Thử nghiệm nuôi Artemia sinh khối bằng tảo Chaetoceros sp trong bể

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của artemia franciscana kelloge, 1906 (Trang 51 - 53)

Ở thí nghiệm trên, Artemia khi cho ăn bằng tảo Chaetoceros sp. đã cho kết quả tốt nhất về chiều dài, tỉ lệ sống, sức sinh sản cũng như chất lượng của Artemia sinh khối. Vì vậy, ở thí nghiệm này tảo Chaetoceros sp. được nuôi sinh khối ở thể tích lớn (bể 8m3) làm thức ăn cho Artemia với mụ c đ íc h ki ểm t r a chất lượng sinh khối Artemia khi được nuôi ở thể tích lớn hơn (4m3) với thức ăn hoàn toàn bằng tảo Chaetoceros sp., thời gian nuôi là ba tuần.

3.2.1 Diễn biến một số yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm.

Kết quả theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia trong bể xi măng được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Diễn biến của một số yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm Bể Yếu tố môi trường 1 2 3 Sáng 26,18±0,28 26,18±0,35 26,12±0,35 Nhiệt độ (0C) Chiều 29,29±0,57 29,61±0,56 29,4±0,44 Sáng 68,54±9,87 68.77±10,25 67,71±10,86 Độ mặn (‰) Chiều 67,84±9,97 67,52±10,23 66.55±11,15 Sáng 4,52±0,21 4,55±0,26 4,47±0,22 DO (mg/L) Chiều 4.88±0,34 4,93±0,27 4,72 ±0,24 Sáng 7,65±0,28 7,60±0,21 7,76±0,17 PH Chiều 7,78±0,28 7,72±0,19 7,86±0,22

Giá trị trình bày là trung bình ± độ lệch chuẩn

 Nhiệt độ

Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ ở 3 bể nuôi không có sự biến động lớn giữa các thời điểm trong ngày, nhiệt độ dao động trong khoảng 25,5 ÷26,74 oC vào buổi sáng và 28,83 ÷30,22 oC vào buổi chiều. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 3 bể cũng không đáng kể, nhìn chung nhiệt độ buổi sáng và chiều trong suốt quá trình nuôi đều nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của Artemia (theo Nguyễn Văn Hòa, 2007) [9]

 Độ mặn

Độ mặn luôn được khống chế ở ngưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của Artemia, dao động trong khoảng 51- 84‰ và không có sự khác biệt lớn giữa 3 bể .

 DO (mg/l)

Bể thí nghiệm được bố trí 4 điểm sục khí cho mỗi bể và sục 24/24h nên hàm lượng Oxy hòa tan trong các bể luôn lớn hơn 4mg/l và ổn định trong suốt thời gian nuôi.

 pH

Ba bể thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che, lượng tảo cấp liên tục vừa đủ, đồng thời được siphon thay nước hàng ngày nên pH không có biến động lớn gữa các thời điểm trong ngày cũng như trong suốt thời gian nuôi. pH dao động trong khoảng thích hợp, cụ thể là 7,35÷8,05 vào buổi sáng và

7,51÷8,33 vào buổi chiều.

Nói chung, trong quá trình thí nghiệm các bể được quản lý tương tự nhau, nên các chỉ tiêu môi trường của các bể sai khác rất nhỏ và đều thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của Artemia.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của artemia franciscana kelloge, 1906 (Trang 51 - 53)