Xác định tỷ lệ nở: Đếm ngẫu nhiên 100 trứng bào xác cho vào cốc thủy tinh
100 ml, độ mặn 30 ‰, nhiệt độ 28-300C, pH ≥ 8,0, sục khí nhẹ liên tục, ánh sáng nhẹ liên tục, thời gian ấp 24 giờ.
Kết thúc thời gian ấp tắt sục khí, đếm số Nauplii và các trứng ở giai đoạn bung dù để xác định số lượng trứng nở. Tiến hành lặp lại 5 lần đồng thời và giá trị trung bình của 5 lần lặp là tỷ lệ nở thực tế của trứng bào xác.
Xác định lượng trứng đem ấp: Dựa vào tỷ lệ nở đã được xác định, số trứng
trung bình trong 1g trứng, mật độ thả, thể tích nuôi từ đó xác định được lượng trứng cần ấp để tiến hành thí nghiệm.
Ấp trứng: Hạ độ mặn nước biển lọc sạch từ 35‰ xuống 30‰. Ngâm trứng
trong nước ngọt khoảng 60 phút, sau đó cho trứng vào bình ấp (chuẩn bị sẵn hệ thống sục khí) với mật độ 2g/lít. Duy trì ánh sáng trong quá trình ấp bằng đèn huỳnh quang. Thường xuyên kiểm tra điều chỉnh sục khí để tránh hiện tượng trứng lắng đáy cũng như trứng dính trên miệng bình ấp.
Điều kiện môi trường: pH = 8.8; t0 = 300C; S(‰) = 30; Cường độ chiếu sáng 2000 lux.
Thả giống
Trước khi thả giống kiểm tra các yếu tố môi trường, thuần hóa nhiệt độ; độ mặn của thùng xốp và xô đựng Nauplii để tránh những tác động xấu đến Nauplii. Sau 24 giờ ấp, hầu như toàn bộ trứng đã nở, tắt sục khí cho vỏ trứng nổi trên mặt nước dùng vợt vớt bỏ, sau đó tiến hành thu Nauplii và thả giống ngẫu nhiên vào các đơn vị thí nghiệm của từng nghiệm thức.
2.2.5 Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường.
- Nhiệt độ, độ mặn, pH, NH3, oxy hòa tan (DO) của nước trong bể nuôi được theo dõi 2 lần/ngày vào lúc 7h sáng và 14h chiều.
- Các yếu tố nhiệt độ, pH, DO, độ mặn đo bằng máy đo đa yếu tố YSI của Mỹ và nhiệt kế.
Hình 2.7: Máy đo đa yếu tố YSI và nhiệt kế.
2.2.6. Phương pháp thu mẫu Artemia :
a) Phương pháp thu mẫu Artemia trong thùng xốp (50L): Thời gian thu mẫu: Lúc 8 giờ sáng.
Dụng cụ thu mẫu: Cốc thuỷ tinh 200ml có chia vạch, ca, chén, lọ dựng mẫu Cách thu mẫu: tắt sục khí trước khi thu mẫu, khuấy đều và lấy ngẫu nhiên mỗi bể 200ml nước, đếm số cá thể trong mẫu, mỗi bể lấy lặp lại 3 lần.
b) Phương pháp thu mẫu Artemia trong bể xi măng (4m3): Thời gian thu mẫu: Lúc 8 giờ sáng hàng ngày.
Dụng cụ thu mẫu: Cốc thuỷ tinh 500ml có chia vạch, xô, ca, ống nhựa PVC dài 1m với đường kính Ө = 49mm.
Vị trí thu mẫu: Do Artemia phân bố không đều nên thu mẫu tại 5 điểm trong bể nuôi (Nguyễn Văn Hòa, 2002) .
Cách thu mẫu: Tắt sục khí trước khi thu mẫu. Dùng ống nhựa khuấy tròn đều và thu mẫu bằng ống nhựa đặt vuông góc với mặt nước, đưa ống từ trên
+ + + + +
xuống sát đáy bể, dùng tay bịt chặt đầu ống phía dưới, đưa ống lên và cho vào ca nhựa đã chuẩn bị sẵn. Lặp lại tương tự ở 4 điểm còn lại.
Bảo quản mẫu bằng tuýp nhựa có chứa Formol 4 %.
2.2.7. Phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của Artemia. Phương pháp kiểm tra sự tăng trưởng:
Xác định sự sinh trưởng của Artemia 2 ngày/lần từ lúc thả giống đến 14 ngày tuổi. Thu ngẫu nhiên ở mỗi nghiệm thức 40 cá thể/lần đối với thí nghiệm 1 và 30 cá thể/ lần, cố định mẫu bằng formol 4%. Đo chiều dài mẫu từ đỉnh đầu đến cuối telson, dùng kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính để đo chiều dài ở 3 lần thu mẫu đầu tiên. Từ 4 ngày tuổi trở đi đo kích thước bằng giấy kẻ ô ly (mm).
- Công thức quy đổi kích thước quan sát qua trắc vi thị kính:
L (mm) = 10 1 x A
L: Chiều dài thực của mẫu. A: Số vạch đọc trên kính hiển vi. δ: Bội giác của vật kính.
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài toàn thân (SGRL) được tính theo công thức:
Trong đó: SGRL: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài toàn thân (% ngày).
L1: chiều dài ở thời điểm t1 (mm).
L2: chiều dài Artemia ở thời điểm t2 (mm).
Phương pháp xác định tỷ lệ sống : sau khi thu mẫu, đếm số cá thể trong
mẫu thu được và quy đổi ra tỷ lệ sống (%).
100 SGR 1 2 1 2 L x t t LnL LnL
Tỉ lệ sống (%) của Artemia được tính theo công thức (theo Nguyễn Văn Hòa, 2005):
Trong đó: TLS (%): Là tỉ lệ sống của Artemia
Xn (cá thể/L): Là số cá thể Artemia đếm được trong ngày nuôi thứ n
X1 (cá thể/L): Là số cá thể Artemia thả ban đầu.
Tỷ lệ sống (%) được tính 2ngày/lần, từ lúc thả giống đến 14 ngày tuổi.
2.2.8. Phương pháp xác định sức sinh sản:
- Thời điểm thu mẫu: Khi quan sát thấy Artemia cái trong bể mang buồng trứng căng thì tiến hành thu mẫu.
-Thời gian thu mẫu: 2 ngày/ lần và lặp lại 5 lần ở mỗi thí nghiệm.
- Cách thu mẫu: thu ngẫu nhiên 30 cá thể cái mang trứng/nghiệm thức, mổ buồng trứng để đếm số phôi nauplii của từng con cái trên kính hiển vi.
Sức sinh sản của Artemia = số phôi /con cái.
2.2.9. Đánh giá chất lượng Artemia:
Sau 21 ngày nuôi, tiến hành thu 50 gram Artemia sinh khối ở mỗi nghiệm thức, vận chuyển sống về phòng thí nghiệm và lưu giữ ở nhiệt độ -800C đến khi phân tích thành phần hóa sinh.
Chất lượng sinh khối Artemia được đánh giá thông qua phân tích hàm lượng và thành phần acid béo theo phương pháp thử Folch/GC tại Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường – Đại học Nha Trang.
2.3 Xử lý số liệu:
Sử dụng chương trình Excel để tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các số liệu và vẽ đồ thị về sự biến thiên của chúng. Sử dụng chương trình SPSS 15.0 với ANOVA một yếu tố và phép thử Duncan để so sánh độ sai biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức P<0,05.
TLS (%) =
1
X X n
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng sinh khối Artemia:
3.1.1 Diễn biến một số yếu tố môi trường trong quá trình tiến hành thí nghiệm:
Kết quả theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 : Diễn biến một số yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm.
Nghiệm thức Yếu tố môi trường 1 2 3 4 Sáng 26,16±0,48 26,15±0,29 26,14±0,34 26,12±0,32 Nhiệt độ (0C) Chiều 29,33±0,69 29,57±0,54 29,49±0,62 29,49±0,62 Sáng 79,54±3,08 78.38±3,25 78,59±3,15 77,94±3,27 Độ mặn (‰) Chiều 79,06±3,17 78,06±3,17 78.26±3,34 77,83±3.14 Sáng 4,61±0,34 4,54±0,29 4,60±0,31 4,66±0,31 DO (mg/L) Chiều 4.77±0,24 4,87±0,24 4,65 ±0,24 4,72±0,27 Sáng 7,83±0,25 7,83±0,25 7,78±0,22 7,82±0,21 PH Chiều 7,91±0,18 8,01±0,14 8,12±0,17 8,07±0,16
Giá trị trình bày là trung bình ± độ lệch chuẩn.
Kết quả cho thấy: Nhiệt độ
Ở thí nghiệm này, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày ở các nghiệm thức không đáng kể cụ thể: nhiệt độ trung bình buổi sáng của các nghiệm thức là 26,12÷26,16oC, dao động trong khoảng từ 25,38÷26,90oC và buổi chiều là 29,33÷29,57, khoảng dao động từ 28,40÷30,50oC, nhiệt độ trung bình cả đợt nuôi là 27,80±1,73oC.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sinh sản của Artemia. Theo Vos và De la Rose (1980) cho rằng giới hạn sống của Artemia từ 0oC đến 37 – 38oC. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm sự hoà tan của
khí oxy vào nước làm cho Artemia hô hấp khó khăn và chúng phải huy động sắc tố Hemoglobin (Hb) nên cơ thể có màu đỏ (Nguyễn Văn Hoà và ctv, 1994) đồng thời tỉ lệ Artemia cái đẻ con (Nauplii) tăng và sức sinh sản giảm (Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa, 2004).
Các lô thí nghiệm được bố trí trong khu vực có mái che và được tiến hành cùng một thời điểm, với chế độ chăm sóc quản lý như nhau và thực hiện trong quy mô nhỏ (với 16 bể có thể tích V = 50L/bể) nên nhiệt độ ở các nghiệm thức không khác biệt nhiều và đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của Artemia franciscana (25oC - 37oC).
Độ mặn
- Độ mặn trung bình ở các nghiệm thức vào buổi sáng: NT1: 79,54±3,08‰, NT2: 78.38±3,25‰, NT3: 78,59±3,15‰, NT4: 77,94±3,27‰. Vào buổi chiều độ mặn trung bình ở các nghiệm thức: NT1: 79,06±3,17‰, NT2: 78,06±3,17‰, NT3: 78.26±3,34‰, NT4: 77,83±3.14‰.
- Trong thí nghiệm này độ mặn được duy trì trong khoảng 60÷85‰, kết quả cho thấy độ mặn giữa các nghiệm thức không sai biệt nhiều và nằm trong khoảng thích hợp theo Nguyễn Văn Hòa, 2005.
Oxy hòa tan (DO)
- Oxy có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi. Tuy
nhiên mật độ tảo trong bể thí nghiệm luôn được khống chế ở mức vừa đủ kết hợp với sục khí 24/24h nên hàm lượng oxy hòa tan không có sự chênh lệch lớn giữa buổi sáng (4,54 ÷ 4,66 mg/l) và buổi chiều (4,65 ÷ 4,87 mg/l) trong khi yêu cầu oxy hòa tan cho sự phát triển của Artemia chỉ trên 2mg/l [8].
- Khi bị áp lực về oxy hòa tan, màu và tập tính bơi lội của Artemia sẽ có
những biểu hiện rõ ràng. Theo Nguyễn Văn Hòa (1994), Artemiacó khả năng tổng hợp những sắc tố hô hấp (Hemoglobin – Hb) hấp thụ các phân tử Oxy tạo thành HbO2 có màu đỏ nên cơ thể chúng sẽ có màu đỏ, bơi lội chậm chạp, nổi trên mặt nước hiện tượng này luôn tồn tại phổ biến ở các thủy vực có độ mặn cao [5].
pH
- Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy pH có sự khác biệt không đáng kể giữa sáng và chiều ở các nghiệm thức. Buổi chiều pH dao động từ 7,91 ÷ 8,12 cao hơn so với buổi sáng dao động từ 7,78 ÷ 7,83.
- Theo Nguyễn Văn Hòa (2007), Artemia fransiscana ở Việt Nam có thể phát triển tốt ở điều kiện pH từ trung tính đến kiềm (7,0 -9,0). Do thí nghiệm được tiến hành trong thùng xốp, lượng thức ăn cung cấp cũng như chất thải đều được quản lý như nhau nên không có sự biến động lớn về pH giữa các thời điểm trong ngày và giữa các các nghiệm thức. pH luôn nằm trong khoảng phù hợp cho sự phát triển của Artemia.
Nói chung trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm các yếu tố môi trường luôn được quản lý chặt chẽ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng phát triển của Artemia franciscana.
3.1.2 Thành phần loài tảo tạp trong ao nuôi tảo.
Thí nghiệm được tiến hành với 3 loài tảo thuần Chaetoceros sp., Chlorella
sp., Nannochloropsis sp. và kết quả được kiểm chứng với nghiệm thức sử dụng tảo tạp thu từ ao nuôi tảo tại địa điểm triển khai thí nghiệm. Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo tạp thu tại ao nuôi tảo được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 : Thành phần loài tảo tạp STT Thành phần loài Tần số bắt gặp Heterokontophyta 1 Coscinodiscus sp. ++ 2 Chaetoceros sp. ++ 3 Skeletonema costatum +++ 4 Skeletonema sp. ++ 5 Navicula sp. + 6 Nitzschia longissima + 7 Rhizosolenia bergonii + Dinophyta
8 Ceratium furca +++ 9 Ceratium trichoceros + 10 Prorocentrum sp. + Cyanophyta 11 Trichodesmium thiebauti ++ 12 Phormidium sp. + 13 Oscillatoria sp. + Chlorophyta 14 Chlorella sp. +++ 15 Chlamydomonas sp. +
Ghi chú: +:ít; ++: trung bình; +++: nhiều
Kết quả phân tích định tính cho thấy: thành phần loài tảo trong ao muôi tảo tạp tương đối phong phú. Ngành Heterokontophyta (7 loài) chiếm ưu thế, kế đến là hai ngành Dinophyta (3 loài) và Cyanophyta (3 loài), cuối cùng là Chlorophyta (2 loài). Trong đó có một số loài có giá trị dinh dưỡng như: Chaetoceros sp.,
Skeletonema costatum, Navicula sp., Nitzschia longissma, Chlorella sp. Tuy nhiên để phù hợp với cỡ mồi của Artemia (<50µm) thì 3 loài tảo Chaetoceros sp.,
Nitzschia longissma, Chlorella sp. được xem là thích hợp hơn cả.
Bên cạnh đó, trong ao nuôi tảo tạp cũng xuất hiện một số loài tảo có khả năng gây hại đến sự tồn tại của Artemia nói riêng và các loài thủy sinh vật khác nói chung như: Oscillatoria sp., Prorocentrum sp., Rhizosolenia bergonii [11].
3.1.3 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của
Artemia.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các loài tảo làm thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng trưởng của Artemia franciscana được thể hiện ở bảng 3.3 và 3.4.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự tăng trưởng về chiều dài (mm) của Artemia theo thời gian nuôi.
Nghiệm thức Ngày nuôi NT1 (Chaetoceros sp.) NT 2 (Chlorella sp.) NT 3 (Nannochloropsis sp.) NT 4 (Tảo tạp) 1 0,49 ± 0,01a 0,48 ± 0,01a 0,48 ± 0,01a 0,49 ± 0,01a 2 0,78 ± 0,01b 0,78 ± 0,02b 0,54 ± 0,01a 0,83 ± 0,01c 4 2,76 ± 0,08d 1,82 ± 0,02c 0,68 ± 0,02a 1,23 ± 0,06b 6 5,63 ± 0,08d 3,11 ± 0,10c 0,99 ± 0,05a 2,61 ± 0,11b 8 6,99 ± 0,15c 4,73 ± 0,08b 2,27 ± 0,26a 4,29 ± 0,18b 10 8,37 ± 0,17c 6,61 ± 0,09b 4,02 ± 0,29a 6,41 ± 0,24b 12 8,74 ± 0,17b 7,61 ± 0,11a 7,85 ± 0,17a 14 9,69 ± 0,23b 7,99 ± 0,14a 7,88 ± 0,18a
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy chiều dài Nauplii lúc thả giống đồng đều ở tất cả các nghiệm thức.
Chiều dài Artemia ở các nghiệm thức bắt đầu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) từ ngày nuôi thứ 2. Trong đó chiều dài trung bình của Artemia ở NT4 (0,83 ± 0,01mm) lớn hơn các nghiệm thức NT1 (0,78 ± 0,13mm), NT2 (0,78±0,01mm), thấp nhất là NT3.
Tuy nhiên kết quả về tốc độ tăng trưởng ở bảng 3.4 cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa NT1 (50,43 ± 1,97%/ ngày), NT2 (47,45 ± 1,75 %/ ngày) và NT4 (52,59 ± 2,90%/ ngày). Với Artemia ở NT3 thì chiều dài trung bình (0,54 ± 0,01mm) hay tốc độ tăng trưởng (10,48 ± 2,09%/ ngày) ở ngày nuôi thứ 2 đều thấp so với 3 nghiệm thức còn lại (p<0,05) .
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng (%ngày) theo ngày của Artemia .
Nghiệm thức Ngày nuôi NT1 (Chaetoceros sp.) NT 2 (Chlorella sp.) NT 3 (Nannochloropsis sp.) NT 4 (Tảo tạp) 2 50,43 ± 1,97b 47,45 ± 1,75b 10,48 ± 2,09a 52,59 ± 2,90b 4 88,88 ± 3,64c 36,49 ± 1,61b 13,96 ± 3,67a 14,99 ± 7,21b 6 30,88 ± 1,91c 36,49 ± 1,61b 15,72 ±6,09a 29,09 ± 6,82ab 8 8,18 ± 3,45a 11,58 ± 2,55b 25,49 ± 8,37bc 35,22 ± 6,27c 10 8,49 ± 3,25a 14,29 ± 1,81a 47,75 ± 12,18b 27,67 ± 7,08ab 12 4,25 ± 2,49a 4,99 ± 11,18a 6,44 ± 3,94a 14 3,00 ± 2,79a 4,31 ± 2,18a 1,15 ± 3,45a
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Cũng như các loài sinh vật khác, Artemia cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu và điều này thể hiện rõ nhất ở NT1 (thức ăn là tảo Chaetoceros
sp.), tốc độ tăng trưởng của Artemia đạt cao nhất (88,88 ± 3,64%/ ngày) vào ngày nuôi thứ 4, lúc này chiều dài của một số cá thể đã trên 3mm trong khi ở các 3 nghiệm thức còn lại chỉ đạt dưới 2mm.
Đến ngày nuôi thứ 8 khi tốc độ tăng trưởng của Artemia ở NT1 chỉ còn 8,18 ± 3,45%/ngày và một số cá thể đã đạt kích thước loài (trên 8mm), thì tốc độ tăng trưởng của Artemia ở các nghiệm thức khác lại khá cao như: NT2 với 11,58 ± 2,55%/ ngày (4,73 ± 0,08mm), NT4 với 35,22 ± 6,27%/ngày (4,29 ± 0,18mm) và NT3 với 25,49 ± 8,37%/ ngày (2,27 ± 0,26mm), những sai khác này đều mang ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết quả nghiên cứu của Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (1999) cho thấy kích thước cực đại của Artemia franciscana đạt 8mm sau 24 ngày nuôi tại Đồng Bò-Nha Trang hay kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Sỹ (2009) tại Khu Đồng Muối - Cam Ranh - Khánh Hòa đạt trung bình 8 mm sau 14 ngày nuôi. Ở thí nghiệm này, ngày nuôi thứ 8 đã xuất hiện các cá thể có chiều dài thân trên 8mm.
Như vậy, có thể nói A. franciscana nuôi trong bể (50L) với thức ăn là tảo