Phương pháp sinh vật họ doc

4 166 0
Phương pháp sinh vật họ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Phương pháp sinh vật học: Phổ biến nhất là phương pháp thả cá trắm cỏ để diệt rong cỏ dưới nước. Đây là kinh nghiệm đầu tiên ở TQ và sau đó được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. VN cũng đã áp dụng biện pháp này từ những năm 1966-1967 trở lại đây tại nhiều đầm hồ tự nhiên được công nhận là phương pháp có hiệu quả và đơn giản song tốc độ diệt rong cỏ còn phụ thuộc vào mật độ và cỡ cá khi thả. Ngoài ra có một số tác giả còn đề nghị việc bón phân gây màu nước vào đầu mùa thực vật nảy mầm là ức chế quang hợp của chúng. Phương pháp này chỉ có tác dụng ở những ao có diện tích nhỏ. 2. Nạo vét bùn đáy Một số hồ hình thành lâu năm ở những khu vực giàu chất hữu cơ, qua tích đọng dần sinh ra lớp bùn đáy dày, có khi tới 0,7-1m hoặc còn sâu hơn. Bùn nhiều sẽ sinh ra những hậu quả xấu làm nước thối, bẩn dễ sinh ra tình trạng thiếu Oxy, pH thấp hoặc sinh ra khí độc có hại cá, cá nuôi chậm lớn, hạn chế sự vô cơ hóa của chất hữu cơ, hấp thụ nhiều ion, làm xấu chất lượng sinh vật làm thức ăn do đó hạn chế sức sản xuất của vùng nước. Theo kinh nghiệm, nhìn chung các đầm hồ có độ bùn gấp từ 20-30cm trở lại không cần phải cải tạo, nhưng hồ có độ sâu từ 50-70cm trở lên thì nhất thiết phải cải tạo, phải nạo vét bớt chỉ để lại độ dày 20- 30cm. Vét bùn là một phương pháp cải tạo căn bản nhất để tạo điều kiện nâng cao năng suất lâu dài với loại hồ nhiều bùn. Tùy theo kích thước của đầm hồ lớn hay nhỏ, lượng bùn vét nhiều hay ít mà biện pháp có thể khác nhau. Đối với những hồ nhỏ, lượng bùn vét không lớn thì ta có thể dùng phương pháp thủ công. Nhưng đối với các hồ lớn sử dụng phương pháp thủ công thì không thể giải quyết được. Mặt khác có nhiều vấn đề phức tạp như vấn đề sử lý khối lượng bùn đã được vét lên như thế nào cho tốt nhất. Ở hồ Tây (HN) qua điều tra cần nạo vét sâu 80- 100cm bùn loãng trên diện tích hơn 300ha nhưng chưa tìm được biện pháp tốt nhất để thực hiện. Hướng chủ yếu là nhập 1-2 tàu hút bùn, hoặc kết hợp thủ công với cơ giới, kết hợp vét bùn với lợi dụng tổng hợp khối lượng bùn vét lên vào việc đắp nên các khu vực kiến trúc, vào việc làm phân bón cho vùng ngoại thành hoặc đắp cao các ruộng trũng. Vét bùn không những là yêu cầu trước mắt mà còn là một vấn đề lâu dài đối với nghề cá. Từ các ao nhỏ đến đầm hồ cỡ nhỏ nhất là các ao nuôi tích cực vì quá trình nuôi cá lâu năm sẽ dẫn tới làm tăng độ bùn. Trên đây mới chỉ nêu lên những tác hại chung nhất và những biện pháp chung nhất để cải tạo bùn. Thực ra khi giải quyết vấn đề cụ thể cho từng đầm hồ trước hết phải làm tốt công tác điều tra, nghiên cứu tính toán khối lượng và tìm những cơ sở khoa học cho những tính toán cụ thể. Ví dụ điều tra các hồ nuôi cá ở HN thấy rằng tác hại của lớp bùn sâu ở các hồ nuôi cá diện tích lớn nhỏ khác nhau, giữa các độ sâu khác nhau, giữa các hồ có điều kiện nguồn nước và chất nước khác nhau là khác nhau. Tóm lại về lý luận cũng như về thực tiễn đếu đã chứng minh vét bùn ở những vùng nước đáy nhiều bùn là biện pháp rất cần thiết và rất cơ bản để nâng cao năng suất cá. . - Phương pháp sinh vật học: Phổ biến nhất là phương pháp thả cá trắm cỏ để diệt rong cỏ dưới nước. Đây là kinh nghiệm đầu. tích đọng dần sinh ra lớp bùn đáy dày, có khi tới 0,7-1m hoặc còn sâu hơn. Bùn nhiều sẽ sinh ra những hậu quả xấu làm nước thối, bẩn dễ sinh ra tình trạng thiếu Oxy, pH thấp hoặc sinh ra khí. Đối với những hồ nhỏ, lượng bùn vét không lớn thì ta có thể dùng phương pháp thủ công. Nhưng đối với các hồ lớn sử dụng phương pháp thủ công thì không thể giải quyết được. Mặt khác có nhiều

Ngày đăng: 08/08/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan