Dự báo triển vọng về hoạch định chiến lược marketing điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa (Trang 41 - 42)

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty

24 105.294.904 305.149.611 262.303.094 9Lợi nhuận từ hoạt động

3.2.1. Dự báo triển vọng về hoạch định chiến lược marketing điện tử

3.2.1.1 Dự báo

* Cơ hội và tiềm năng phát triển

Trong thời gian tới, với sự phổ biến của Internet, cung với các cước phí viễn thông sẽ rẻ hơn, do đó, DN sẽ có nhiều cơ hội sử dụng các công cụ phát triển chiến lược Marketing điện tử trên mạng Internet hơn. Thiết kế lại website với giao diện bắt mắt và ứng dụng nhiều công cụ hỗ trợ để dần dần tiến đến việc bán tour trực tuyến.

Các công ty thuê ngoài về dịch vụ phát triển chiến lược Marketing đang phát triển, DN có thể tính toán để thuê một số các dịch vụ với chi phí tiết kiệm hơn và họ thực hiện bài bản, chuyên nghiệp so với tự bản thân DN tiến hành.

Các văn bản luật về TMĐT đã được xây dựng và đang được thực thi rất nghiêm chỉnh, điều này sẽ tạo một hành lang pháp lý và cơ sở vững chắc cho hoạt động của công ty và tạo được niềm tin cho khách hàng về sản phẩm của công ty.

Hiện nay đã có gần 99% DN trong nước có kết nối mạng Internet, số người sử dụng internet ngày càng bùng nổ mạnh mẽ nên đây sẽ là cơ hội lớn cho DN tiến hành các hoạt động phát triển chiến lược Marketing TMĐT như xây dựng các sự kiện trực tuyến, thiết lập các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng, hỗ trợ khách hàng, quảng cáo…

* Khó khăn và thử thách

- Do đối thủ cạnh tranh

Trong những năm sắp tới khi có rất nhiều DN, những công ty du lịch mới xuất hiện. Các tour du lịch của họ thường có chất lượng và giá cả cạnh tranh hơn so với các công ty du lịch trước đó. Bên cạnh đó, họ vừa có nguồn tài chính lớn cùng với đội ngũ nhân viên và lãnh đạo được đào tạo bài bản sẽ là những trở ngại lớn cho sản phẩm của công ty. Do đó, đòi hỏi việc phát triển chiến lược thương hiệu của công ty phải được nâng cao hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn. Sự cạnh tranh giữa các DN rất gay gắt .Các đối thủ mới không chỉ tạo sức ép về giá, thị trường có nhiều thương hiệu hơn, điều đó có nghĩa là việc tìm được chỗ đứng cho thương hiệu trở nên khó

khăn hơn. Theo đó, mỗi thương hiệu có xu hướng bị đặt vào những vị trí nhỏ hẹp hơn. Các thị trường được nhắm đến trở nên nhỏ hơn và những thị trường không nhắm tới được lại phình to hơn. Những nỗ lực để tìm thấy một đoạn thị trường rộng lớn trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh các thương hiệu tràn ngập trên thị trường. Hơn nữa, một số đối thủ cạnh tranh sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức hoạt động mới. Hậu quả có thể dẫn đến sự mất ổn định của môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng xuất hiện một xu hướng là các đối thủ sẽ bắt chước bất cứ phương thức hoạt động nào đang đạt được sự thành công.

- Sự quá tải của các phương tiện truyền thông

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, một danh mục dài với nhiều sự lựa chọn các phương thức phát triển chiến lược Marketing điện tử, bao gồm truyền hình, quảng cáo trên Internet, tiếp thị trực tiếp, tài trợ và rất nhiều phương thức khác được sáng tạo và thực hiện hằng ngày.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa (Trang 41 - 42)