Giải pháp và định hướng phát triển Thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Đề tài: "THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN" doc (Trang 41 - 48)

1.Giải pháp trước mắt

Để củng cố và phát triển TTCK Viêt Nam , theo em , trước hết cần những biện pháp cơ bản sau

Một là , phát triển thị trường tiền tệ một cách đồng bộ ( tiền đề của sự củng cố và phát triển TTCK ) bao gồm TTCK ngắn hạn , thị trường liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ . Do ccác chứng khoán ngắn hạn cho phép hạn chế rủi ro bởi các nhân tố như lạm phát , thiên tai , chiến tranh , các nhân tố chính trị … đồng thời sự phát triển của thị trường tiền tệ tạo điều kiện cho cong chúng và các nhà đầu tư làm quen và tạo ra thói quen giao dịch , đầu tư – kinh doanh chứng khoán . Do vậy , TTCK Việt Nam chỉ có thể phát triển trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền tệ – nghĩa là trước mắt cần tăng cường việc phát hành và lưu thông chứng khoán ngắn hạn

Hai là , củng cố và phát triển TTCK sơ cấp –là nguồn duy nhất cung cấp các sản phẩm tàI chính ( các chứng khoán ) cho thị trường thứ cấp và TTCK nói chung . Vì vậy , thị trường sơ cấp phảI đủ mạnh đảm bảo đủ lượng chứng khoán trên thị trường và đạt tới mức đòi hỏi phảI phát sinh một lĩnh vực đầu tư và kinh doanh độc lập ( đầu tư – kinh doanh chứng khoán ) . Hơn nữa kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng : lượng chứng khoán cơ bản lưu thông ttrên thị trường tập trung chỉ chiếm 10-20 % lượng chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp ; ở Việt Nam hiên nay mới chỉ có 21 công ty cổ phần thực hiện niêm yết chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán và đều là các công ty CP có qyi mô vừa và nhỏ ; việc phát hành chứng khoán chính phủ đang vấp nhiều khó khăn ( đã nhiều lần liên tục đấu giá trái phiếu chính phủ không thành công) và chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư

Để củng cố và phát triển TTCK sơ cấp , trước hết cần phải kích thích bằng lợi ích vật chất đối với các công ty cổ phần , các công ty liên doanh tham gia niêm yết trên TTCK (như ưu đãI về thuế …) ; đổi mới chế độ tín dụng trên cơ sở thay thế dần nguồn vốn vay ngân hàng bằng nguồn vốn phát hành chứng khoán

Ba là , tiến hành cổ phần hoá đại bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước – một trong những con đường chủ yếu cung cấp các sản phẩm tài chính cho TTCK trong bước quá độ sang nền kinh tế thị trươngf ở Việt Nam . Mặc dù quá trình cổ phần hoá trên qui mô lớn bắt đầu từ năm 1998 , nhưng cho đến tháng 10/ 2002 mới chỉ cổ phần hoá được 800 doanh nghiệp –chiếm khoảng 2% tổng giá trị vốn và tàI sản của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nha nước . Để thúc đẩy quá trình này , Chính pủ đã thực hiện hàng loạt các giảI pháp như : thực hiện các chế dộ ưu đãI đối với các doanh ngiệp và người lao động khi tiến

42

hành cổ phần hoá ; xây dựng và triển khai kế hoạch đến từng doanh nghiệp phải cổ phần hoá ; tuyên truyền và động viên người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước , quần chúng và các nhà đầu tư tham gia quá trình cổ phần hoá ; thiết lập thị trường tàI mà chủ yếu là TTCK … nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá . Nhưng hầu hết việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước vẫn không thực hiện được và đang lâm vào tình trạng bế tắc ; mô hình kế hoạch hoá tập trung nền kinh tế quốc dân ( trước đây )dựa tên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã tạo ra thói quen chờ đợi , ỷ lại nhà nước ; sự phản ứng nội bộ của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các doanh nghiệp cần cổ phần hoá do sợ bị thu hẹp , mất đI quyền lãnh đạo , quản lý doanh nghiệp ; sợ phảI báo cáo công khai hoạt động tàI chính ; .. mặt khác do nghèo nên người lao động không thể mua tàI sản của các doanh nghiệp , còn người đầu tư chưa tin tưởng vào cơ chế quản lý tàI chính của công ty cổ phàn và những lợi ích kinh tế mà việc đầu tư mang lại . Theo em đẻ tiến hành nhanh chóng quá trình cổ phần hoá ta có thể áp dụng giải pháp như các nước XHCN cũ đó là phát hành cho công nhân các chứng chỉ cổ phần hoá “ không phải trả tiền “ rồi chuyển thành cổ phiếu

Bốn là tăng cung hàng hoá cho thị trường về số lượng , chất lượng và chủng loại , đẩy mạnh cầu chứng khoán.

Nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích đưa thêm các loại cổ phiếu của các ngân hàng thương mại (NHTT) , cổ phiếu của các công ty lớn , cổ phiếu ưu đãi , quyền mua cổ phiếu , trái phiếu công trình , trái phiếu doanh nghiệp , chuyể đổi chứng chỉ quỹ đầu tư vào niêm yết . Hỗ trợ các Cty niêm yết trong việc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế ; thực hiện chế độ kiểm toán thao tiêu chuẩn quốc tế

Áp dụng nhiều biên pháp thu hút nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường ; phát triển các nhà đầu tư có tổ chức tham gia thị trường như quỹ đaauf tư , quỹ hưu trí , bảo hiểm , tổ chức tài chính , khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu ban hành các chính sách phát triển như chương trình bán cổ phiếu cho người lao động trong doanh nghiệp , nới lỏng các quy định hạn chế với các tổ chức tín dụng , tài chính , thúc đẩy thành lập các công ty tư vấn đầu tư , tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nhỏ . Nới lỏng hạn chế đầu tư của người nước ngoài , ban hành các chính sách ưu đãi về thúê ;

Sáu là đa dạng hoá dạng hoá các loại hình chứng khoán . Hiện nay , chứng khán trên thị trường Việt Nam chủng loại còn rất đơn điệu . Việc đa dạng hoá các loại hình chứng khoán không chỉ tạo ra sự phong phú ,đa dạng của sản phẩm tài chính ,tạo điều kiện tăng thêm dung lượng thị trường …mà vấn đề hết sức quan trọng lácho phép tăng thêm khả năng lựa chọn các phương án lựa chọn phương án trong danh mục đầu tư – một trong

43

những tiền đề thúc đẩy sự phát triển , sự vận động của thị trường chứng khoán . Bởi vậy , đối với hệ thống chứng khoán chính phủ cần phát hành các loại hình tráI phiếu có thời hạn khác nhau , với lãI suất thay đổi ( căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường tàI chính ) trên cơ sở bảo vệ lợi ích của người đầu tư ; đối với các chứng khoán công ty , không chỉ thuần tuý phát hành cổ phiếu như hiện nay , mà còn phải tổ chức phát hành tráI phiếu : trái phiếu chuyển đổi ( có thể chuyển thành các cổ phiếu khác nhau), trá phiếu có kỳ hạn và lãi suất thay đổi , trái phiếu công trình , trái phiếu được đảm bằng vàng hoặc ngoại tệ mạnh

Bảy là củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng của TTCK bao gồm : sở giao dịch chứng khoán ( trung tâm giao dịch chứng khoán ) , hệ thống các công ty chứng khoán , các công ty đầu tư , tư vấn về nghiệp vụ đầu tư kinh doanh chứng khoán ; hệ thống lưu ký , thanh toán bù trừ , hệ thống báo giá … ; đồng thời phải đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiệp vụ , các nhà đầu tư đủ mạnh để cung ứng cho TTCK . Sắp xếp , hoàn thiện bộ máy của UBGDCK , TTGDCK theo tinh thần ngị định 30/20003/NĐ-CP ngày 1/4/2003 của chính phủ nhằm nâng cao khả năng điều hành , giám sát thị trường một cách linh hoạt ,có hiệu quả . Tăng cường quản lý , giám sát thị trường thông qua việc tổ chức hoàn thiện các hoạt động theo dõi kiểm tra , thanh tra các hoạt động thị trường để kịp thời ban hành chính sách điều chỉnh phù hợp và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật . Có như vậy mới thực hiện vấn đề bảo vệ lợi ích kinh tế các nhà đầu tư – một trong những nguyên tắc tối cao của thị trường chứng khoán – là động lựu thúc đẩy sự tham gia của công chúng và các nhà đầu tư trênTTCK . Sự chao đảo của TTCK Việt Nam đã khiến cho nhiều nhà đầu tư phải xa lánh thị trường . Vì vậy , cần phải xây dựng bộ luật về chứng khoán và TTCK- cơ sở pháp lý của tất cả các hoạt động liên quan đến phát hành và lưu thông chứng khoán , đồng thời bảo vệ lợi ích công chúng và nhà đầu tư - động lực thúc đẩy họ tham gia TTCK

2.Định hướng phát triển

2.1 Xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến tới xây dựng thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC ) tại Hà Nội

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ là nơi niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thoả mãn điều kiện có số vốn từ 5 tỷ VNĐ trở lên , kinh doanh có lãi một năm và có tối thiểu 30 cổ đông bên ngoài nắm giữ tối thiểu 20% cổ phần , có cổ phiếu lưu ký tập trung và báo cáo định kỳ trên cơ sở kiểm toán độc lập

Theo số liệu thống kê , số lượng doanh nghiệp cổ phần đã đáp ứng được các điều kiện như trên không dưới 500 doanh nghiệp , và nếu chương trình CPH được thúc đẩy

44

mạnh mẽ hơn , cộng với chính sách của Chính phủ nâng cao vai trò các doanh nhân trong nền kinh tế , số lượng doanh nghiệp tham gia thị trưòng này sẽ còn tăng nhanh

Tuy nhiên,trên thực tế ít doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ mong muốn niêm yết , đặc biệt lại là niêm yết tại bảng loại hai . Bởi vì họ chưa thấy rõ ngay lợi ích của việc niêm yết mang lạ , trong khi niêm yết lại phảI chịu áp lực thường xuyên về hoạt động và quản trị công ty , công bố thông tin và nhiều yêu cầu khác từ TTGDCK , đồng thời phảI theo dõi và tìm cách nâng cao giá trị cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường

Như vậy muốn phát triển thị trường chứng khoán bảng II, ta cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất , chủ động tạo ra các nguồn vốn dài hạn và có chất lượng , có nhu càu đầu tư vào các chứng khoán trước niêm yết và chứng khoán niêm yết thông qua việc cho phép tổ chức các tổ chức đầu tư , trong đó công ty quản lý quỹ đầu tư và các quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng .

Thứ hai , nâng cao các điều kiện ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia niêm yết , xác định rõ doanh nghiệp khi niêm yết phải đầu tư nâng cao giá trị của mình nếu không muốn bị đào thải .

Thứ ba , ban hành các văn bản nhà nước không chỉ khuyến khích mà còn đồng thời áp dụng các biện pháp áp đặt , thúc đẩy mạnh hơn tiến trình CPH doanh nghiệp Nhà nước , mở rộng CPH sang nhiều lĩnh vực quan trọng hơn và các doanh nghiệp có vốn lớn hơn , trước mắt cần ban hành ngay thông tư hướng dẫn nghị định 64/CP , trong đó việc bán 30% cổ phiếu cho các cổ đông bên ngoàI doanh nghiệp nên đưa thành điều kện bắt buộc

Thứ tư , nhìn nhận việc nước ngoàI tham gia TTCK theo quan theo quan điểm tích cực , qua đó khuyến khích các nhà ĐTNN , thường là những tổ chức và cá nhân có vốn lớn ,và đầu tư dàI hạn tham gia đầu tư gián tiếp bằng các ưu đãI nhiều hơn ,cấp phép đầu tư dễ dàng hơn ; nâng cao hơn các giới hạn sở hữu của phía nước ngoài trong các doanh nghiệp

Thứ năm , tăng cường mối liên kết giữa các cơ quan quản lý thị trường như Uỷ ban chứng khoán nhà nước và các tổ chức cá nhân tham gia thị trường như các nhà dầu tư , các công ty chứng khoán ,các quỹ đầu tư trong và ngoàI nước , các công ty bảo hiểm … thông qua một hệ thống thông tin hai chiều rõ ràng , minh bạch

TTGDCK Hà nội sẽ tạo ra một sân chơI mới công khai và minh bạch cho các doanh ngiệp nhưng năng động ,mong muốn huy động vốn với chi phí thấp để tăng trưởng . TTGDCK Hà Nội cũng sẽ góp phần tạo nên một TTCK Việt nam hoàn thiện hơn

45

Quỹ đầu tư chứng khoán (quỹ DTCK) là một cơ chế hoạt động mà trong đó một số đông các nhà đầu tư riêng lẻ góp vốn để hình thành một quỹ chung , rồi sau đó uỷ thác quản lý cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu tư nhằm thu lợi nhuận cao và số lợi nhuận thu được từ hoạt động của quỹ được phân chia cho các nhà đầu tư riêng theo tỉ lệ số vốn đã đóng góp . Quỹ DTCK là một khái niệm còn mới lạ ở Việt Nam nhưng loại quĩ Thị trường chứng khoán này rất cần được thành lập và phát triển dể góp phần huy động vốn cho nền kinh tế nói chung và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) một cách ổn định.

thuận lợi và khó khăn

Nền kinh tế tăng trưởng ổn định , thu nhập của dân cư ngày càng tăng. TTCK đã đi vào hoạt động và bước đầu hoạt động suôn sẻ. Hàng hoá chứng khoán có xu hướng ngày càng phong phú . Sự có mặt của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạo ra một yếu tố thúc đẩy sự ra đời các quỹ đầu tư trong nước tại Việt Nam

Tuy nhiên , chúng ta thiếu đội ngũ các nhà quản lý , đầu tư chuyên nghiệp . TTCk hiện nay qui mô còn nhỏ , hàng hoá chứng khoán còn ít . Cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư chưa hoàn chỉnh . sự hiểu biết của công chúng về quỹ đầu tư còn nhiều hạn chếMột số giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt nam Về mô hình quỹ đầu tư Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam là quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Mô hình này hiên nay đang được tổ chức khá thành công ở Nhật bản và Hàn Quốc .C ó hai yếu tố quyết định sự thành công của mô hìnnày ở hai quốc gia nói trên là có đội ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp , có trình độ cao và hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh , chặt chẽ . Hai yếu tố này tạo cơ sở vững chắc cho các nhà đầu tư riêng lẻ hay nói cách khác đilà công chúng đặt niềm tin vào quỹ đầu tư

Mô hình quỹ đầu tư cần được giải quyết một số vấn đề sau

Thứ nhất ,cần tiếp tục nghiên cứu và nên cho phép triển khai cả mô hình Quỹ đầu tư theo dạng công ty

Việc thực hiên như vậy cho phép người đầu tư có thể cân chắc lựa chọn tuỳ theo cách đánh giá của từng người đầu tư để quyết định đầu tư vào quỹ đầu tư theo tín thác hay dạng công ty . ở đây cũng cần nhận thấy , trong khi ở Nhật Bản và Hàn Quốc áp dụng mô hình Công ty đầu tư lại phát triển mạnh mẽ và thành công hơn ở Mỹ . Ở Việt Nam ,ngoài quỹ đầu tư theodạng hợp đồng như hiện hành nên cho phép thành lập cả quỹ đầu tư theo dạng công ty nhưng cơ chế tổ chức nên đơn giản hơn so mô hình Quỹ tương hỗ của Mỹ

46

Quỹ đầu tư dạng công ty nên thành lập và hoạt động theo dạng tương tự công ty cổ phần quy định trong luật doanh nghiệp . Trong đó người đầu tư góp vốn vào quỹ dưới hình thức mua cổ hiếu và trở thành cổ đông có các quyền của cổ đông phổ thông . Hội đồng quản trị là người đại diện của Quỹ hợp đồng thuê công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát bảo quản tài sản của quỹ đồng thời Hội đồng quản trị (HĐQT ) cũng là người giám sát hoạt động của người điều hành Quỹ do Công ty quản lý quỹ cử đến . Như vậy , người điều hành quỹ hoạt động với tư cách là giám đốc của quỹ mà HĐQT dã thuê từ công ty quản lý

Một phần của tài liệu Đề tài: "THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN" doc (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)