12 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu điểm khác biệt giữa hộ và trang trại. 2. HTX nông nghiệp? Nêu các hoạt động chủ yếu của các HTX nông nghiệp hiện nay. 3. Trong điều kiện hiện nay, các HTX hoạt động của các HTX nông nghiệp gặp khó khăn gì? Vì sao? 4. Vì sao phải đổi mới các hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh? 5. Nêu các loại hình khác trong kinh doanh nông nghiệp? Bài 3: TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.1.1.Vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vì vậy đối với chúng đất đai có vai trò hết sức quan trọng: - Thứ nhất, đất đai hoạt động với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, tham gia vào việc tạo ra các nông sản, trước hết là các sản phẩm của ngành trồng trọt. - Thứ hai, đất đai là chỗ dựa, địa điểm cho các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp (các công trình giao thông, thủy lợi ) hoặc các hoạt động kế tiếp quá trình sản xuất nông nghiệp như: các xưởng chế biến, kho bãi, cửa hàng Trong trường hợp này vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cũng giống như trong các ngành khác của nền kinh tế. 3.1.2. Đặc điểm đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp a. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm của xã hội - Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, bởi vì đất đai có trước con người, đất đai được sử dụng vào các ngành và đời sống xã hội là sản phẩm từ đá Macma qua quá trình biến đổi lý học, hoá học, sinh vật học và các tác động tự nhiên khác. Quá trình đó hiện nay vẫn tiếp diễn đối với các dãy núi đá, những vùng đất sau hoạt động của núi lửa. - Là sản phẩm của xã hội, bởi vì con người đã khai phá, chiếm hữu đất đai hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra của cải. Trong quá trình đó con người làm tăng hay giảm độ màu mỡ của chúng. Đất đai hiện tại là sự kết tinh sức lao động của nhiều thế hệ qua canh tác sử dụng chúng. 13 b. Số lượng có hạn và khả năng tái tạo của đất đai không có giới hạn Đất đai có vị trí cố định và có hạn về số lượng, vì nó là lớp bề mặt của trái đất. Đất đai có hạn chế về mặt số lượng đối với mỗi cơ sở kinh doanh, mỗi địa phương, mỗi quốc gia và biểu hiện ở phạm vi ranh giới đối với mỗi cơ sở kinh doanh, mỗi địa phương, mỗi quốc gia và ngay cả với trái đất. Tuy nhiên xét về mặt chất lượng, đất đai có sự biến đổi tăng do khả năng tái tạo của đất đai, mặc dù đất đai thường xuyên được sử dụng để phục vụ các mục đích của con người. Khả năng tái tạo của đất đai hay khả năng biến đổi chất lượng của đất đai biểu hiện ở sự biến đổi độ phì của đất (có thể hiểu như là độ màu mỡ của đất). Có nhiều loại độ phì: độ phì tự nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì tiềm tàng, và độ phì kinh tế. Mỗi loại độ phì biểu hiện ở phương diện khác nhau của chất lượng đất đai, nhưng chúng biểu thị các vấn đề cần lưu ý sau đối với người sử dụng nói chung, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng. - Thứ nhất, bản thân đất đai có độ phì tự nhiên tức là đã hàm chứa khả năng cung cấp các điều kiện cho cây trồng phát triển, nhưng nếu chỉ khai thác độ phì nhiêu tự nhiên, không cung cấp thêm phân bón, tưới nước các chất dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt, chất lượng đất đai sẽ bị suy giảm. Vì vậy, cần kết hợp khai thác độ phì tự nhiên với việc tạo độ phì nhân tạo, đất đai mới được khai thác và bảo vệ. - Thứ hai, độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo có thể cây trồng khai thác được ngay nếu chúng ở các dạng dễ hấp thu (độ phì nhiêu kinh tế), ngược lại cũng chỉ biểu hiện ở dạng tiềm năng (độ phì tiềm tàng). Vì vậy, cần kết hợp giữa bón phân với các biện pháp canh tác khác để biến các độ phì tiềm tàng thành các độ phì kinh tế, có như vậy đất đai mới được khai thác đầy đủ và hợp lý. - Thứ ba, khai thác sử dụng đất đai phải gắn với bồi dưỡng, bảo vệ và cải tạo đất đai. Khả năng tái tạo của đất đai không chỉ hàm chứa khả năng sinh lời vô hạn của đất đai, mà còn ẩn chứa một trách nhiệm nặng nề và thường xuyên của con người đối với đất đai về việc tái tạo và bảo vệ nếu còn muốn khai thác nó một cách lâu dài. - Thứ tư, khả năng trực tiếp tạo ra các nông sản phục vụ nhu cầu con người là nhờ vào đất đai hoạt động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đai làm chức năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng rất quan trọng. Vì vậy, cần có quy hoạch để tận dụng tối đa đất đai cho sản xuất nông nghiệp, nhưng tạo được hệ thống các công trình tối ưu phục vụ cho sản xuất và đời sống con người trên phạm vi chung xã hội cũng như trong mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. c. Chất lượng đất đai không đồng nhất và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên của từng vùng Chất lượng của đất đai phụ thuộc vào độ phì của đất. Độ phì của đất phụ thuộc vào nguồn gốc sản sinh đất (nguồn gốc của đá mẹ) và khả năng tái tạo đất đai của con người khi sử dụng. Những nhân tố trên không đồng nhất với nhau nếu xét 14 trên toàn trái đất, trong mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, sự biến động và sự khai thác của độ phì phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng. Các điều kiện tự nhiên diễn biến theo mùa và khác nhau theo từng vùng; các điều kiện kinh tế, xã hội cũng có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, sự biến đổi của chất lượng đất đai và khả năng khai thác chất lượng đất đai cũng khác nhau tuỳ theo từng vùng thậm chí theo từng cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nhất là trong điều kiện ở Việt Nam, đất được giao cho từng hộ nông dân theo phương châm “có gần có xa, có xấu có tốt”. 3.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT TRONG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.2.1. Mục đích sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp vừa sử dụng vào các hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống, vì vậy việc sử dụng đất đai nhằm các mục đích sau: - Sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm và sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích, với hao phí lao động sống và lao động vật hoá trên đơn vị sản phẩm thấp nhất. - Tạo điều kiện đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phục vụ các hoạt động sản xuất kế tiếp hoặc phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu của đời sống với lượng đất đai ít nhất. - Khai thác các tiềm năng và lợi thế của đất đai và các yếu tố gắn với đất đai, phù hợp với yêu cầu của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả của đất đai. 3.2.2. Các yêu cầu đối với sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Để thực hiện các mục đích sử dụng đất đai, các cơ sở kinh doanh nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả đất đai. Để làm được việc này cần phải: điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên gắn với đất đai, chất lượng đất đai, tìm ra các lợi thế của đất đai. Trên cơ sở đó bố trí sử dụng đất đai theo hướng khai thác các lợi thế kết hợp với phát triển tổng hợp để đưa tất cả đất đai vào sử dụng. - Phải đặt quá trình tổ chức sử dụng đất đai các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp với quá trình tổ chức sử dụng đất đai của cả vùng. Để gắn quá trình khai thác sử dụng đất đai của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn với sử dụng đất đai của cả vùng, các cơ sở cần lưu ý tới phân vùng quy hoạch chung của vùng để lựa chọn loại sản phẩm bố trí sản xuất. Cần tạo điều kiện về đất đai cho việc xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi theo quy hoạch chung; khi quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội bộ cơ sở cần gắn các công trình này với quy hoạch chung của cả vùng và lợi ích của các cơ sở sản xuất xung quanh. 15 - Phải chú ý đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của từng ngành và toàn bộ hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đất đai được sử dụng vào tất cả các ngành, các lĩnh vực. Nói cách khác, tất cả các ngành, lĩnh vực đều cần đến đất đai. Vì vậy, khi bố trí sử dụng đất đai cần chú ý đến toàn bộ quá trình kinh doanh của từng ngành cũng như toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh. - Phải gắn việc sử dụng với bảo vệ, tái tạo và khôi phục chất lượng của đất đai. 3.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3.3.1. Phân loại đất đai Đất đai trong phạm vi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nhất là trong các trang trại cũng có nhiều loại, tuỳ theo mục đích và các tiêu thức khác nhau có cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, phân loại đất đai là nhằm bố trí sử dụng, quản lý đầy đủ và có hiệu quả đất đai. Vì vậy, phân loại đất đai là nội dung mang tính tiền đề của tổ chức sử dụng đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Căn cứ vào mục đích sử dụng đất đai, ở các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể có các loại đất sau: 1. Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Theo quy định của luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm: Đó là đất trồng các loại cây có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian một năm. Đất trồng cây lâu năm: Đó là đất trồng các loại cây trồng có chu kỳ sản xuất lớn hơn 1 năm. Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất đồng cỏ dùng cho chăn thả Đất lâm nghiệp: là đất chủ yếu được dùng vào sản xuất lâm nghiệp như: đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất có thể sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. 1. Đất thổ cư: Đó là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình sinh hoạt của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. 2. Đất chuyên dùng: là đất dùng để xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông ở trong nội bộ cơ sở (thuỷ lợi nội bộ), đất xây dựng nhà xưởng chế biến, kho bãi 3. Đất chưa sử dụng của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là đất còn để hoang do chưa có điều kiện khai thác hoặc do còn tranh chấp quyền sử dụng nên chưa đưa vào hoạt động theo một mục đích nào cả. Căn cứ vào chất lượng của đất đai có thể phân thành các hạng đất trong từng cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp (chủ yếu với phần đất nông nghiệp của trang trại). Căn cứ để phân hạng đất gồm các yếu tố như: 16 + Chất đất: Để có kết luận về chất đất người ta tiến hành các phân tích nông hoá và thổ nhưỡng đất đai theo từng ô, thửa trong từng đơn vị. + Vị trí của đất đai, chủ yếu vị trí so với các điều kiện về giao thông thị trường tiêu thụ nông sản. + Địa hình của đất (độ dốc, độ bằng phẳng ) + Điều kiện về khí hậu và thời tiết + Các điều kiện tưới tiêu Căn cứ vào nguồn gốc của đất đai, đất của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể được phân thành: + Đất được giao, là đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo Luật Đất đai (ở nước ta là đất đã được cấp “sổ đỏ” theo Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ) hoặc đất đã làm xong các thủ tục chờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Đất chưa được giao, bao gồm: đất của nông lâm trường giao tạm thời (giao bìa xanh theo Luật Đất đai), đất của các dự án, đất thầu, đất chuyển nhượng không hợp pháp, đất khai hoang 3. 3.2. Bố trí sử dụng đất đai - Bố trí sử dụng đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là hệ thống các biện pháp tổ chức, kinh tế và kỹ thuật để sắp xếp sử dụng đất đai trong trang trại nhằm khai thác tiềm năng về đất đai và các nguồn lực khác của cơ sở, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường và các quy luật sinh học của sản xuất nông nghiệp. - Khi thực hiện bố trí sử dụng đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần chú ý một số yêu cầu mang tính nguyên tắc sau: + Đảm bảo thực hiện sự phân công xã hội về sản xuất nông sản, chủ yếu là sự phân vùng quy hoạch của huyện, tỉnh. + Phải chú ý đến xu hướng phát triển lâu dài của đơn vị. + Phải căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gắn với cơ sở để bố trí sử dụng đất, nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả đất đai. + Phải chú ý đến toàn bộ quá trình sản xuất, cũng như từng ngành sản xuất của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. + Phải kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp với lợi ích của Nhà nước, tỉnh, huyện đặc biệt của các trang trai và hộ gia đình xung quanh. - Nội dung bố trí sử dụng đất đai gồm: + Xác định ranh giới của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp (Đối với các cơ sở chưa tiến hành quy hoạch sản xuất). + Bố trí ruộng đất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp + Bố trí xây dựng các công trình nhà ở, các công trình phục vụ sản xuất: chuồng trại chăn nuôi, xưởng chế biến, hệ thống giao thông, thuỷ lợi 17 3.3.3. Bố trí sử dụng đất trồng trọt Đây là nội dung quan trọng nhất của tổ chức sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Nó bao gồm 2 nội dung: 3.3.3.1. Xác định cơ cấu diện tích đất trồng trọt Cơ cấu diện tích trồng trọt là quan hệ tỉ lệ về diện tích các loại cây trồng. Ý nghĩa: -Tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trồng trọt. -Là tiền đề quan trọng để sử dụng hợp lý ruộng đất, tiền vốn, sức lao động của doanh nghiệp. Căn cứ xác định cơ cấu diện tích trồng trọt hợp lý - Phương hướng kinh doanh và quy hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm trồng trọt. - Khả năng sinh lợi của các loại cây trồng. - Điều kiện về ruộng đất của doanh nghiệp và khí hậu thời tiết của tiểu vùng. - Xu hướng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá trong vùng. Để thực hiện cơ cấu diện tích trồng trọt hợp lý cần làm tốt những việc sau: Xác định và thực hiện các mô hình trồng trọt hợp lý trong doanh nghiệp, vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất hàng hoá, kinh doanh có lãi,vừa bảo vệ nâng cao độ phì nhiêu của ruộng đất và bảo vệ được môi trường sinh thái. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu diện tích trồng trọt, nhất là đối với cây ngắn ngày khi nhu cầu của thị trường về sản phẩm, tính sinh lời của sản phẩm, xu hướng và mức độ tác động của công nghiệp hoá tới sản xuất nông nghiệp của vùng có sự thay đổi đáng kể. 3.3.3.2. Bố trí đất đai phù hợp với các loại cây trồng Căn cứ - Đặc tính tự nhiên của các loại đất - Điệu kiện thủy lợi hiện có của doanh nghiệp và nhu cầu khác nhau về nước của từng loại cây trồng. - Đặc điểm sản xuất của mỗi ngành - Mối quan hệ giữa các ngành. Bố trí Bố trí cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày Cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày thường có thời gian sinh trưởng ngắn và chiếm đại bộ phận diện tích canh tác của doanh nghiệp. Vì thế yêu cầu của việc bố trí đất đai cho các loại cây này: - Chọn loại đất phù hợp với từng loại cây trồng, tầng canh tác trên 35cm. - Bố trí tập trung liền khoanh, chủ động về thủy lợi. - Bố trí ở những nơi bằng phẳng để tiện canh tác. 18 - Xác định một công thức luân canh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cải tạo được đất đai trong khi sử dụng Bố trí đất trồng rau Rau là loại cây trồng có yêu cầu thâm canh cao, đầu tư chủ yếu là lao động thủ công, trình độ kỹ thuật phức tạp. Vì thế khi bố trí nên: - Bố trí ở gần khu dân cư, trại chăn nuôi, gần nguồn nước, gần đường giao thông. - Bố trí trên đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao, tương đối bằng phẳng và khuất gió. Bố trí đất trồng cây ăn qủa và cây công nghiệp dài ngày Là loại cây có thờigian sinh trưởng dài ( trên 1 năm) có giá trị kinh tế lớn vì thế khi bố trí cần: - Điều tra cơ bản kỹ. Bố trí trên đất cao có tầng canh tác trên 60 cm. - Bố trí gần đường giao thông. - Khi trồng nên chia thành các lô để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ cây 3.3.4. Bố trí đất chăn thả gia súc Với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp lấy chăn nuôi gia súc là hướng kinh doanh chính thì phải bố trí đất cho chăn thả gia súc. Khi bố trí đất vào mục đích này cần lưu ý: Khu chăn thả nên chọn nơi cao ráo, thoảng khí, đầy đủ ánh sáng, cách xa khu dân cư. Nên bố trí thành từng khoảnh để thực hiện chế độ chăn thả luân phiên. 3.3.5. Bố trí đất để trồng rừng phòng hộ Là việc bố trí đất để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ trong doanh nghiệp nhằm chống gió bão, chống sói mòn, bảo vệ cây trồng và điều hoà khí hậu. * Căn cứ vào vị trí và tác dụng người ta chia ra: - Đai rừng chính: nhiệm vụ chính là chắn gió hại. Vì thế thường bố trí thẳng góc với hướng gió chính. Khoảng cách giữa 2 đai rừng chính bằng 20 - 25 lần chiều cao của cây rừng. Bề rộng của đai rừng phụ thuộc vào sức mạnh của gió hại, gió mạnh thì đai rừng dầy, gió yếu thì đai rừng mỏng. Thường người ta bố trí bề dày của đai rừng chính rộng 10 -16 m. Với đai rừng phòng hộ trên núi cao có nhiệm vụ cản nước, chống sói mòn phải rộng 20 - 30 m. - Đai rừng phụ: Cùng với các đai rừng chính tạo thành các lô rừng. Thường bố trí thẳng góc với đai rừng chính. Khoảng cách giữa hai đai rừng phụ có thể gấp 2 đến 5 lần khoảng cách giữa 2 đai rừng chính. 3.3.6. Bố trí đất để xây dựng các công trình Là việc bố trí đất để xây dựng hệ thống đường xá giao thông và các công trình thuỷ lợi trong doanh nghiệp 3.3.6.1. Bố trí đất xây dựng các công trình giao thông Yêu cầu - Phục vụ tốt cho sản xuất. - Giảm chi phí xây dựng đường xá đến mức thấp nhất: - Phù hợp với khả năng về vốn đầu tư, nhân lực, vật liệu kiến thiết của 19 doanh nghiệp. Hệ thống đường xá giao thông của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: - Đường chính nối trung tâm của doanh nghiệp với bên ngoài. - Đường phụ nối các khu vưc và các hộ gia đình với nhau. Tùy điều kiện cụ thể và nhu cầu vận chuyển mà xác định bề rộng mặt đường và cấp kỹ thuật của đường. 3.3.6.2. Bố trí đất xây dựng các công trình thuỷ lợi Là bố trí đất để xây dựng hệ thống kênh mương, cống, đập nhằm chủ động chống úng, chống hạn, thau chua, rửa mặn, chống sói mòn, thực hiện tưới tiêu theo khoa học đối với cây trồng đồng thời phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và cho các ngành khác. Hệ thống kênh mương thủy lợi trong doanh nghiệp thường được kết hợp chặt chẽ với bờ vùng, bờ thửa. Gồm 3 loại: + Kênh cấp 1: Tưới tiêu cho vùng + Kênh cấp 2: Tưới tiêu cho khoảnh + Kênh cấp 3: tưới tiêu cho thửa Tùy địa hình cụ thể ở từng nơi mà bố trí hệ thống kênh mương cho thích hợp. 3.4. ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng - Đặc tính tự nhiên của đất đai, đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình gắn liền với đặc điểm khí hậu và tiểu khí hậu. - Trình độ thâm canh, việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. - Phướng hướng sản xuất, trình độ bố trí, lựa chọn cây trồng. 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả của việc tổ chức sử dụng đất đai. - Chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức sử dụng - Diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác tính trên 1 nhân khẩu và lao động nông nghiệp. - Hệ số sử dụng ruộng đất. - Ngoài ra có một số chỉ tiêu về trình độ thâm canh: Hao phí lao độüng, TLSX, chi phí vật chất trên 1 đơn vị diện tích. - Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế - Năng suất đất đai: Giá trị sản lượng hay giá trị sản lượng hàng hóa tinh trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác. - Năng suất cây trồng tính cho từng lọai cây trồng. 20 - Lợi nhuận tính trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp hay đất canh tác. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nêu các đặc điểm của đất 2. Vì sao đất đai có xu thế giảm? Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần đáp ứng tốt yêu cầu gì? 3. Hãy phân biệt sự khác nhau của các loại đất: đất nông nghiệp, đất canh tác, đất trồng trọt. 4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhà quản trị cần chú ý vấn đề gì? 5. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Bài 4: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP Quá trình đầu tư được định nghĩa giống như là việc tiêm vốn vào trong doanh nghiệp. Đầu tư liên quan đến tận dụng nhiều tài sản, từ đó chúng ta mong đợi tạo ra nhiều lợi nhuận qua các giai đoạn thời gian. Các ví dụ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là: - Mua đất, mua máy móc thiết bị; - Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá giao thông, thuỷ lợi, điện ); - Trồng cây dài ngày (cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày); - Phát triển chăn nuôi gia súc cơ bản (gia súc lấy sữa, cày kéo, gia súc sinh sản ) Việc phân biệt giữa đầu tư và chi phí hiện tại không phải luôn rõ ràng. Khoản chi phí hiện tại tạo thu nhập chỉ ngay trong năm đó. Quá trình đầu tư liên quan đến định hướng các nguồn lực từ sản xuất và chế biến nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong tương lai. Trong quá trình tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới, câu hỏi cơ bản được đặt ra là: đây có thật sự là cơ hội kinh doanh? Để trả lời vấn đề này, một số các nhân tố phải được cân nhắc. Trước hết, phải có sự hiểu biết rõ về sản xuất hay dịch vụ? Ví dụ, nó được sản xuất như thế nào, chu kì sống của nó? lợi nhuận có thay đổi qua chu kì sống?; Thứ hai, Có sự hiểu bíêt tốt về thị trường? Điều này sẽ bao gồm kiến thức về khuynh hướng sản xuất, quy mô thị trường, đặc điểm của nhóm khách hàng chính và các hoạt động cạnh tranh. Trong hiện tại cũng như tương lai, sản phẩm có thật sự có nhu cầu? Cách tốt nhất để bán sản phẩm? Thứ ba, Những yêu cầu về kĩ năng, đào tạo và kinh nghiệm là gì để đạt sự thành công trong hoạt động kinh doanh mới này. Thứ tư, Những rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những rủi ro có ít khả năng điều khiển. Cuối cùng, vấn đề tài chính và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ? . SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3. 1.1.Vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản. SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 3. 2.1. Mục đích sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp vừa sử. của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp (Đối với các cơ sở chưa tiến hành quy hoạch sản xuất) . + Bố trí ruộng đất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp +