1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa

49 665 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Trong thời đại kinh tế nhiều khó khăn, biến động như hiện nay, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào càng uy tín, chiếm được tình cảm của khách hàng sẽ đứng vững trên thị trường. Do đó, việc cạnh tranh thương hiệu ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều công cụ quảng bá khác nhau để cố gắng đưa thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp mình đến với khách hàng hiệu quả nhất có thể. Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa” để làm khóa luận tốt nghiệp.

Họ và tên: Đặng Công Định Lớp: K45i6 MSV: 09d140412 Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Thúy Hằng LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành qua quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm, các kỹ năng, phương pháp sau bốn năm học tập, nghiên cứu trên giảng đường tại trường Đại học Thương mại và thực tế tại doanh nghiệp. Đây không chỉ là thành quả, là công sức của một mình tác giả, mà còn có sự giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô ở Trường Đại học Thương mại nói chung và các thầy cô trong Khoa Thương mại điện tử, các thầy cô trong bộ môn Nguyên lý TMĐT nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp tác giả thực hiện thành công được Khóa Luận này. Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới ThS.Vũ Thị Thúy Hằng, giảng viên bộ môn Nguyên lý TMĐT thuộc Trường Đại Học Thương mại, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình tác giả, giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về các bấn đề cần nghiên cứu, giúp tác giả định hướng để thực hiện Khóa Luận này. Bên cạnh đó tác giả cũng gửi lời cám ơn dến toàn bộ Ban Giám Đốc đặc biệt là anh Nguyễn Bá Toàn giám đốc của công ty cùng toàn thể đội ngũ nhân viên Công Ty TNHH Du lịch và thương mại Bốn Mùa đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết cho quá trình thực hiện Khóa Luận của tác giả. Mặc dù tác giả đã cố gắng hoàn thành đề tài nhưng trình độ chuyên môn cũng như khả năng của bản thân tác giả còn hạn chế, kèm theo đó là thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên khóa luận chắc chắn không thể không thiếu những sai sót. Kính mong cô Vũ Thị Thúy Hằng cũng như toàn thể thầy cô trong bộ môn Quản Trị Thương Hiệu góp ý, chỉ bảo để giúp tác giả có thể hoàn thiện thêm. Chân thành cám ơn ! TÓM LƯỢC Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bốn Mùa là công ty hoạt động trong lĩnh vực về tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước và hiện đang mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như việc kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng như đặc sản cá kho làng vũ đại phục vụ nhu cầu ngày tết của người tiêu dùng. Những dịch vụ tiện ích cùng với các chương trình khuyến mại hấp dẫn luôn là điểm mạnh của công ty, các dịch vụ của công ty luôn mang lại cho khách hàng sự hài lòng rất cao cùng với đó là sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức các tour du lịch từ việc đưa đón khách hàng đến nhà ở, nhà nghỉ của khách,kèm theo đó là một đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, tuy mới hoạt động trong lĩnh vực hơn 4 năm nhưng công ty đã nhận được nhiều đánh giá cao từ khách hàng. Trong thời đại kinh tế nhiều khó khăn, biến động như hiện nay, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào càng uy tín, chiếm được tình cảm của khách hàng sẽ đứng vững trên thị trường. Do đó, việc cạnh tranh thương hiệu ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều công cụ quảng bá khác nhau để cố gắng đưa thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp mình đến với khách hàng hiệu quả nhất có thể. Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa” để làm khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra những giải pháp nhằm phát triển Thương mại điện tử của công ty TNHH Du lịch và thương mại Bốn Mùa dựa trên những nghiên cứu và phân tích thức trạng hoạt động phát triển thương hiệu của công ty trong giai đoạn đến năm 2015.Để thực hiện mục tiêu trên đề tài giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau: 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu điện tử và phát triển thương hiệu điện tử 2. Phân tích làm rõ thực trạng về phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du lịch và thương mại Bốn Mùa 3. Trên cơ sở những nghiên cứu và phân tích từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao phát triển thương hiệu điện tử của công ty. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Cuộc cách mạng điện tử đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội của nhân loại, nó sẽ cho phép con người vượt ra khỏi rào cản không gian và thời gian để nắm lấy các lợi thế của thị trường trên toàn cầu. Đến thời điểm hiện nay chúng ta mới chỉ bước đầu khai thác những tiềm năng to lớn, những cơ hội kinh doanh mà cuộc cách mạng điệntử đem lại. Giờ đây, thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm không còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Càng ngày người ta càng nhận thấy tầm quan trọng của TMĐT. Do vậy các công ty, các tổ chức luôn tìm cách áp dụng TMĐT vào công việc sản xuất, kinh doanh của mình để nhanh chóng tiếp cận các thông tin quan trọng từ thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, thực hiện các giao dịch điện tử… Đặc biệt Marketing TMĐT là một trong những công cụ hữu hiệu nhất quảng bá tên tuổi cũng như hình ảnh doanh nghiệp một cách nhanh chóng, dễ dàng, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Doanh nghiệp sử dụng makerting TMĐT có thể tiết kiệm được nhiều khoản chi phí bán hàng, chi phí thuê mặt bằng, giảm số lượng nhân viên nhờ có internet. Trong khi Marketing truyền thống được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như qua báo đài, truyền hình đòi hỏi tốn kém rất nhiều chi phí, thời gian, nhân lực… đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ, quảng cáo, thu thập ý kiến khách hàng nhưng với Marketing TMĐT thì điều này được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng. Trên thực tế việc ứng dụng Marketing TMĐT vào hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa hiệu quả vì chưa có một chiến lược cũng như các kế hoạch, chính sách rõ ràng. Do đó, vấn đề quan trọng hàng đầu là việc hoạch định chiến lược, nếu doanh nghiệp hoạch định đúng để các sản phẩm của mình thích ứng với từng thị trường mục tiêu cụ thể sẽ tạo cơ sở cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và đứng vững trên thị trường. Nắm bắt được những lợi ích to lớn mà TMĐT đem lại, cụ thể là Marketing TMĐT công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa đã xây dựng và cho đi vào hoạt động Web site wwwdulichbonmua.net. Tuy nhiên công ty cũng gặp phải các vấn đề còn tồn tại như nhiều công ty khác nên hiệu quả đem lại chưa thực sự cao, chưa đáp ứng được mục tiêu Marketing TMĐT mà công ty đặt ra. Do đó, hoạch định một cách có hệ thống chiến lược Marketing TMĐT, để đề ra các mục tiêu điện tử và chính sách để thực hiện mục tiêu đó, phù hợp với chiến lược phát triển chung của Công ty là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động Marketing nói chung và Marketing TMĐT nói riêng, tạo nên lợi thế cạnh tranh của Công ty. Từ quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi quyết định chọn đề tài là hoạch định chiến lược Marketing điện tử Công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa 2. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Tập hợp và hệ thống hoá một số cơ sở lý luận cơ bản về Marketing TMĐT, hoạch định chiến lược Marketing TMĐT từ các giáo trình đại học, sách báo, đề tài nghiên cứu khoa học, các website nhằm cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về Marketing TMĐT,tạo lập phương pháp để các nhà quản trị hoàn thiện, triển khai chiến lược Marketing điện tử phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đánh giá, phân tích tình hình hoạch định markeing điện tử tại Công ty TNHH Du Lịch Thương Mại và Bốn Mùa, đánh giá sự tác động từ môi trường bên ngoài và bên trong đến hoạt động Marketing của Công ty bằng những phương pháp khác nhau như thu thập các cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phát phiếu điều tra, phỏng vấn từ đó phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động Marketingđiện tử tại Công ty. - Đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm hoạch định chiến lược Marketing TMĐT một cách hoàn thiện và có hệ thống nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho hoạt động Marketing TMĐT, đem lại những lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh doanh của công ty. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu Do giới hạn về thời gian cũng như khả năng của bản thân nên trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh các tour du lịch, đây là một trong những ngành hàng mà Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng như đem lại doanh thu lớn tại Công ty. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Thị trường mục tiêu đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng phát triển trên toàn quốc , phục vụ một tập khách hàng có độ phủ rộng lớn, đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng . Các báo cáo kinh doanh, tài liệu nghiên cứu, tài liệu viết về doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài được thống nhất cập nhật trong vòng 3 năm trở lại đây, năm 2010 – 2012 do đây là khoảng thời gian mà Công ty bắt đầu triển khai hoạt động Marketingthương mại điện tử. 3.5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ thì khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược Marketing điện tử Chương II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề hoạch định chiến lược Marketing điện tử tại công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa Chương III: Các kết luận và một số đề xuất về vấn đề hoạch định chiến lược Marketing điện tử tại công ty TNHH Du lịch và Thương Mại Bốn Mùa CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm kinh doanh truyền thống Kinh doanh truyền thống là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt qua một loạt các hoạt động kinh doanh như quản trị tiếp thi, tài chính, kế toán, sản xuất. 1.1.2. Khái niệm kinh doanh điện tử Kinh doanh điện tử hay còn gọi là e-business là việc ứng dụng công nghê thông tin, công nghệ liên lạc. 1.1.3 Khái niệm Marketing truyền thống Marketing truyền thống là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mon g muốn thông qua trao đổi (Philip Kotler). 1.1.4 Khái niệm Marketing điện tử - Quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và các cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và internet (Philip Kotler). - Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử (theo Joel Reedy, Sauna schullo, Kenneth Zimmerman 2000). - Marketing điện tử được hiểu là hoạt động Marketing được tiến hành qua các phương tiện tử và mạng viện thông. 1.2 LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ 1.2.1. Khái niệm hoạch định chiến lược Marketing điện tử - Hoạch định chiến lược Marketing điện tử là bản hướng dẫn chi tiết cho việc hình thành và thực hiện chiến lược Marketing TMĐT , nhằm mục đích chỉ ra cách thức ứng dụng CNTT vào việc phát triển thị trường, tăng doanh thu, giảm chi phí và tạo ra lợi thế cạnh tranh (Giáo trình Marketing TMĐT) - Hoạch định chiến lược Marketing TMĐT gồm: + Mô tả quá trình hình thành chiến lược kinh doanh điện tử + Kết nối chiến lược kinh doanh điện tử - chiến lược Marketing TMĐT + Các bước thực hiện chiến lược Marketing TMĐT 1.2.2. Vai trò và vị trí của hoạch định chiến lược Marketing điện tử - Giúp DN chủ động hơn trước khi bước vào thực hiện kế hoạch nhất là trong môi trường điện tử luôn biến động. - Như bản đồ chỉ dẫn hướng đi cho DN, hướng dẫn phân phối nguồn lực và đưa ra các quyết định khkó khăn cho những thời điểm gay cấn. - Giúp nhà Marketing điện tử thể hiện suy nghĩ một cách hê thống, chỉ rõ các mục tiêu và chính sách cụ thể để đạt được các mục tiêu đó. 1.2.3. Các loại kế hoạch Marketing điện tử - Kế hoạch nhanh chóng-kế hoạch tức thời (Napkin Plan) + Xuất phát từ ý tưởng bất chợt + Hình thành từ thực tế tác nghiệp và đề xuất công ty thực hiện + Kế hoạch mang tính thời sự cao - Kế hoạch vốn đầu tư mạo hiểm (Ventrure capital E-marketing plan-VC plan) + Là kế hoạch lập theo cách truyền thống, có căn cứ xác đáng và vạch ra các bước thực hiện thiết thực + Được doanh nghiệp nghiên cứu và xây dựng đồng thời huy động tất cả các bộ phận vào thực hiện kế hoạch + Kế hoạch được vạch ra cùng với kế hoạch tìm kiếm vốn đầu tư lớn 1.2.4. Quy trình hoạch định chiến lược Marketing điện tử Hình 1.1: Mô hình qui trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT (Nguồn: Bài giảng Marketing TMĐT) 1.2.4.1. Phân tích tình thế Bước đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược Marketing TMĐT chính là nhận dạng, phân tích tình thế Marketing điện tử của DN. Đó là việc xác định các điều kiện thị trường hiện tại và tiến hành phân tích năng lực của tổ chức, mức độ mà lực lượng lao động hiện hành với những kỹ năng cần thiết để hoạt động trong môi trường TMĐT. Dữ liệu từ sự phân tích bên trong và bên ngoài này cho phép nhà quản trị xác định các cơ hội và những đe dọa của môi trường bên ngoài, những điểm mạnh điểm yếu trong nội bộ DN. Các nhân tố này có tác động đến việc ứng dụng và triển khai Marketing TMĐT của DN. Strengths (Điểm mạnh): - DN có lợi thế gì? - DN có thể làm gì tốt hơn những DN khác? - DN có điều gì đặc biệt nhất Weaknesses (Điểm yếu): - DN cần cải thiện điều gì? - DN cần tránh cái gì? - Những gì mà dường như mọi người cho rằng thế là yếu? Opportunities (Cơ hội): - Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại? - Đâu là xu thế tốt mà DN đang Strengths (Điểm mạnh): - DN có lợi thế gì? - DN có thể làm gì tốt hơn những DN khác? - DN có điều gì đặc biệt nhất Weaknesses (Điểm yếu): - DN cần cải thiện điều gì? - DN cần tránh cái gì? - Những gì mà dường như mọi người cho rằng thế là yếu? Opportunities (Cơ hội): - Đâu là những cơ hội tốt nhất Có thể mang lại? - Đâu là xu thế tốt mà DN đang mong đợi. Threats (Thách thức): - Trở ngại của DN là gì? - Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? - Có phải đang có những thay đổi đối với sản phẩm dịch vụ của DN Hình 2.2: Mô hình ma trận SWOT (Nguồn: Bài giảng bộ môn Quản trị chiến lược) w mong đợi.Threats (Thách thức): - Trở ngại của DN là gì? - Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? - Có phải đang có những thay đổi đối với sản phẩm dịch vụ của DN làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threat 1.2.4.2.Thiết lập các mục tiêu điện tử: Mục tiêu Marketing TMĐT là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Việc xác định một mục tiêu Marketing TMĐT cụ thể là một yêu cầu tiên quyết để có thể xây dựng một chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Một mục tiêu cụ thể còn giúp cho người làm Marketing TMĐT có thể đo lường hiệu quả của việc thực hiện chiến lược Marketing TMĐT của mình. Việc lựa chọn mục tiêu Marketing TMĐT ở mỗi DN là khác nhau, tùy thuộc vào mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, đặc thù ngành, hay chiến lược kinh doanh điện tử chung của DN. Thực tế, hầu hết các kế hoạch Marketing TMĐT nhằm tới việc thực hiện đa mục tiêu như: - Mục tiêu cải thiện hiệu quả tài chính: tăng thị phần, tăng doanh thu, giảm chi phí. - Mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của DN: xây dựng thương hiệu, cải tiến CSDL, hiệu quả trong CRM, SCM.Yêu cầu đối với mục tiêu Marketing phải đảm bảo: cụ thể, rõ ràng, có thể đo đếm được, có thể đạt được, mang tính thực tế, và có hạn mức thời gian. 1.2.4.3. Kết nối chiến lược Kinh doanh điện tử với CL Marketing TMĐT * Theo định hướng, chiến lược Marketing TMĐT chia thành: - Chiến lược tập trung vào sản phẩm: Việc tổ chức website căn cứ vào hoạt động của DN, sản phẩm DN cung cấp hay quy trình sản xuất của DN để phù hợp đối với những khách hàng muốn mua những sản phẩm cụ thể. - Chiến lược tập trung vào khách hàng: Thay vì xây dựng website dưới dạng tập hợp các bộ sưu tập sản phẩm và dịch vụ, DN có thể xây dựng website nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng cụ thể. * Theo cấp độ, chiến lược Marketing TMĐT tử chia thành: - Các chiến lược Marketingcấp I: Định vị, khác biệt hóa, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. [...]... KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BỐN MÙA 3.1 Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu 3.1.1 Những thành công đạt được từ hoạch định chiến lược marketing điện tử của công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa Công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa là công ty chuyên tổ chức và điều hành các tour du lịch trong... chức nắm bắt được kế hoạch triển khai một cách hệ thống và đi vào triển khải công việc dễ dàng hơn, có định hướng cụ thể hơn 2.3.4 Các loại kế hoạch marketing điện tử tại Công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa Trong các kế hoạch Marketing thì hiện tại Công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa thiên về xây dựng kế hoạch nhanh chóng-kế hoạch tức thời Do đặc thù là một công ty có quy mô nhỏ bộ phận... marketing điện tử tại Công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa Hoạch định chiến lược Marketing điện tử là một bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing điện tử của các tổ chức nói chung và công ty du lịch Bốn Mùa nói riêng Nó giống như là một tấm bản đồ chỉ dẫn hướng đi, phân bổ các nguồn lực, ra các quyết định quan trọng cho công ty Ở đây công ty rất chú trọng triển. .. ty du lịch Bốn Mùa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thành một công ty hàng đầu của Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế trên các lĩnh vực du lịch và thương mại bằng việc áp dụng hơn nữa các hình thức về Thương mại điện tử như hình thức E-Maketing, các hình thức về thanh toán trong thương mại điện tử để áp dụng trong kinh doanh của công ty, vì hiện tại công ty hiện chưa có tích hợp thanh toán trực... trình độ 2.2.3.3 Hạ tầng công nghệ thông tin Công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa ngay từ khi bước vào hoạt động đã ứng dụng Công nghệ thông tin và triển khai Thương Mại Điện Tử trong hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể: - Về trang thiết bị phần cứng: Hiện tại với số lượng nhân sự trong công ty gồm 21 người Trang bị đầy đủ các máy tính cho nhân viên làm việc tại công ty Hệ thống mạng được kết... lược Marketing điện tử cho công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa tác giả cũng xin đưa vào một số bước thực hiện quy trình hoạch định Marketing điện tử cho công ty như sau: - Phân tích tình thế: Ở bước này Bốn Mùa xác định được trong môi trường kinh doanh hiện tại công ty có được nhưng lợi thế gì, có những điểm yếu gì, đâu là cơ hội đâu là thách thức với hoạt động kinh doanh của công ty Đặc biệt... chẽ, phát huy năng lực trí tuệ của tập thể từ đó đưa công ty vượt qua các khó khăn thử thách và nhận được nhiều thành tích, huân chương cao quý của đảng và nhà nước 2.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BỐN MÙA 2.3.1 Tổng hợp các phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên gia Hình 2.1: Mức độ hoạt động của Website của công ty. .. thống kê tìm ra xu hướng hay đặc trưng chung của các yếu tố phân tích 2.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐIỆN TỬ 2.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình Công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa là công ty chuyên tổ chức và điều hành các tour du lịch trong nước, quốc tế và các dịch vụ du lịch khác được khách hàng, đại lý, đối tác... tạo và tuyển dụng chuyên sâu về TMĐT, chỉ có một vài người trong công ty có kiến thức chuyên sâu về TMĐT còn lại thì gần như là chưa nắm rõ được vấn đề này Hình 2.4: Ứng dụng công cụ điện tử vào hoạt động kinh doanh của công ty Việc ứng dụng các công cụ điện tử vào hoạt động kinh doanh của công ty rất ít ngoài việc sử dụng hệ thống cơ sở mạng máy tính thì công ty chưa sử dụng các công cụ điện tử khác... lý 2.2.3.5 Văn hóa công ty Công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên, động viên được lòng nhiệt tình, sự tận tụy, tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu mến, coi công ty là gia đình của mình, đồng nghiệp là người thân của mình, công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa là một công ty có nề nếp kỉ luật tốt, có bầu không khí vui vẻ Từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo công ty đã chủ trương tinh

Ngày đăng: 08/08/2014, 12:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w