nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của artemia franciscana kelloge, 1906

96 521 1
nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của artemia franciscana kelloge, 1906

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRẦN THỊ BÍCH HÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI VI TẢO LÀM THỨC ĂN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, SỨC SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA Artemia franciscana Kelloge, 1906. LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Ngành Nuôi trồng Thủy sản Mã số : 60 62 70 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ BÍCH MAI Nha Trang - 2010 i LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Ban quản lý Dự án Hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững – SUDA đã tạo điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần để chúng tôi hoàn thành khóa đào tạo. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Bích Mai. ThS. Nguyễn Tấn Sỹ. Đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Hải và các cô, chú trong trại sản xuất giống đã tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật để tôi có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, các bạn lớp Cao học Nuôi trồng 2009 – SUDA đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án và khóa học. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Sở Nông Nghiệp và PTNT Bình Định, Chi cục Khai thác và BVNL Thủy sản Bình Định, BQL dự án FSPSII Bình Định và các anh, chị Phòng Quản lý Nguồn lợi và môi trường Thủy sản đã tạo điều kiện và thường xuyên động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ, động viên của tất cả người thân trong gia đình. Nha Trang, tháng 10 năm 2010 Trần Thị Bích Hà ii LỜI CAM ĐOAN Đây là một công trình nghiên cúu độc lập. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực, do chính tác giả làm ra và chưa có một ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả Trần Thị Bích Hà iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các hình vi Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Vai trò của Artemia trong NTTS 3 1.2 Phân loại và đặc điểm sinh học của Artemia 4 1.2.1 Hệ thống phân loại 4 1.2.2 Đặc điểm sinh học 5 1.2.2.1 Vòng đời 5 1.2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng 5 1.2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng 8 1.2.2.4 Đặc điểm sinh sản 9 1.2.2.5 Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường và phân bố 11 1.3Tình hình nghiên cứu Artemia 12 1.3.1 Trên thế giới 12 1.3.2 Trong nước 14 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1 Đố tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 18 2.1.3 Thời gian nghiên cứu 18 2.2 Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu chung của đề tài 18 2.2.2 Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm 19 2.2.3 Bố trí thí nghiệm 22 2.2.4 Phương pháp xác định tỷ lệ nở, ấp trứng và thả giống 24 iv 2.2.5 Phương pháp xác đinh một số yếu tố môi trường 25 2.2.6 Phương pháp thu mẫu Artemia 26 2.2.7 Phương pháp kiểm tra sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của Artemia 27 2.2.8 Phương pháp xác định sức sinh sản 28 2.2.9 Đánh giá chất lượng của Artemia 28 2.3 Xử lý số liệu 28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 3.1 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức sinh sản và chất lượng Artemia sinh khối 29 3.1.1 Diễn biến một số yếu tố môi trường 29 3.1.2 Thành phần loài tảo tạp trong ao nuôi tảo 31 3.1.3 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của Artemia 33 3.1.4 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tỷ lệ sống của Artemia 36 3.1.5 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sức sinh sản của Artemia 39 3.1.6 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến chất lượng của Artemia sinh khối 41 3.2 Thử nghiệm nuôi Artemia sinh khối bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 43 3.2.1 Diễn biến một số yếu tố môi trường 43 3.2.2 Tốc độ tăng trưởng của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 45 3.2.3 Tỷ lệ sống của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng. 47 3.2.4 Sức sinh sản của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 49 3.2.5 Chất lượng của Artemia sinh khối nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 51 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 53 4.1 Kết luận 53 4.2 Đề xuất ý kiến 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Diễn biến cá yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm 29 Bảng 3.2: Thành phần loài tảo tạp 31 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự tăng trưởng của Artemia 33 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của Artemia 34 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tỷ lệ sống của Artemia 36 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sức sinh sản của Artemia 39 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các loại tảo làm thức ăn đến thành phần acid béo trong Artemia sinh khối 41 Bảng 3.8: Diễn biến các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm 44 Bảng 3.9: Sự tăng trưởng về chiều dài (mm) của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 45 Bảng 3.10: Tốc độ tăng trưởng (%ngày) của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 45 Bảng 3.11: Tỷ lệ sống của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 48 Bảng 3.12: Sức sinh sản (số phôi/ Artemia cái) khi nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 49 Bảng 3.13: Thành phần acid béo trong sinh khối Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 51 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Artemia là vật trung gian chuyển các thành phần đặc thù vào ấu trùng nuôi 3 Hình 1.2: Vòng đời phát triển của Artemia 5 Hình 1.3: Giai đoạn bung dù và hình thái ấu trùng của Artemia 6 Hình 1.4: Hiện tượng bắt cặp của Artemia 9 Hình 1.5: Trứng bào xác của Artemia 10 Hình 2.1: Sơ đồ mô tả các nội dung nghiên cứu của đề tài 18 Hình 2.2: Hệ thống nuôi tảo sinh khối chuẩn bị cho thí nghiệm 1 21 Hình 2.3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng sinh khối Artemia 22 Hình2.4: Bố trí thí nghiệm 1 23 Hình 2.5: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ở thí nghiệm 2 23 Hình 2.6 : Bố trí thí nghiệm 2 24 Hình 2.7: Máy đo đa yếu tố YSI 26 Hình 2.8: Vị trí thu mẫu Artemia 26 Hình 3.1: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự tăng trưởng về chiều dài (mm) của Artemia 35 Hình 3.2: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tỷ lệ sống của Artemia 37 Hình 3.3: Giải phẫu buồng trứng của Artemia cái dưới kính hiển vi 39 Hình 3.4: Sự tăng trưởng về chiều dài (mm) của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 46 Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng (%ngày) của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 47 Hình 3.6: Tỷ lệ sống của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng 50 vii DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT o NTTS : Nuôi trồng thủy sản. o NT: nghiệm thức. o Ctv: cộng tác viên. o Mg/L: miligam trên lít. o L: lít. o SSS: Sức sinh sản. o SFA: acid béo bão hòa. o MUFA: acid không no một nối đôi. o PUFA: acid không no nhiều nối đôi (có từ 2 nối đôi trở lên). o HUFA: (Highly Unsaturated Fatty Acids ) : acid béo không no bậc cao, có mạch từ 20 cacbon trở lên và có từ 4-6 nối đôi trong mạch cacbon. o DHA: Decosahexaenoic Acid (22:6n-3). o EPA: Eicosapentaenoic Acid (20:5n-3). o TFA: tổng acid béo. 1 MỞ ĐẦU Artemia thuộc nhóm giáp xác nhỏ có tập tính ăn lọc không chọn lựa và có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn khác nhau như: vi tảo, bột đậu nành, cám gạo, phân gà…Với giá trị dinh dưỡng cao, nên từ lâu ấu trùng Artemia lúc mới nở đã là loại thức ăn rất quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất giống thủy sản. Bên cạnh đó, Artemia ở giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn ở giai đoạn ấu trùng và là thức ăn rất được ưa thích của rất nhiều loài cá và giáp xác, nên được sử dụng phổ biến trong nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản (Sorgeloos, 1980; Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Ở Việt Nam Artemia được du nhập vào từ đầu thập niên 80 dưới dạng trứng bào xác để làm thức ăn cho tôm càng xanh. Artemia franciscana có nguồn gốc từ Mỹ nhưng sau thời gian thích nghi gần như đã trở thành dòng bản địa của Việt Nam và có đặc điểm khác xa với tổ tiên của chúng. Hiện nay, những sản phẩm trứng bào xác và sinh khối Artemia đã được sử dụng một cách đại trà trong ương nuôi tôm, cá, giáp xác… Là loài có tập tính ăn lọc không chọn lựa nên trong ao nuôi, thức ăn cho Artemia chủ yếu dựa vào việc bón phân gây màu tảo trực tiếp hoặc gián tiếp (ao gây màu) (Rothuis, 1986; Van der Zanden, 1987, 1988, 1989). Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của các loài tảo là khác nhau nên ảnh hưởng tới tỷ lệ sống, tăng trưởng và chất lượng sinh khối Artemia cũng khác nhau. Trong khi đó tại Khánh Hòa, một số thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia ở các khu ruộng muối đã được thực hiện nhưng năng suất và chất lượng chưa cao, có thể do chưa xác định được cũng như điều khiển sự ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỉ lệ sống và chất lượng Artemia nuôi sinh khối đặc biệt là ảnh hưởng của các loài vi tảo làm thức ăn cho Artemia. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các loài vi tảo tại Khánh Hòa đến năng suất và chất lượng của Artemia còn rất ít và chưa có dẫn liệu đầy đủ để áp dụng vào việc nuôi sinh khối Artemia. Vì vậy, để nâng cao năng suất cững như chất lượng Artemia sinh khối khi nuôi tại Khánh Hòa cần có nhiều nghiên 2 cứu hơn về thức ăn cho Artemia. Từ đó bổ sung các cơ sở khoa học nhằm hoàn chỉnh quy trình nuôi sinh khối Artemia franciscana ở vùng ven biển Khánh Hòa. Trước những bối cảnh chung và thực trạng nêu trên, tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI VI TẢO LÀM THỨC ĂN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, SỨC SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA Artemia franciscana Kelloge, 1906 ” Mục tiêu đề tài: Xác định loại vi tảo thích hợp làm thức ăn cho Artemia franciscana. Để đáp ứng được mục tiêu trên, chúng tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản, chất lượng của Artemia franciscana . - Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia trong bể xi măng. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả đề tài là một trong những cơ sở để cải tiến quy trình nuôi sinh khối Artemia franciscana với năng suất và chất lượng cao. Ý nghĩa thực tiễn: Xác định loài vi tảo làm thức ăn thích hợp cho Artemia. [...]... một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản của Artemia franciscana Thí nghiệm 1 Xác định ảnh hưởng của một số loài vi tảo đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng sinh khối Artemia trong bể thí nghiệm (50L) Thí nghiệm 2 Thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia trong bể (4m3) bằng loài vi tảo có chất lượng tốt từ kết quả của thí nghiệm 1 Đánh giá và kết... 40kg/100m2 Tảo tạp được thu trực tiếp từ ao nuôi tảo sau 3-5 ngày bón phân gây màu Khi cho Artemia ăn, nước tảo được lọc qua lưới 120µm để ngăn chặn các loài địch hại 22 2.2.3 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng sinh khối Artemia Xác định ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng,. .. trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng sinh khối Artemia trong bể thí nghiệm NT1: Artemia được nuôi bằng 100% tảo Chaetoceros sp Theo dõi tốc độ tăng trưởng NT2: Artemia được nuôi bằng 100% tảo Chlorella sp Theo dõi tỉ lệ sống NT3: Artemia được nuôi bằng 100% tảo Nannochloropsis sp NT4: Artemia được nuôi bằng tảo tạp (đối chứng) Theo dõi sức sinh sản Đánh giá chất lượng Artemia Thu thập và xử lý số. .. LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2 1.1 Đối tượng nghiên cứu: Artemia franciscana Kelloge, 1906 Dòng Vĩnh Châu – Cần Thơ 2 1.2 Địa điểm nghiên cứu: - Trại thực tập - Xuân Tự – Vạn Ninh – Khánh Hòa 2 1.3 Thời gian nghiên cứu: từ 11/2009 - 7/2010 2 2 Phương pháp nghiên cứu 2 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu chung của đề tài: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số. .. ngọt và nước mặn để pha trộn a, b, c là độ mặn tương ứng của nước mặn, nước ngọt và nước sau khi pha trộn (3) Kỹ thuật chuẩn bị tảo sinh khối làm thức ăn cho Artemia : - Cơ sở lựa chọn một số loài vi tảo cho thí nghiệm 1: Với mục đích xác định loài vi tảo nào thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển cũng như cho chất lượng sinh khối Artemia tốt nhất thì những loài vi tảo được chọn để làm thức Artemia. .. nuôi bằng tảo tạp (đối chứng) Theo dõi sức sinh sản Đánh giá chất lượng Artemia Thu thập và xử lý số liệu Thảo luận và kết luận Hình 2.3: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng sinh khối Artemia Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 16 thùng xốp, thể tích mỗi thùng là 50L chứa 30L nước biển được lọc... hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn bổ sung khác nhau lên thành phần và chất lượng Artemia trong ruộng muối, với các loại thức ăn bổ sung là phân lợn, cám gạo, bột đậu nành Kết quả thu được nghiệm thức có bổ sung cám gạo và bột đậu nành có năng suất sinh khối cao nhất [1] Những kết quả này đã chứng minh thành phần tảo làm thức ăn cho Artemia góp phần quyết định đến chất lượng sinh khối của Artemia. .. của Artemia [5] Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2005), thì tảo Chaetoceros sp cho kết quả vượt trội về tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh sản và hàm lượng axit béo khi so sánh với Artemia cho ăn bằng tảo tạp thu ngoài ao bón phân tự nhiên Tảo Chlorella sp và Stichococcus sp có vách tế bào dày nên Artemia khó có thể tiêu hóa được, tảo Coccochloris sp sinh ra các chất gelatin làm cản trở sự hấp thụ thức ăn và một. .. Lâm và Vũ Đỗ Quỳnh (1998) đã nghiên cứu cấu trúc sinh sản của Artemia trong điều kiện tự nhiên đồng muối Cam Ranh Kết quả 16 cho thấy rằng độ muối có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của Artemia Khi độ muối giảm sản lượng trứng bào xác giảm dần, mật độ cá thể cái tham gia sinh sản thấp, sức sinh sản kém [13] Năm 1999, Lương Văn Thịnh và ctv đã sử dụng 13 loại tảo được phân lập từ bờ biển Châu Úc làm. .. tăng trưởng của Artemia ở hai nghiệm thức này là như nhau nhưng hàm lượng lipid của Artemia cho ăn bằng thức ăn Nestum cao hơn Artemia cho ăn bằng tảo Chaetoceros sp [12] Nghiên cứu về liều lượng tảo trong nuôi Artemia đã được Evjeno và Olsen (1999) trình bày trong thí nghiệm nuôi Artemia bằng tảo Isochrysis galbana Trong thí nghiệm này, 6 nghiệm thức được triển khai với liều lượng thức ăn đưa vào biến . 3.5: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tỷ lệ sống của Artemia 36 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sức sinh sản của Artemia 39 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của. Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sức sinh sản của Artemia 39 3.1.6 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến chất lượng của Artemia sinh khối 41 3.2 Thử nghiệm nuôi Artemia. nuôi tảo 31 3.1.3 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của Artemia 33 3.1.4 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tỷ lệ sống của Artemia 36 3.1.5 Ảnh

Ngày đăng: 06/08/2014, 17:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan