Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động hoạch định chiến lược marketing điện tử của công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa (Trang 39 - 40)

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty

24 105.294.904 305.149.611 262.303.094 9Lợi nhuận từ hoạt động

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động hoạch định chiến lược marketing điện tử của công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa

marketing điện tử của công ty TNHH Du Lịch và Thương Mại Bốn Mùa

* Nguyên nhân khách quan

Theo như các báo cáo TMĐT đã tổng hợp được, hai trở ngại có điểm số cao nhất là các trởngại về “Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh” và“ Nhận thức của người dân về TMĐT thấp”. Các năm trước, khi mức độ đầu tư vào CNTT và TMĐT của doanh nghiệp chưa cao, DN tự nhận thấy các vấn đề mang tính kỹ thuật như an ninh mạng, hệ thống thanh toán là các trở ngại cao nhất. Song khi các trở ngại này phần nào đã được doanh nghiệp nỗ lực cải thiện, việc môi trường kinh doanh và nhận thức của người dân không theo kịp sự ứng dụng của công nghệ mới lại trở thành những cản trở cho hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT.

Tại Việt Nam, các Công ty quảng cáo và dịch vụ Marketing phần lớn vẫn chưa bắt kịp các thay đổi về công nghệ, các Công ty hoạt động về CNTT thì có rất ít kiến thức về nghiệp vụ marketing, trong khi DN thì không hiểu rõ mình muốn gì với Marketing TMĐT, nên việc triển khai ứng dụng vẫn còn nhiều trở ngại.

Bên cạnh những trở ngại trên, Marketing TMĐT cũng có những hạn chế nhất định của mình:

- Thứ nhất, không phải tất cả khách hàng mục tiêu của Công ty đều online hay thường xuyên lướt web.

- Thứ hai, về phương diện kỹ thuật, Marketing TMĐT đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới và không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng có thể sử dụng chúng. Ngoài ra, nếu Công ty xây dựng Website lớn và phức tạp để quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng Website cũng như tải thông tin về với đường truyền chậm hay vào các thiết bị di động.

- Thứ ba, mức độ tin cậy của thông tin trên mạng rất khác nhau, ai cũng có thể cung cấp thông tin lên mạng, nên khả năng kiểm soát dư luận trên mạng là rất khó khăn. - Thứ tư, Marketing TMĐT luôn gắn với yếu tố công nghệ thông tin, sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố này thường làm cho các Công ty khó nắm bắt, kể cả những Công ty cung cấp dịch vụ …

* Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn lực có kiến thức chuyên môn về TMĐT còn yếu và thiếu, số lượng nhân viên am hiểu về TMĐT nói chung và Marketing điện tử nói riêng còn thấp và hạn chế. Nguồn lực về tài chính cũng là vấn đề với công ty.

- Thứ hai, Marketing TMĐT cũng đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khác hơn, trí tuệ hơn và khó hơn (không theo lối tư duy cũ), việc ứng dụng và phát triển Marketing TMĐT đỏi hỏi sự nhận thức sâu rộng trong xã hội và môi trường làm việc cũng như quản lý. Trong khi ban lãnh đạo công ty vẫn chưa thực sự nắm bắt được hết những yêu cầu thiết yếu để có thể triển khai Marketing TMĐT.

- Thứ ba công ty mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai là có hệ thống máy tính nối mạng nội bộ, mạng internet phục vụ công tác quản lý hành chính và cập nhật thông tin lên website. Doanh nghiệp chưa sử dụng bất kỳ phần mềm nào hỗ trợ Marketing TMĐT như: phần mềm hỗ trợ hoạch định Marketing TMĐT, phần mềm xử lý giao dịch trực tuyến, phần mềm CRM (quản trị quan hệ khách hàng), SCM (quản trị cung ứng), phần mềm gửi thư điện tử... Hạ tầng CNTT và truyền thông thiếu đầu tư đúng mức làm cản trở quá trìnhhoạch định và thực thi chiến lược Marketing TMĐT tại Công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH Du Lịch Và Thương Mại Bốn Mùa (Trang 39 - 40)