1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - BÀI 6 pps

8 240 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 254,14 KB

Nội dung

44 5. Tại sao chi phí lao động trên mỗi mẫu đất ở các doanh nghiệp lớn thấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ? 6. Hãy viết một mẫu quảng cáo trên báo hoặc tạp chí để tuyển dụng một người quản lý trồng trọt cho một nông trại lớn. 7. Hãy viết một bài miêu tả chi tiết công việc cho vị trí trên. Bài 6: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 6.1. THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 6.1.1. Khái niệm và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp  Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong các quá trình hình thành, phát triển, và biến đổi vốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Quản trị tài chính là việc nghiên cứu, phân tích để đưa ra các quyết định điều chỉnh các mối quan hệ tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.  Các mối quan hệ tài chính chủ yếu - Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với doanh nghiệp thông qua các hình thức: + Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước theo luật định + Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (DNNN) hoặc tham gia với tư cách người góp vốn (trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp). - Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với thị trường tài chính, tiền tệ. - - Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các thị trường khác. - Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp 6. 1.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp - Giữ vai trò quyết định trong việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. - Là cơ sở cho việc phân phối và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nền kinh tế. 6.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6.2.1. Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định theo cách phân loại vốn và nguồn hình thành vốn. Được cấu tạo dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán. 45 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn A. Nợ phải trả I. Tiền I. Nợ ngắn hạn II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Các khoản phải thu III. Nợ khác IV. Hàng tồn kho V. TSLĐ khác VI. Chi sự nghiệp B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Tài sản cố định I. Nguồn vốn quỹ II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn II. Nguồn kinh phí III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. các khoản ký quỹ, cược dài hạn Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 1. TSCĐ thuê ngoài 2. Giá trị vật tư hàng hoá giữ hộ, nhận gia công 3. TS khách hàng ký gửi 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 6. Hạn mức kinh phí còn lại 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có 6.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cao thu - chi là một báo cáo kinh doanh trong một thời kỳ tương ứng. Nó thể hiện tập hợp các khoản thu - chi và kết quả kinh doanh. Tuỳ theo từng hệ thống kế toán mà cấu tạo của báo cáo kinh doanh có thể khác nhau nhưng nhìn chung phản ánh chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ với các khoản chi phí, thuế và cho kếït quả về lợi nhuận ròng và phần tái tích luỹ. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 46 Chỉ tiêu Mã số Quý trướ c Quý này Luyî kãú Tổng doanh thu 01 Các khoản giảm trừ 03 1. Doanh thu thuần (01 - 03) 10 2. Giá vốn hàng bán 11 3. Lợi tức gộp 20 4. Chi phí bán hàng 21 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh (20 - (21+22)) 30 7. Thu nhập từ hoạt động tài chính 40 8. Lợi tức bất thường 50 9. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50) 60 10. Thuế lợi tức phải nộp 70 11. Lợi tức sau thuế (60-70) 80 6.3. VỐN KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN 6. 3.1. Khái niệm và phân loại * Vốn hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sản xuất gồm TLSX, trí thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên Trong sản xuất kinh doanh vốn được hiểu là giá trị của các yếu tố đầu vào. 6. 3.2. Các loại vốn trong doanh nghiệp Căn cứ vào tác dụng và đặc điểm chu chuyển vốn trong quá trình sản xuất, vốn của các doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. 6. 3.2.1. Vốn cố định a - Khái niệm: VCĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh dưới hình thức khấu hao. b - Biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lý vốn cố định - Vốn cố định cần được tập trung vào các ngành chính, vùng chủ yếu, khâu chủ yếu. Tránh tình trạng đầu tư phân tán mang tính chất bình quân. Cần tập trung đểí giải quyết dứt điểm từng nhiệm vụ sản xuất nhất định, sử dụng đồng bộ có hệ thống những cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. - Khi đầu tư vốn đểí trang bị và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cần có điều tra quy hoạch, thiết kế đầy đủ vừa đảm bảo yêu cầu kinh tế. Tránh tình trạng phá đi làm lại vừa làm vừa sửa. - Khi có quy hoạch thiết kế, cần tích cực thi công để cho các công trình 47 nhanh chóng đưa vào sử dụng. Tránh kéo dài thi công làm cho vốn bị ứ đọng, công trình dở dang gây nhiều lãng phí. - Những công trình, thiết bị máy móc được trang bị và xây dựng song, khi đưa vào sử dụng, cầön thực hiện nghiệm thu. c - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định theo giá trị sản lượng Hsl = D : K K: Giá trị tài sản cố định cần tính khấu hao trong năm. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận. HP = P: K P: Lợi nhuận - Hệ số chiếm dụng vốn cố định H = K: D 6.3.2.2. Vốn lưu động Khái niệm: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động. Đặc điểm: Vốn lưu động trong doanh nghiệp thường xuyên vận động thay đổi hình thái biểu hiện trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất: Vốn dự trữ. Ở giai đoạn này vốn từ hình thái tiền tề chuyển xang hình thái hiện vật. - Giai đoạn thứ 2: Vốn trong quá trình sản xuất. Trong giai đoạn này vốn lưu động dưới hình thức nguyên vật liệu trải qua quá trình sản xuất và chuyển giá trị vào sản phẩm. - Giai đoạn thứ 3: Vốn trong quá trình lưu thông VLĐ từ hình thái hiện vật trở về hình thái tiền tệ. Như vậy, sự vận động của vốn lưu động trải qua 3 giai đoạn, lần lượt chuyển hóa từ hình thái này sang hình thái khác: T - H - H’ - T’ gọi là sự tuần hoàn của vốn. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục không ngừng vì thế VLĐ cũng tuần hoàn liên tục, không ngừng, nó lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của VLĐ. VLĐ thực hiện chu chuyển toàn bộ, một lần và được bù đắp hoàn toàn sau môi chu kỳ sản xuất. Đặc điểm của VLĐ trong nông nghiệp: - Chu kỳ của sản xuất nông nghiệp tương đối dài, vì vậy VLĐ chu chuyển tương đối chậm. 48 - Do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu vốn giữa các thời kỳ trong năm không đồng đều nhau. - Môt bộ phận VLĐ thường xuyên được khôi phục dười hình thái hiện vật Phân loại VLĐ: VLĐ trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại - VLĐ định mức: Là loại vốn mà các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm dụng ở mức độ thấp nhất để tiến hành sản xuất kinh doanh một cách bình thường. VLĐ không định mức: Chủ yếu là các khoản vốn trong thanh tóan, vốn tiền tệ Đây là khoản vốn sử dụng tạm thời. Biện pháp sử dụng VLĐ - Dự trữ vật tư hợp lý: Tìm nguồn nguyên liệu ở nơi gần nhất, đảm bảo cung cấp đủ yêu cầu, đúng chất lương và thời gian. Cải tiến công tác bốc xếp vật tư, nhập kho. Xây dựng hệ thống kho tàng hợp lý. Kiện toàn chế độ bảo quản, thường xuyên nắm vững tình hình dự trữ vật tư kịp thời phát hiện và giải quyết vật tư ứ đọng. - Trong khâu sản xuất: Chú ý nâng cao trình độ thâm canh để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật rút ngắn chu kỳ sản xuất, thực hiện tiết kiệm, giảm giá thành sản phẩm. - Trong khâu tiêu thụ + Rà xoát các hoạt động tiêu thụ + Tăng cường thông tin, quảng cáo. Nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến công tác bán hàng, nâng caó uy tín hàng hóa của mình trên thị trường để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. + Nâng cao hiệu suất thanh toán để thu tiền kịp thời, thu hồi nhanh các khoản nợ nần. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn - Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện qua 2 chỉ tiêu + Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ kinh doanh ld V D L  L: Số lần chu chuyển VLĐ trong kỳ D: Doanh thu thuần Vld: Số VLĐ bình quân trong kỳ + Số ngày một lần luân chuyển của VLĐ T = N: L T: Số ngày một lần luân chuyển N: Số ngày của kỳ kinh doanh (30, 90 hoặc 360 ngày) 49 - Hệ số chiếm dụng vốn lưu động trong kỳ H = Vlđ: D 6.4. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN 6. 4.1. Khái niệm: Nguồn vốn là nơi sản sinh ra vốn 6.4.2. Các loại nguồn tài chính của doanh nghiệp I. Nguồn tài chính từ bên ngoài I.1. Nguồn tài trợ từ bên ngoài thông qua sự tham gia trên thị trường tài chính 1. Cổ phần ( thông qua hoạt động trên thị trường chứng khoán) 2. Nguồn không thông qua thị trường chứng khoán. I.2. Nguồn tài chính bao cấp từ ngân sách I.3. Nguồn tài chính lạ 1. Tín dụng dài hạn: + Vay dài hạn + Phát hành trái khoán ghi nợ + Các loại trái khoán khác 2. Tín dụng ngắn hạn + Tín dụng ngân hàng + Tín dụng thương mại + Tín dụng ngắn hạn khác 3. Nguồn tài chính thay thế tín dụng + Factoring + Leasing II. Tài chính bên trong : gồm các nguồn II.1. Nguồn tài chính có được từ quá trình bán hàng 1. Tự tài trợ từ doanh thu 2. Khấu hao 3. Lợi nhuận tái tích luỹ II.2. Nguồn tài chính từ các biện pháp quản trị tài chính khả thi 6.4.3. Sự tập hợp các loại nguồn tài chính trong bảng tổng kết tài sản doanh nghiệp Các nguồn tài chính được doanh nghiệp huy động tập hợp vào bên phải của bảng tổng kết tài sản (bên nợ). Loại trừ các nguồn phải đi kèm các tài liệu bổ xung để giải thích thêm về nguồn hay vì lý do ngoại hối. Còn lại chúng được tập trung theo nguyên tắc sau: 50 Tài sản Nguồn vốn Vốn ngắn hạ Vốn lạ Vốn thường xuyên Việc quyết định huy động nguồn tài chính nào đó đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính doanh nghiệp và qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh. - Huy động nguồn vốn chủ: + Lợi ích: đảm bảo cho doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh ; + Hạn chế : Gây tâm lý thụ động Phát hành thêm cổ phiếu thì chi phí phát hành cao Lợi nhuận tích luỹ chịu ảnh hưởng của chính sách phân phối - Huy động nguồn vốn lạ + Ảnh hưởng đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp + Trả lãi cao + Cơ cấu nguồn vốn (dài hạn, ngắn hạn) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 6.4.4.Chính sách huy động nguồn tài chính cho doanh nghiệp  Phân tích nguồn: - Cần xem xét lại bức tranh tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm cần huy động bằng việc tính toán lại các chỉ tiêu tài chính căn bản. Xác định lại các chỉ tiêu theo các phương án huy động khác nhau để khẳng định lại mục tiêu, phương án huy động cụ thể. - Phân tích nghiên cứu kỹ luận chứng kinh tế - kỹ thuật đối với khoản tài chính cần huy động; tính đến các rủi ro có liên quan (mệnh giá, tỷ suất, hối đoái). I. TSLĐ dự trữ TSLĐ thanh toán TSCĐ Vốn chủ V ốn lạ d ài h ạn (vay dài hạn) V ốn lạ ngắn hạn (vay ngắn hạn) 51 - Nghiên cứu kỹ, tỷ mỷ các chủ nợ. - Tập trung nghiên cứu và khai thác triệt để các biện pháp quản trị khả thi.  Lựa chọn nguồn: có 2 cách - Huy động tập trung nguồn: Doanh nghiệp chỉ tập trung vào một hoặc một số ít nguồn. Cách huy động này có thể làm: + Chi phí huy động giảm + Phá vỡ cơ cấu tài sản nợ do đó làm thay đổi đột ngột các chỉ số tài chính. + Aính hưởng tới lợi tức cổ phần (nếu huy động thêm cổ phiếu) hoặc sẽ làm cho doanh nghiệp lệ thuộc hơn vào một chủ nợ. - Huy động phân tán: tức là doanh nghiệp huy động từ nhiều nguồn + Chi phí huy động lớn + Tránh được các rủi ro như đã nêu ở trên; làm giảm nguy cơ phá sản. 6.4.5. Chính sách tài trợ Có 3 chính sách tài trợ như sau: - Chính sách tài trợ cân bằng: tức là TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được trợ bằng các nguồn vốn dài hạn (vốn chủ + tín dụng dài hạn + trái phiếu) Ưu điểm: đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và thanh toán nhanh. - Chính sách tài trợ vững chắc: tức là TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần tài sản lưu động biến đổi được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Ưu điểm: Đảm bảo khả năng thanh toán nhanh một cách vững chắc; Huy động một phần vốn nhàn rỗi vào các phi vụ thương mại, đầu tư chứng khoán có lãi cao. Nhược điểm: Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh do phí tổn dài hạn cao hơn phí tốn ngắn hạn. - Chính sách tài trợ mạo hiểm: Tức là nguồn vốn ngắn hạn tham gia tài trợ cả cho các TSLĐ thường xuyên thậm chí cho cả TSCĐ. Nhược điểm: dễ mất khả năng thanh toán (đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh). CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Từ đặc điểm của vốn lưu động, hãy nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2. Từ đặc điểm của vốn cố định, hãy nêu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 3. Sử dụng bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp cụ thể, hãy thực hành việc xác định các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp. . chu kỳ sản xuất. Đặc điểm của VLĐ trong nông nghiệp: - Chu kỳ của sản xuất nông nghiệp tương đối dài, vì vậy VLĐ chu chuyển tương đối chậm. 48 - Do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. trên. Bài 6: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 6. 1. THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 6. 1.1. Khái niệm và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp  Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là các. doanh nghiệp lớn thấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ? 6. Hãy viết một mẫu quảng cáo trên báo hoặc tạp chí để tuyển dụng một người quản lý trồng trọt cho một nông trại lớn. 7. Hãy viết một bài

Ngày đăng: 08/08/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w