- Vận chuyển Luân chuyển
BIỂU ĐỒ 2.1 3: TÌNH HÌNH NUƠI TƠM SÚ CỦA HUYỆN CẦN GIỜ 2000
]
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Diện tích (ha) 2.773 3.779 4.076 4.648 4.954 5.315 Sản lượng (tấn) 579 2.700 3.200 5.421 6.200 6.670 Giá trị (ngàn đồng) 43.425 202.500 240.000 406.575 465.000 500.250
(Nguồn: Phịng kinh tế huyện Cần Giờ)
Bảng 2.29. Số hộ và diện tích nuơi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số hộ nuơi thủy sản (hộ) 4.800 6.910 9.351 7.622 Diện tích mặt nước nuơi (ha) 2.596 3.068 4.585 5.742
Diện tích mặt biển nuơi (ha) 2.853 2.842 3.101 2.600
(Nguồn: số liệu thống kê kinh tế xã hội Tp.HCM)
Ngồi ra, nơng dân cịn khai thác nước mặn để sản xuất diêm nghiệp tập trung chủ yếu tại huyện Cần Giờ. Năm 2005 sử dụng diện tích 1.220 ha nước mặn thu được sản lượng 60.000 – 70.000 tấn muối và sản phẩm sau muối.
Từ những hoạt động nơng – lâm nghiệp kể trên cĩ thể thấy mơi trường nước đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động nơng nghiệp của nơng dân TP.HCM. Vì vậy, khi xảy ra những hoạt động tràn dầu hoặc đắm tàu thì tác động thật khĩ lường. Cĩ thể đưa ra ví dụ như tại xã
BIỂU ĐỒ 2.13 : TÌNH HÌNH NUƠI TƠM SÚ CỦA HUYỆN CẦN GIỜ 2000 - 2005 CẦN GIỜ 2000 - 2005 2773 3779 4076 4648 4954 5315 6670 579 2700 3200 5421 6200 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 (năm) diện tích (ha) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 sản lượng (tấn)
Thạnh An (huyện Cần Giờ, TPHCM) cĩ 839 hộ với 2.123 ha diện tích nuơi trồng thủy hải sản tại xã bị ảnh hưởng do nước thải của nhà máy bột ngọt Vedan gây ra. Năm 2009, Hội Nơng dân huyện Cần Giờ đã thống kê lại mức độ thiệt hại của người dân trên lưu vực sơng Thị Vải bị ơ nhiễm mơi trường do Cơng ty Vedan Việt Nam gây ra. Tổng thiệt hại ước tính 107 tỷ đồng. Số liệu thống kê thiệt hại của người dân Cần Giờ dựa trên những tiêu chí của Tổng cục Mơi trường.
Năm 2007, Cần Giờ cĩ tổng diện tích 634ha nuơi nghêu trên mặt biển nhưng khoảng từ tháng 7-2007, số nghêu chết hàng loạt lên đến 500ha, tính sơ bộ thiệt hại lên đến 200 tỷ đồng. Theo những người nuơi nghêu thì hàng năm nghêu bị chết khoảng 20% -30% vào những dịp giao mùa tháng 3-4 và tháng 9-10, hoặc chết do ơ nhiễm mơi trường nước biển. Nhưng cũng chỉ chết nghêu thịt chứ khơng chết nghêu nhỏ. Năm 2007, nghêu lớn cũng như nghêu nhỏ “thi nhau” chết sạch và đây là một hiện tượng kỳ lạ nhất từ trước tới nay. Ban đầu, hàng loạt con nghêu nổi lên khỏi mặt cát, há miệng ra chết. Và từ đĩ, nghêu chết từ sân này lây lan sang các sân khác, vùng này lây lan sang vùng khác. Nguyên nhân chính là do trong dịp tháng 3 đến tháng 4-2007 xảy ra sự cố tràn dầu ở nhiều địa phương như Vũng Tàu, Bến Tre, Cần Giờ, vì vậy dầu bị thấm xuống đất, làm cho nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho người nuơi nghêu ở Cần Giờ.
Tại Tp. Hồ Chí Minh chưa cĩ những thống kê cụ thể về sự ảnh hưởng của ơ nhiễm dầu tác động đến hệ sinh thái ven biển. Nhưng những tác động của dầu đến hệ sinh thái ven biển cĩ thể thấy rõ nhất ở huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) – nơi giáp biển của thành phố. Các hệ sinh thái ven bờ bị nhiễm dầu thường chết hàng loạt như cá, nghêu, vẹm…sau mỗi vụ đắm tàu chở dầu hay va chạm giữa các tàu chở dầu trên các hệ thống sơng, kênh, rạch vào cảng Sài Gịn.
2.4.2. Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội
2.4.2.1. Chất lượng sống của người dân
Nguồn nước mặt bị ơ nhiễm
Thành phố Hồ Chí Minh cĩ 2 nguồn nước chính là nước mặt và nước dưới đất, nước mặt cĩ thể kể đến nước của các dịng mặt sau:
* Sơng Sài Gịn: Lưu vực của sơng khoảng 4.500 km2, lưu lượng của sơng Sài Gịn phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa trên lưu vực sơng và các cơng trình thủy lợi vùng thượng nguồn. Lưu lượng dịng chảy từ 28,31 (tháng 7) đến 58,85 m3/s (tháng 10).
* Sơng Đồng Nai: Lưu vực của sơng khoảng 15.000 km2 (14.979 km2), lưu lượng của sơng là 542 m3/s (đo tại Trị An).
* Các sơng, suối khác: Nước của các con sơng lớn như sơng Nhà Bè, Lịng Tàu, Sồi Rạp và hệ thống kênh rạch 7.880 km với diện tích mặt nước 33.500 ha.
Theo báo cáo mới nhất của Sở KHCN & MT thành phố trung bình mỗi ngày sơng Đồng Nai và Sài Gịn phải hứng chịu trên 852.000 m3 lượng ơ nhiễm từ nước thải sinh hoạt với hàm lượng DO thấp và COD quá cao (tiêu chuẩn này để ước tính nồng độ hữu cơ trong nước). Ngồi ra cịn cĩ một khối lượng lớn nước thải kỹ nghệ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất cũng được chuyển tải thẳng vào nguồn nước khơng qua xử lý. Một vài con số sau đây cho thấy mức độ trầm trọng của vùng này. Vào mùa khơ năm 1995, nồng độ DO trên sơng Sài gịn đã giảm xuống dưới 3,0 mg/L. Mùa khơ năm 1999, lần đầu tiên tại Bến Than, thượng nguồn sơng Đồng nai đã cĩ chỉ số ơ nhiễm hữu cơ và chung quanh lưu vực Biên Hịa, nhiều nơi chỉ số DO xuống cịn 2,3 mg/L. Và cũng tại Bến Than, độ mặn đo được vào đầu tháng 2/1999 là 400 mg/L. Cũng cần phải nĩi thêm là lượng nitrogen và phosphor trong nước đã làm tăng lượng rong tảo, và điều này đã làm tắc nghẽn hệ thống lọc trong quá trình xử lý ở nhà máy Thủ Đức nhiều lần trong năm 2002 .
Lưu lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày đổ vào lưu vực sơng Sài gịn dự tính cho năm 2020 là 1,6 triệu m3. Do đĩ, chất rắn lơ lửng (TSS), hợp chất hữu cơ, nitrogen, phosphor, vi khuẩn, dầu mỡ, kim loại nặng, thậm chí PCBs và nhiều hĩa chất bảo vệ thực vật sẽ ngày càng tích tụ nhiều hơn trong lịng sơng, và dịng nước sẽ khơng cịn đủ lưu lượng và thời gian để tự “rửa” những dơ bẩn do ơ nhiễm gây nên.
Bảng 2.30. Lượng nước thải sinh hoạt tại một số tỉnh ven biển Nam Bộ, 1997 Thành phố/
khu vực
Tỉnh Nguồn tiếp nhận
Dân số Lượng nước thải (m3/ngày) Thành Phố Hồ Chí Minh Sơng Sài Gịn 4.795.000 497.500 Thị Xã Thủ Dầu Một
Bình Dương Sơng Sài Gịn 122.000 12.200 Khu đơ thị
Thuận An
Bình Dương Sơng Sài Gịn 60.236 6.024
Thành phố Biên Hịa
Đồng Nai Sơng Đồng Nai 388.315 38.832 Thị xã Bà Rịa Bà Rịa – Vũng Tàu Nước ven bờ 76.820 7.682 Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu Nước ven bờ 167.529 16.753 Tổng 5.609.900 560.990 Nguồn: Phùng Chí Sỹ và những người khác
Trong khi Tiêu chuẩn Việt Nam khơng cho phép dầu cĩ trong nguồn nước thơ chế biến thành nước sinh hoạt thì hàng triệu người dân TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai hàng ngày vẫn phải sử dụng nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước bị nhiễm dầu trên 2 con sơng Đồng Nai và Sài Gịn. Sử
dụng nguồn nước cĩ hàm lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật cĩ thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, tiểu đường, gan, tim mạch.
Chi cục Bảo vệ mơi trường TP HCM cơng bố: từ 2003 đến nay, các chỉ số ơ nhiễm nước sơng Sài Gịn đều tăng hàng năm. Tại 5 trạm quan trắc của chi cục, chỉ số coliform đều khơng đạt chuẩn, hàm lượng mangan (Mn) trong nước năm 2007 tăng gấp 3 lần năm 2003. Hàm lượng Mn từ năm 2003 đến 5/2008 đã tăng gấp 4 lần. Đây là một độc tố nếu thường xuyên tiếp xúc sẽ làm giảm sự phát triển trí tuệ của trẻ. Cịn nồng độ sắt (Fe) trong nước đã vượt tiêu chuẩn cho phép (theo Tiêu chuẩn Việt Nam) từ 1 - 1,5 lần.
Trong 6 năm qua, sơng Sài Gịn đã nhiều lần cĩ dấu hiệu bất thường. Tháng 12/2002, ơ nhiễm chất hữu cơ dẫn đến cá chết hàng loạt trên sơng. Tháng 3/2005, nước sơng nhiễm mặn nên Nhà máy Nước Tân Hiệp phải ngưng hoạt động nhiều ngày, dẫn đến thiếu nước nhiều nơi trong TP HCM.
Tháng 9/2005, nước sơng tiếp tục bị nhiễm bẩn, đục và cĩ màu. Tháng 5/2006, nước máy cũng bị nhiễm bẩn với kết quả thu được là đường ống dẫn nước hỏng do nước sơng bị ơ nhiễm Mn và Fe. Tháng 9/2007, nguồn nước lại ơ nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ơ nhiễm vi sinh. Tháng 3/2008, sơng Sài Gịn lại tiếp tục nhiễm bẩn…
Trong các yếu tố ơ nhiễm nước sơng Sài Gịn thì theo giám đốc nhà máy nước Tân Hiệp, lo lắng nhất là nồng độ amoniac trong nước tăng cao và nguy cơ nhiễm mặn rất lớn. Trước đây, amoniac chỉ tăng theo mùa hay triều, nay nĩ thay đổi từng giờ, chẳng biết khi nào nồng độ đạt mức cho phép, lúc nào tăng quá cao để điều chỉnh thời gian lấy nước thơ trên sơng. Nếu nước nhiễm mặn quá cao thì nhà máy nước khơng thể lấy nước để lọc được, buộc phải đĩng cửa.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam: Chỉ mươi, mười lăm năm nữa, nếu mức nước biển tăng cao đúng theo dự báo, hồ Dầu Tiếng trên thượng nguồn sơng khơng thể cung cấp 40.000 m3 nước/s để rửa mặn thì nước sơng sẽ nhiễm mặn kéo dài từ hạ nguồn cho đến Củ Chi; tức là sẽ khơng cịn nhà máy nước nào cĩ thể hoạt động trong mùa khơ.
Nguồn nước ngầm bị ơ nhiễm
Khơng cĩ nước cung cấp theo mạng cấp nước, rất nhiều người dân thành phố đã phải tính đến việc sử dụng nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Mơi trường TPHCM, chất lượng nguồn nước ngầm cũng cĩ nhiều vấn đề đáng lo.
Đơn vị : ‰
Hình 8: Lược đồ thể hiện tình hình xâm nhập mặn tại các quận, huyện của TP.HCM vào mùa khơ
Người thực hiện: Vũ Thị Bắc
Theo tài liệu quan trắc mực nước của tầng chứa nước Pleistocen và Plioxen cho thấy mực nước nhiều khu vực giảm đáng lo ngại nhất là tầng chứa nước Pliocen. Sự hạ thấp mực nước xảy ra theo hướng khơng hồi phục đối với 2 tầng chứa nước Pliocen trên và Pliocen dưới (xem bảng 2.34).
Bảng 2.31. Mực nước tầng Pliocen tại TP.HCM
STT Vị trí Mực nước trung bình năm (m)
2000 2001 2002 2003
1 Quận 12 -7.60 -10.65 -12.95 -14.83
2 Q. Phú Nhuận -11.63 -13.81 -16.42 -19.15
3 Quận 11 -15.46 -18.43 -21.20 -21.78
4 Bình Chánh -8.30 -9.61 -10.78 -13.57
Nguồn: Sở Tài nguyên và Mơi trường thành phố (2003)
Nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được khai thác để phục vụ cho đời sống và sản xuất của người dân từ những năm đầu thế kỷ 20. Hiện cĩ trên 100.000 giếng khoan với tổng lưu lượng khai thác 615.242,1 m3/ngày; trong đĩ 347.980m3 (chiếm 56,61%) được dùng cho mục đích sản xuất, số cịn lại được dùng cho sinh hoạt. Tổng số giếng và lưu lượng khai thác tập trung ở tầng chứa nước pleistocen và tầng pliocen muộn. Cĩ thể thấy lưu lượng khai thác tại các tầng nước qua bảng sau:
Bảng 2.32. Lưu lượng khai thác tại các tâng chứa nước dưới đất
Tầng chứa nước Lưu lượng khai thác (m3/ngày)
Tầng chứa nước Holocen 116
Tầng chứa nước Pleistocen 284.654,4
Tầng chứa nước Pliocen muộn 323.309,6
Tầng chứa nước Pliocen sớm 2.960
Nguồn: Sở Tài nguyên và Mơi trường thành phố(2003)
Số giếng khai thác nước dưới đất tập trung chủ yếu vào hai tầng chứa nước chính: tầng pleistocen và tầng pliocen muộn. Mật độ giếng khai thác ở tầng pleistocen tập trung vào các quận: quận 3,10,11, Gị Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Mật độ cao nhất là quận Phú Nhuận (869,6 giếng/km2), nhỏ nhất là quận 7 (0,4 giếng/km2) và các huyện khơng khai thác huyện Cần Giờ và Nhà Bè. Mật độ giếng khai thác ở tầng liocen muộn tập trung vào các quận, huyện: quận 6,11, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Chánh. Mật độ cao nhất là quận Thủ Đức (55,3 giếng/km2), nhỏ nhất là quận 1 (0,1 giếng/km2) và các quận huyện khơng khai thác là quận 3 và huyện Cần Giờ.
Nếu tính số giếng khai thác trên 1000 người tại tầng pleistocen và tầng pliocen muộn cho thấy: cĩ 19,9 giếng/1000 người nếu tính chung cho tồn thành phố. Số giếng trên 1000 người từ cao đến thấp như sau: huyện Bình Chánh: 80,19 giếng/1000 người, quận Tân Bình: 56 giếng/1000 người, Gị Vấp: 53,66 giếng/1000 người, quận 12: 33,76 giếng/1000 người, huyện Hĩc Mơn: 32,47 giếng/1000 người, quận Phú Nhuận: 22,79 giếng/1000 người, quận Thủ Đức: 20,92 giếng/1000 người, huyện Củ Chi: 19,63 giếng/1000 người; các quận huyện cịn lại cĩ mật độgiếng khai thác thay đổi từ 0,08 đến 9,55 giếng/1000 người.
Trong số giếng bị hư hỏng (khơng khai thác được do giếng hư, do chất lượng quá xấu) là 2359 giếng chiếm 2,48 tổng số giếng đã điều tra.Tổng lưu lượng khai thác nước dưới đất theo khu vực quận, huyện từ hai tầng chứa nước chính là: 522.900,1m3/ ngày chiếm 99,7% tổng lưu lượng khai thác nước trên tồn thành phố. Quận cĩ lưu lượng khai thác nhiều nhất là Quận Tân Bình, quận cĩ lưu lượng khai thác nhỏ nhất là Quận 4 (570m3/ngày).
Hiện nay trong 3 tầng nước ngầm thì tầng 2 là tầng đang cĩ chất lượng suy giảm, đặc biệt là vùng lộ của tầng chứa nước này. Một số nơi như Gị Vấp, quận 12, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, quận 9, 10, 11 cĩ hàm lượng chất nitơ cao. Đáng chú ý là quận Gị Vấp đã cĩ hàm lượng nitrat (nồng độ NO3 từ 10-50mg/l) vượt quá tiêu chuẩn nước uống. Ơ nhiễm do sắt (nồng độ Fe lớn hơn 0,3mg/l) chủ yếu ở các huyện Nhà Bè, Củ Chi và đáng chú ý là ở Bình Thạnh(theo bảng 2.33). Các vùng bị axit hĩa nhiều (khơng đạt tiêu chuẩn nếu pH<6,5) hầu như cĩ ở tất cả các quận, huyện của TP.HCM. Tầng chứa nước Pleistocen thường cĩ pH thấp, đã bị nhiễm bẩn cục bộ mà chủ yếu là các hợp chất nitơ và vi sinh. Thường các khu vực nhiễm bẩn ứng với khu vực đang khai thác tập trung đối với tầng này và các khu vực phát triển cơng nghiệp. Các quận bị xâm nhập mặn (nồng độ Cl- cao hơn 250mg/l, khơng đạt tiêu chuẩn nước uống) bao gồm tồn bộ huyện Cần Giờ, các xã phía nam huyện Nhà Bè, quận Bình Thạnh…
Bảng 2.33. Chất lượng nước ngầm ở một số điểm của TP.HCM Địa điểm Độ sâu Quận pH TDS mg/l Fe2+ mg/l Cl- mg/l NO3- mg/l NH4+ mg/l Coli- form 116/33/29B Tơ Hiến Thành 80 Q10 4,94 43 0,17 - 1,04 - 500 Phan Xích Long 40 Phú Nhuận 4,74 75 0,03 40 96 - 0 Phường 8 40 Tân Bình 4,90 248 2,68 26 0 1,47 - Áp 3, Phước Kiểng 190 Nhà Bè 5,45 737 41,5 413 4,12 - - Cơng ty 160 Củ chi 5,62 275 11,9 - 3,12 1,15 -
Vạn Thành 332/86
Nguyễn Thái sơn
5 Gị vấp 4,84 120 0,31 44 76,2 - - 3/6 Lê Văn Thọ - Gị vấp 3,90 - 0,08 57 52,5 - - 3/6 Lê Văn Thọ - Gị vấp 3,90 - 0,08 57 52,5 - - 543 Phan Văn Trị - Gị vấp 4,20 - 0,03 39 19,5 1,27 - Đường 26/3 - Gị vấp 3,87 232 0,08 - 86,8 - - 169/72/200B Ngơ Tất Tố - Bình Thạnh 5,73 1072 166,6 625 0,75 1,26 - Nguồn: [47]
Trung tâm Y tế Dự phịng TP.HCM đã lấy mẫu nước giếng ở 107 hộ dân tại 6 quận, huyện ngoại thành (TP.HCM) xét nghiệm, phát hiện cĩ đến 52% mẫu bị nhiễm vi sinh với nồng độ rất cao. Cơ quan nơng nghiệp và y tế TP.HCM cho biết: Kiểm tra 107 mẫu nước tại 107 gia đình thuộc các quận, huyện: 9, Nhà Bè, Bình Chánh, Hĩc Mơn, Củ Chi,Thủ Đức, cơ quan chức năng xác định chất lượng nước tại các khu vực như xã Phong Phú (Bình Chánh); Hiệp Phước, Long Thới, Phước Kiểng (Nhà Bè) đều bị nhiễm vi sinh (E.coli, Coliform, Coliform faecal) với nồng độ rất cao (từ 2.100 – 28.000 MPN/100 ml), trong khi theo quy định của Bộ Y tế thì các thành phần vi sinh nĩi trên khơng được phép tồn tại trong nước sinh hoạt. Đặc biệt, mẫu nước bị nhiễm vi sinh ở 2 huyện Bình Chánh và Nhà Bè lên đến 95%. Theo tiêu chuẩn, nước uống khơng được nhiễm vi sinh nhưng qua kiểm tra, đã phát hiện cĩ mẫu nước giếng vi sinh lên đến 3.700 con/100 mml. Với mức độ ơ nhiễm trên, nếu