NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGUỒN NGUYÊN LIỆU DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA

Một phần của tài liệu cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người mông ở thôn cát cát, xã san xả hồ, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 25 - 30)

HUY NGUỒN NGUYÊN LIỆU DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MÔNG Ở CÁT CÁT

4.1. Những biến đổi

Thực tế tình hình ăn vận trang phục của người Mông ở Cát Cát hiện nay cho thấy tuyệt đại bộ phận đồng bào vẫn bảo lưu hầu như nguyên vẹn trang phục truyền thống của mình. Tuy những năm gần đây, có một số biến đổi về trang phục nhưng điều đó không làm trang phục Mông mất đi tính truyền thống mà trái lại ngày càng đẹp và tiện dụng hơn, thích hợp với quy luật vận động của cuộc sống mới. Xét riêng về nguyên vật liệu, có thể thấy sự thay đổi so với trước đây như sau:

Theo truyền thống, người Mông dệt vải bằng sợi lanh. Họ quan niệm lúc chết phải mặc trang phục vải lanh, bởi lẽ “chỉ có mặt vải lanh mới không lạc tổ tiên. Mặc vải lanh thì ma tổ tiên mới nhận được mặt con cháu”. Vải lanh, sợi lanh với người Mông đã trở thành tín hiệu để nhận biết cội nguồn, kể cả lúc còn sống và khi đã chết và là sợi dây liên hệ giữa thế giới người sống và thế giới người chết; sợi dây liên hệ giữa những người bình thường và thế giới thần linh; sợi dây liên lạc giữa thầy cúng và các thế lực siêu nhiên.v.v… Cây lanh vì vậy mà đã trở thành một trong những biểu tượng quan trọng trong đời sống người Mông ở Cát Cát xưa và nay.

Tuy nhiên, nhiều bộ phận của trang phục của không chỉ nam giới mà cả nữ giới đã được thay thế bằng các loại vải có bán sẵn trên thị trường. Từ chất liệu chủ yếu là sợi tự nhiên như cotton, phin, len, dạ… cho đến các loại chất liệu sử dụng nhiều nguyên liệu hoá học như siu, lanh, xa tanh… được đồng bào mua về để may trang phục hoặc kết hợp với vải lanh để tạo ra trang phục. Sự xuất hiện của các nguyên liệu mới có thể nhận thấy ở bất kỳ bộ phận nào trên trang phục của người Mông. Vải lanh ngày nay chỉ được dùng theo đúng phong tục ở các dịp đại sự như dùng cho cô dâu, chú rể trong ngày cưới hoặc dành để mặc lúc chết.

Tổng diện tích nương lanh của thôn Cát Cát hiện nay so với 20 năm trước đây hầu như không có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, đó là xét trên quy mô thôn; còn nếu xét theo quy mô hộ thì sự thay đổi là quá rõ. Trong quá trình điều tra tại cơ sở, chúng tôi không thu thập được số liệu về dân số thôn Cát Cát 20 trước đây, nhưng theo điều tra hồi cố từ một số người cao tuổi thì thôn Cát Cát cách đây 20 năm chỉ có chưa đầy 30 hộ với khoảng hơn 100 nhân khẩu (ít hơn 5 lần so với hiện nay). Mặc dù vậy, diện tích nương

lanh của mỗi hộ gia đình trung bình cũng đạt 450 m2/hộ. Mỗi hộ khi ấy mỗi năm gieo trồng trung bình khoảng 15 kg hạt giống (mỗi kg hạt giống gieo trồng được trên 7 m2 diện tích nương). Tổng diện tích nương lanh của cả thôn khi ấy khoảng ≈ 1 – 1,2 ha. Sản lượng thu hoạch lanh hàng năm đạt 45 bó lanh/hộ (cả thôn đạt ≈ 1.350 bó). Sau khi chế biến lanh cho khoảng 18 – 20 bó sợi (Cả thôn đạt 1.800 – 2.000 bó). Với ngần ấy sợi có thể dệt được khoảng 160 m vải/hộ (tuỳ theo khổ vải dệt to hay nhỏ). Ước tính sơ bộ, mỗi người khi ấy mỗi năm sẽ có 20 m vải các loại (phụ nữ có 30 m; nam giới có 20 m; và trẻ em có 12 m) Theo bà Sùng Thị Sớ, sinh năm 1965, trú tại Đội I thôn Cát Cát thì có như vậy mới đủ đáp ứng được toàn bộ nhu cầu may mặc và một số nhu cầu từ vải, sợi khác của các gia đình trong thôn. So sánh với những số liệu thu thập được hiện nay, chúng tôi thấy mỗi gia đình trong thôn hiện giảm trung bình 250 - 300 m2 diện tích trồng lanh so với trước đây. Thậm chí, có tới 15 gia đình trong thôn hiện không có nương lanh riêng mà chung với một gia đình khác - thường là nhà bố mẹ hoặc anh, chị, em (chiếm 21,1%). Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nguyên nhân cơ bản sau đây:

Một là, do sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội. Nền kinh tế truyền thống của người Mông trước đây là một nền kinh tế tương đối khép kín, nguồn lương thực và vải vóc hoàn toàn tự cung tự cấp. Ngày nay, khi kinh tế hàng hoá phát triển, để may mặc họ có thể mua vải ở chợ, vừa rẻ, vừa thuận tiện, lại không tốn công sức như dệt vải lanh. Theo kết quả khảo sát tại địa phương cho thấy: để có được sợi làm nguyên liệu dệt, ngoài việc phải dành quỹ đất của gia đình để trồng lanh người Mông nơi đây phải dành 3 tháng cho việc trồng lanh và cũng khoảng ngần ấy thời gian cho việc thu hoạch và chế biến lanh thành sợi. Nhiều người cho rằng với thời gian ấy nếu họ đi buôn bán hàng lưu niệm cho khách du lịch rồi trích một phần lợi nhuận ra mà mua vải bán sẵn ngoài chợ về may mặc thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Dĩ nhiên, đó là một cách nghĩ “ăn sổi”, không phù hợp với chiến lược phát triển bền vững. Nhưng, đó là những suy nghĩ đang xuất hiện và ngày càng phát triển trong cộng đồng dân cư người Mông ở Cát Cát. Vì vậy, trong quá trình thực hiện bảo tồn nghề dệt vải truyền thống của người Mông nơi đây, chúng ta cũng cần lưu ý khắc phục lối suy nghĩ này.

Hai là, sức ép về dân số gia tăng ngày một nhanh, trong khi quỹ đất

dành cho trồng trọt nói chung, trồng cây lanh nói riêng lại không tăng.

Chỉ sau 20 năm, dân số người Mông toàn thôn Cát Cát đã tăng lên 5 lần (từ hơn 100 người lên hơn 500 người). Nhiều gia đình sau khi con cái tách hộ ra cư trú riêng đã cắt bớt phần nương lanh của mình ra cho con cái làm cho diện tích nương lanh của gia đình bị thu hẹp. Nhiều gia đình do không có

nhiều nương lanh để chia cho các con thì các anh chị em ruột thịt sau khi đã “kiến giả nhất phận” hoặc con cái sau khi tách hộ ra ở riêng vẫn chung nhau mảnh nương lanh của cha mẹ trước đây. 15 gia đình chung nương lanh với nhau ở thôn Cát Cát hiện nay đều thuộc diện đối tượng này. Do diện tích nương lanh ít, lượng sợi thu được không đủ để sản xuất ra vải mặc cho gia đình nên nhiều người đã chuyển sang mua vải ở chợ về may mặc. Đó là một thực tế khách quan mà nhiều người dân tuy không muốn nhưng vẫn phải chấp nhận.

Ba là, sự thay đổi về thị hiếu thẩm mĩ. Qua phỏng vấn nhanh một số nam nữ các nhóm trong thôn Cát Cát, chúng tôi nhận thấy đồng bào người Mông ở thôn Cát Cát hiện nay phần lớn vẫn ưa chuộng lối ăn mặc truyền thống của dân tộc mình, duy chỉ có điều nhiều phụ nữ bộc lộ rõ quan điểm là không thích mặc chiếc váy truyền thống và nếu không phải là đám cưới (khi đó người phụ nữ ấy trong vai trò là cô dâu) thì họ sẽ nhất định không mặc vì chiếc váy nặng quá. Và chiếc váy ấy đã được thay thế bằng chiếc quần nhung rộng ống và chỉ dài trùm đầu gối. Điều này là một thực tế đã diễn ra ở thôn Cát Cát từ rất nhiều năm trở lại đây mà dù đã cố gắng lần tìm nhưng chúng tôi vẫn không xác định được thời điểm chiếc quần ngắn (trước may bằng vải lanh, nay chuyển sang may bằng vải nhung) của phụ nữ đã thay thế vai trò của chiếc váy trong cuộc sống hàng này. Chỉ biết rằng, cụ Má A Trư, sinh năm 1927, trú tại Đội III thôn Cát Cát từ khi còn nhỏ đã thấy những người phụ nữ Mông ở đây mặc chiếc quần ấy rồi. Chiếc váy chỉ được người ta mặc lúc chết hay thỉnh thoảng mặc đi hội, đi chơi chợ… như một thứ đồ mặc diện. Còn trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, người ta mặc quần là chủ yếu. Một số nam thanh niên khi được hỏi cũng cho rằng họ thích mặc trang phục truyền thống của mình nhưng họ sẽ mặc lót trong một loại áo nào đó không phải bằng vải lanh nhuộm chàm vì nếu không như vậy màu chàm sẽ phôi ra người, đặc biệt là trong những hôm trời mưa.

Những thay đổi về nguồn nguyên liệu may mặc của người Mông ở Cát Cát hiện nay là một thực tế đã và đang diễn ra ngày một mạnh mẽ. Tuy rằng, sự thay đổi ấy vẫn chưa làm mất đi hoàn toàn nét truyền thống trong phục sức của đồng bào Mông nơi đây, nhưng sự thay đổi ấy lại diễn ra theo chiều hướng cách tân và pha trộn giữa truyền thống và hiện đại. Như vậy, vấn đề của chúng ta lúc này là làm thế nào để có thể kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, để cho người dân vừa giữ được bản sắc truyền thống của trang phục ngay từ nguồn nguyên liệu lại vừa phù hợp với nền kinh tế - xã hội đã thay đổi. Đồng thời, làm sao cho sự biến đổi, cách tân của trang phục truyền thống đi đúng hướng, không chệch sang một hướng lai căng - hậu quả từ việc cách tân tự phát.

4.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nguồn nguyên dệt - nhuộm cổ truyền của người Mông ở Cát Cát hiện nay nhuộm cổ truyền của người Mông ở Cát Cát hiện nay

Từ những giá trị của cây lanh trong đời sống văn hoá – xã hội của người Mông ở Cát Cát cũng như những biến đổi của nó hiện nay, chúng tôi đưa ra một số giải pháp bảo tồn cây lanh với tư cách là nguồn nguyên vật liệu chủ yếu cho nghề dệt vải may mặc của người Mông ở Cát Cát hiện nay như sau:

Một là, cần giáo dục tính tự hào dân tộc cho người Mông ở Cát Cát,

đặc biệt là thế hệ trẻ. Cần tạo cho đồng bào một ý thức tự hào với trang

phục truyền thống dân tộc mình, đặc biệt là về mặt chất liệu. Điều này không có nghĩa là bắt buộc đồng bào phải mặc trang phục truyền thống được may bằng vải lanh một cách cứng nhắc mà cần hiểu được và thấy được một cách sâu sắc những giá trị ẩn dấu đằng sau chất liệu vải lanh trong nền văn hoá dân tộc mình. Từ đó, đồng bào sẽ có được những nhận thức đúng đắn, trân trọng những giá trị của cha ông để lại. Một dân tộc thực sự phát triển khi biết duy trì và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống một cách tự giác dựa trên nền tảng dân trí cao, khẳng định giá trị dân tộc mình trong cuộc sống đương đại bằng nét đẹp văn hoá truyền thống.

Hai là, tạo ý thức, thói quen dùng trang phục cổ truyền với chất liệu

lanh truyền thống để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong các dịp lễ hội, cưới xin. Hiện nay, việc biến đổi trong trang phục của người

Mông ở Cát Cát chưa thực sự lớn. Vì vậy, không chỉ trong các dịp hội hè hay các dịp đại sự khác mà cả trong cuộc sống hàng ngày, đồng bào vẫn duy trì thói quen ăn vận trang phục bằng chất liệu vải lanh truyền thống của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể lơ là việc tuyên truyền ý thức cho đồng bào bằng các kênh thông tin hiệu quả. Bởi lẽ, nếu chỉ đến khi nó đã mai một, đã biến tướng hoặc đã mất đi hoàn toàn mới lo khôi phục thì sẽ tốn kém rất nhiều tiền của, công sức mà tính hiệu quả chưa chắc đã được như mong muốn.

Ba là, bảo tồn trang phục truyền thống một cách bền vững bằng

phương pháp nghiên cứu việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ gắn với truyền thống trong quá trình tạo ra trang phục với mục đích sản xuất ra những chi tiết hoặc bộ trang phục tương đương những bộ trang phục truyền thống về chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã và hình thức trang trí nhưng giá thành hạ để đồng bào có thể chấp nhận được cả về nội dung và giá cả. Thực tế cho thấy kinh tế thị trường phần nào đã thúc đẩy một vài công đoạn trong quá trình này. Việc còn lại là tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện nốt những công đoạn còn chưa được sản xuất một cách hợp lý so với thực tế cuộc sống hiện nay. Và, một điều hết sức quan trọng đó là phải hết

sức cẩn trọng trong việc chèo lái hướng đi của nội dung này để nó không đi lệch hướng. Nếu không sẽ tạo ra một hiệu quả trái ngược.

Bốn là, phát huy tối đa tính biểu tượng của cây lanh trong đời sống

tinh thần của người Mông ở Cát Cát. Một xu thế đang diễn ra và khó có thể

ngăn chặn là sự biến đổi nguyên liệu dệt may của người Mông từ sợi lanh sang sợi bông và các loại sợi công nghiệp. Sự biến đổi này là tất yếu vì cùng với sự phát triển, con người sẽ càng hướng tới sự tiện dụng và ít phải bỏ công sức lao động hơn. Khi sự biến đổi ngày càng tăng thì cây lanh của người Mông ở Cát Cát cũng sẽ dần đi vào thế giới biểu tượng và trong tương lai nó có thể sẽ chỉ còn được sử dụng trong các nghi lễ đặc biệt trong lĩnh vực tín ngưỡng – tâm linh (trong saman giáo, lễ hội hay trong tang lễ). Từ hiện thực đến biểu tượng và từ biểu tượng đến hiện thực mới cao hơn, phù hợp hơn là con đường phát triển tất yếu mà chúng ta cần phải chú trọng trong công tác định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nói chung, “văn hoá lanh” của người Mông ở Cát Cát nói riêng.

Năm là, bảo tồn và phát triển cây lanh của người Mông ở Cát Cát với

tư cách là nguồn nguyên liệu của một nghề thủ công truyền thống độc đáo phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Giải pháp này nói

cách khác là biến di sản văn hoá thành tài sản. Biến những giá trị văn hoá dân gian thành nguồn lợi có thể khai thác trong nền kinh tế thị trường để các chủ thể văn hoá có thể tạo ra thu nhập một cách chính đáng. Nguồn thu nhập đó có thể nuôi sống con người và nuôi sống những giá trị văn hoá dân gian, tạo động lực một cách tự giác cho sự kế thừa, phát huy và phát triển các giá trị văn hoá của cây lanh trong đời sống đương đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáu là, cần mở rộng nghiên cứu và phát triển cây lanh không chỉ với

tư cách là nguồn nguyên liệu cho nghề dệt vải truyền thống của dân tộc Mông. Bởi lẽ, với những đặc điểm sinh học và những giá trị của nó trong

lĩnh vực sản xuất công nghiệp, y học, đồ dệt kỹ thuật, vật liệu xây dựng và các sản phẩm kỹ thuật khác... có thể kết hợp những thành tựu nghiên cứu khoa học với những tri thức địa phương trong việc trồng trọt và khai thác giá trị sử dụng của cây lanh, biến cây lanh từ một loại cây địa phương, phục vụ kinh tế tự cấp tự túc trở thành một loài cây công nghiệp ở vùng người Mông Cát Cát nói riêng, người Mông cả nước nói chung rồi dần phát triển rộng ra theo tỷ lệ thuận với hiệu quả khai thác, chế biến chúng trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu. Hơn nữa, người Mông nói chung, người Mông ở Cát Cát nói riêng đang có xu hướng dùng vải lanh ngày càng ít đi nên thông qua chương trình này có thể sẽ góp một phần quan trọng trong việc bảo tồn

và phát triển cây lanh phù hợp với những thay đổi về kinh tế - văn hoá – xã hội hiện nay.

KẾT LUẬN

Bảo tồn và phát triển cây lanh trong đời sống văn hoá người Mông ở Cát Cát với tư cách là nguồn nguyên liệu cho nghề dệt vải truyền thống không những đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về tiêu dùng trong xã hội, khi mà ngành tiểu thủ công nghiệp không hoặc chưa đáp ứng được, mà còn có ý

Một phần của tài liệu cây lanh và quy trình chế biến lanh thành sợi của người mông ở thôn cát cát, xã san xả hồ, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 25 - 30)