Giáo trình tổng hợp những bộ luật và mối liên quan của nó đến BHXH phần 4 ppsx

10 229 0
Giáo trình tổng hợp những bộ luật và mối liên quan của nó đến BHXH phần 4 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 31 năm đến dưới 20 năm. + Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. + Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời. Sự thay đổi chế độ hưu Ngày 12/11/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 39/CP sửa đổi một số quy định đối với chế độ hưu như sau : - Đối với những người đủ 55 tuổi ( đối với nam ) và 50 tuổi (đối với nữ) mà có đủ 30 năm đóng BHXH trở lên thì hưởng đủ 75% tiền lương bình quân của 5 năm cuối mà không bị trừ tỷ lệ % như trước. Còn đối với những người không đủ điều kiện được hưởng hưu đầy đủ thì thay vì trừ 2% nay chỉ trừ 1%. - Đối với những người đã từng có 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại mà sau đó chuyển sang làm công việc khác có mức tiền lương thấp hơn thì khi tính tiền lương bình quân, được tính bình quân của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất. Chi trả lương hưu chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng chi của BHXH trong các năm. Những người hưởng lương hưu được phân chia thành hai loại đối tượng; hưu quân đội và hưu công nhân viên chức. Thông qua bảng thống kê dưới đây chúng ta sẽ thấy rõ được thực trạng chi trả lương hưu của BHXH huyện trong những năm qua. Bảng 9: Chi trả chế độ hưu trí 2000-2002 CHỈ TIÊU SỐ TIỀN TĂNG GIẢM QUA CÁC NĂM SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP SỐ TIỀN TRỢ CẤP (ĐV :1000 đồng) SỐ TIỀN (ĐV :1000 đồng) TỶ LỆ(%) NĂM NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH 2000 8.949 230 15.004.518 988.000 - - - - 2001 9.050 164 17.460.974 1.008.762 +2.456.456 +20.762 16,37 2,10 2002 9.066 140 17.282.937 1.447.302 -178.037 +438.540 1,01 43,47 (Nguồn số liệu: BHXH huyện Cẩm Xuyên) LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 32 Từ bảng số liệu trên ta thấy: Chi trả chế độ hưu trí BHXH lấy từ nguồn ngân sách lớn hơn nhiều so với nguồn quỹ BHXH. Vì nguồn quỹ chỉ dùng để chi trả cho các đối tượng nghỉ việc trước 01/01/1995 trở đi. Nếu so sánh cụ thể số chi trong từng nguồn thì : * Chế độ hưu trí BHXH chi trả từ Nguồn Ngân Sách : Năm 2001 số tiền BHXH huyện Cẩm Xuyên chi trả lớn hơn năm 2000 là: 2.456.456.000 đồng tức tăng 16,37%. Đó là do có sự điều chỉnh lương hưu theo NĐ 175/CP. Năm 2002 số tiền hưởng trợ cấp giảm 178.037.000 đồng tức giảm 1,01%. Nguyên nhân giảm là do : những cán bộ hưu trí ở tuổi cao, già yếu, ốm đau, bệnh tật chết tương đối lớn và BHXH huyện đã cắt giảm kịp thời, và vì điều kiện hoàn cảnh gia đình nên số cán bộ hưu trí chuyển đi các tỉnh khác. * Chế độ Hưu trí BHXH chi trả từ nguồn quỹ: Trong năm 2001 số tiền trợ cấp so với năm 2000 tăng 20.762.000 đồng tức là tăng 2,10% và năm 2002 cũng tăng so với năm 2001 là 438.540.000 đồng tức là tăng 43,47%. Nguyên nhân của việc tăng chi từ quỹ là do tỷ lệ cán bộ công chức Nhà nước nghỉ hưu tăng tương đối lớn. Và số cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi tăng do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp tinh giảm biên chế và nghỉ theo các chế độ khác của Nhà nước. e. Chế độ Tử tuất. Nghị định 12/CP của Chính phủ quy định :  Các trường hợp - Người lao động đang làm việc bị ốm đau bệnh tật hoặc tai nạn chết. - Những người đang nghỉ chờ hưu bị chết. - Những người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng (như hưu, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) bị chết những trường hợp trên thân nhân được hưởng chế độ trả trước.  Điều kiện hưởng Tham gia BHXH dưới 15 năm mà chết thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần. Tham gia BHXH từ 15 năm trở lên mà chết thì được hưởng trợ cấp hàng tháng kèm theo các điều kiện của thân nhân. LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 33  Các loại trợ cấp - Mai táng phí : chung cho tất cả mọi người chết là bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. - Trợ cấp 1 lần : người lao động chưa đủ 15 năm đóng BHXH hoặc thân nhân chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp là mỗi năm đóng BHXH thì được một tháng tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH nhưng không quá 12 tháng. Đối với người đang hưởng hưu chết mà thân nhân không đủ điều kiện trợ cấp hàng tháng thì nếu chết trong năm hưởng hưu thứ nhất thì được hưởng 12 tháng lương hưu. nếu chết từ năm hưởng hưu thứ 2 trở đi, mỗi năm đã hưởng BHXH giảm đi một tháng lương, nhưng tối thiểu cũng bằng 3 tháng lương hưu. - Trợ cấp tuất hàng tháng : khi thân nhân của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng ở vào một trong các trường hợp sau: + Con chưa đủ 15 tuổi hoặc đến 15 tuổi nếu đang đi học. + Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ chồng đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi). Mức trợ cấp được hưởng đối với mỗi thân nhân bằng 40% tiền lương tối thiểu nhưng không quá 4 suất. Những người cô đơn, không người nuôi dưỡng thì được trợ cấp bằng 70% tiền lương tối thiểu. BHXH huyện còn chịu trách nhiệm quản lý đối tượng là người về hưu, lão thành cách mạng và mất sức lao động. Khi những người này chết thì thân nhân tiến hành làm hồ sơ xin hưởng tiền tuất tuỳ theo điều hưởng một lần hoặc hàng tháng. Chi trả BHXH ở BHXH huyện chủ yếu là cho đối tượng hưu là công nhân viên chức chiếm tỷ lệ lớn còn lại là hưu trí quân đội và lão thành cách mạng chiếm tỷ lệ nhỏ. Các đối tượng hưởng chế độ tuất trên địa bàn huyện như sau: Bảng 10: Chi trả chế độ tử tuất 2000-2002 CHỈ TIÊU SỐ TIỀN TĂNG GIẢM QUA CÁC NĂM NĂM SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP SỐ TIỀN TRỢ CẤP (ĐV :1000 đồng) SỐ TIỀN (ĐV :1000 đồng) TỶ LỆ(%) LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 34 NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH 2000 836 116 812.990 95.746 - - - - 2001 865 89 969.908 97.744 +156.918 + 1.980 19,30 2,07 2002 871 60 880.939 131.163 - 88.969 +33.419 9,17 34,19 (Nguồn số liệu: BHXH huyện Cẩm Xuyên.) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy từ nguồn ngân sách Nhà nước và từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội : Trong năm 2001 nguồn ngân sách Nhà nước chi trả lớn hơn nguồn quỹ BHXH cụ thể là tăng 156.918.000 đồng tức là tăng 19,30 so với năm 2000 và nguồn quỹ BHXH cũng tăng nhưng với số tiền bé hơn là 1.980.000 đồng hay tăng 2,07% . Nguyên nhân hai nguồn này tăng lên là do chi trả cho con của người lao động bị chết chưa đủ 15 tuổi hoặc bố, mẹ, vợ hoặc chồng người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động. Năm 2002 số tiền trợ cấp từ nguồn quỹ BHXH cũng tăng 33.419.000 đồng tức là tăng 34,19% so với năm 2001. Nhưng số tiền trợ cấp đối với nguồn NSNN giảm 88.969.000 đồng hay giảm 9,17% (so với năm 2001). Nguyên nhân giảm là qua quá trình rà soát hồ sơ của các đối tượng hưởng tuất, BHXH huyện phát hiện và cắt giảm kịp thời một số lượng tương đối lớn các đối tượng ở tuổi trưởng thành hết hạn hưởng. g. Chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN) Nghị định 12/CP của Chính phủ quy định :  Trường hợp được xác định là TNLĐ và BNN. - Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động. - Bị tai nạn lao động ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động. - Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. - Bị các bệnh nghề nghiệp do môi trường và điều kiện lao động. Danh mục BNN do Bộ y tế và Bộ lao động- thương binh xã hội quy định.  Điều kiện được hưởng trợ cấp - Có tham gia đóng BHXH - Có giám định thương tật, bệnh tật theo quy định của pháp luật hiện hành. Các loại trợ cấp LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 35  Khi bị TNLĐ, BNN trong thời gian điều trị người lao động vẫn được hưởng lương và các chi phí điều trị do chủ sử dụng lao động chi trả (không thuộc trợ cấp BHXH).  Khi đã ổn định thương tật, được giám định thương tật thì được hưởng trợ cấp BHXH tính từ khi ra viện, gồm : - Trợ cấp 1 lần (nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% bằng từ 4 đến 12 tháng tiền lương tối thiểu). - Trợ cấp hàng tháng( nếu bị suy giảm từ 31% trở lên) bằng từ 0,1- 1,6 lần mức lương tối thiểu tuỳ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. - Được phụ cấp cho người phục vụ bằng 0,8 mức tiền lương tối thiểu đối với những người mất khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai tay, tâm thần nặng. - Nếu bị TNLĐ hoặc BNN mà chết thì gia đình được hưởng trợ cấp một lần bằng 20 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng trợ cấp trước, không phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH. - Người bị TNLĐ và BNN có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí. Cùng với sự phát triển kinh tế, điều kiện lao động và cống tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiêp ở nước ta hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể. Mặc đã có nhiều cải cách nhưng để xoá bỏ hoàn toàn TNLĐ và BNN là điều không thể. Vì vậy chế độ này được quan tâm đặc biệt ở những nước thực hiện BHXH đối với người lao động. Kết quả chi trả chế độ trợ cấp TNLĐvà BNN tại BHXH huyện như sau : Bảng 11: Chi trả chế độ TNLĐ- BNN 2000-2002 CHỈ TIÊU SỐ TIỀN TĂNG GIẢM QUA CÁC NĂM SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP SỐ TIỀN TRỢ CẤP (ĐV :1000 đồng) SỐ TIỀN (ĐV :1000 đồng) TỶ LỆ(%) NĂM NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH 2000 16 19 19.558 18.208 - - - - 2001 16 15 29.019 25.078 +9.461 +6.870 48,37 37,73 2002 15 10 26.515 30.931 -2.504 +5.853 8,63 23,34 (Nguồn số liệu: BHXH huyện Cẩm Xuyên.) LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 36 Qua số liệu trên chúng ta thấy: Số tiền chi trả qua các năm đều có sự tăng, giảm khác nhau cụ thể : Từ nguồn ngân sách, năm 2001 tăng là 9.46.000 đồng tức tăng 48,37% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên là do có sự điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo nghị định 176/CP. Năm 2002 giảm 8,63% hay giảm là 2.504.000 đồng so với năm 2001. Nguyên nhân là do các đối tượng lao động di chuyển đến các tỉnh bạn, và có nhiều trường hợp bị chết… Nguồn quỹ: năm 2001 tăng hơn năm 2000 là 6.870.000 đồng tức là tăng 37,73% và năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 5.853.000 đồng hay là tăng 23,34%. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng số tiền chi trả qua các năm là do số cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, các xí nghiệp sản xuất bị tai nạn ngày càng tăng vì gặp nhiều rủi ro trong lao động sản xuất, chế độ bảo hộ lao động không đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, công tác… 3. Đánh giá chung. Trong những năm qua BHXH huyện Cẩm Xuyên đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Cụ thể là các khoản thu trong các năm qua tăng dần. BHXH huyện Cẩm Xuyên đã có nhiều cố gắng nhằm đạt được những chỉ tiêu đã đề ra. Nhìn chung các khoản chi từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm một khoản lớn trong tổng chi BHXH trong những năm qua. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế huyện Cẩm Xuyên chưa phát triển mạnh so với một số quận huyện khác trên toàn quốc nên tỷ lệ thu so với chi vẫn chưa cao. Ngoài ra, những hiện tượng tiêu cực trong cơ quan là không đáng kể đội ngũ cán bộ trong cơ quan hết sức tận tình trong việc giải thích, hướng dẫn những người làm chế độ. Công tác chi trả các chế độ BHXH ngày càng được cải thiện, việc chi trả diễn ra nhanh chóng kịp thời, an toàn và chính xác. Chính vì vậy đã được đông đảo những người hưởng chế độ hoan nghênh, tạo niềm tin đối với BHXH tỉnh Hà Tĩnh. LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 37 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP BHXH Việt Nam là ngành mới được thành lập theo NĐ 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, BHXH Việt nam đã nhanh chóng ổn định tổ chức và từ ngày 01/10/1995 toàn bộ hệ thống BHXH Việt nam đã chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng BHXH đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định, khẳng định được vị trí của mình, khẳng định được sự tồn tại và phát triển thông qua các hoạt động của ngành. Đó là số thu BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, chi trả cho các chế độ BHXH kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách và đủ số lượng, bước đầu đã có những biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, qua một thời gian ngắn hoạt động, BHXH Việt nam nhận thấy còn có những thiếu sót tồn tại trong chính sách BHXH và trong quá trình thực hiện. Để chính sách BHXH bảo đảm tốt hơn đời sống cho người lao động, góp phần tích cực vào việc ổn định an toàn xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế. Dưới đây em xin đưa ra một số ý kiến của mình nhằm hoàn thiện và đổi mới chính sách BHXH. 1.Về văn bản pháp luật Chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự thay đổi trong nội dung và đối tượng điều chỉnh các quan hệ xã hội – pháp luật nói chung và chế độ BHXH nói riêng cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong các chế định thì chế định pháp lí về BHXH dường như mang tính chất ổn định nhất, điều này rất thuận lợi trong việc xây dựng lại hệ thống quy định về BHXH cho tương lai. Tất nhiên, vẫn cần thiết phải có điều chỉnh trợ cấp cho phù LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 38 hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển kinh tế. Yêu cầu ở đây là cần phải có chính sách lao động đồng bộ. Việc xây dựng chế độ BHXH phải khắc phục được tính giải quyết tình thế vì chế độ BHXH ban hành hôm nay không chỉ áp dụng để giải quyết các chế độ cho người lao động đã làm việc trước đây nay về nghỉ chế độ mà còn áp dụng trong hiện tại và tương lai. Mặt khác, sự sát nhập của BHXH và BHYT sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý hai nghiệp vụ này.Vì vậy, theo em cần sớm ban hành Luật BHXH và hệ thống hoá văn bản về BHXH pháp quy về BHXH ở mức cao hơn để thực hiện rõ tầm quan trọng của BHXH và có thể quản lý thống nhât hai nghiệp vụ này. Song song với việc ban hành Luật BHXH, chúng ta cũng nên thay đổi lại tỉ lệ đóng BHXH. Hiện nay, do mức sống của xã hội ngày càng được nâng cao đã làm cho tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng theo. Cách đây 30 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt nam chỉ vào khoảng 50 –60 tuổi thì đến nay tuổi thọ trung bình của người Việt nam đã khoảng 75 tuổi. Tuổi thọ trung bình tăng lên sẽ làm cho số tiền chi trả lương hưu tăng, điều này không đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu – chi trong BHXH bởi vì tỉ lệ thu BHXH như hiện nay la hơi thấp. Vì vậy theo tôi, tỷ lệ đóng BHXH nên tăng lên 25% tổng quỹ lương và được phân chia như sau : + Người sử dụng lao động đóng góp 18% tổng quỹ lương. + Người lao động đóng góp 7% tổng quỹ lương. 2. Về đối tượng hưởng, chế độ hưởng BHXH Do nhu cầu tham gia BHXH của các đối tượng lao động ngày càng cao cho nên trong những năm gần đây BHXH Việt nam đã cho triển khai loại hình BHXH tự nguyện (thí điểm ở 5 tỉnh, thành) song song với loại hình BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, những quy định cụ thể về loại hình BHXH tự nguyện vẫn chưa có và loại hình BHXH này cũng chưa được áp dụng rộng rãi. Vì vậy, theo em BHXH Việt nam nên triển khai rộng rải loại hình BHXH tự nguyện kèm theo những quy định cụ thể, rõ ràng để BHXH huyện cũng như BHXH các huyện khác có thể nhanh chóng triển khai rộng rãi loại hình BHXH này. LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 39 Đối tượng tham gia BHXH là những người làm nông nghiệp, tiểu thương, những người làm việc trong các đơn vị sử dụng dưới 10 người lao động có một khoản thu nhập tương đối ổn định.  Các khoản đóng góp cho quỹ BHXH tự nguỵện chủ yếu dựa vào sự đóng góp của người tham gia. Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp này phải được đảm bảo hợp lí.  Hiện nay chỉ nên triển khai BHXH tự nguyện cho 4 chế độ sau  Chi trả lương hưu  Trợ cấp ốm đau  Trợ cấp thai sản  Trợ cấp tử tuất Riêng 2 chế độ, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì chưa nên triển khai vội, bởi vì chưa thể kiểm soát được rủi ro sẽ xẩy ra cũng như khó quản lí đối tượng này. Còn chế đô dưỡng sức mới được đi vào hoạt động (2001) nên chưa thể tìm ra được những nguyên nhân cụ thể để triển khai nên cũng có thể triển khai sau. 3. Về chế độ, chính sách BHXH a. Chế độ hưu trí Chế độ hưu trí là một chính sách lớn của xã hội, nó quyết định đời sống của người lao động trong những năm còn lại của cuộc đời sau khi đã về hưu. Vì vậy, các chế độ chính sách cần hoàn thiện song hành với sự phát triển chung của toàn xã hội. Hiện nay, tuổi thọ trung bình quân của ngừơi dân ở các nước có xu hướng ngày càng tăng lên và mức sinh ngày càng giảm. Đa số các nước độ tuổi nghỉ hưu được quy định tăng tương ứng nhằm giảm bớt gánh nặng xã hội về chi BHXH cũng như tận dụng chất xám của người lao động. Quy định độ tuổi nghỉ hưu hợp lý sẽ hạn chế sự mất cân đối quỹ BHXH, đồng thời thu hút lực lượng lao động có trình độ cao cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 40 Pháp luật cần có quy định mềm dẻo hơn trong chế độ này sao cho phù hợp với tính chất nghề nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội, vừa khai thác được hiệu quả tiềm năng và chất lượng lao động. Cụ thể, những đề xuất của em đối với chế độ hưu trí như sau : Nên quy định lại tuổi nghỉ hưu : - Đối với những người làm trong điều kiện bình thường thì nên quy định bắt buộc tuổi nghỉ hưu như sau : + Nam : 60 tuổi nghỉ hưu + Nữ : 60 tuổi nghỉ hưu - Đối với những người làm việc trong môi trường độc hại, điều kiện làm việc kém an toàn, nên điều chỉnh sao cho họ có thể nghỉ sớm hơn bình thường từ 10 năm trở xuống (nếu họ muốn). Tuy nhiên họ phải đảm bảo thời gian đóng BHXH là 25 năm. Chính sách BHXH vẫn có đan xen với chính sách ưu đãi xã hội. Những người đi B, C, K phải do pháp luật ưu đãi, xã hội điều chỉnh chứ không phải do pháp luật BHXH điều chỉnh. Vì vậy cần phải tách chính sách này ra khỏi chính sách BHXH để đảm bảo cho sự chi trả của quỹ BHXH.  Mức trợ cấp BHXH chưa phù hợp với quan hệ đóng- hưởng giữa các nhóm lao động trong việc quy định sau 30 năm đóng BHXH thì từ năm thứ 31 mổi năm đóng thêm được hưởng một lần bằng 1/2 tháng lương nhưng không quá 5 tháng. Việc quy định như vậy là không đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy, theo em nên không nên khống chế số thời gian chi trả lần đầu cho số tháng trên 30 năm là 5 tháng, mà tính chi trả tương ứng thời gian đóng BHXH vượt trội trên 30 năm, mỗi năm 1/2 tháng lương bình quân. Việc tính lương hưu dựa vào mức lương bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu cũng nên xem xét lại, bởi vì có người trong 5 năm cuối hệ số lương chỉ thay đổi 2 lần nhưng cũng có người hệ số lương trong 5 năm cuối lại thay đổi 3 lần. Nếu chỉ dựa vào mức lương bình quân trong 5 năm cuối để tính lương hưu cũng không đảm bảo công bằng xã hội. . NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH 2000 8. 949 230 15.0 04. 518 988.000 - - - - 2001 9.050 1 64 17 .46 0.9 74 1.008.762 +2 .45 6 .45 6 +20.762 16,37 2,10 2002 9.066 140 17.282.937 . luật của Nhà nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, BHXH Việt nam đã nhanh chóng ổn định tổ chức và từ ngày 01/10/1995 toàn bộ hệ thống BHXH Việt nam đã chính thức đi vào hoạt động. Đến. LuËn v¨n tèt nghiÖp Ph¹m ThÞ QuÕ 34 NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH NSNN QBHXH 2000 836 116 812.990 95. 746 - - - - 2001 865 89 969.908 97. 744 +156.918 + 1.980 19,30 2,07 2002

Ngày đăng: 08/08/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan