TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Người biên soạn: TS. Phùng Thị Hồng Hà Huế, 08/2009 i MỤC LỤC MỤC LỤC i Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1.1.1. Khái niệm 1 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu 1 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1. 2.1. Những đặc điểm chung 1 1.2.2. Những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nước ta 2 1.3 NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 3 1.3.1. Nhiệm vụ 3 1.3.2. Nội dung môn học 3 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu của môn học 3 Bài 2: CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP4 2.2 CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP 4 2.2.1. Hộ nông dân 4 2.2.2. Trang trại 5 2.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp 8 2.2.4. Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước 10 2.2.5. Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác 11 Bài 3: TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT TRONG 12 KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 12 3.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 12 3.1.1.Vai trò của đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp 12 3.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT TRONG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 14 3.2.1. Mục đích sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp 14 3.2.2. Các yêu cầu đối với sử dụng đất đai trong các cơ sở kinh doanh nông nghiệp 14 3.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 15 3.3.1. Phân loại đất đai 15 3. 3.2. Bố trí sử dụng đất đai 16 3.3.3. Bố trí sử dụng đất trồng trọt 17 3.3.4. Bố trí đất chăn thả gia súc 18 3.3.5. Bố trí đất để trồng rừng phòng hộ 18 3.3.6. Bố trí đất để xây dựng các công trình 18 ii 3.4. ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC TỔ CHỨC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 19 3.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng 19 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả của việc tổ chức sử dụng đất đai. 19 Bài 4: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 20 4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP 20 4.2. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN 21 4.2.2.Giá trị hiện tại của tiền 22 4. 2.3. Giá trị hiện tại và tương lai của chuỗi tiền 22 4.3. PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ 27 4.3.1.Suất thu lợi đơn giản 28 4. 3.2.Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu hồi vốn đầu tư. 29 4.3.3.Giá trị hiện tại thuần 30 4. 3.4. Suất hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return) 30 Bài 5: QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG 33 5.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP 33 5.2. LÊN KẾ HOẠCH NHÂN LỰC NÔNG TRẠI 33 5.2.1. Nhu cầu về số lượng lao động 33 5.2.2. Nhu cầu chất lượng lao động 35 5.3. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG 35 5.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG 36 5.5. THU NHẬN VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀM THUÊ 37 5.6. CÁC QUI ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG .42 Bài 6: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 44 6.1. THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 44 6.1.1. Khái niệm và các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp 44 6. 1.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 44 6.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH 44 6.2.1. Bảng cân đối kế toán 44 6.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 45 6.3. VỐN KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN 46 6. 3.1. Khái niệm và phân loại 46 6. 3.2. Các loại vốn trong doanh nghiệp 46 6.4. NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN 49 6. 4.1. Khái niệm 49 6.4.2. Các loại nguồn tài chính của doanh nghiệp 49 6.4.3. Sự tập hợp các loại nguồn tài chính trong bảng tổng kết tài sản doanh nghiệp 49 6.4.4.Chính sách huy động nguồn tài chính cho doanh nghiệp 50 6.4.5. Chính sách tài trợ 51 Bài 7: TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 52 7.1. VAI TRÒ CỦA TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 52 iii 7.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM 52 7.2.1 Nhóm nhân tố thị trường 52 7.2.2. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ 53 7.2.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý 53 7.2.4. Nhóm nhân tố về trình độ tổ chức tiêu thụ 53 7.3. TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM 53 7.3.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 53 7.3.2. Xác định giá cả tiêu thụ 54 7.3.3. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 56 Bài 8: HẠCH TOÁN KINH DOANH 58 8.1. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 58 8.1.1. Khái niệm hạch toán kinh doanh 58 8.1.2. Mục đích 58 8. 1.3. Đặc điểm hạch toán kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp 58 8. 1.4. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh 58 8.2. NỘI DUNG CỦA HẠCH TOÁN KINH DOANH 59 8.2.1. Hạch toán chi phí sản xuất 59 8.2.2. Hạch toán giá thành đơn vị sản phẩm dịch vụ 59 8.2.3. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh61 8.2.4. Hạch toán lợi nhuận trong doanh nghiệp nông nghiệp 62 8.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HẠCH TOÁN KINH DOANH 63 8.3.1. Tổ chức thông tin và xử lý thông tin 63 8. 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán 63 8.3.3. Phối hợp các bộ phân thống kê, kế hoạch, kế toán trong hạch toán kinh doanh. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 1 Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội. Doanh nghiệp nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá : - Là đợn vị sản xuất kinh doanh cơ sở, là nơi kết hợp giữa sản xuất và nghiên cứu khoa học; là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp để thực hiện mục tiêu sản xuất và dịch vụ nông sản hàng hoá theo yêu cầu của xã hội. - Là nơi kết hợp các yếu tố để sản xuất ra nông sản phẩm; là nơi phân phối giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra cho những người lao động tham gia vào quá trình sản xuất và bù đắp chi phí sản xuất. Quản lý doanh nghiệp là khoa học về tổ chức, quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp với những quy luật của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước về kinh tế. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề cơ bản về tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp nhằm đạt được mục đích và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1. 2.1. Những đặc điểm chung 1.2.1.1. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt Để quản lý và sử dụng ruộng đất được tốt, doanh nghiệp cần: - Có quy hoạch cụ thể, lập sổ địa bạ, sơ đồ quản lý. - Có kế hoạch bố trí sử dụng hợp lý. - Có biện pháp thường xuyên bảo vệ và bồi dưỡng, cải tạo đất để nâng cao độ phì của đất. - Thực hiện nghiêm túc các chính sách và luật pháp về quản lý và sử dụng ruộng đất. 2 1.2.1.2. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống - Cần có kế hoạch để luôn chủ động bảo đảm đủ giống tốt và kịp thời cho sản xuất. - Xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại, từng giống cây trồng, vật nuôi 1.2.1.3. Sản suất nông nghiệp mang tính thời vụ Tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp dẫn tới tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là sức lao động và công cụ lao động. Do vậy, cần chú ý: - Khi thực hiện chuyên môn hoá phải chú ý phát triển sản xuất đa dạng, kết hợp hợp lý các ngành sản xuất, xậy dựng cơ cấu cây trồng và hệ thống luân canh khoa học. - Có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt các khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản. 1.2.1.4. Sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài trời Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm và hoàn thiện những hình thức, những biện pháp tổ chức - kinh tế trong việc trang bị kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, tổ chức lao động, khoán và thù lao thích hợp. 1.2.1.5. Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên Do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, các doanh nghiệp cần tính đến những rủi ro có thể xảy để có kế hoạch dự phòng. Mặt khác, ở những vùng nhờ có những điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi mà có những lợi thế so sánh cần được phát hiện và phát huy đầy đủ. 1.2.2. Những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nước ta 1.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp nước ta phổ biến còn là sản xuất nhỏ - Cần thấy hết những tồn tại, khó khăn của sản xuất nhỏ để quản trị kinh doanh có hiệu quả. - Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong nền nông nghiệp hàng hoá và thực hiện tốt việc đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh và tập thể theo chủ trương, chính sách của nhà nước. 1.2.2.2. Trong nông nghiệp nước ta, ruộng đất bình quân theo đầu người thấp, sức lao động nông nghiệp nhiều nhưng phân bố không đều giữa các vùng và các miền Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải có những giải pháp mở rộng các ngành sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ để sử dụng đầy đủ và hợp lý các yếu tố sản xuất, mặt khác phải tiến hành cân đối lại lực lượng lao động để có thể rút ra lực lượng lao động dự thừa bố xung cho 3 các ngành kinh tế quốc dân khác 1.2.2.3. Sản xuất nông nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm 1.3 NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 1.3.1. Nhiệm vụ - Nghiên cứu, ứng dụng các quy luật của sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường; nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các chính sách kinh tế làm đòn bẩy nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý kinh doanh nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động heo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nghiên cứu tổng kết các kinh nghiêm thực tiễn ở trong và ngoài nước về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nông nghiệp. 1.3.2. Nội dung môn học Với các nhiệm vụ trên, nội dung môn học gồm những vần đề chủ yếu sau: - Chương mở đầu - Các loại hình doanh nghiệp - Tổ chức sử dụng đất - Quyết định đầu tư - Quản trị lao động - Quản trị tài chính - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm - Hạch toán kinh doanh 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu của môn học Môn học sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Các phương pháp cụ thể Phương pháp thống kê Phương pháp điều tra Phương pháp chuyên khảo Phương pháp chuyên gia Phương pháp toán học Phương pháp khảo nghiệm. 4 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là quản lý sản xuất kinh doanh . 2. Phân tích các đặc điểm xủa sản xuất nông nghiệp Bài 2: CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Khái niệm: cơ sở kinh doanh nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội. Phân loại: Theo hình thức sở hữu, các đơn vị kinh doanh nông nghiệp bao gồm: - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp tập thể - Hộ, trang trại gia đình - Doanh nghiệp nông nghiệp khác. Điểm giống và khác nhau giữa các loại hình kinh doanh nông nghiệp: Điểm giống nhau: - Đều là đơn vị kinh doanh cơ sở, tế bào của nền kinh tế quốc dân. - Sản xuất và kinh doanh là hai chức năng chính. - Mục đích của các đơn vị là thu lợi nhuận. Điểm khác nhau: do hình thức sở hữu khác nhau nên các đơn vị có những điểm khác nhau về cơ chế quản lý và phân phối sản phẩm cuối cùng. 2.2 CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP 2.2.1. Hộ nông dân 2.2.1.1. Khái niệm, đặc trưng Khái niệm: Hộ nông dân là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm mgười có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ. Đặc trưng của hộ + Mục đích sản xuất của hộ là sản xuất ra nông sản phục vụ cho nhu cầu của chính họ. . Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1. 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1. 1 .1. Khái niệm 1 1. 1.2 tượng nghiên cứu 1 1. 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1 1. 2 .1. Những đặc điểm chung 1 1. 2.2. Những đặc. KHẢO 65 1 Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1. 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1. 1 .1. Khái niệm