1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người mông ở thôn cát cát, xã san xả hồ, huyện sa pa, tỉnh lào cai

30 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Vì vậy, chuyên đề Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung đề cập đến cây lanh với tư cách là một

Trang 1

DẪN LUẬN

Nằm cách Thị trấn Sa Pa 1,5 km theo hướng Tây Nam trên trục đường

Sa Pa – Sín Chải, Cát Cát là 1 trong 4 thôn của xã San Xả Hồ Phía Đônggiáp thôn Ý Lình Hồ 1, phía Tây giáp trục đường Sa Pa – Sín Chải, phíaNam giáp thôn Sín Chải và dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Bắc giáp Thị trấn

Sa Pa Tổng diện tích tự nhiên toàn thôn ≈ 1,447 ha Dân số tính đến ngày18/12/2008 là 545 người Trong đó, người Mông có 511 người, chiếm93,76%1 Đây là một bản văn hoá du lịch dân tộc Mông hấp dẫn du kháchtrong và ngoài nước

Người Mông nơi đây cho đến nay vẫn còn duy trì được nghề dệt từ

nguồn nguyên liệu bằng vỏ cây Cây ấy gọi theo tiếng Mông là Chaoz

mangx mà chúng ta vẫn gọi là Cây lanh Đây là một vấn đề lý thú không chỉ

đối với du khách tham quan thôn Cát Cát mà còn là một vấn đề được nhiềunhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm

Vì vậy, chuyên đề Cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai sẽ

tập trung đề cập đến cây lanh với tư cách là một trong những loại cây đãtừng gắn bó với lịch sử văn minh nhân loại Nhưng quan trọng nhất là sự gắn

bó của nó với đồng bào Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa,tỉnh Lào Cai Chuyên đề nằm trong đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống,thuộc dự án Bảo tồn thôn truyền thống dân tộc Mông ở thôn Cát Cát, xã San

Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Chuyên đề được thực hiện bằng cácphương pháp dân tộc học truyền thống, lấy tư liệu điền dã tại thực địa làmnguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu

1 Ban chỉ đạo Tổng Điều tra dân số và nhà ở Trung ương Bảng kê số nhà, số hộ, số người Do UBND xã San Xả

Hồ thực hiện tháng 12 năm 2008.

Trang 2

1 TÊN GỌI, ĐẶC ĐIỂM, NGUỒN GỐC XUẤT XỨ CỦA CÂYLANH

1.1 Tên gọi

Nguồn nguyên liệu chính trong nghề dệt của người Mông ở Cát Cát làloại cây được các nhà thực vật học Việt Nam gọi là cây “gai dầu” Tên gọinày được dùng để phân biệt với cây gai thông thường mọc phổ biến ở vùngđồng bằng và một số nơi ở miền núi phía Bắc nước ta Nhưng trong quá trìnhgiao lưu văn hoá giữa người Việt và người Mông lại xuất hiện từ “lanh” đểchỉ loại cây này

Trên thực tế, cây lanh có tên khoa học là Brevimulticaulis hoặcLunumusitatissimum, thuộc loại cây công nghiệp ôn đới ngắn ngày, họ lanh(linaceae) Đây là loại cây không có ở Việt Nam mà chỉ được trồng chủ yếu

ở các nước có khí hậu ôn đới Còn cây gai dầu có tên khoa học là CananbisSativa L.Subsp, Sativa là loại cây thuộc họ gai dầu (Cannbaceae) Cả hai loạicây này đều là loại cây thảo dùng để lấy sợi và lấy dầu với những đặc điểmkhá giống nhau nhưng chúng khác nhau ở đặc điểm cơ bản về chiều cao.Trong khi cây gai dầu có chiều cao từ 1 – 3 m thì cây lanh chỉ cao từ 0,75 –1,2 m Ngoài ra, sợi lấy từ vỏ cây gai dầu chắc và bền hơn so với sợi lấy từ

vỏ cây lanh rất nhiều

Tuy nhiên, do từ “lanh” lâu nay đã ăn sâu vào tiềm thức không chỉ củangười Mông mà còn của các dân tộc khác ở đất nước ta khi nhắc tới hay nghĩtới loài cây này nên trong chuyên đề này, chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ

“lanh” để chỉ đối tượng nghiên cứu.

1.2 Đặc điểm

Cây lanh hay còn gọi là cây lanh mèo (từ đây gọi chung là cây lanh) làloại cây thảo, cao 1 – 3 m, có thân vuông, suốt dọc thân có rãnh, bề mặt thâncây phủ lông mềm, sù sì, lá có cuống, thường mọc so le, có phiến chia đếntận gốc thành 5 – 7 lá chét hẹp hình ngọn giáo, đầu nhọn, hai cạnh lá có răngcưa Hoa đơn tính khác gốc Hoa được xếp thành hình xim kép ở nách vàngọn, các hoa cái xếp thành hình xim hay xim có nách những lá bắc dạng lá.Hạt không có nội nhũ, chứa nhiều tinh dầu

Nghiên cứu các đặc điểm và thành phần của cây lanh, các ngành khoahọc ứng dụng trên thế giới đã cho thấy cây lanh có rất nhiều tác dụng có thể

áp dụng vào thực tiễn đời sống của con người hiện đại Cụ thể như sau:

+ Thân cây và hạt của cây lanh có thể chế ra chất bào mòn, chất dẫn lưu.Hạt cây lanh còn có thể dùng làm thức ăn, làm bánh, thức ăn gia súc, bột

Trang 3

năng lượng giàu dinh dưỡng Ngoài ra, hạt cây lanh còn có thể dùng để éplấy dầu Thân cây lanh có thể tước vỏ lấy sợi, còn lõi cây ép lấy bã để làmgiấy (giấy in, bìa cứng, giấy bồi, giấy lọc, bìa caston, bao bì…) Bã cây lanhcũng có thể sử dụng để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xâydựng (tấm sơ ép, nguyên liệu cách ly thay thế sợi thuỷ tinh, các khối kết gắnthay thế xi măng, bê tông, vữa và hồ…) Sợi cây lanh ngoài việc làm nguyênliệu cho ngành dệt dân dụng (đồ trang trí bằng vải, khăn, vải thô, túi, sợibông, bảo hộ lao động, tất, giầy, vải cao cấp…), ngành dệt kỹ thuật (dây bện,dây thừng, lưới, túi vải bạt, vải làm cánh buồm…) thì cũng có thể dùng đểlàm giấy, làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng Ngoài ra, sợi lanh còn

có thể dùng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác như sợi hỗn hợp,dây phanh.v.v…

+ Lá cây lanh có thể được dùng để làm thức ăn cho động vật, làm phânbón và làm chất tạo dinh dưỡng cho ngành nông nghiệp trồng nấm

+ Dầu ép từ hạt lanh có thể dùng để làm thức ăn như dầu sa lát, bơ, thức

ăn bổ xung; các sản phẩm kỹ thuật như sơn dầu, dung môi, mỡ bôi trơn răngcưa xích chuyển động, mực in, chất đánh bóng, chất mài nhẵn (matit), lớpphủ ngoài, nhiên liệu, chất đốt; làm nguyên liệu thành phần cho ngành sảnxuất các sản phẩm vệ sinh cá nhân như xà phòng, dầu gội đầu, sữa tắm, mĩphẩm…

Ở Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á ngoài việc đầu tư pháttriển Hợp tác xã thôn nghề lanh truyền thống ở Lùng Tám (Hà Giang) để tiêuthụ tại chỗ (chủ yếu là hàng lưu niệm phục vụ du lịch), xuất khẩu sang thịtrường Austraylia và một số thị trường Âu - Mỹ thì cũng đang nghiên cứu thínghiệm về cây lanh và những tác dụng của nó Hiện nay, Trung tâm đã trồngthí điểm lanh ngay tại Đồng bằng Bắc Bộ để lấy sợi dệt xuất khẩu, cũng nhưđang thí điểm lấy lõi cây lanh làm giấy và ép hạt lanh lấy dầu Tuy nhiên,những nghiên cứu này vẫn giới hạn trong phạm vi rất nhỏ nên chưa mang lạilợi ích thực sự cho vùng đồng bào dân tộc Mông Vì vậy, việc khai thác cácgiá trị của cây lanh (ngoài việc lấy sợi) cần được chú trọng và đầu tư vào các

dự án trọng điểm mang tính ứng dụng cao

1.3 Nguồn gốc, xuất xứ và những đóng góp của cây lanh trong nền văn minh nhân loại:

Một kết quả nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy, người TrungQuốc cổ đại đã sử dụng sợi cây lanh làm dây buộc và lưới đánh cá từ rất sớm(khoảng 4.500 TCN) Sự phát hiện của người Trung Quốc cổ đại trong việc

sử dụng cây lanh làm giấy cuộn đã thật sự mang đến sự phát triển của côngnghiệp giấy đầu tiên trên thế giới Nghệ thuật làm giấy của Trung Quốc đã

Trang 4

phát triển tới tận Ba Tư và thế giới Ả Rập vào thế kỷ XVIII Những tácphẩm viết của Khổng Tử và Lão Tử cũng được viết trên giấy lanh.

Bên cạnh đó, người Trung Quốc cổ đại cũng đã trồng lanh để dệt vải vàdùng hạt của nó để làm thức ăn và ép lấy dầu Cây lanh và các sản phẩm của

nó phát triển rộng rãi ở Trung Quốc vào thế kỷ III TCN Hạt của nó đượcđưa tới Triều Tiên (Choson), ngang qua biển Nhật Bản (Yamamoto) để tớihòn đảo phía nam của Nhật Bản - đảo Kyushu Các học giả người Nhật từ đóngoài việc sử dụng cây lanh lấy sợi dệt đã chú ý học cách làm giấy và làmthuốc từ cây lanh của người Trung Quốc Sau đó, theo các con đường thôngthương buôn bán, loại cây này đã phát triển ở Địa Trung Hải và dần trởthành loại hàng hoá có giá trị của các dân tộc nói ngôn ngữ Slavơ, Xắc xông,Noóc măng Điều này được minh chứng bằng di tích hoá thạch của dâylanh và sợi dệt được tìm thấy ở gần Stuttart (Đức) được xác định niên đại từnăm 400 TCN bằng phương pháp đo Cacbon CO4 Cây lanh sau đó được tiếptục trồng ở trung tâm châu Âu Từ thế kỷ XVI, nghệ thuật làm giấy bằng câylanh đã xuất hiện tại châu Âu Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chất liệulanh đã thống trị trong các loại sợi ở châu Âu và châu Á Dây buộc, cánhbuồm làm từ lanh là các mặt hàng chính trong các tầu buôn của các nướcchâu Âu, Bắc Mỹ, Pháp, Hà Lan, Tây Ba Nha, Anh, Đức và Nga - nhữngnước khai thác lanh đầu tiên và một số thuộc địa của các nước này Trong

đó, Nga là nước xuất khẩu lanh nhiều nhất thế giới hồi đó, chủ yếu là xuấtcho các công ty của Mỹ, Canada sản xuất dây lanh và vải lanh

Ở châu Á, cây lanh phát triển từ Trung Quốc ra khắp các phần lãnh thổthuộc khu vực Đông Á mà điển hình ở Nhật Bản Do dần thích nghi đượcvới điều kiện khí hậu ở nơi đây nên đến thế kỷ III SCN nó đã trở thành loạicây trồng lấy sợi dệt vải bền chắc có tính ổn định của người Nhật cũng như

là dùng để làm lưới, làm dây buộc, làm giấy Nhưng trong tín ngưỡng củangười Nhật, cây lanh vẫn chiếm vị trí độc tôn Chẳng hạn, trong tín ngưỡngShinto – tôn giáo bản địa của người Nhật thờ Thần đạo, cây lanh tượng trưngcho sự tinh khiết, trong sạch và sự phì nhiêu, màu mỡ (khả năng sinh sản).Tại ngôi đền cổ tại Taimdo gần Osaka cũng thờ thần Cây lanh (giống nhưđền Đồng Cổ của người Việt tại phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ thờ thầnTrống đồng vậy) Trong các ngôi đền thờ Thần đạo và thờ Phật, những hiệnvật mang tính biểu trưng hiện nay là dây chuông, gậy trừ tà, màn che và áochoàng của thầy tu được làm bằng sợi cây lanh Các nhà Thiền học (zen) vàcác Võ sĩ đạo (samurai) thường nhấn mạnh nguồn cảm hứng từ cây lanhtrong thơ Haiku - một thể loại thơ cổ của người Nhật, trong võ thuật và cácloại hình nghệ thuật biểu diễn khác

Trang 5

Do thông thương buôn bán giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiênngày càng phát triển trong các thế kỷ tiếp theo nên các học giả người Nhậtthường đến Trung Quốc để nghiên cứu về khoa học, thuốc và nông nghiệp.

Họ học cách chế biến từ cây lanh để làm thuốc chữa các loại bệnh như táobón, hen suyễn, các vấn đề về da cũng như tăng cường thể lực… Những giátrị cao của cây lanh đã tạo ra những sản phẩm có thể đem bán đã mang lạisức mạnh về kinh tế và quyền lực cho những người đi săn thời phong kiếnNhật Bản và giữ những người nông dân nhỏ bé bận rộn với công việc chuyênmôn hoá tạo ra sản phẩm Lá cây lanh đã trở thành một mô típ phổ biếntrong nghệ thuật trang trí trên nền vải của người Nhật và thậm chí vẫn cònxuất hiện trong chăn màn, các bộ Kimono và các bức màn che Lanh và mộtphần tơ tằm đã từng là loại sợi dùng để may mặc chính ở Nhật Bản đến tậnthế kỷ XVII, trước khi có sự xuất hiện của bông - một loại cây mới có năngxuất cao hơn và giá thành thấp hơn Từ khi bông xuất hiện đã nhanh chóngđược dùng phổ biến trong những tầng lớp làm việc trồng trọt ở nông thôn.Lanh trở thành loại cây được bảo lưu cho những loại trang phục đặc biệt vàcho tầng lớp cao trong xã hội Nhật Bản thời kỳ đó Mặc dù bị thu hẹp vai tròtrong việc làm ra vải nhưng cây lanh vẫn tiếp tục giữ vị trí độc tôn trong sốnhững nguyên liệu thô ở Nhật Bản trong suốt thế kỷ XIX Những ngườinông dân Nhật Bản đã dùng sợi lanh cùng với các loại cây khác làm nói đội

và ván để chở các vật nặng đi qua những vùng khó đi trên núi Và cũng nhưchâu Âu thời điểm này, quân đội Nhật Hoàng đã dùng dây lanh để làm dâyneo và cánh buồm cho các tàu chiến của lực lượng hải quân2

1.4 Cây lanh trong đời sống của người Mông ở Cát Cát

Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào để chúng ta có thể xácđịnh được thời điểm cây lanh đến với văn hoá Mông Chỉ biết rằng, loại câynày đã được người Trung Quốc cổ đại phát hiện và sử dụng đầu tiên trên Thế

giới Người Mông gọi nó là mangx còn người Trung Quốc thì gọi nó là má ( ) Theo Tân Hoa Đại Từ điển thì “má là một loài cây thực vật, thuộc loài cây

thảo, gồm có nhiều chủng loại, vỏ của cây này có thể dùng để dệt vải”3 Đây

là một giả thuyết quan trọng khiến chúng ta có thể nghĩ rằng người Mông(Miêu tộc) đã tiếp nhận yếu tố lanh và văn hoá lanh từ Hán tộc rồi dần đồnghoá nó trong quá trình phát triển của tộc người

Đến thế kỷ thứ XVIII – XIX, vải lanh thêu của người Mông (gọi làMiêu bố, Miêu cầm) đã được coi là loại vải tốt nhất để triều đình Mãn Thanh

2 Hemp horizon The comeback of the World’s Most Promising Plant John W.Roulac & Hemptech Chelsea Green, White River Junction, Vermont 1997

3 Trình Mạnh Huy Tân Hoa Đại Từ điển Công ty Xuất bản và Phát hành thương vụ in sách quốc tế hữu hạn Bắc Kinh, 5/2004, tr.823

Trang 6

làm quà biếu, tặng các công sứ phương Tây trong các cuộc ngoại giao chínhtrị quan trọng của quốc gia.

Hiện nay, cây lanh, sợi lanh, vải lanh, áo, quần/váy lanh… đã thực sựtrở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất của người Mông nóichung, người Mông ở Cát Cát nói riêng Cây lanh không chỉ là thứ vật liệu

cơ bản dùng dể dệt vải may mặc mà đã trở thành một yếu tố xuyên suốt vàohầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đi vào thế giới tâm linh, tình cảm

Nó trở thành biểu tượng của sự gắn kết lứa đôi, biểu tượng cho sự bền chắccủa đời người và là sợi dây dẫn hồn người chết trở về với thế giới của tổtiên…

2 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TỚI CÂY LANHCỦA NGƯỜI MÔNG Ở CÁT CÁT

Hệ sinh thái của mỗi vùng được quyết định bởi các yếu tố tự nhiên và xãhội Cây lanh của người Mông ở Cát Cát cũng không nằm ngoài quy luật đó

Để tìm hiểu nguyên nhân về sự tồn tại và phát triển của cây lanh ở Cát Cát,chúng ta cần xem xét đến đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội nơi đây

2.1 Môi trường tự nhiên

Xem xét môi trường tự nhiên nhằm tìm hiểu những yếu tố cơ bản củathiên nhiên tác động trực tiếp đến điều kiện sinh trưởng của cây lanh, chúng

ta cần tìm hiểu về đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và thuỷ văn củađịa bàn này

- Về địa hình, quá trình tạo núi trong Tân kiến tạo với sự phân bậc địa

hình đã tạo nên tính chất núi cao cho thôn Cát Cát Bề mặt địa hình của thôn

là dạng bề mặt đỉnh san bằng – bóc mòn không hoàn toàn với đặc điểm là bềmặt nằm ngang và hơi nghiêng được phân bố rộng khắp địa vực cư trú củaquần thể dân cư trong thôn, trên các đường chia nước phụ và các đồi thoảilượn sóng hoặc phân bậc Thành tạo bề mặt bao gồm eluvi và đá khối tảnglẫn dăm sạn, trơ sỏi đá, vỏ phong hoá vụn bở litoma và sapolit, có chỗ cònbảo tồn tầng phong hoá khá tốt Tuổi tương đối của bề mặt này là Paleogenthượng – Mioxen (P3-N1)

Xen kẽ với dạng địa hình trên là dạng địa hình dòng chảy thường xuyênđược hình thành từ giai đoạn Holocen (QIV) - hiện đại, nhưng do nằm trongvùng nâng mạnh trong suốt thời kỳ Đệ tứ nên không tìm thấy di tích của cácbậc thềm sông Đặc điểm của dạng địa hình này là bãi bồi nhỏ hẹp do hầuhết là đáy thung lũng xâm thực sâu và mạnh mẽ làm trơ đá gốc có trắc diện

Trang 7

ngang hình chữ V, trắc diện dọc chưa đạt tới trạng thái cân bằng tạo ranhững thác ghềnh đặc trưng, mà tiêu biểu ở đây là thác Cát Cát.

- Về địa chất, đất đai trong địa phận thôn Cát Cát chủ yếu thuộc nhóm

đất mùn đỏ vàng núi trung bình Bề mặt xuất hiện tầng thảm mục bán phânhuỷ (tầng A0) Tầng mặt đất có mầu xám đen của mùn, càng xuống sâu, phẫudiện càng chuyển sang vàng đỏ, độ ẩm cao, hàm lượng mùn cao, phản ứngchất chua do axit mùn, nghèo cation kiềm, khả năng trao đổi thấp Do pháttriển trên các nhóm đá mẹ khác nhau nên đã hình thành nên một số loại đấtmang những đặc trưng riêng biệt như sau:

+ Đất mùn xám vàng trên đá macma axit (HFa): hình thành trên đágranit có độ đá lẫn cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, phân tầng rõ rệt,

có phản ứng chua đến rất chua Dung tích hấp thụ thấp Hàm lượng chất tổng

số và dễ tiêu ở tầng mặt đều ở mức nghèo đến trung bình, xu hướng giảmdần theo chiều sâu phẫu diện

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (HFj): hình thành trên các đáamphybolit và philit Đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng các chấttổng số và dễ tiêu phần lớn đều đạt ở mức trung bình, khả năng hấp thụ thayđổi theo thành phần cơ giới và hàm lượng hữu cơ trong đất

Đất đai trong thôn trải qua quá trình khai thác đã làm hình thành thêmloại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl) Loại đất này có sự phân hoá rõ rệttheo tầng Tầng đất mặt do ngập nước định kỳ và cầy bừa thường xuyên nênmất cấu trúc, cơ giới thường thô nhẹ, nhiều phẫu diện hình thành tầng cátthạch anh, thoát nước mạnh, khả năng giữ nước và phân kém Độ phì củaloại đất này rất thấp, đất thường có phản ứng chua đến rất chua, dung tíchhấp thụ thấp, hàm lượng các chất tổng số trung bình Tầng đất sâu thường từ

40 – 50 cm hầu hết còn giữ nguyên đặc tính của đất feralit vàng đỏ trên đámacma axit, kiến trúc dạng viên hạt hay cục nhỏ; phản ứng chua, dung tíchhấp thu thấp, nghèo mùn và các chất tổng số, hàm lượng các chất dễ tiêutrung bình

- Khí hậu ở thôn Cát Cát mang đặc trưng chung của khí hậu khu vực

Hoàng Liên Sơn với đặc điểm là hầu như quanh năm ẩm ướt Vào mùa đông,frôn cực đới thường bị chặn lại trên sườn đông dãy Hoàng Liên Sơn, gâymưa dai dẳng nhiều ngày làm cho ở đây hầu như mất hẳn thời kỳ khô hanhnửa đầu mùa đông Độ ẩm tương đối trung bình năm > 85%, tháng ít mưanhất cũng đạt > 20 – 30 mm Mưa phùn cuối mùa đông phổ biến vì thunglũng ở đây mở rộng về phía Đông Nam tạo điều kiện cho gió nồm từ biểnxâm nhập vào

Trang 8

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 230C Tổng tích ôn khoảng 7.500– 8.0000C Tháng 1 lạnh nhất trong năm có nhiệt độ trung bình ≈ 11 – 120C,

có năm xuống 6 – 70C Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, đạt 19 –

200C Số giờ có nắng khoảng 1.450 – 1.600 giờ/năm Thời kỳ có số giờ nắnglớn là mùa hè, tháng có giá trị max là tháng 5 (160 – 190 giờ/tháng) Cáctháng cuối mùa đông có trị số trung bình thấp nhất (75 – 95 giờ/tháng) Ởđây, thời kỳ ít nắng nhất trùng với thời kỳ mưa nhiều nhất (tháng 6 – 7),trung bình 75 – 95 giờ/tháng

Lượng mưa khoảng 2.000 – 2.500 mm/năm với số ngày mưa khoảng

100 – 150 ngày/năm Sự thay đổi độ cao và hướng phơi địa hình làm nơi đâytrở thành một trung tâm mưa lớn trên những sườn đón gió (tuyến Tả Van –Cát Cát – Ô Quý Hồ - Sa Pa) Số ngày mưa khoảng 180 – 200 ngày/năm(trung bình 20 – 25 ngày/tháng) Mùa mưa dài 7 tháng (tháng 4 – 10) Tháng

7 – 8 có lượng mưa lớn nhất lên tới 400 – 500 mm/tháng Nửa đầu mùa đông

là thời kỳ ít mưa nhất trong năm, thường là vào tháng 12 và tháng 1 Thời kỳnày trung bình có 10 – 12 ngày mưa/tháng Lượng mưa ở các tháng khô nhấtcũng đạt tới 60 – 70 mm/tháng

Lượng bốc hơi đạt 650 – 700 m, cao nhất vào tháng 5 (110 – 130 mm).Thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (30 – 40 mm/tháng) Độ ẩm cao >80%duy trì quanh năm Độ ẩm trung bình năm đạt >90% Từ tháng 7 đến tháng

2, độ ẩm không khí rất cao và đồng đều, trung bình khoảng 85 – 90% Chính

vì vậy mà ở đây cũng không có thời kỳ khô rõ rệt vào đầu mùa đông mà chỉduy nhất có một tháng tương đối khô vào tháng 3 hoặc tháng 4, khoảng 81 –82% Tuy nhiên, những trường hợp khô cực đoan thường gặp trong nhữngđợt gió mùa Đông Bắc mạnh vào tháng 12 – 1 với trị số khoảng 10 – 15%

* Các đặc điểm địa hình và khí hậu đặc thù nơi đây còn thường xuyên

tạo ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt:

Dông: trung bình khoảng 55 – 60 ngày dông/năm Mùa đông trùng với

mùa gió mùa Đông Bắc, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10 Tháng 7 và tháng 8thường có nhiều dông nhất, khoảng 9 – 10 ngày/tháng

Mưa đá: mưa đá thường kèm theo dông, trung bình khoảng 2 – 3 trận

mưa đá/năm

Mưa phùn: do nằm ở khu vực phía Đông Hoàng Liên Sơn vào mùa đông

luôn có một frônt tĩnh, gây mưa dai dẳng tạo cho khu vực này là một trongcác nơi có nhiều mưa phùn nhất nước ta Mưa phùn tập trung chủ yếu vàomùa đông, từ tháng 12 đến tháng 3 Tháng 1 – 2 có số ngày mưa phùn lớnnhất, trung bình khoảng 8 – 9 ngày/tháng ở vùng thấp, 13 – 14 ngày/tháng

Trang 9

Sương mù: trung bình khoảng 115 – 120 ngày có sương mù/năm Hiện

tượng sương mù hay gặp vào mùa đông Tháng 12 – 1 số ngày có sương mùlớn nhất, trung bình 3 – 4 ngày/tháng Mùa hè, trung bình mỗi tháng cũng có

2 – 4 ngày có sương mù Sương mù đặc biệt cao trong thung lũng kín khuấtgió làm cho khu vực này trở nên ẩm ướt với hệ số thuỷ nhiệt trên 2,3

Sương muối: ít xuất hiện ở đây so với nhiều vùng núi khác Tuy nhiên,

số ngày có sương muối trung bình trong năm cũng lên tới 7 – 8 ngày Tháng

12 và tháng 1 có khoảng 2 – 4 ngày/tháng

- Chế độ thuỷ văn ở Cát Cát mang đặc thù miền núi Tây Bắc rõ nét, các

khe suối có dạng hình chữ V, hai bên là sườn tích tụ khá dốc Độ cao bìnhquân lưu vực (Ho), độ dốc bình quân lưu vực (Io) và mật độ lưới dòng chảy(D) của các con suối ở đây lớn hơn nhiều, trong khi hệ số uốn khúc (Kuk) lạinhỏ hơn, hệ số hình dạng (Khd) có giá trị tương đương so với trị số bình quântoàn quốc

Khí hậu nhiệu đới - gió mùa ẩm, mưa lớn, địa hình phân cắt mạnh tạocho mật độ lưới dòng chảy khá dày (0,7 – 1 km/km2), có dạng cành cây vàvuông góc, hệ sông suối nhỏ và chủ yếu xâm thực sâu

* Các yếu tố thiên nhiên (môi trường tự nhiên) nêu trên đã có tác độngtrực tiếp đến chu kỳ phát triển của cây lanh cũng như việc chế biến lanhthành sợi Thích nghi với môi trường tự nhiên, chế ngự được những tiêu cựccủa khí hậu, thời tiết… người Mông nơi đây đã có những ứng xử rất “khoahọc” trong việc canh tác cây lanh ở môi trường này Đó là việc lựa chọn đấttrồng lanh được thực hiện ở những khoảnh đất tương đối bằng phẳng vàđược che chắn bởi những hệ tầng phân bậc tạo thành các bức “tường” ngănchặn các luồng gió lạnh và khô từ phía Đông Bắc tràn về Đó là đất đaikhông quá tốt khiến cho cây lanh không bị phát triển ở dạng “phì” làm chothân cây mập quá mức cần thiết, vỏ lanh dầy – không thể sử dụng để chếbiến ra sợi dệt Đó là việc sắp xếp chu kỳ mùa vụ sao cho mỗi một côngđoạn trồng và thu hoạch lanh, chế biến lanh thành sợi được diễn ra vàonhững lúc khí hậu thuận lợi nhất.v.v…

2.2 Môi trường xã hội

Trong điều kiện kinh tế tự cấp tự túc, nghề trồng lanh dệt vải từ lâu đãgóp phần tích cực vào hoạt động kinh tế của người Mông ở Cát Cát Sự phâncông lao động trong xã hội người Mông quy định phụ nữ là chủ thể sáng tạotrang phục cho mình và các thành viên trong gia đình Vẻ đẹp và chất lượngcủa các bộ trang phục họ làm ra phản ánh sâu sắc kỹ năng lao động của mỗi

Trang 10

người, là bằng chứng để đánh giá khả năng lao động và đức tính cần cù, xácđịnh phẩm chất của người phụ nữ Mông.

Trong nền kinh tế chủ yếu là tự cấp tự túc nên việc làm lanh để có quần

áo mặc và các đồ dùng sinh hoạt khác đã trở thành biểu tượng cho người phụ

nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, là tiêu chuẩn để đánh giá người phụ nữ:

Lớn lên anh theo mẹ cha đi cày nương

Theo anh vào rừng săn thú Lớn lên em theo mẹ tập thêu Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.1)

Để răn dạy người con gái phải biết làm lanh cũng như người con traiphải biết làm nương, tục ngữ Mông có câu:

Con gái không biết làm lanh lấy được chồng vẫn rách Con trai không biết làm nương lấy được vợ vẫn đói

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.2)

Để xác định phẩm chất của người phụ nữ, người Mông có câu:

Muốn biết người tốt xem gác bếp Muốn hay người đẹp xem quần áo

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.3)Hay:

Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu Gái xinh không biết cầm kim là hư

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.4)Hoặc:

Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu Trai khoẻ không biết làm nương cũng hèn

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.5)Nếu người phụ nữ vụng đường làm lanh thì sẽ trở nên vô cùng xấu xa.Đây là lợi chê vợ của một ông chồng trong dân ca giao duyên của ngườiMông ở Cát Cát:

Vợ ta không mặc mà cũng không làm

Trang 11

Nó lấy cuộn lanh quẳng bừa lên hòm Cuộn lanh của nó nhom nhem, lăn lóc

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.6)

Vì vậy, người con gái Mông ngay từ nhỏ đã phải học làm lanh, thêulanh Công việc đó gắn bó với họ từng ngày Khi hát giao duyên, áo lanh,khăn lanh, dây lưng lanh… trở thành cái cớ để giãi bày tình cảm và là biểutượng của tình yêu đắm say:

Em có gì tặng ta để ghi nhớ tình em

Em hãy tặng ta chiếc dây lưng làm vật ghi nhớ Chiếc dây lưng lanh thêu hoa hình con ốc Sợi to, sợi nhỏ đều do bàn tay em xe

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.7)Khi hát giao duyên, trai gái nói nhiều về việc làm lanh và công việc đótrở thành tiêu chuẩn kén vợ của các chàng trai, tiêu chuẩn đẹp người, đẹp nếtcủa các cô gái:

Trước cửa nhà em có cây lanh mọc

Ong mới tìm về đậu

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.8)Hay:

Em khéo quay xa Ngón tay quay tít như vòng tròn miệng chén

Sợi lanh cũng do em xe Đôi ta kết đường tình duyên

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.9)Hoặc:

Tay em biết cầm kim khâu áo

Anh yêu em

Em yêu anh

Em không có lòng thì thôi!

Có lòng thì về, ta ở với nhau một đêm

Tay em biết se sợi chỉ đen

Trang 12

Em không có lòng thì thôi

Có lòng thì về, ta ở với nhau một ngày

… Guồng xa xe chỉ lanh

Xe được sợi chỉ xoắn

Dù mình biết biến, ta biết hoá Thì cũng như mặt trời ghẹo măt trăng trên đỉnh núi cao

Thôi mình đừng chần chừ Hãy theo ta sánh đôi về nhà làm ăn

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.10)Khi tình yêu đã sâu đậm, vải lanh lại trở thành biểu tượng của tình yêuchung thuỷ, đợi chờ qua hình tượng chiếc áo:

Chàng có lòng em xin tặng chiếc áo, áo này áo em may

Không thấy em chàng mặc chiếc áo Như thấy dáng em đứng trước người yêu

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.11)Với những người phụ nữ phải chịu nỗi đau bị ép duyên, người con gáiMông cũng mượn hình ảnh lanh để so sánh:

Em phải lấy chồng không xứng đôi Như hạt lanh nương tra vào đám ruộng hạt lanh mới mục

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.12)

Trang 13

Với những cặp vợ chồng xứng lứa vừa đôi, hạnh phúc, niềm vui của mỗigia đình được phản ánh ngay trong bức tranh sinh hoạt:

Cuối nhà là nơi em ngồi thêu váy Đầu nhà là nơi anh thổi sáo, múa khèn

Em thêu váy mới không có sáp, anh ra chợ kiếm

Em in hoa mới không biết đường, anh cầm que vạch giúp

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.13)+ Trong tín ngưỡng và lễ hội dân gian: cây lanh là biểu tượng của vậttrung gian nối giữa trời và đất, nối giữa thế giới con người bình thường vàthế giới thần linh, là sợi dây dẫn đường cho người Mông về với thế giới tổtiên

Trong bài hát chỉ đường cho người chết về với tổ tiên (Kruôz cê) kể

rằng:

Bà Trày làm cho giống lanh sống lại

Bà Mông làm cho giống lanh tốt tươi…

Cây to đem về, dệt thành vuông, chống tàu lau, lá cỏ

Mà làm lụng nuôi con, nuôi cháu Cây nhỏ đem về dệt thành thước đón rượu, đón cưới Cây thẳng đem về dệt thành tấm chống đất đen, đất vàng của nhà trời

(Xem phiên âm trong phụ lục 1.14)Trong tang lễ của người Mông, khi mổ xúc vật hiến tế người chết, người

ta phải nối sợi dây lanh từ ngón tay người chết vào con vật đó thì linh hồnngười chết mới nhận được Đồ khâm niệm, khăn lau mặt cho người chết phải

là loại vải được dệt từ sợi lanh thì mới đưa được người chết trở về với thếgiới tổ tiên

Để khuyên người chết cách nói sao cho tổ tiên nhận ra con cháu, lời chỉ

đường trong bài Kruôz cê cũng khuyên người chết phải nói với tổ tiên rằng

mình là người Mông bằng cách chỉ ra chất liệu của trang phục là sợi lanh, sợiđay:

Ma cụ tổ ông, ma cụ tổ bà sẽ hỏi mình rằng do chú ruột chú gì gì đưa mình

về Mình nên đáp là mình không biết, không hiểu, chú ruột chú gì gì

Trang 14

Có đôi mắt to bằng cái chén, đôi tai to bằng cái quạt đưa mình về, mình

không biết

Ma tổ tiên ma cụ tổ nói vậy thì thả chó săn đi bắt, thả chó dữ đi đuổi

Mình nên nói với ma tổ tiên rằng Mình về mình đi giầy lanh, nó về nó không đi giầy lanh

Nó chỉ đi một bước trong cõi âm bước lật ngay sang cõi dương

Mình về mình đi giầy đay, nó về nó không đi giầy đay

Nó đi chỉ một bước đi trong cõi chết bước lật sang cõi sống ngay

Nó về cũng đã lâu mà nó đi cũng đã sớm rồi Vết chân giẫm xuống nước đã trong, giẫm lên đất lá cây đã rụng phủ hết rồi

Lúc này nó đã về với gia đình người thân lâu rồi Thả chó dữ đi đuổi cũng chẳng kịp, thả chó săn đi bắt cũng chẳng được nữa

do địa hình vùng cao chi phối, khi khiêng cáng người chết ra nghĩa địa, nếukhông buộc chặt thi hài vào cáng thì thi hài có thể bị rơi ra khỏi cáng Điều

đó đồng nghĩa với việc rơi ra khỏi ngựa, hay còn gọi là ngã ngựa - một điềuđược kiêng tới mức cấm kỵ

Trong toàn bộ diễn trình tang lễ cũng như các nghi lễ diễn ra sau đó: lễ

đón về (tok siz), lễ ma khô (đăngz khuôx), lễ ma lợn (buô đăngx)… Khi trao

gà, lợn, trâu cho người chết, người ta đều phải lấy một đoạn dây lanh buộcnối từ cổ con vật vào cổ tay người chết

Trước kia, các gia đình người Mông đều thờ vuông vải lanh ở trước cửa,

ở bàn thờ tổ tiên; mảnh vải này có thể là màu đỏ, màu trắng hay một màunào khác tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi dòng họ Người ta tin rằng, làmnhư vậy thì tổ tiên mới thường đi về thăm nom giúp đỡ gia đình, mọi người

Trang 15

được mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt Mặt khác, làm như vậy còn chống được

ma dữ về quấy nhiễu gia đình

Với một người muốn trở thành thầy cúng, người này phải đi mời một

thầy cúng đang hành nghề đến lập cho mình một bàn thờ riêng (gọi là thàng

nênhz) để mời thầy tổ sư nhập điện Nhưng thầy tổ sư muốn nhập điện thì

nhất thiết phải đi qua cầu dẫn đường – gồm 3 cây tre dài nhỏ như cần câu.Một cây buộc ở vị trí giáp giữa mái nhà và vách trước Ba ngọn tre đều phảicòn lá và hướng về phía bếp lò Ba sợi dây lanh vắt qua 3 ngọn cây tre, nốichúng với bàn thờ của thầy saman Ba sợi dây này tượng trưng cho đường đicủa tổ sư saman và hồn của thầy saman Sau này, khi thầy cúng đi hành nghềcũng phải bắc cầu như vậy Qua 3 sợi lanh và 3 cây tre này, thầy cúng có khảnăng “đi” từ “thế giới bên này” sang “thế giới bên kia”

Trong lễ hội Gầu Tào (tiếng Quan Hoả là Sải Sán – có nghĩa là ĐạpNúi), trên ngọn cây nêu – nơi trung tâm bãi hội, người ta treo mảnh vải lanhrộng 40 cm, dài khoảng 7 – 12 cm Đó là một biểu tượng với nhiều tầng ýnghĩa Trước hết, đó là dấu hiệu mời ma nhà (tổ tiên) về dự hội cùng vui vớicon cháu Trường hợp này, mảnh vải lanh thường nhuộm màu đỏ Có thể đây

là biểu tượng của mặt trời, phản ánh tục thờ thần mặt trời của cư dân nôngnghiệp xưa kia Có ý kiến cho rằng, tuỳ theo từng dòng họ đăng cai màngười ta sẽ treo mảnh vải lanh có sắc màu tương ứng Cũng có ý kiến chorằng, khi mảnh vải lanh treo trên ngọn cây nêu có màu đen thì đó là biểutượng để tập hợp lực lượng Chuyện xưa kể rằng: Trong một trận chiến vớingười Hán, người Mông bị thua trận, bị mất đất, bị chém giết rất nhiều Thủlĩnh người Mông đã treo cờ bằng vải lanh đen để tập hợp lực lượng, cố kếtcộng đồng và đoàn kết dân tộc Vì vậy, trong những lễ hội Gầu Tào có treomảnh vải lanh màu đen trên ngọn cây nêu, người ta thường hát mở đầu khúc

ca Đrux tangl, tức là hết đất trời rồi Có lẽ đây là lớp văn hoá muộn gắn với

lịch sử di cư của đồng bào Như vậy, xuất phát từ tín ngưỡng, biểu tượng vảilanh đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc Mông với các thế lực chèn ép,xâm lược

+ Trong y học cổ truyền: cây lanh được người Mông ở Cát Cát sử dụng

làm thuốc chữa bệnh Khi bị các bệnh đau đầu, họ thường lấy lá lanh (blôngx

mangx) và lá cây ngải cứu (sur) gói vào một miếng lá chuối (blôngx txir tsơưz) ủ dưới tro nóng rồi đem trườm lên chỗ đau Trẻ em mắc các chứng

bệnh ho gà (guz), lên sởi (gtôz), người ta có thể chữa bằng cách dùng hạt cây

lanh đem rang vàng để sắc làm nước uống Vải lanh có độ bền cao, mặc mùa

hè thì ấm mà mùa đông thì mát Khi mặc ít bị cảm cúm và ốm đau

Ngày đăng: 09/08/2014, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w