MỤC LỤC
Năm 1981, Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển (Joint Group of Expert on the Scientific Aspects of Marine Pollution – GESAMP) đưa ra định nghĩa đầu tiên về ô nhiễm môi trường biển (Marine pollution) là “Việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển (bao gồm cả các cửa sông), gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, điều 1, khoản 4 đã đưa ra một định nghĩa có phần mở rộng hơn: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm các cửa sông, khi đó việc gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”[37]. Trờn thế giới, ngoài một số công ước liên quan đến việc quản lý và ngăn chặn ô nhiễm biển từ các hoạt động vận tải biển như: Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu biển gây ra (Marpol 73/78), Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do thải chất thải và vấn đề khác (London Dumping 1972), Công ước về sẵn sàng hợp tác và ứng cứu ô nhiễm dầu (OPRC 1990), Công ước liên quan đến việc can thiệp trong trường hợp bất cẩn gây ô nhiễm dầu (Intervention 1969) và một số công ước khác, còn có rất nhiều nước quy định pháp lý xử lý ô nhiễm biển vô cùng chặt chẽ.
Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển vươn tới các vùng sâu trong nội địa, đến các tuyến đường xuyên Á cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua mọi miền của Tổ quốc và ra nước ngoài, đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia, góp phần thúc đẩy cực tăng trưởng mới về kinh tế trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Theo số liệu thống kê năm 2009 cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ các chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất..trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ. Theo điều tra của sở KHCN&MT TP.HCM, hiện có 10 hoạt động công nghiệp chính phát sinh chất thải nguy hại (CTNH) tại thành phố bao gồm ngành công nghiệp luyện kim và xi mạ, trạm biến điện, tồn trữ dầu và khí đốt, nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu, sản xuất thuốc trừ sâu, sản xuất giấy và bột giấy, công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất giày dép, công nghiệp thuộc da, công nghiệp điện tử, hoá chất, sản xuất.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề phát triển khu đô thị lấn biển Cần Giờ : Theo TS Lê Trình, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam : “Tác dụng của các bãi bồi Cần Giờ, như bãi bồi ở mũi Đồng Tranh, vừa có tác dụng ngăn sóng, cản trở xói mòn bờ biển, vừa có giá trị to lớn trong việc phân hủy theo cơ chế sinh hóa các chất thải từ thành phố, khu công nghiệp, các sông thải ra.
- Trước mắt, tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, xây dựng đội tàu mạnh, phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển, tạo điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho những người dân hoạt động trên biển, đảo, người dân sinh sống ở những vùng bị thiên tai, đồng thời xây dựng các cơ sở bảo vệ môi trường biển. - Việc xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương số 09-NQ/TW (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn TP HCM đến năm 2020 là một vấn đề lớn, khá mới mẻ và cần gắn với nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng thành phố đến năm 2025 và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển không gian đô thị gắn với vùng kinh tế trọng điểm. - Chương trình nêu bật nội dung kinh tế biển của thành phố như Cảng biển, Cảng hàng hóa và du lịch, hệ thống ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ Cảng, thực trạng kinh tế biển của thành phố, quan điểm đánh giá; nhận định khả năng phát triển kinh tế biển của thành phố trong tương lai…trên cơ sở đó đề ra mục tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2020 và những công việc cần tập trung cho những năm trước mắt.
- Chương trình cần xác định nội dung và lộ trình triển khai quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế biển như công tác di dời và sắp xếp lại hệ thống cảng trên địa bàn thành phố, kế hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bố trí lại địa bàn dân cư huyện Cần Giờ, Nhà Bè cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ an ninh quốc phòng và chuẩn bị nguồn nhân lực để đảm bảo lộ trình thực hiện được khả thi…. - Ngoài ra Chương tỡnh cũng cần đề ra cỏc vấn đề cần tiếp tục nghiờn cứu làm rừ như lấn biển, đội hình lực lượng tàu đánh bắt xa bờ, kết hợp khai thác với chế biến, những chính sách cần kiến nghị với Trung ương…để “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW khóa X về chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020” khả thi và phục vụ thiết thực cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của TP. Xây dựng các chương trình, đề tài điều tra nghiên cứu khoa học về bảo vệ nguồn nước và các vấn đề môi trường liên quan: Sử dụng hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn, phát triển bền vững khu vực, bảo vệ vùng sinh thái đầu nguồn và hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng cửa sông và ven biển;.
Xây dựng một "Bộ hồ sơ lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn" chứa đựng đầy đủ các thông tin và cơ sở dữ liệu liên quan đến hiện trạng tài nguyên môi trường nước và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực có liên quan đến việc khai thác sử dụng nước và gây tác động hoặc tiềm ẩn tác động đến chất lượng môi trường nước của lưu vực. Bộ hồ sơ này sẽ là một công cụ giúp ích cho việc quy hoạch phát triển hoặc điều chỉnh các quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với các mục tiêu bảo vệ môi trường, đồng thời cũng là công cụ để xây dựng chiến lược khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn. Hệ thống được đề xuất nhằm thực hiện một số mục tiêu chính sau: Phát hiện kịp thời các vết dầu loang trên biển Việt Nam và biển Đông; Phân loại các vết dầu và dự báo khả năng gây ô nhiễm; Thông báo đến các cơ quan liên quan qua hệ thống mạng máy tính, các phương tiện thông tin liên lạc khác như fax, thư điện tử, điện thoại.
Đối với các nhà quản lí và nghiên cứu về môi trường: đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ công tác hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường, công nghệ sạch, thân thiện môi trường, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình bảo vệ môi trường tiên tiến; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; có chính sách khuyến khích, khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ môi trường; xử phạt kịp thời, nghiêm minh, đủ mức răn đe mọi hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.