Dữ liệu bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa (Trang 31 - 34)

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty

24 105.294.904 305.149.611 262.303.094 9Lợi nhuận từ hoạt động

2.3.2 Dữ liệu bên ngoài công ty

* Các bảng dữ liệu liên quan đến việc ứng dụng triển khai TMĐT nói chung và Marketing điện tử nói riêng

( Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2011)

Khảo sát nội dung website theo các tiêu chí giới thiệu doanh nghiệp,giới thiệu sản phẩm, cho phép đặt hàng trực tuyến và cho phép thanh toán trực tuyến cho thấy sự cải thiện rõ ràng. Tỷ lệ website có các chức năng đặt hàng và thanh toán trực tuyến tăng đáng kể. Năm 2011 có tới 32% website có chức năng đặt hàng trực tuyến so với tỷ lệ 20% của năm 2011. Tỷ lệ website có chức năng thanh toán trực tuyến là 7%, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ 3% của năm 2010.

Theo kết quả điều tra, có 58% doanh nghiệp cho biết doanh thu qua kênh TMĐT tăng lên, 5% là giảm và 36% là không thay đổi. Như vậy, có thể thấy TMĐT tiếp tục mang lại hiệu quả tốt cho phần lớn doanh nghiệp.Đáng chú ý là xu hướng đánh giá cao hiệu quả của TMĐT khá ổn định trong nhiều năm qua. Tỷ lệ trung bình các doanh nghiệp đánh giá doanh thu tăng lên qua kênh TMĐT từ năm 2006 tới năm 2011 là 60%. Các tỷ lệ tương ứng đối với trường hợp giảm và không thay đổi là 5% và 35%.

Hình 3.2: Xu hướng doanh thu từ các phương tiện điện tử

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2011)

không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các phần mềm văn phòng, kế toán, quản lý khách hàng (CRM) và quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Trong khi đó, có sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng phần mềm ERP với sự khác biệt lên tới 4 lần: 16% doanh nghiệp lớn so với 4% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng phần mềm này. Sự khác biệt trong việc sử dụng phần mềm quản lý nhân sự cũng khá cao giữa hai nhóm với tỷ lệ tương ứng là 61% và 19%. Tương quan trongviệc triển khai các phần mềm giữa nhóm doanh nghiệp lớn với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ của năm 2011 cơ bản tương tự như năm 2010.

Hình 3.4: Tỷ lệ ứng dụng phần mềm theo quy mô doanh nghiệp năm 2011

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2011)

Tổng hợp kết quả điều tra các trở ngại khi ứng dụng, triển khai TMĐT tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2011 cho thấy môi trường tổng thể cho sự phát triển TMĐT đã thay đổi theo hướng thuận lợi rõ rệt. Thứ nhất, mức trở ngại chung đã giảm liên tục qua các năm với điểm trung bình từ 3.09 năm 2005 xuống còn 2.28 năm 2011. Thứ hai, phân tích độ lệch giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất theo từng năm trong giai đoạn cho thấy sự khác biệt giữa các trở ngại đã được thu hẹp dần, làm cho trở ngại lớn nhất không quá chênh lệch so với những trở ngại khác.

Hinh 3.5: Tổng hợp đánh giá các trở ngại trong triển khai TMĐT giai đoạn 2005 - 2011

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2011)

Tuy nhiên, môi trường xã hội, tập quán kinh doanh thương mại và nhận thức của người dân chưa cao đã và vẫn tiếp tục có xu hướng là trở ngại hàng đầu đối với việc triển khai TMĐT. Bên cạnh đó, lo ngại về an toàn thông tin số có thể thuộc nhóm các trở ngại lớn nhất trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w