sở hệ thống của khu vực, vùng giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này hiện nay Từ đó học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, phát huy những thế mạnh của chúng ta để khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường biển cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường

5.3 Quan điểm phát triển bền vững

Khi nghiên cứu vấn đề môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển cần phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp định lượng

6.1.1 Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu

Để đề tài được hoàn thành, việc sưu tầm các tài liệu liên quan có ý nghĩa quan trọng, những tài liệu nghiên cứu, những thông tin dựa vào các nguồn như sách, tạp chí, báo chuyên ngành, các website chuyên ngành về môi trường và ô nhiễm môi trường biển giúp cho việc phân tích được cặn

kẽ hơn Sau khi sưu tầm các tài liệu tham khảo, người nghiên cứu phải chắt lọc các thông tin cần thiết, thống kê các số liệu theo thời gian cho phù hợp với đề tài đã chọn Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu cho phép người nghiên cứu có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung Tuy nhiên nguồn tài liệu lấy từ nhiều kênh thông tin khác nhau nên không thể tránh khỏi những thiếu sót

6.1.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Phương pháp này giúp phân tích các số liệu liên quan đến đề tài Từ các số liệu thống kê đã

có, thông qua chương trình Microsoft Office Excel, người nghiên cứu có thể đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh

6.1.3 Phương pháp thực địa

Việc nghiên cứu một vấn đề không thể thiếu sự tìm hiểu từ thực tế Thông qua hoạt động quan sát, tìm hiểu từ thực tế của vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh, người nghiên cứu sẽ đưa ra được những minh chứng tốt nhất cho vấn đề trên Từ đó, đánh giá được đúng

Trang 7

thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay và những tác động của nó tại Tp Hồ Chí Minh

6.1.4 Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Thông qua việc sử dụng các bản đồ - biểu đồ liên quan đến vấn đề ô nhiễm biển tại Tp Hồ Chí Minh, người nghiên cứu có được cái nhìn trực quan, sinh động về vấn đề Từ đó đưa ra những nhận định chính xác về ô nhiễm môi trường biển hiện nay

Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfo 7.0, dựa trên cơ sở các dữ liệu

đã thu thập và xử lý Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ

6.2 Phương pháp định tính

6.2.1 Phương pháp chuyên gia

Dựa trên những quan điểm, những bài báo, những tác phẩm, những công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành, người nghiên cứu tìm hiểu, phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường biển, tác động của ô nhiễm đến các hoạt động kinh tế - xã hội để tìm ra những ưu và khuyết của vấn đề Bên cạnh đó, dựa trên các quan điểm đã nêu (trong phần 5) để đưa ra những nhận định chính xác về vấn đề ô nhiễm môi trường biển và tác động của nó đến kinh tế - xã hội tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay

6.2.2 Phương pháp dự báo

Sau khi đã có những nhận định cũng như các số liệu thống kê cần thiết về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh, việc dự báo về vấn đề ô nhiễm biển trong tương lai là hết sức cần thiết Dựa trên các công thức dự báo sẵn có, thông qua một số phép tính, người nghiên cứu đưa ra những phân tích, đánh giá về tác động của ô nhiễm biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong tương lai của Tp Hồ Chí Minh Từ đó, đưa ra những giải pháp cho vấn đề này trong thời gian sắp tới

Trang 8

Trong cuốn sách “Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp” của TS Nguyễn Hồng

Thao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004, có đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển, các nguyên nhân gây ô nhiễm, các điều ước quốc tế và khu vực Đông Nam Á về vấn đề ô nhiễm môi trường biển Tác giả cũng phân tích rất kĩ về hiện trạng tài nguyên, vấn đề ô nhiễm biển cũng như các chiến lược, hoạt động liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam Tuy nhiên cuốn sách cũng chưa

đề cập đến vấn đề tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đề cập đến chiến luợc biển của Việt Nam, cũng như các công ước quốc tế về biển mà Việt

Nam đang thực hiện, cuốn sách “Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam” cũng do

TS Nguyễn Hồng Thao (chủ biên) cùng nhóm tác giả PGS.TS Đỗ Minh Thái, TS Nguyễn Thị Như Mai, ThS Nguyễn Thị Hường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2008, đã nêu đầy đủ và chi tiết về Công ước biển 1982 Trong đó, có một phần đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển là “Thực hiện công ước 1982 trong lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển” Tuy nhiên cuốn sách cũng chỉ đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp bảo vệ môi trường biển chứ chưa phân tích về tác động ngược lại của ô nhiễm biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội

Nhằm nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá tác động của ô nhiễm dầu tới hệ sinh thái và lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức một buổi

Hội thảo với chủ đề “Đánh giá tác động ô nhiễm dầu đến hệ sinh thái biển và ven biển và lượng

giá thiệt hại kinh tế” vào ngày 14/06/2007 tại Hà Nội Hội thảo đã đánh giá được tác động của ô

nhiễm môi trường biển đến các hệ sinh thái tiêu biểu như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô…Tuy nhiên việc đánh giá vẫn chỉ mang tính đại diện chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và chưa đánh giá được những tác động khác đến đời sống con người như về sức khỏe, tinh thần

Trong báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ về đề tài “Cơ sở khoa học cho việc phát triển

kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm” nhóm tác giả PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, TS Trương Văn Tuyên, Hà Nội, 2004, đã trình bày

một cách cặn kẽ về vai trò của biển và ven biển trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của dải ven biển trong giai đoạn hiện nay Đề tài

đã đưa ra được cái nhìn toàn diện về quy mô phát triển cũng như mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm như khu vực đô thị cảng Hải Phòng, mô hình phát triển kinh tế - xã hội xã Phú Đa, tỉnh Thừa Thiên Huế…

Bên cạnh đó, cũng còn một số đề tài nghiên cứu khác về vai trò chiến lược của biển và dải ven biển Việt Nam như đề tài “Vai trò chiến lược của biển và dải ven biển Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS Trương Văn Tuyên - Viện chiến lược

phát triển; hay đề tài “Luận chứng phương án phát triển tuyến động lực ven biển Vũng Tàu – Cần

Trang 9

Giờ - Tp Hồ Chí Minh” của Th.S Trần Sinh - Trung tâm Kinh tế miền Nam, Bộ KH&ĐT; đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường vùng ven biển Việt Nam” của TS Lê

Kim Dung, Viện chiến lược phát triển…

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển là các nguồn nước thải từ các KCN – KCX đổ trực tiếp ra sông, suối, kênh, rạch và tiếp tục đổ ra biển Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm các hệ thống sông hiện nay, tiêu biểu có các đề tài như “Quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên môi trường lưu vực sông Đồng Nai – một vấn đề cấp bách” của GS.TS Lâm Minh Triết, KS Nguyễn Thanh Hùng, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh; hay đề tài “Tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong sự phát triển bền vững” cũng của GS.TS Lâm Minh Triết, người có rất nhiều năm nghiên cứu say mê về đề tài bảo vệ môi trường nước cho TP.HCM nói chung và sông Sài Gòn nói riêng Chưa bao giờ sông Sài Gòn được quan tâm nhiều như hiện nay bởi những diễn biến ngày càng xấu về chất lượng nước của dòng sông đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã hội và trước hết đe dọa trực tiếp về nhu cầu cấp nước cho thành phố và đe dọa nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của TP.HCM, tỉnh Tây Ninh

và Bình Dương trên lưu vực sông Sài Gòn

Nói đến chiến lược biển, kinh tế biển, phải nhắc đến Đề án Chiến lược biển Việt Nam đến năm

2020 và Nghị quyết về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020” của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam Trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế

- xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước Từ

đó, có thể thấy trong văn bản này Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề “hướng ra biển” của Việt Nam

Như vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động kinh tế biển tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng của hoạt động kinh tế biển đến kinh tế - xã hội Tuy nhiên, chưa có một đề tài cụ thể nào đề cập đến ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Tp Hồ Chí Minh hiện nay Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tham khảo ý kiến thầy hướng dẫn, cũng như kiểm nghiệm từ thực tế, tôi đã bắt tay vào việc thực hiện đề tài này Tôi hy vọng đề tài của mình sẽ giúp cho mọi người tiếp cận với vấn đề ô nhiễm môi trường biển một cách dễ dàng hơn và có cái nhìn trực quan hơn về tác động của kinh tế đến môi trường biển cũng như những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Tp Hồ Chí Minh hiện nay

Trang 10

- Phân tích những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội

Tp Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1997 - 2009

- Tìm hiểu chiến lược biển của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng để đưa ra các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay

9 Cấu trúc đề tài :

Đề tài gồm 3 phần

 Mở đầu

 Nội dung : gồm 3 chương

 Chương 1: Một số vấn đề chung về ô nhiễm môi trường biển

 Chương 2: Ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng của nó đến các

hoạt động kinh tế - xã hội của Tp.HCM

 Chương 3: Giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường biển

tại TP.HCM hiện nay

 Kết luận

Trang 11

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ô NHIỄM

MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.1 Định nghĩa một số thuật ngữ liên quan

1.1.1 Khái niệm về môi trường

Điều 1 Luật bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 1995 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người,

có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”

Điều 2 Luật bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 1995 quy định: “Thành phần môi trường bao gồm các yếu tố : không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác”

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá thì “Môi trường (Environment) là tập hợp các thành phần vật chất

vô cơ, sinh vật và con người cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất định Giữa chúng có sự tương tác với nhau theo nhiều chiều, mà tổng hòa các mối tương tác đó sẽ quyết định lên chiều hướng phát triển của toàn bộ hệ thống Môi trường”.[1]

Tùy theo mục đích mà người ta phân loại môi trường thành nhiều kiểu khác nhau Ta có:

- Theo các tác nhân thì có môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo

- Theo sự sống thì có môi trường vật lý, môi trường sinh học

- Lấy sinh vật hoặc con người làm đối tượng nghiên cứu thì chia ra môi trường bên trong và môi trường bên ngoài

- Phân loại theo môi trường thành phần (đất, nước, không khí…) hay môi trường tài nguyên

- Ngoài ra còn có các kiểu phân chia môi trường theo các yếu tố kinh tế - xã hội như môi trường xã hội nhân văn, môi trường đô thị, nông thôn, nông nghiệp, giao thông…

1.1.2 Khái niệm về môi trường biển

Về phương diện địa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước biển của Trái đất với tất cả những gì có trong đó Môi trường biển của một quốc gia có thể được hiểu là một vùng của biển, đại dương trải rộng từ bờ biển và các hải đảo cho tới ranh giới trên biển được thỏa thuận hoặc tới giới hạn 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế hoặc tới ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa của quốc gia đó

Về phương diện môi trường thì định nghĩa môi trường biển lại rộng hơn nhiều Căn cứ vào điều 1, khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, môi trường biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển.[36]

Trang 12

Định nghĩa môi trường biển ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với nhận thức của con người Chương 17 trong Chương trình Hành động 21 (Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về vấn đề môi trường và phát triển, Rio de Janeiro, 1992) định nghĩa: “Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững” Định nghĩa này nhấn mạnh tới mối liên kết giữa môi trường, con người và sự phát triển Môi trường biển ở đây được hiểu là môi trường tự nhiên của biển chịu sự tác động của con người trong quá trình phát triển.[36]

1.1.3 Khái niệm về ô nhiễm môi trường biển

Năm 1981, Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển (Joint Group of Expert on the Scientific Aspects of Marine Pollution – GESAMP) đưa ra định nghĩa đầu tiên về ô nhiễm môi trường biển (Marine pollution) là “Việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển (bao gồm cả các cửa sông), gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng

nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”

Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, điều 1, khoản 4 đã đưa ra một định nghĩa có phần mở rộng hơn: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm các cửa sông, khi đó việc gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”[37]

1.1.4 Khái niệm về các hoạt động kinh tế - xã hội

 Theo từ điển Bách khoa toàn thư thì khái niệm kinh tế là :

 Tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến toàn bộ quá trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm các quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội

 Tổng thể những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế - kĩ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng

 Khái niệm xã hội

 Theo nghĩa hẹp, là khái niệm chỉ một loại hệ thống XH cụ thể trong lịch sử, một hình thức nhất định của những quan hệ XH, là một XH ở vào một trình độ phát triển lịch sử nhất định, là một kiểu

Trang 13

loại XH nhất định đã hình thành trong lịch sử Ví dụ: XH nô lệ, XH phong kiến, XH tư bản Trong

trường hợp này, XH trùng hợp với hình thái kinh tế xã hội (Hình thái kinh tế - xã hội)

 Theo nghĩa rộng, là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người, đã hình thành trong lịch sử Người ta thường dùng khái niệm XH để chỉ một tập đoàn người được quan niệm như một hiện thực của các thành viên của nó, hoặc là để chỉ một môi trường của con người mà cá nhân được hoà nhập vào, môi trường đó được xem như là toàn bộ các lực lượng có tổ chức và có hệ thống tôn

ti trật tự tác động lên cá nhân Khái niệm XH là khái niệm đối lập với khái niệm cá nhân, cũng như khái niệm sống trong XH là đối lập với khái niệm sống đơn độc

 Khái niệm các hoạt động kinh tế - xã hội

 Khái niệm nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa : là nền kinh tế mà đặc trưng là dựa trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu của nhân dân lao động về các tư liệu sản xuất chủ yếu, dưới hai hình thức: sở hữu toàn dân (do nhà nước là người đại diện pháp lí, gọi là sở hữu nhà nước)

và sở hữu tập thể của những người lao động Xét về nguyên lí và bản chất, nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa không có người bóc lột người, nhân dân lao động và các dân tộc được thoát khỏi áp bức, bóc lột và bất công xã hội, được tự do, bình đẳng và tự nguyện liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất,

và trong phân phối hưởng thụ theo lao động, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, có điều kiện phát triển cá nhân toàn diện trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa

 Như vậy có thể thấy các hoạt động kinh tế - xã hội là tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến các vấn đề về kinh tế, xã hội trong nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa

1.1.5 Khái niệm về kinh tế biển

Theo Tạp chí “Kinh tế và Dự báo số 7/2007” thì khi xem xét tới kinh tế biển, cũng cần đề cập đến kinh tế vùng ven biển ở một mức độ cần thiết Như vậy, quan niệm kinh tế biển bao gồm:

 Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1 Kinh tế Hàng hải (Vận tải biển và Dịch vụ cảng biển); 2 Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3 Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4 Du lịch biển; 5 Làm muối; 6 Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và 7 Kinh tế đảo Có thể coi đây là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp

 Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: 1 Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2 Công nghiệp chế biến dầu, khí; 3 Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4 Cung cấp dịch vụ biển; 5 Thông tin liên lạc (biển); 6 Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên

- môi trường biển Có thể coi cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động kinh tế diễn ra trên

Trang 14

biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa rộng

1.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển

Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, ô nhiễm môi trường biển bao gồm 6 nguồn chính sau:

Bảng 1.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển theo Công ước của Liên Hiệp Quốc

về Luật Biển năm 1982

1 Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các dòng sông,

cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải của công nghiệp

2 Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán của

quốc gia ven biển, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị

thuộc quyền tài phán của họ

3 Ô nhiễm do các hoạt động tự nhiên và nhân tạo trong vùng (tức vùng đáy biển

di sản chung của loài người) lan truyền tới

4 Ô nhiễm do sự nhận chìm và trút bỏ chất thải

5 Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền và tai nạn tàu thuyền trên biển

6 Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển

Nguồn: TS Nguyễn Hồng Thao, 2004

- Theo bản báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường biển của nhóm GESAMP năm 1990, tỷ

lệ các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường biển như sau: Các hoạt động dầu khí ngoài khơi: 1%, giao thông biển: 12%, nhận chìm: 10%, phù sa và ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền: 44%,

ô nhiễm từ khí quyển: 33%

- Cách phân loại này khác với cách phân loại cổ điển căn cứ vào tiêu chuẩn lý hóa của chất gây ô nhiễm Xác định nguồn gây ô nhiễm gắn liền với các lĩnh vực, khu vực hoạt động của con người trong một tổng thể, thể hiện sự cần thiết quản lý tổng hợp đấu tranh chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển

Bảng 1.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển (phân loại theo tiêu chuẩn lý hóa của các chất gây ô nhiễm)

STT Nguồn hoặc các hoạt động gây ô

nhiễm biển

Các tác động liên quan

1 Khí CO2 Thay đổi khí hậu, làm thay đổi nhiệt độ,

thay đổi mực nước biển

Trang 15

2 Các kim loại nặng Tác động độc hại tiềm tàng

3 Vi sinh vật Tác hại tới sức khỏe cộng đồng

4 Đổ chất thải phóng xạ Tác hại tới sức khỏe cộng đồng

5 Các hóa chất mới Độc hại cho con người và sinh vật

6 Sản xuất năng lượng Thay đổi hoặc làm xáo trộn môi trường

sống

7 Khai khoáng Làm tăng độ đục, xáo trộn đáy biển

Nguồn: Đỗ Đức Dương và nhiều người khác: Môi trường biển và quản lý vùng ven biển Việt Nam, trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia (INFOTERRA),1998

1.2.1 Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền

Các hoạt động của con người được thực hiện phần lớn trên đất liền nhưng biển cả mới là bãi rác khổng lồ mà con người đã quen trút bỏ Năm 1972, vấn đề ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền được đưa vào chương trình hành động của Hội nghị về Môi trường – Con người ở Xtốckhôm Nhưng chỉ khi Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển xác định ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền là nguồn ô nhiễm biển lớn nhất thì nhận thức của nhân loại mới thay đổi đáng kể và đã có ngày càng nhiều các văn kiện chính thức của quốc tế cũng như các quốc gia xem xét khả năng hợp tác để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự hình thức ô nhiễm này

Theo Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, điều 207, ô nhiễm môi trường biển

có nguồn gốc từ đất liền bao gồm cả các ô nhiễm xuất phát từ các sông, ngòi, cửa sông, ống dẫn và thiết bị thải đổ Công ước có một điều khoản riêng qui định về ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài phán quốc gia (Điều 208)

1 12

10 44

33

Ô nhiễm do hoạt động dầu khí ngoài khơi

Ô nhiễm do hoạt động giao thông biển

Trang 16

Theo Chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Môi trường và Phát triển nhận xét: “Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền chiếm 70% ô nhiễm biển, trong khi các hoạt động giao thông vận tải biển và nhận chìm ở biển đóng góp 10% từng loại.”

Do định nghĩa về đất liền khác nhau nên cách tính ô nhiểm biển có nguồn gốc từ đất liền cũng rất khác nhau Theo báo cáo của GESAMP 1990 thì ô nhiễm biển xuất phát từ đất liền chiếm 44% Mặc dù các con số chưa thống nhất nhưng không ai phủ nhận ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền đóng góp phần lớn trong các tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường biển

Việc xác định các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền cũng không phải đơn giản Nguồn ô nhiễm

có nguồn gốc từ đất liền rất đa dạng, xuất phát từ rất nhiều hoạt động khác nhau Vì vậy, nguồn gây

ô nhiễm có thể chia làm hai loại : nguồn xác định và nguồn không xác định Nguồn xác định là nguồn mà vị trí đổ thải vào môi trường biển được xác định chính xác và có thể phân loại các chất ô nhiễm theo kim loại, chất hữu cơ, chất nguy hại…Các nhà máy xử lý chất thải thành thị chiếm đến 25% tổng các nguồn xác định đổ vào các vùng nước ven bờ Các nguồn không xác định là các nguồn phân tán, xâm nhập vào môi trường biển bằng các con đường gián tiếp như thông qua khí quyển, theo nước mưa chảy vào sông ra biển Các chất này có thể là thuốc trừ sâu, muối, dầu, các chất nhiễm bẩn từ đường sá, cầu cống, các chất thải từ gia súc…các nguồn không xác định này có thể chia thành 4 loại liên quan đến thành thị, nông thôn, công nghiệp và xây dựng phát triển

1.2.2 Ô nhiễm từ các hoạt động liên quan đến đáy biển

Các hoạt động liên quan đến đáy biển có thể bao gồm:

 Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí;

 Các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, quặng đa kim;

 Các hoạt động khoan, đào, nổ nhằm mục đích xây dựng đường hầm, đặt cáp, ống dẫn…

Khai thác dầu khí ngoài biển được bắt đầu vào năm 1923, ngoài khơi Vênêxuêla Từ đó đến nay việc thăm dò và khai thác dầu khí đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ giới hạn ở các vùng biển gần bờ mà đã ra đến cả các vùng sâu hàng nghìn mét Các cuộc khảo sát địa chấn, các chất thải, dung dịch khoan, tàu thuyền qua lại, việc lắp đặt các công trình thiết bị, giàn khoan, cũng như việc

đổ thải và rò rỉ hoặc các sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí như các vụ nổ giàn hoặc đâm và, tràn dầu khi tàu thuyền neo đậu tại giàn đều có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường biển

Các đánh giá ban đầu cho thấy hàng năm có khoảng 0,08 triệu tấn dầu được đưa vào môi trường biển từ hoạt động khai thác ngoài khơi trong đó có 0,06 triệu tấn là do các sự cố (theo Lucchini & Voelckel, Paris, 1981) Theo nghiên cứu các hoạt động khoan đưa tới 98-99% các chất không phải dầu vào môi trường biển Ngoài ra nguồn gây ô nhiễm còn là nước thải sinh hoạt của con người cũng như các loại vật liệu dạng bột dùng trong sản xuất (ximăng, barit, betonit…) Qua

Trang 17

thực nghiệm cho thấy với nồng độ dung dịch khoan vào khoảng 0,5-1,0 g/l, nước biển đã có tác động xấu đối với cá con Với nồng độ từ 5-7g/l thì các loài cá con đều chết và các động vật không xương sống sẽ bị hủy diệt.[36]

Các công trình, thiết bị thăm dò và khai thác ngoài khơi còn là các vật cản trở giao thông và thường được nối với các đường ống dễ bị đứt gãy, sẽ làm tăng khả năng tác động xấu đến sinh vật biển Ngoài ra các hoạt động khoan, đào, nổ việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm cũng gây ảnh hưởng

ô nhiễm đến môi trường biển

1.2.3 Ô nhiễm do nhận chìm các chất nguy hại và các chất khác

Các hóa chất và các chất nguy hại có chứa hóa chất thường tác động lên môi trường căn cứ vào độ độc hại và thời gian cũng như mức độ tập trung của chúng trong nước biển Các chất thải phóng xạ được nhận chìm ngoài khơi có thể tác động xấu đến các sinh vật biển đặc biệt là các sinh vật biển còn nhỏ đang trong thời kì trưởng thành làm biến đổi gen, đột biến phát triển các gen xấu

Theo số liệu thống kê, hàng năm Châu Âu thường chuyển 120.000 tấn chất thải nguy hại đến vùng biển các nước thuộc thế giới thứ ba (Theo Mostafa K.Tolba, Cứu lấy hành tinh của chúng ta –

Cơ hội và thách thức) Việc chuyên chở chất thải nguy hại, phế phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thiết bị máy móc, tàu thuyền đã qua sử dụng, hóa chất…xuyên biên giới cũng đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia

Theo chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Môi trường và Phát triển nhận xét hàng năm có tới 200.000 m3 các chất thải nồng độ phóng xạ thấp và trung bình và khoảng 100.000 m3 chất thải có nồng độ phóng xạ cao được sản sinh từ các hoạt động sản xuất năng lượng hạt nhân Khối lượng này ngày càng tăng đặc biệt chất thải có nồng độ phóng xạ chứa tới 99% là lượng phóng xạ và đó là một nguồn nguy hiểm phóng xạ tiềm tàng

1.2.4 Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra

Ô nhiễm do tàu thuyền chiếm 12% ô nhiễm môi trường biển Theo Egard Gold, ô nhiễm biển

từ tàu có thể chia làm 5 nhóm sau :

 Các hoạt động chất thải đổ từ tàu dầu khi rửa tàu

 Các hoạt động xả đáy từ tất cả các loại tàu

 Tràn dầu, chất độc nguy hại… do các sự cố trên biển như đâm va, chìm đắm, nổ, cháy…

 Tràn dầu, chất độc nguy hại…trong quá trình sắp xếp, dỡ, vận chuyển và đưa vào kho

 Cố ý đổ thải các chất rác, nước thải sinh hoạt

Bảng 1.3 Tác động đến môi trường từ tàu thuyền

Thể loại ô nhiễm Các chất từ tàu thuyền

Dầu

Trang 18

Ô nhiễm từ các hoạt động bình thường

Các chất lỏng độc hại Nước thải

Rác Các chất rắn chuyên chở rời

Ô nhiễm không khí Các chất sơn chống gỉ Các sinh vật lạ

Tiếng ồn

Ô nhiễm do tai nạn

Dầu Các chất lỏng độc hại Các chất nguy hại đóng gói Các chất rắn chuyên chở rời Tổn hại vật l ý

Chìm đắm và phá hoại môi trường sống Suy thoái môi trường sống

Nguồn: resolution A720 (17), 6 November 1991, guidelines for the designation of special areas and the indentification of particularly sensitive sea areas (Hướng dẫn xác lập các khu đặc biệt và định ra các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm).[36]

Ô nhiễm biển do các chất không phải dầu

Các chất không phải dầu thường được thải vào biển là chất thải rắn và lỏng, rác và nước dằn tàu, các chất nguy hại, các chất phóng xạ và nước thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường biển do dầu

Nguy cơ và tác hại lớn nhất từ các nguồn ô nhiễm từ tàu thuyền vẫn là dầu Theo đánh giá chung, hàng năm dầu được thải vào môi trường biển do các hoạt động bình thường của tàu thuyền, các tai nạn và sự đổ thải cố ý của các tàu thuyền Dầu tràn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các hoạt động ven biển và cho những người sử dụng biển vì theo đánh giá, 1 lít dầu tràn có thể tạo váng 10.000 m2 trên biển Sinh vật biển còn bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ bởi sự nhiễm bẩn cơ học mà còn do các thành phần độc tố trong dầu Dầu xâm nhập vào bờ biển tạo thành các váng biển

và lưu đọng trên các bãi biển, làm hỏng các bãi tắm, các vùng sản xuất muối, sản xuất công nghiệp,

du lịch…Dầu có thể gây tổn hại trực tiếp đến các tàu thuyền, ghe lưới đánh cá, các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như gián tiếp làm giảm năng suất đánh bắt và nuôi trồng tại vùng ven biển

Trang 19

hoạt động nông nghiệp…các thành phần này có thể được đưa vào bầu khí quyển ngay phía trên các vùng đất Từ đó chúng được xáo trộn theo chiều thẳng đứng và có thể được chuyển đi hàng ngàn km vượt qua các đường biên giới quốc gia và lan truyền đến các hệ sinh thái lớn của biển cả Các chất nhiễm bẩn này có thể rơi trực tiếp xuống biển thông qua các hình thức mưa và tuyết rơi”

Đánh giá chính xác về lượng các chất nhiễm bẩn được đưa vào bầu khí quyển cho đến nay vẫn là điều không thể Theo các đánh giá sơ bộ trên phạm vi toàn cầu, lượng chì được đưa vào biển

cả có tới 98% là nguồn gốc từ khí quyển Khí quyển còn cung cấp cả các chất đồng, sắt, kẽm, niken, chất hóa học… vào biển nhiều hơn là từ các dòng sông Các vụ thử hạt nhân cũng đưa những chất phóng xạ vào biển, vào khí quyển thông qua những cơn mưa

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường biển

1.3.1 Nhân tố vĩ mô

1.3.1.1 Luật biển, công ước biển quốc tế, luật bảo vệ môi trường

Trong giai đoạn hiện nay, luật biển và các công ước quốc tế đã có tác động đến vấn đề môi trường biển một cách sâu sắc Nhờ có luật biển quốc tế năm 1982 mà các vấn đề về biển đã được qui định một cách rõ ràng và các nước trên thế giới phải công nhận vấn đề này Trên thế giới, ngoài một số công ước liên quan đến việc quản lý và ngăn chặn ô nhiễm biển từ các hoạt động vận tải biển như: Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu biển gây ra (Marpol 73/78), Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do thải chất thải và vấn đề khác (London Dumping 1972), Công ước về sẵn sàng hợp tác và ứng cứu ô nhiễm dầu (OPRC 1990), Công ước liên quan đến việc can thiệp trong trường hợp bất cẩn gây ô nhiễm dầu (Intervention 1969) và một số công ước khác, còn có rất nhiều nước quy định pháp lý xử lý ô nhiễm biển vô cùng chặt chẽ Thậm chí, bất kể phương tiện thủy nào khi vào vùng lãnh thổ biển đều phải nộp phí hưởng môi trường biển sạch và sẽ xử lý phạt rất nặng lỗi gây ô nhiễm môi trường Không ít tàu biển Việt Nam bị phạt hàng chục nghìn đôla vì lỗi này

Tại Việt Nam, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường mới chỉ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến hàng hải gây

ra Tuy nhiên, chưa có hệ thống văn bản pháp quy về lĩnh vực bảo vệ môi trường biển như quy định bảo vệ môi trường đối với cảng biển; các quy định về môi trường đối với các dịch vụ sửa chữa, làm sạch tàu biển, tàu chở dầu; các hướng dẫn kỹ thuật liên quan

Trước lộ trình hội nhập quốc tế, làm sạch môi trường biển nói chung và làm sạch từng con tàu, từng bến cảng nói riêng đang trở thành vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu Không thể khác, ngành Hàng hải đề xuất với Chính phủ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho các cảng vụ tăng cường quản lý chặt chẽ các nguồn ô nhiễm tiềm tàng từ các hoạt động của tàu biển

và bến cảng; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ, có tham khảo quy định quốc tế liên quan để ngăn ngừa tối đa nguy cơ gây ô nhiễm và xử lý nghiêm mọi vi phạm về ô nhiễm

Trang 20

1.3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước có tầm ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi trường trong đó

có môi trường biển Ở các nước đang phát triển, thì tình hình môi trường luôn ở trong tình trạng báo động Vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trở lên ngày càng nghiêm trọng Mặc dù đã có những qui định trong luật pháp nhưng các công ty và người dân vẫn còn rất thờ ơ với vấn đề môi trường Đặc biệt trong tình hình xã hội còn nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết như đói nghèo, tệ nạn, y tế, giáo dục…thì vấn đề môi trường vẫn còn nhiều điều chưa giải quyết được

Vì vậy hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước luôn phải kèm theo vấn

đề phát triển môi trường bền vững để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế hệ mai này

1.3.2 Nhân tố vi mô

1.3.2.1 Khai thác tiềm năng kinh tế biển ở các địa phương

Kinh tế biển hiện nay trở thành một trong những ngành nghề được ưu tiên phát triển tại các địa phương có biển của nước ta Với 28 trên 63 tỉnh thành giáp biển, chúng ta có đầy đủ điều kiện

để phát triển kinh tế biển Tuy nhiên hiện nay, kinh tế biển chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở việc đánh bắt

và nuôi trồng thủy hải sản Dọc khu vực Duyên hải miền trung hàng năm có từ 9 đến 10 cơn bão đổ

bộ gây thiệt hại không nhỏ về người và của Với phương tiện đánh bắt thô sơ, công việc đánh bắt chủ yếu dựa trên kinh nghiệm “cha truyền con nối” luôn ẩn chứa những rủi ro đối với người đi biển Tiềm năng của Biển Đông có nhiều, nhưng sản lượng cá ven bờ ngày càng cạn kiệt Vì thế, những năm gần đây, ngư dân của Việt Nam đã tiến đến đánh bắt xa bờ Tuy nhiên việc đánh bắt còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai nên một số ngư dân đã sử dụng các phương pháp đánh bắt gây ảnh hưởng đến môi trường biển như dùng mìn đánh bắt cá, lưới cào, sử dụng mắt lưới ngày càng nhỏ hơn làm cho cá con không có thời gian sinh trưởng, sản lượng cá ngày càng giảm Bên cạnh đó việc nuôi trồng thủy sản ven biển cũng gây ra nhiều tác nhân ảnh hưởng đến môi trường biển

Vấn đề khai thác các cảng biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển như dầu khí cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển Vấn đề này sẽ được đề cập

kĩ hơn trong hiện trạng của môi trường biển Việt Nam hiện nay

1.3.2.2 Các yếu tố khí tượng thủy văn (nhiệt độ nước biển, thủy triều, gió, bão…)

 Nhiệt độ của nước biển

Biển Việt Nam là một biển ấm, nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa, thấp nhất là mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) và cao nhất về mùa hè (từ tháng 5 tới tháng 8) Nhiệt độ nước biển tầng mặt thường lớn hơn 200C Tuy nhiên vào mùa đông có sự giảm thấp nhiệt độ tương đối của lớp nước tầng mặt ở vùng biển phía Bắc xuống dưới 200C

 Thủy triều

Trang 21

Thủy triều vùng biển Việt Nam hết sức đa dạng :

 Vùng ben bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hóa có chế độ thủy triều thuộc loại nhật triều thuần nhất

 Vùng ven biển từ Nghệ An đến Cửa Việt có chế độ nhật triều không đều

 Thủy triều ở vùng biển phía nam nước ta khá phức tạp, bao gồm nhiều tính chất thủy triều khác nhau: từ bán nhật triều không đều đến nhật triều với biên độ thay đổi đáng kể

 Ở vùng ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, thủy triều tương tự như thủy triều ở vùng Quy Nhơn

Ở vùng quần đảo Trường Sa, thủy triều ít thay đổi theo không gian Tuy nhiên tại rìa phía đông nam của bán đảo vùng Minh Hải – Cà Mau, độ lớn thủy triều có xu hướng tăng lên Tại vùng biển thềm lục địa từ Bạch Hổ đến Côn Đảo, tính chất nhật triều giảm dần và tính chất bán nhật triều không đều tăng dần khi đến gần bờ biển phía tây và độ lớn thủy triều dạng này cũng tăng

11 đến tháng 3 năm sau Trùng với thời kỳ của gió Gió mùa Tây Nam là mùa mưa Thời kỳ của gió mùa Đông Bắc là mùa khô

 Bão

Theo thống kê hàng năm nước ta trung bình có khoảng 10 cơn bão hoạt động, trong đó có từ 3-4 cơn được hình thành ngay tại biển Đông, số còn lại được hình thành ở Đông Thái Bình Dương vượt qua Philippin hoặc đảo Hải Nam vào biển Đông Khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định hàng năm có từ 3-5 cơn bão mạnh hoạt động và chu kỳ hầu như không thay đổi Bão đổ bộ vào nước ta thường mang theo mưa to, gió lớn, kéo theo mực nước biển dâng cao Nước dâng do bão ở bờ biển nước ta đạt độ lớn từ 3,5-4m Trong khi đó nước dâng do gió mùa chỉ đạt tới độ lớn không quá 0,5m

ở vùng ven bờ Nước dâng do bão gây thiệt hại to lớn về người và tài sản ở vùng ven biển, gây nguy hiểm đối với hoạt động của tàu thuyền

Vùng biển nước ta với các yếu tố khí tượng thủy văn nói trên đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phân tán và phân hủy dầu Các trường nhiễm bẩn dầu đã được hình thành ở các vùng cửa sông, ven

bờ, vùng có tuyến hàng hải quốc tế đi qua, dưới tác động của gió, dòng chảy mạnh, nhiệt độ nước biển cao, dầu và các chất gây ô nhiễm bị phân tán, lan truyền nhanh và rộng, ảnh hưởng tới một vùng diện tích rộng nhưng đồng thời cũng dễ bị phân hủy Càng xa bờ, càng xa nguồn thải, nồng độ

Trang 22

dầu, nồng độ chất ô nhiễm càng giảm Tới khoảng cách hàng chục, hàng trăm km thì hàm lượng dầu

và các chất ô nhiễm khác có thể trở lại bình thường

1.4 Vai trò của biển Đông đối với các hoạt động kinh tế - xã hội

Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng

và của thế giới nói chung Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao Do tầm quan trọng của biển, từ lâu cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh

tế biển cũng như triển khai lực lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay gắt

Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ''Thế kỷ của đại dương'', bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển Riêng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, các nước, nhất là các nước lớn đều có thiên hướng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng biển của mình, vươn ra điều tra, khai thác tài nguyên trên đại dương Do ý nghĩa và vai trò quan trọng của biển nên sự hợp tác quốc

tế về biển cũng không ngừng được mở rộng, bao gồm việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mà tập trung nhất là Công ước biển năm 1982 của Liên Hợp quốc, hình thành các cơ chế, tổ chức hợp tác toàn cầu và khu vực

1.4.1 Vị trí địa kinh tế và địa chính trị của biển Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260 km, trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 27/157 nước có biển trên thế giới (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền/1 km bờ biển, Việt Nam là 100 km2 đất liền/1 km bờ biển)

Biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ xa bờ, gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ; đảo nổi của nước ta có diện tích khoảng 1.700

km2, trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km2 (Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng trên 1.400 hòn đảo chưa có tên

Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông

Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế và chính trị quan trọng như vậy, nên từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong Chiến lược phát triển không chỉ của các nước

Trang 23

xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp ở vùng biển này

Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hoá xuất, nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, đồng thời thu hút cả vùng Tây Nam Trung Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia

1.4.2 Tài nguyên khoáng sản biển

Tài nguyên khoáng sản biển Việt Nam có tiềm năng cao, rất đa dạng như dầu khí, các khoáng sản rắn, vật liệu xây dựng đã được phát hiện rất nhiều ở dải ven biển Tại các vùng nước biển sâu,

xa bờ còn có nhiều tiềm năng chứa hydrat metan (băng cháy) Trong các vùng biển Việt Nam đã biết khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng

Biển và biển ven bờ Việt Nam chứa nhiều sa khoáng như Ti, Zr, Sn và vật liệu xây dựng (cát, cuội, sỏi ) làm vật liệu san lấp Đây là lợi thế so sánh phát triển công nghiệp khai khoáng ven biển của nước ta, đặc biệt phải tính đến tác động của điều kiện Biến đổi khí hậu và nước biển dâng Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản biển nói chung và dầu khí nói riêng thuộc nhóm tài nguyên không tái tạo, nên rất cần xây dựng chính sách, chiến lược quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý để phát triển kinh tế xã hội bền vững

Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi.Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí của ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước.[15]

Ngoài dầu mỏ, biển Việt Nam còn có tiềm năng về khí - điện - đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng và cả thủy nhiệt

1.4.3 Tài nguyên sinh vật

Biển Việt Nam rất giàu và phong phú, đa dạng về các dạng sinh vật, ước tính gồm hơn 12.000 thực vật, trong đó có khoảng 7.000 loài cây thực vật lớn (macrophytes) và 1.400 loài nấm

Về động vật có 273 loài động vật có vú, 638 loài chim (1009 loài nếu tính cả loài phụ), 349 loài động vật lưỡng cư và bò sát, hơn 500 loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển, hàng nghìn loài động vật không xương sống hiện đã được xác định [58]

Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển Vùng biển và đảo Việt Nam còn là nơi cư trú lý tưởng của trên 50 loài chim di cư, trong đó chim yến cho sản lượng khai thác khoảng 4000kg yến sào mỗi năm Hơn 300 loài san hô

Trang 24

cứng được tìm thấy ở vùng biển Việt Nam Ở miền Nam xác định được 277 loài san hô cứng thuộc

72 giống Ở miền Bắc xác định được ít hơn, có 165 loài thuộc 52 giống Khoảng 17 loài san hô thân mềm và 20 loài san hô sừng cũng được tìm thấy ở vùng biển Việt Nam

Biển nước ta chủ yếu là vùng biển nhiệt đới mang tính chất địa phương, có tính chất riêng về nhiều mặt như khí tượng - hải văn, chế độ thủy triều Hiện tượng nổi bật là sự xuất hiện vùng nước trồi - một vùng sinh thái đặc biệt phong phú, đa dạng và là nơi tập trung nhiều loài sinh vật biển Nguồn lợi hải sản của biển nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là vùng xa bờ; cá biển chiếm 95,5%, còn lại là mực, tôm Biển nước ta có trên 2.000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế như : trích, thu, ngừ, bạc má, hồng ; hơn 1.600 loài giáp xác (trong đó có tới 70 loài tôm), hơn 2.500 loài nhuyễn thể; hơn 600 loài rong biển…

 Tài nguyên thực vật

Biển Việt Nam cũng giàu tài nguyên thực vật, nhất là về cỏ biển và rừng ngập mặn Mặc dù chưa được nghiên cứu nhiều, sơ bộ khoảng 14 loài cỏ biển đã được phát hiện trong các vùng ven biển nông của Việt Nam Chúng phát triển rất tốt trong các hồ nước mặn và vịnh, với đa dạng loài tăng dần từ chín loài ở miền Bắc lên 13 loài ở miền Nam Vùng nhiều cỏ biển nhất là Thủy Triều thuộc tỉnh Khánh Hòa, với diện tích khoảng 800 ha Các hòn đảo ngoài khơi như Côn Đảo và Phú Quốc cũng có các vùng có nhiều cỏ với diện tích khoảng 200 đến 300 ha.[36]

Rừng ngập mặn Việt Nam chiếm khoảng gần 150.000 ha dọc theo bờ biển, đặc biệt rừng ngập mặn ở Cà Mau có mức độ đa dạng sinh học cao nhất (32 loài đước chính và 32 loài khác cùng họ), và chúng có tính quần thể sinh học năng suất cao Đa dạng loài tăng dần từ miền Bắc với 34 loài đến miền Nam với 69 loài Vùng biển miền Trung hẹp, sâu ít nhận bồi tích các con sông và luôn bị ảnh hưởng bởi bão lụt nên không phải là nơi rừng ngập mặn phát triển Các vùng rừng ngập mặn và các cửa sông có ý nghĩa sinh thái đặc biệt như là nơi đẻ trứng, ươm giống và bãi thức ăn của rất nhiều loài cá và sinh vật thân mềm có giá trị kinh tế

1.4.4 Tài nguyên cảnh quan biển

Dải ven biển Việt Nam có các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng

Do chịu tác động đan xen của các yếu tố biển và lục địa, đặc biệt là sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ của các quá trình tự nhiên có nguồn gốc biển đã tạo cho dải ven biển có điều kiện tự nhiên và các cấu trúc đơn vị cảnh quan sinh thái đặc biệt phong phú với một hệ thống gồm 5 cấp phân loại cảnh quan là : lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu và loại cảnh quan sinh thái.[60]

Xét theo đặc điểm địa hình, dải ven biển được chia thành 3 lớp cảnh quan sinh thái là núi, đồi

và đồng bằng

Trang 25

Lớp cảnh quan sinh thái núi phân bố thành một dải từ Bắc xuống Nam bao gồm chủ yếu các dãy núi trung bình và thấp với độ cao từ 1600 – 1500m đến 600 – 700m Lớp cảnh quan núi được chia ra làm 2 phụ lớp: phụ lớp cảnh quan núi trung bình và phụ lớp cảnh quan núi thấp

Cũng như lớp núi, lớp cảnh quan sinh thái đồi cũng được phân bố suốt từ Bắc xuống Nam nhưng rải rác hơn, trong đó tập trung chủ yếu ở các khu vực rìa đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Lớp cảnh quan sinh thái đồng bằng bao gồm toàn bộ các đồng bằng ven biển và hầu hết được

sử dụng để canh tác, ngoại trừ các khu vực tiếp giáp với đồi núi còn bỏ hoang Hiện nay lớp cảnh quan sinh thái đồng bằng đã được sử dụng triệt để vào sản xuất nông nghiệp

Các phân vị cơ sở này có ý nghĩa thiết thực nhất, chúng cung cấp những thông tin khoa học quan trọng, đầy đủ và cụ thể nhất về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ, cấu trúc của chúng theo không gian, cũng như chức năng và động lực phát triển của chúng làm cơ sở cho việc đánh giá tổng hợp lãnh thổ phục vụ cho các mục đích sử dụng cụ thể

1.4.5 Tài nguyên địa hình biển

Địa hình ven biển Việt Nam rất đa dạng và phức tạp với gần 40 kiểu địa hình khác nhau thuộc 4 nhóm chính là: [60]

Nhóm kiểu địa hình núi (gồm 11 kiểu): được tách ra khỏi các địa hình khác bởi độ chênh cao

trên 150m Đối với địa hình này cần có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lí, tránh những tác động của quá trình ngoại sinh, đồng thời cần bảo vệ lớp phủ thực vật để bảo vệ lớp phủ thổ nhưỡng

Nhóm kiểu địa hình đồi (gồm 4 kiểu): được tách ra khỏi các địa hình khác bởi độ chênh lệch

cao từ 10 – 150m Tại khu vực phía Bắc điển hình là ven biển Quảng Ninh, còn từ Nam đèo Hải Vân trở vào điển hình là Ninh Thuận, Bình Thuận và Đông Nam Bộ Nhóm địa hình này khá thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê hoặc cây màu…Tuy nhiên cần canh tác hợp lí để tránh gây xói mòn, thoái hóa đất và các quá trình mương xói nhất là với dạng đồi bát úp

Nhóm địa hình đồng bằng (có 16 kiểu): gồm 2 phụ nhóm là đồng bằng tích tụ trên các trũng

tân kiến tạo và đồng bằng tích tụ, tích tụ - bóc mòn trên rìa miền nâng Đối với đồng bằng trên các trũng vòng tân kiến tạo là đồng bằng delta lớn, rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp, trước hết là lúa và cây công nghiệp ngắn ngày Nhưng trong quá trình khai thác cần

đề phòng bị tái nhiễm mặn

Nhóm địa hình bãi biển và bờ (gồm 6 kiểu): chịu tác động trực tiếp của biển thông qua dao

động của mực thủy triều được xếp vào nhóm địa hình bãi, bị ngập nước lúc triều lên và phơi

Trang 26

ra lúc triều rút Nhóm địa hình này có khả năng nuôi trồng thủy hải sản và xây dựng các cơ

sở du lịch – nghỉ dưỡng, song cần chú ý đến vấn đề cấp nước ngọt

1.4.6 Tài nguyên khí hậu biển

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động đan xen của nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, hoàn lưu gió mùa, sự tương tác biển – lục địa, điều kiện địa hình, đặc điểm đường bờ biển…vùng ven biển Việt Nam có khí hậu đặc sắc của chế độ khí hậu miền duyên hải với sự phân hóa rõ nét của chế độ nhiệt và chế độ mưa ẩm [60]

 Chế độ nhiệt: bị phân hóa mạnh theo không gian và thời gian do trải dài trên nhiều vĩ độ

Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 230C - 240C ở phía Bắc và khoảng từ 260C - 270C ở phía Nam

Về mùa đông do hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ không khí hạ thấp một cách rõ rệt làm cho nền nhiệt ở ven biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ giảm đáng kể Tại đây hàng năm có 3 tháng lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 180C) Về mùa hè, do cơ chế hoạt động của gió mùa mùa hè tương đối đồng nhất nên nhiệt độ trung bình các tháng hè khác nhau không nhiều

 Chế độ gió: Ven biển Việt Nam chịu ảnh hưởng đồng thời của gió mùa Đông Bắc về mùa

đông (chủ yếu từ Móng Cái đến Hải Vân) và gió mùa Tây Nam về mùa hè (chủ yếu từ Đà Nẵng trở vào) Mùa gió Đông Bắc thường bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau; mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8 Các tháng 4 và tháng 9 được xem là chuyển tiếp giữa các mùa gió

Về tốc độ gió so với nhiều khu vực khác trong nội địa, tốc độ gió ở ven biển thường cao hơn hẳn, trung bình khoảng 2m/s, nhiều nơi đạt tới 4m/s Đặc biệt ở những khu vực có áp thấp nhiệt đới hoạt động, tốc độ gió rất cao có thể đạt từ 45-50m/s hoặc trên 50m/s

 Chế độ mưa: trên lãnh thổ Việt Nam có hai tâm mưa lớn là Sapa và Bạch Mã – Bà Nà, trong

đó tâm mưa Bạch Mã – Bà Nà thuộc dải ven biển là lớn nhất với tổng lượng mưa trung bình là trên 3.200 mm/năm; lớn nhất có thể đạt tới 5.185 mm/năm (tại Bà Nà – Đà Nẵng) Các khu vực ven biển khác có lượng mưa rất thay đổi, trong khoảng từ 800 đến 3000mm/năm

Cơ chế mưa ở ven biển rất đa dạng Mùa mưa bắt đầu muộn nhất là ở ven biển Trung Bộ và sớm dần về hai phía Bắc và Nam Đặc biệt mưa muộn nhất là ở Thừa Thiên Huế dẫn đến tình trạng mùa khô trùng vào mùa hè nắng nóng và mùa mưa trùng vào mùa lạnh Đây là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán trong mùa hè và mưa lớn dài ngày trên diện rộng gây lũ lụt trong mùa đông, đồng thời có không khí lạnh và nhiễu động nhiệt đới cận xích đạo

1.4.7 Tài nguyên du lịch biển

Ngoài ra, nước ta còn có rất nhiều lợi thế về du lịch biển Với nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như Vũng Tàu,

Trang 27

Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh có đủ các điều kiện và khả năng để trở thành những tụ điểm về du lịch biển Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch Phần lục địa với các hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đẹp của hàng chục bãi tắm tốt, cùng với mặt nước, đáy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn thủy hữu tình Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc tổ chức du lịch biển quanh năm, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào Các thảm thực vật phong phú, các nguồn nước khoáng, các loại động vật quý hiếm, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao, chữa bệnh Trong các năm

1993 - 1997, khách du lịch nội địa tăng từ 2,5 triệu lên 8,5 triệu lượt; từ sau năm 2002 đến nay, mỗi năm thu hút trên 10 triệu lượt khách nội địa và khoảng 4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có 50 - 60% khách du lịch biển

1.4.8 Giao thông vận tải biển

Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như của thế giới, giữ một vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh bờ Biển Đông Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malắcca để đi đến

Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Ba-si có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin, Inđônêxia, Xinhgapo đến Ôxtrâylia và Niu Di Lân Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới

Hệ thống cảng của nước ta gồm cảng biển và cảng sông với khoảng trên 126 cảng lớn nhỏ (2006); những cảng lớn chủ yếu nằm ở ranh giới châu thổ thuỷ triều và châu thổ bồi tụ, nên tàu ra vào cảng phải đi theo luồng lạch và phụ thuộc vào mức nước thuỷ triều Ven biển miền Trung có nhiều vũng, vịnh nước rất sâu, có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển, trong đó có các cảng trung chuyển container tầm cỡ quốc tế; đồng thời cũng rất thuận lợi để xây dựng các cơ sở đóng tàu quy mô lớn, cũng như xây dựng đội thương thuyền đủ mạnh để buôn bán trên thế giới Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển vươn tới các vùng sâu trong nội địa, đến các tuyến đường xuyên Á cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua mọi miền của Tổ quốc và ra nước ngoài, đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia, góp phần thúc đẩy cực tăng trưởng mới về kinh tế trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc

1.5 Thực trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam

1.5.1 Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền

Trang 28

 Ô nhiễm ở vùng ven biển

Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt Các chất rắn lơ lửng như Si, NO3,

NH4 và PO4 ở mức đáng lo ngại Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ - nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản - cũng bị ô nhiễm

Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng an-đrin và en-đrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép Các chất an-đrin, en-đrin, đi-e-đrin, đặc biệt là an-đrin và en-đrin có ở hầu hết các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg

Ða dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm

rõ rệt Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14 - 11,83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất tại Trà Cổ (1,54 mg/kg)

Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Thủy triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở Nam Trung Bộ Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối Thiệt hại gây ra do thủy triều đỏ rất lớn Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8-16 loài vi tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/lít Hiện tượng thủy triều đỏ cũng xảy ra ở vùng biển Bình Thuận đã tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển

 Ô nhiễm từ đất liền

Theo số liệu thống kê năm 2009 cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ các chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ

Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác từ các khu dân cư tập trung; từ các khu công nghiệp và đô thị; từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và từ các vùng sản xuất nông nghiệp Đến năm 2010, dự tính lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/1 ngày, nitơ tổng số

26 - 52 tấn/ngày và tổng amonia 15 - 30 tấn/ ngày

Ở cửa sông Hồng hàm lượng đồng, kẽm, asen, DDT, và thuốc trừ sâu 666 đều vượt quá mức cho phép Hàm lượng Lindane cao hơn mức cho phép tới 10 lần và DDT cao hơn mức cho phép tới

6 lần Đồng bằng sông Hàn, theo số liệu kiểm tra ở Vịnh Đà Nẵng, được đánh giá là tương đối sạch

Trang 29

sẽ, mặc dù mức thải dinh dưỡng gần ở mức tới hạn Ở vùng cửa sông Cửu Long, các chất gây ô nhiễm khó xử lý gồm dầu và kẽm đều vượt quá mức cho phép Nói chung, mức dầu ở các cửa sông đều quá cao, không cho phép canh tác hải sản ở những vùng này

Tại một số địa phương, thậm chí rác thải sinh hoạt cũng không được thu gom và xử lý triệt

để, do vậy, một lượng lớn rác thải sinh hoạt bị đổ ra biển Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước về môi trường vẫn còn nhiều thiếu sót và yếu kém

1.5.2 Ô nhiễm từ hoạt động hàng hải

Ngành kinh tế Hàng hải gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: khai thác cảng biển, kinh doanh vận tải biển, đóng mới và sửa chữa tàu biển, phá dỡ tàu cũ, dịch vụ cung ứng hàng hải, hoạt động logistics,… Ngoài những lợi ích kinh tế to lớn do ngành mang lại, hoạt động hàng hải đồng thời cũng góp phần đáng kể gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường biển Các hoạt động này thải vào nguồn tiếp nhận (biển) lượng chất thải đáng kể, đa dạng về loại hình, chủng loại và mức độ nguy hại

 Hoạt động của các cảng biển

Mặc dù hàng năm các cảng biển đem về nguồn lợi lớn cho kinh tế nước ta, tuy nhiên vấn đề

ô nhiễm tại đây lại đang diễn ra theo chiều hướng xấu Mỗi năm tàu thuyền đến các bến cảng Việt Nam tăng cả về số lượng và kích cỡ, theo đó hàng hoá thông qua hệ thống cảng gia tăng đáng kể Thống kê của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) thì hàng năm các tàu biển nạp vào và thải ra nước dằn tàu khoảng 10 tỷ tấn Trong số đó chỉ được xử lý làm sạch khoảng 60% (chủ yếu các nước tiên tiến), còn lại không xử lý mà để biển "tự lo"

Các tàu Việt Nam trên mặt biển của mình thường ngại xử lý vì tốn kém Theo ước tính của IMO, trong quá trình thải, nạp nước dằn có hơn 3.000 loài sinh vật khác nhau được vận chuyển từ vùng biển này sang vùng biển khác trên thế giới và theo đó là những vi trùng, vi khuẩn, nhiễm thể nhỏ, bào xác, ấu trùng nhiễm bệnh theo tàu vào các nước đang phát triển hoặc kém phát triển Việt Nam ta cũng nằm trong nhóm các nước này

Hiện nay, hệ thống cảng biển của nước ta đã có trên 126 bến cảng lớn nhỏ và 266 cầu cảng Tổng chiều dài cầu cảng các loại đạt khoảng 35.439 m (tính đến năm 2006), tiếp nhận lượng tàu ra vào các cảng biển tăng lên (từ 41.725 lượt tàu năm 2001 lên 62.291 lượt tàu năm 2006), lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng lên (từ khoảng 91,9 triệu tấn năm 2001 lên 154,5 triệu tấn năm 2006) [16]

Trong thời gian ngắn nước ta đã xây dựng thêm nhiều bến cảng Nhìn chung không gian phát tiển cảng thường xây dựng ở những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm và có giá trị Hậu quả là hầu hết các hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến sinh thái và môi trường tự nhiên như mất các nơi sinh cư, ô nhiễm nước, không khí, và đất xung quanh khu vực cảng Khi xây dựng cảng Cái Lân

Trang 30

(Quảng Ninh) đã nạo vét luồng cảng chạm qua vịnh Hạ Long, nạo vét đã tác động xấu tới hệ sinh thái đáy biển Việc mở rộng cảng cùng với các công trình khu vực cảng làm cho 359ha rừng ngập mặn và 47ha bãi biển, hàng chục ha cỏ biển bị phá huỷ

Tràn dầu ở khu vực cảng là một hiện tượng thường xuyên đe doạ môi trường cảng Cụ thể như cảng Hải Phòng, từ năm 1994-1996 có tới 22 vụ tràn dầu Mặt khác lượng dầu cặn từ các tàu sau một hành trình thường có từ 5-10m3, mỗi năm cảng Hải Phòng có tới 1500 lượt tàu cặp bến đã thải xuống biển hàng nghìn m3 dầu cặn Mỗi khi giao nhận hàng các tàu bốc xếp xong đã thải xuống biển tất cả những tạp chất phế thải của hàng hoá, phế thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên, cùng với biết bao dịch vụ khác, ấy là chưa kể hàng trăm tấn thép và nguyên liệu phế thải được nhập từ nước ngoài qua cảng vào nội địa tiếp tay phá hoại môi trường cảng Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nên hàm lượng ô xy trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9mg/lvào mùa khô và 0,16-6,1mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu ôxy rất cao, cần tới 13,6-31mg/l Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần

Về môi trường nước, các cảng đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424mg/l; cảng Đà Nẵng 33-167mg/l Nổi cộm nhất là ô nhiễm dầu Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3mg/l (TCVN5943-1995), cảng Hải Phòng 0,42mg/l; cảng Cái Lân 0,6mg/l; cảng Vũng Tàu 0,52mg/l; cảng Việtsô Pêtrô 7,57mg/l

Về môi trường trầm tích biển, nồng độ dầu trung bình ở các khu vực cảng phía Bắc và phía Nam khá cao (vượt 0,221mg/g - 0,223mg/g) Thấp nhất là các cảng miền Trung cũng ở mức 0,095mg/g Đặc biệt, nồng độ dầu trong môi trường nước của tất cả các cảng đều vượt quá giới hạn cho phép - 0,03mg/l (TCVN 5943:1995) Ví như khu vực cảng Hải Phòng trung bình là 0,42mg/l, cảng Cái Lân và Cửa Lò đều là 0,6mg/l, cảng Vũng Tàu 0,52mg/l và cảng VietsoPetro đến 7,57mg/l Nồng độ dầu có trong môi trường nước cao không tránh khỏi ngấm sâu vào đất và trầm tích biển qua một thời gian dài tồn tại

Chưa kể, hàm lượng trung bình của các kim loại nặng trong đất và trầm tích trong các khu vực cảng đều có xu hướng tăng kể từ năm 1999 Vì vậy, khả năng ô nhiễm thuỷ ngân và Cadimi vừa cao, vừa lan rộng nhanh Một số cảng phía Nam đang trong tình trạng báo động mức độ vượt giới hạn của thuỷ ngân (cảng Nha Trang vượt 1,1 lần, cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần)

Về ô nhiễm không khí, do hoạt động bốc xếp hàng hoá, sữa chữa, phá dỡ tàu, xây dựng các công trình và giao thông đã làm các cảng ô nhiễm bụi với hàm lượng rất cao, đều vượt chuẩn cho phép 200mg/m3 ( TCVN 5937-2005) Cảng Hải Phòng 400mg/m3, cảng Đà Nẵng 900-7400mg/m3, cảng Bà Rịa-Vũng Tàu 2000-3000mg/m3

Trang 31

 Dịch vụ hàng hải

Dịch vụ hàng hải như đại lý tàu biển, bốc xếp hàng hóa tại cảng, lai dắt tàu biển, đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa, kho hàng và dịch vụ xử lý chất thải cũng đã không ngừng phát triển Chưa

kể hàng trăm loại dịch vụ tại cảng, nhiều tấn rác thải sinh hoạt chỉ một phần rất nhỏ được thu gom

xử lý trong đất liền, còn lại đều tống ra biển

Chất thải rắn từ hoạt động hàng hải : được chia thành 2 loại nhưng cũng rất đa dạng, phức tạp

và có khối lượng lớn Chất thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của nhân viên, công nhân tại cảng, nhà máy, thủy thủ đoàn Loại này có thành phần chính là bao gói thực phẩm, nước uống (giấy, túi nilon, vỏ đồ hộp nhựa hoặc kim loại), các chất thải hữu cơ thực phẩm Chất thải công nghiệp hàng hải từ nhà máy đóng- sửa chữa tàu biển, cảng biển, kho bãi gồm vật liệu thải, phế liệu, chất thải rắn nguy hại, cặn rắn dính dầu, hạt mài chứa bã sơn, cặn sơn, hóa chất hàng hóa thải, Theo thống kê của Công ty TNHH Hyundai- Vinashin, năm 2008 và 9 tháng đầu năm 2009 tại đây đã thanh thải

238 tấn rác thải sinh hoạt, 7.220 tấn rác thải công nghiệp, 4.493 tấn chất thải nguy hại

 Giao thông vận tải biển

Vận tải biển là một lợi thế lớn về kinh tế, đang phát triển đáng kể, nhờ vào ưu thế vượt trội của nó so với các loại hình vận tải khác Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển quốc gia với tổng trọng tải là 2.322.703 DWT (gấp 2 lần số lượng tàu và 2,3 lần về trọng tải so với 1997, bình quân tăng 6,4% về số lượng và 11% về trọng tải/năm)(2007) Tuy nhiên vận tải biển cũng gây ra những tác động xấu đến môi trường biển hiện nay Từ việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông, nạo vét luồng lạch, dẫn đến phá hoại sinh thái vùng cửa sông, ven biển ngập mặn, vùng đất chua phèn, tạo nên một sự đảo lộn, cùng với việc đổ phế thải dầu, mỡ

Các nguồn gây ô nhiễm biển trong lĩnh vực vận tải biển hiện nay rất đa dạng và phức tạp, ô nhiễm do dầu (từ dầu sử dụng làm nhiên liệu, bôi trơn, thủy lực cho bản thân tàu, cho đến dầu hàng

do tàu vận chuyển); ô nhiễm do hóa chất lỏng chở xô trên tàu; ô nhiễm do các loại hàng nguy hiểm như chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc vận chuyển bằng tàu; ô nhiễm do rác thải, ước thải, không khí (chất làm suy giảm tầng ozon, ô xít lưu huỳnh, ô xít ni tơ, ô xít các bon, hơi của hợp chất hữu cơ vận chuyển trên tàu, việc đốt các loại chất thải trên tàu); ô nhiễm do sơn chống hà sử dụng cho thân tàu; ô nhiễm do các vật liệu độc hại dùng để đóng tàu (amiăng, kim loại nặng, hóa chất); ô nhiễm do sự di chuyển của loài thủy sinh vật thông qua nước dằn tàu; các bệnh truyền qua con đường hàng hải; ô nhiễm do hoạt động cắt phá tàu cũ…

 Ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu

Một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nữa là tràn dầu Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn trong những năm gần đây đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu Sản lượng khai thác

Trang 32

dầu thô toàn thế giới khoảng 3 tỷ tấn 1 năm và nửa số đó được vận chuyển bằng đường biển (Pavlo, 2003).[36]

Trong một tài liệu thống kê của thế giới, sự tràn dầu trên biển thường do: Từ hoạt động tàu thuyền chiếm 33%, từ chất chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển chiếm 37%; từ các tai nạn,

sự cố giao thông thuỷ chiếm 12%; dầu từ khí quyển chiếm 9%; dầu rò rỉ từ lòng đất chiếm 7%; dầu

từ các hoạt động khai thác thăm dò dầu, khí chiếm 2% [36] Hậu quả là một lượng dầu rất lớn bị rò

rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, do sự

cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu Lịch sử thế giới đã ghi nhận hàng trăm vụ ô nhiễm dầu trên biển

Từ khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng) đến khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP.HCM)

và cả vịnh Vân Phong (Khánh Hoà), đất và trầm tích đều bị nhiễm bẩn dầu cùng một số kim loại nặng Nếu nhìn chiều sâu, sự cố tràn dầu không chỉ gây nhiễm bẩn đất và trầm tích biển mà còn tác động tiêu cực đến đời sống an sinh Vụ tai nạn của tàu chở dầu Formosa One ngày 7/9/2001, ở vịnh Ghềnh Rái là ví dụ điển hình Hậu quả, 900m3 dầu tràn ra vùng biển Vũng Tàu, bờ biển phủ đầy bùn lẫn dầu

Ô nhiễm dầu đã và đang gây sức ép, tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái biển Các chuyên gia đánh giá, nồng độ dầu trong nước đạt 0,1mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du; ảnh hưởng lớn đến con non và ấu trùng của các sinh vật đáy; dầu bám vào cơ thể hoặc sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước làm giảm giá trị sử dụng Đối với chim biển, dầu thấm ướt lông chim, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và chức năng nổi trên mặt nước Nhiễm dầu, chim di chuyển khó khăn, phải di chuyển chỗ ở, thậm chí bị chết Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim

Cá - nguồn lợi lớn nhất của biển được đánh giá là loài chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố dầu tràn: Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước; dầu bám vào cá làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu; dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị ung, thối Ô nhiễm dầu cũng làm biến đổi cân bằng oxy, gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái (HST), cản trở hoạt động kinh tế ở vùng ven biển

Bảng 1.4 Thống kê các vụ tai nạn hàng hải tại biển Việt Nam từ 1997 – 2001

Năm Số vụ tai

nạn

Ghi chú

1997 87

1998 84 Đâm va: 24; va quệt: 18; mắc cạn, đụng đá ngầm:18; thủng vỏ tàu: 5

1999 117 Đâm va: 35; va quệt: 19, mắc cạn, đụng đá ngầm:17; thủng vỏ tàu: 6;

nổ:1; tràn dầu: 2

2000 120 Đâm va: 49; va quệt: 16, mắc cạn, đụng đá ngầm:12; thủng vỏ tàu: 8;

cháy: 1

Trang 33

6 tháng đầu

2001

51 Đâm va: 20; va quệt: 6; mắc cạn, đụng đá ngầm:11

Nguồn: báo cáo của Ban an toàn hàng hải, Cục hàng hải Việt Nam

Ở Việt Nam, theo thống kê của Cục Môi trường, Bộ TN&MT, năm 1989 đã có sự cố tràn dầu

ở Quy Nhơn Giai đoạn 1995-2002 có tới 40 sự cố tràn dầu ước tính trên 100 nghìn tấn, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, trong đó số vụ xác định rõ nguyên nhân, chủ phương tiện phải bồi thường chỉ có 14

vụ, với giá trị nhỏ nhoi (5,501 triệu USD và 886,5 triệu đồng) Ở một cảng biển cụ thể như Hải Phòng, từ năm 1994 đến nay đã xảy ra 30 vụ tràn dầu Các vụ tràn dầu theo thời gian càng về những năm sau số dầu bị tràn ra mặt biển ngày càng tăng lên Năm 1992 khối lượng dầu tràn là 7380 tấn, thì năm 1995 là 10020 tấn, và năm 2000 là 17650 tấn Trong đó nguồn từ đất liền tràn ra chiếm từ 35-50%, nguồn từ các tàu chở dầu chiếm 30-40%

Ngoài các vụ ô nhiễm dầu xác định được nguồn gốc, biển Việt Nam còn bị tác động của ô nhiễm dầu chưa rõ nguồn gốc Các ô nhiễm này được hiểu như là sự hiện diện của các sản phẩm ô nhiễm do dầu và các sản phẩm dầu dưới hai dạng :

 Thấy được bằng mắt thường như các mảng, vệt, váng dầu, các tảng, cục dầu ngậm nước trôi nổi ở vùng nước sát bờ hoặc dưới dạng các tảng, cục dầu ngậm nước đã bị phong hóa ở các mức độ khác nhau nằm trên bờ, bãi

 Không thấy được bằng mắt thường: dạng hòa tan trong nước hoặc lắng đọng cùng trầm tích, khi hàm lượng đã vượt quá giới hạn cho phép trong tiêu chuẩn nước biển ven bờ TCVN 5943-1995

Ô nhiễm dầu chưa rõ nguồn gốc được phát hiện trong phạm vi cả nước nhưng thường tập trung ở những nơi có đầu mối giao thông Nguồn gốc của loại hình ô nhiễm này có thể từ các vụ tràn dầu nhỏ không rõ nguồn gốc, từ các vụ cố thải dầu cặn, dầu nhớt không bị phát hiện từ tàu thuyền, trong khu vực cảng, từ các thiết bị, công trình hoạt động trên biển hoặc từ các mỏ dầu Việc xác định nguồn gốc, xuất xứ của các loại ô nhiễm này khó khăn vì ảnh hưởng của nắng, gió và nước biển Ví dụ như từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2007 đã có 20 tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam

bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm dầu (ÔND) ngoài biển Đông chưa rõ nguyên nhân, tổng số dầu gom được tại các địa phương đã lên tới 1.721 tấn

Từ những phân tích trên cho thấy môi trường biển Việt Nam đang suy thoái, ô nhiễm bởi chất thải, dầu, chất hữu cơ kể cả trong nước, không khí, đất khả năng kiểm soát và quản lý của Việt Nam còn hạn chế đối với những khối lượng chất thải gây ô nhiễm ngày càng tăng của sự phát triển đô thị, của các cơ sở công nghiệp vùng ven biển, sản xuất nông nghiệp và hoạt động tàu thuyền Mức độ ảnh hưởng nói chung vẫn được nhận biết theo cảm tính, chưa có nhiều số liệu cụ thể

Trang 34

Bảng 1.5 Thống kê các vụ tràn dầu chính trên biển Việt Nam từ 1997 – 2001

Nguồn: Bảo vệ môi trường biển vấn đề và giải pháp, 2004

gian

Lượng dầu tràn

Tràn dầu tàu dầu M.VRAS-KOV tại khu vực

cảng dầu B12, thành phố Hạ Long

2-12-1997

Phạm vi ô nhiễm rộng khoảng 1.500 m2

3.000 USD

Tàu Promex Cita Cabuan (Malaixia) tràn dầu

cách đảo L ý Sơn (Quảng Ngãi) 3km

4-12-1997

230 tấn dầu DO và

FO

Ô nhiễm bờ biển

Mộ Đức, Đức Phổ, Sa Huỳnh khoảng 25-30 km

Đang đòi bồi thường

Tàu dầu đụng vào xáng cạp cát làm tràn dầu

tế dân cư

Tàu dầu của Nhật Bản Thuần 01 đụng xà lan

dầu Hiệp Hòa 2 làm tràn dầu trên sông Nhà

Tàu Viva Ocean (Panama) chở 5000 tấn phân

urê bị tai nạn tại vùng biển Bãi Trước (Vũng

N-Ảnh hưởng du lịch, tài nguyên hải sản Bãi Trước (Vũng Tàu)

50.900 USD

Đứt ống mềm nối từ giàn khai thác đến tàu

chứa dầu thô Ba Vì có sức chứa 150.000 tấn

(Vietsovpetro)

11-6-1999

2,4 m3 dầu thô

3-7-1999

1,2 m3 dầu thô

Đề nghị phạt Vietsovpetro 50.000.000 đồng

Sự cố cháy nổ tại khoang mũi tàu chứa dầu

thô Ba Vì

8-5-2001

dầu trong khi tiến vào vị trí neo đậu tại Gành

Rái (Vũng Tàu) đã đâm vào tàu Petrolimex

01 của công ty Vitaco (TP.HCM) chứa

Trang 35

1.5.3 Ô nhiễm môi trường biển do hoạt động du lịch biển

Rác tràn ngập - đó là thực trạng hiện nay tại nhiều môi trường thiên nhiên của chúng ta, từ dòng sông, dòng suối, kênh rạch cho đến bãi biển, làng chài du lịch Các vùng biển Bình Định, Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu, ở nhiều khu vực, nước thải của các khu dân cư, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch thường không qua xử lý, thải trực tiếp xuống biển, gây ô nhiễm hữu cơ nước biển ven bờ Chẳng hạn tại Nha Trang, thống kê của Ban quản lý vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ xuống biển; nhà vệ sinh trên các tàu du lịch được thải thẳng xuống biển; tàu thuyền du lịch, phương tiện vui chơi giải trí tấp nập khiến nước biển ven bờ bị ô nhiễm dầu Tình trạng này cũng xảy ra ở một số vùng biển Phan Thiết,

Bà Rịa - Vũng Tàu Giám sát môi trường gần đây ở Long Hải, Hồ Cốc, Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu của Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho thấy, chất lượng nước biển ở các bãi biển này đều có dấu hiệu ô nhiễm Đặc biệt là ô nhiễm từ việc du khách và người dân buôn bán xả rác bừa bãi

Quá trình khai thác du lịch biển thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến biển Việt Nam, khiến biển đang bị đục hóa Vùng biển phía Bắc (từ Cửa Lục đến Cửa Lò), hàm lượng bùn đã vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ; bãi tắm Đồ Sơn, Cát Bà hàm lượng bùn từ 20g/m3 lên 340g/m3 làm cho nước đục và ô nhiễm gây chết các rạn san hô Ở Cà Mau, hàm lượng bùn cũng vượt quá giới hạn Tại Hạ Long, từ năm 2004, các khu vực ven bờ vịnh đã có những biểu hiện ô nhiễm cục bộ do lượng chất rắn lơ lửng tăng, trong khi lượng oxy hòa tan giảm; nitrơrit và vi khuẩn gây bệnh Coliform ở Lán Bè, Vựng Đâng và cảng than ven bờ nam Cầu Trắng đã gây độ đục vượt quá mức cho phép Thống kê của Ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết, hiện tại khu vực Hạ Long - Cẩm Phả có 21 dự án lấn biển và 17 dự án đổ bùn thải (bùn từ việc nạo vét cảng sông được phép đổ xuống biển)

Như vậy, vấn đề ô nhiễm do du lịch gây ra trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến môi trường biển, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng du lịch của Việt Nam, gây cho du khách sự phản cảm khi nghĩ đến du lịch biển

1.5.4 Ô nhiễm môi trường biển do hoạt động khai thác tài nguyên biển

Trang 36

tăng từ 40.000 tấn lên 16.500.000 tấn Các nguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và

sự cố tràn dầu

Quan trắc chất lượng nước ở các khu công nghiệp dầu khí miền Nam Việt Nam được thực hiện tại sáu trạm chính Người ta đánh giá rằng lượng dầu thất thoát từ các giàn khoan vào biển là

270 tấn năm 1995 và 550 tấn năm 2000 Từ năm 1990 đến 1995 đã có 12 vụ tràn dầu (từ 2-3 m3 đến

15 m3 ) được ghi nhận Từ năm 1995 đến 2000 đã có 91.497 tấn từ 31 vụ tràn dầu xảy ra ở biển Việt Nam Khai thác dầu khí ở Việt Nam đứng hàng thứ tư Đông Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Philippine, đứng thứ 44 trong danh sách các nước sản xuất dầu lửa trên thế giới

Hiện dầu thô được khai thác tại các dàn khoan Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông Bên cạnh đó, khí đốt cũng được khai thác ở một số dàn khoan như Bạch Hổ, Thăng Long Tuy nhiên, song song với các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí tăng lên thì các sự cố gây ô nhiễm dầu cũng ngày một nhiều lên

 Khai thác các khoáng sản khác

Hiện trạng thực tiễn khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản nói chung và vùng ven biển, biển và hải đảo nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều tác động bất lợi về môi trường trên diện rộng và ảnh hưởng đến kinh tế, an ninh, ổn định xã hội

Giấy phép khai thác khoáng sản trên toàn Việt Nam đã gia tăng đột biến gần 3.500 giấy phép trong ba năm gần đây Tại Hà Tĩnh, tình trạng khai thác cát trắng đã thực hiện gần 20 năm nay nhưng vẫn chưa có quy hoạch, thực tế cát đã sắp hết Các địa phương ven biển khác như Bình Định

và các tỉnh miền Trung khác khai thác inmenit cũng đang rất bất cập, nếu không được điều chỉnh sớm sẽ để lại tác động rất xấu tới kinh tế- xã hội- môi trường Hiện nay tốc độ khai thác các mỏ sa khoáng inmenit ven biển rất cao Hầu như các mỏ lớn đều được khai thác và chế biến, chủ yếu là tuyển Tian và Ziacon sạch để xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu, ngành công nghiệp trong nước vẫn chưa sử dụng nhiều Không ít mỏ khi khai thác và sau khi khai thác xong không chú trọng đến vấn

đề môi trường nên gây ra những tác động xấu như ô nhiễm nguồn nước, nhiễm độc phóng xạ, sạt lở ven biển…

Cát san lấp gần đây ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ đã được tiến hành thăm dò, khai thác và xuất khẩu Nhiều nhà khoa học quan tâm và tỏ ra băn khoăn vì sợ chưa tính toán kỹ vì khai thác cát

ở vùng biển nước nông có thể làm thiếu hụt trầm tích và làm gia tăng nạn sạt lở bờ biển vốn đã nghiêm trọng hiện nay Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động của việc khai thác cát tới môi trường thực sự nghiêm túc

Chủ yếu các khoáng sản khai thác ven biển xuất khẩu thô giá thành rất thấp, mà nếu qua chế biến giá sẽ gia tăng từ 10 đến 80 lần Trữ lượng than đồng bằng ven biển cũng chỉ còn khai thác trong vòng 30 năm nữa, dầu khí trên thềm lục địa còn khoảng 20 năm nữa Vì vậy Nhà nước và các

Trang 37

ban ngành có liên quan cần sớm quan tâm đến chính sách nghiên cứu quản lý tài nguyên khoáng sản biển phục vụ cho sự phát triển bền vững và dành tài nguyên cho thế hệ mai sau

1.5.5 Ô nhiễm môi trường biển do thiên tai

Các thảm họa thiên nhiên như bão, mưa lũ, ngập lụt ven biển có thể phá hủy cơ học do làm gẫy, nát san hô ở vùng rạn nông Bão còn gây ra bùn hóa do đa số các rạn san hô ở vịnh Bắc Bộ đều nằm ở vùng đáy nông, phía ngoài có nhiều bùn; bão to gây sóng lớn làm quấy đục, đưa bùn phủ lên rạn

Thêm vào đó, bão thường kèm mưa to làm nhạt độ muối ven bờ Các tác động này đôi khi còn nguy hiểm hơn những phá huỷ cơ học, nó ngăn cản ánh sáng vào trong nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo cộng sinh, phá vỡ cân bằng ngay trong rạn san hô Sau bão, bùn cát phủ bên ngoài tập đoàn san hô gây chết trực tiếp Hậu quả của các tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu gây

ra rất rõ ràng, trong đó có tác động gây ra khủng hoảng sinh thái và đa dạng sinh học biển - nguồn tài nguyên quý giá của đất nước

Dự báo hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh lên vùng ven biển của hai đồng bằng lớn (sông Cửu Long và sông Hồng), dải ven biển và các đảo nhỏ Mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn dễ bị tổn thương ở Cà Mau, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Ðịnh Mực nước biển dâng cùng với cường

độ của bão sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của các rạn san hô và các loài sinh vật cộng cư trong đó

Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào các vùng đất thấp ven biển, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt của nhiều vùng ven biển Khoảng 36 khu bảo tồn, trong đó có tám vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ

bị ngập

Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển, là lá chắn sóng chống xói mòn

bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hóa chất nông nghiệp từ cửa sông đổ vào Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm

Trang 38

Chương 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN

CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HCM

2.1 Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tp Hồ Chí Minh

2.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038’ vĩ độ bắc và

106022’ – 106054’ kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây Nó có thể chia thành 4 tiểu vùng địa hình:

 Dạng đất gò cao lượn sóng, độ cao thay đổi từ 4 đến 32m, trong đó từ 4 - 10m chiếm khoảng 19% tổng diện tích Phần cao trên 10m chiếm khoảng 11%, phân bố phần lớn ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh

 Dạng đất bằng thấp, độ cao xấp xỉ 2 đến 4m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn

và Nam Bình Chánh chiếm khoảng 15% diện tích

 Dạng trũng thấp, đầm lầy phía Tây Nam, độ cao phổ biến từ 1 đến 2m, phân bố dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ kéo dài từ các huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè, Bưng Sáu Xã của Thủ Đức và Bắc Cần Giờ, ước tính chiếm khoảng 34% diện tích

 Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển, độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1m, nhiều nơi dưới 0m, đa số chịu ảnh hưởng của thủy triều hàng ngày, ước tính chiếm khoảng 21% diện tích

Trang 39

Ngoài các dạng nói trên là hệ thống sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài 7.955 km Tổng diện tích mặt nước ước chiếm khoảng 16% tổng diện tích TP Mật độ dòng chảy trung bình 3,80 km/km2 Như vậy, phần diện tích thấp, trũng, có độ cao dưới 2 m và mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên, lại nằm ở vùng cửa sông với nhiều công trình điều tiết lớn ở thượng nguồn nên nguy

cơ ngập, úng rất lớn

2.1.2.2 Khí hậu

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh

ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TP.HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

Bảng 2.1 Khí hậu bình quân của TP.HCM

Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình cao

°C (°F)

32 (90)

33 (91)

Trung bình thấp

°C (°F)

21 (70)

22 (72)

Lượng mưa mm

(inch)

14 (0.6)

(0.5)

42 (1.7)

220 (8.7)

331 (13)

313 (12.3)

267 (10.5)

334 (13.1)

m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính : ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km,

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn TP.HCM

Trang 40

lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn

Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như

ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn

2.1.2.4 Chế độ thủy triều, nguồn nước và xâm nhập mặn:

 Chế độ thủy triều:

Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành

Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7 Phân tích biên độ dao động thủy triều tại các trạm: Bến Lức, Gò Dầu Hạ (trên sông Vàm Cỏ Đông), các trạm Nhà Bè, Phú An, Thủ Dầu Một (trên sông Sài Gòn) cho thấy biên độ dao động triều dọc sông Sài Gòn thay đổi và giảm dần từ cửa sông đến Dầu Tiếng và biên

độ dao động triều trên sông Vàm Cỏ Đông nhỏ hơn trên sông Sài Gòn rất nhiều

Với chế độ dòng triều như vậy cho nên hầu như ảnh hưởng và sự trao đổi dòng chảy giữa hai sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông rất yếu và đó cũng là nguyên nhân tạo ra các giáp nước trên sông Bến Lức và kênh Thầy Cai Đặc điểm này cũng đã được nghiên cứu kỹ khi lập các phương án tiêu nước cho dự án Hóc Môn - Bắc Bình Chánh, có nghĩa là hướng tiêu có hiệu quả và tốt nhất là

ở các vùng dọc sông Sài Gòn và theo hướng rạch Cây Khô, sông Cần Giuộc là những nơi có biên

độ triều lớn, khả năng tiêu thoát cao

 Xâm nhập mặn:

Quá trình xâm nhập mặn trên các sông Đồng Nai - Sài Gòn liên tục được cải thiện nhờ sự vận hành và khai thác các bậc thang ở thượng nguồn điều tiết dòng chảy và tăng lượng xả trong các tháng mùa khô lên gấp 4 - 5 lần dòng chảy tự nhiên, đặc biệt là trong các tháng 3, 4, 5 Có thể tóm tắt diễn biến mặn trên các sông như sau:

Trên sông Đồng Nai: trước khi có hồ chứa Trị An mặn 4‰ lên đến Long Đại đôi khi lên tới Long Sơn, từ năm 1989 đến nay bị đẩy xuống tận Cát Lái nhưng các tháng 3, 4 độ mặn vẫn chưa

Ngày đăng: 22/03/2013, 14:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Đầu tư và xây dựng tại TP.HCM - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.3. Đầu tư và xây dựng tại TP.HCM (Trang 45)
BẢNG  2.6.  THƯƠNG MẠI - DU LỊCH - GIÁ CẢ - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
2.6. THƯƠNG MẠI - DU LỊCH - GIÁ CẢ (Trang 48)
Bảng 2.7. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu  (Đơn vị tính: %) - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.7. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (Đơn vị tính: %) (Trang 49)
Bảng 2.8. Giá trị nông nghiệp của TP.HCM giai đoạn 2001 - 2007 - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.8. Giá trị nông nghiệp của TP.HCM giai đoạn 2001 - 2007 (Trang 50)
Bảng 2.11. Dân số - lao động  - xã hội - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.11. Dân số - lao động - xã hội (Trang 53)
Hình 2. Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2. Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh (Trang 58)
Bảng 2.15. Dự báo khối lượng rác thải thời kỳ 1996-2010 - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.15. Dự báo khối lượng rác thải thời kỳ 1996-2010 (Trang 59)
Bảng 2.18. Danh sách các KCN-KCX tại TP.HCM (2010) - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.18. Danh sách các KCN-KCX tại TP.HCM (2010) (Trang 63)
Hình 3. Lược đồ thể hiện khối lượng chất thải ở các bệnh  viện trong vùng KTTĐPN - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3. Lược đồ thể hiện khối lượng chất thải ở các bệnh viện trong vùng KTTĐPN (Trang 65)
Bảng 2.20. Ô nhiễm nước một số kênh rạch ở TP.HCM (1/2002) - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.20. Ô nhiễm nước một số kênh rạch ở TP.HCM (1/2002) (Trang 68)
Bảng 2.21. Tổng lượng chất ô nhiễm tại trạm Nhà Bè Chất ô - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.21. Tổng lượng chất ô nhiễm tại trạm Nhà Bè Chất ô (Trang 70)
Hình 4 : Lược đồ các tỉnh, Thành phố trong lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4 Lược đồ các tỉnh, Thành phố trong lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn (Trang 71)
BẢNG 2.23. Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực   hệ thống sông Đồng Nai - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
BẢNG 2.23. Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Trang 73)
Bảng 2.24. Lượng nước thải từ các khu công nghiệp tại TP.HCM  Khu công - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.24. Lượng nước thải từ các khu công nghiệp tại TP.HCM Khu công (Trang 74)
BẢNG 2.25. Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX trong VKTTĐPN theo ranh giới lưu  vực sông - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
BẢNG 2.25. Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX trong VKTTĐPN theo ranh giới lưu vực sông (Trang 75)
Bảng 2.30. Lượng nước thải sinh hoạt tại một số tỉnh ven biển Nam Bộ, 1997  Thành phố/ - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.30. Lượng nước thải sinh hoạt tại một số tỉnh ven biển Nam Bộ, 1997 Thành phố/ (Trang 97)
Hình 8: Lược đồ thể hiện tình hình xâm nhập mặn tại các quận, huyện của TP.HCM vào  mùa khô - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Hình 8 Lược đồ thể hiện tình hình xâm nhập mặn tại các quận, huyện của TP.HCM vào mùa khô (Trang 99)
Bảng 2.33. Chất lượng nước ngầm ở một số điểm của TP.HCM  Địa điểm  Độ - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.33. Chất lượng nước ngầm ở một số điểm của TP.HCM Địa điểm Độ (Trang 101)
Hình 9. Đồ thị lưu lượng theo thời gian và lưu lượng tức thời nhỏ nhất - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Hình 9. Đồ thị lưu lượng theo thời gian và lưu lượng tức thời nhỏ nhất (Trang 104)
Bảng 3.1. Các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.1. Các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia (Trang 120)
BẢNG 2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các ngành công nghiệp - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
BẢNG 2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các ngành công nghiệp (Trang 147)
BẢNG 4. Dân số trung bình chia theo quận huyện - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
BẢNG 4. Dân số trung bình chia theo quận huyện (Trang 156)
BẢNG 5. Mực nước thấp nhất sông sài gòn (Trạm Phú An) (m) - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
BẢNG 5. Mực nước thấp nhất sông sài gòn (Trạm Phú An) (m) (Trang 162)
Bảng 8.  Dự báo giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2010  2010  Tốc độ tăng trưởng BQ - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 8. Dự báo giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2010 2010 Tốc độ tăng trưởng BQ (Trang 172)
Bảng 9. Định hướng phát triển xuất khẩu đến năm 2010  Đơn vị tính: % - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 9. Định hướng phát triển xuất khẩu đến năm 2010 Đơn vị tính: % (Trang 173)
BẢNG 11. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
BẢNG 11. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (Trang 174)
Bảng 12. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của TP.HCM giai đoạn 2000 – 2002 - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 12. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của TP.HCM giai đoạn 2000 – 2002 (Trang 175)
Hình ảnh rác tràn ngập ở bãi biển 30/4 – huyện Cần Giờ - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
nh ảnh rác tràn ngập ở bãi biển 30/4 – huyện Cần Giờ (Trang 177)
Hình ảnh khu vực Cảng Sài Gòn bị ô nhiễm do hoạt động của tàu thuyền - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
nh ảnh khu vực Cảng Sài Gòn bị ô nhiễm do hoạt động của tàu thuyền (Trang 178)
Hình ảnh Rừng ngập mặn Cần Giờ - Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
nh ảnh Rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 179)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w