Sức sinh sản của Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros sp trong bể

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của artemia franciscana kelloge, 1906 (Trang 57 - 96)

Sức sinh sản của Artemia ở các bể được kiểm tra vào ngày 12 khi xuất hiện các cá thể mang trứng trong các lô thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu về sức sinh sản của Artemia được thể hiện như sau:

Bảng 3.12: Sức sinh sản (phôi/Artemia cái) của Artemia nuôi bằng tảo

Chaetoceros sp. trong bể xi măng.

Bể nuôi Ngày nuôi Bể 1 Bể 2 Bể 3 Trung bình 12 106,03±2,23 107,03±2,13 103,57±2,15 105,54±1,25 14 108,83±2,24 102,80±2,61 104,13±2,45 105,25±1,42 16 101,77±2,13 102,00±2,36 103,50±2,03 102,42±1,25 18 90,30±2,57 91,83±3,18 84,50±2,86 88,88±1,68 20 61,27±3,71 67,50±3,89 63,49±2,20 63,49±2,20

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± sai số chuẩn.

phù hợp với phương thức đẻ con (độ mặn thấp, hàm lượng oxy cao…). Theo quan sát khi giải phẫu buồng trứng, phôi Nauplii chiếm đa số trong buồng trứng của Artemia cái, điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Thơ Thơ (1990- 1993) trên Artemia franciscana ở Vĩnh Châu cho thấy phương thức sinh sản Nauplii chiếm đa số hay những thí nghiệm của TTNCPT Artemia – Tôm, Đại học Cần Thơ, Trương Minh Uy (1998) nhận xét: những Artemia ở Vĩnh Châu có khả năng đẻ Nauplii cao.

Kết quả từ bảng 3.12 cho thấy sau lần kiểm tra đầu tiên vào ngày nuôi thứ 12, sức sinh sản trung bình của Artemia ở các bể khá cao đạt 105,54±1,25 phôi/ Artemia cái. Kết quả này khá tương đống so với kết quả thu được ở NT1(107,63 ± 1,98 phôi/Artemia cái)

Sức sinh sản của Artemia tương đối ổn định trong 4 ngày kế tiếp, lúc này sức sinh sản của Artemia ở 3 bể đạt 102,42±1,25 phôi/Artemia cái.

Trải qua giai đoạn sinh sản, các cá thể Artemia cái cũng đã thể hiện sự hóa già nên sức sinh sản kém đi. Chính vì thế, sức sinh sản ở ngày nuôi thứ 20 thì sức sinh sản trung bình của 3 bể chỉ còn 63,49±2,20 phôi/Artemia cái. Kết quả này tương đồng với kết quả kiểm tra vào ngày nuôi thứ 20 ở NT1 (66,63±2,62 phôi/Artemia cái) của thí nghiệm 1.

Một số nghiên cứu đã cho rằng đa số các cặp Artemia sinh sản số lượng Nauplii có khuynh hướng tăng theo nhiệt độ. Brands & ctv, 1995; Nguyễn Văn Hòa, 2002 cho rằng hiện tượng này xuất hiện hàng năm vào thời điểm nóng nhất trong mùa và giảm dần khi nhiệt độ giảm. Khi nuôi Artemia trong phòng thí nghiệm (điều kiện nhiệt độ ổn định) cũng đã tìm thấy ở nhiệt độ 30oC số lứa đẻ con cao gấp 9 lần so với nuôi ở nhiệt độ 26oC (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2000). Kết quả tương tự khi tăng nhiệt độ từ 25oC lên 33oC thì số trứng bào xác giảm và số lượng Nauplii tăng (Sanggontanagit, 1993). Tuy nhiên, ở nghiên cứu này thí nghiệm 2 được bố trí ở các bể nuôi trong nhà nên nhiệt độ luôn được ổn định, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 26,12 – 29,61 ở cả 3 bể, nên sự chi phối của nhiệt độ lên sức sinh sản của Artemia hầu như không thể xảy ra.

Từ kết quả về tỷ lệ sống, sự tăng trưởng theo chiều dài và sức sinh sản của Artemia ta, có thể thấy khi cho Artemia ăn bằng tảo Chaetoceros sp. thì kết quả về tỷ lệ sống, sự tăng trưởng cũng như sức sinh sản đều đạt cao, ổn định và khá tương đồng ở cả hai thí nghiệm. Điều này chứng tỏ Chaetoceros sp. là sự lựa chọn tối ưu để làm thức ăn cho Artemia.

3.2.5 Thành phần acid béo trong sinh khối Artemia nuôi bằng tảo Chaetoceros

sp. trong bể xi măng

Kết quả phân tích thành phần acid béo của Artemia sinh khối được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: Thành phần acid béo trong sinh khối Artemia nuôi bằng tảo

Chaetoceros sp. trong bể xi măng Bể nuôi Bể 1 Bể 2 Bể 3 Trung bình Chỉ tiêu %tổng acid béo % mẫu tươi %tổng acid béo % mẫu tươi %tổng acid béo % mẫu tươi %tổng acid béo % mẫu tươi Lipid 1,79 1,80 2,14 1,91 SFA 15,52 0,18 17,60 0,22 15,38 0,18 16,17 0,19 MUFA 28,45 0,33 30,40 0,38 24,79 0,29 27,88 0,33 PUFA 19,83 0,23 16,80 0,21 13,68 0,16 16,33 0,20 HUFA 36,20 0,42 36,00 0,45 37,60 0,44 36,6 0,44 DHA 14,66 0,17 16,80 0,21 16,24 0,19 15,33 0,19 EPA 17,24 0,20 12,80 0,16 14,53 0,17 14,86 0,18 TFA 1,16 1,25 1,17 1,19 TFA/Lipid 60,51 69,38 54,82 61,57

Xét trên thành phần phần trăm mẫu tươi hay trên thành phần phần trăm acid béo thì hàm lượng trung bình các loại acid như SFA, MUFA, PUFA không có sự khác biệt so với với kết quả của NT1.

Trong khi đó, khi xét trên thành phần phần trăm mẫu tươi thì hàm lượng HUFA trung bình của 3 bể đạt 0,44% mẫu tươi cao hơn so với NT1 đạt 0,40% mẫu

tươi nhưng khi xét trên thành phần phần trăm acid béo thì cho kết quả ngược lại (36,6% so với 43,01%). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa (2005), hàm lượng phần trăm HUFA trên tổng acid béo của nghiệm thức nuôi bằng Chaetoceros

sp. là 22,06% thấp hơn rất nhiều so với kết quả của tôi.

Artemia ở 3 bể có hàm lượng HUFA khá cao trong đó hàm lượng DHA trung bình (%tổng acid béo) ở cả 3 bể trên 15% với bể 1 đạt 14,66%, bể 2 đạt 16,8%, bể 3 đạt 16,24% , trong khi đó hàm lượng EPA (%tổng acid béo) trung bình cũng tương đối cao với 14,86% nên tỷ lệ EPA/DHA không đạt so với nhận định của Sorgeloos (1996) khi tác giả cho rằng ở các loài sinh vật biển tự nhiên như tảo, luân trùng và copepoda thì tỉ lệ này nằm trong khoảng 1: 2,5.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hàm lượng acid béo không no có trong Artemia phần lớn phụ thuộc vào thức ăn mà nó nhận được (Leger et al.,1986; Sorgeloos et al.,1996) Vì vậy, khi xét về hàm lương HUFA của Artemia thì tảo

Chaetoceros sp. là lựa chọn tốt nhất để làm thức ăn.

CHƯƠNG IV

KT LUẬN VÀ ĐỀ XUT Ý KIN

4.1. Kết luận

4.1.1 Ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng sinh khối Artemia.

Artemia franciscana được cho ăn bằng các loài vi tảo khác nhau có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều dài. Tăng trưởng về chiều dài nhanh nhất ở ngày nuôi thứ 14 với nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chaetoceros sp. (9,69 ± 0,23 mm/cá thể), tiếp đến là nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chlorella sp. (7,99 ± 0,14 mm), sau đó là nghiệm thức cho ăn bằng tảo tạp (7,94 ± 0,17 mm) và thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Nannochloropsis sp.

 Các loài vi tảo khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ sống của

Artemia franciscana. Tỷ lệ sống sau 14 ngày nuôi đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chaetoceros sp. (68,08 ± 1,85 %), tiếp đến là nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chlorella sp. (37,32 ± 1,32 %), sau đó là tảo tạp (36,03 ± 1,48 %) và thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Nannochloropsis sp. (1,43 ± 0,6 %).

 Các loài vi tảo khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến sức sinh sản của Artemia franciscana. Qua tất cả các đợt kiểm tra, sức sinh sản cao nhất là ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chaetoceros sp., tiếp đến là nghiệm thức cho ăn bằng tảo tạp, sau đó là nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chlorella sp.

 Các loài tảo khác nhau đã ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng sinh khối Artemia franciscana thông qua kết quả phân tích hàm lượng HUFA (EPA và DHA). Ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chaetoceros sp. đạt kết quả cao nhất cả về thành phần phần trăm acid béo lẫn phần trăm mẫu tươi, tiếp đến là nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chlorella sp., sau đó là nghiệm thức cho ăn bằng tảo tạp và thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Nannochloropsis sp.

4.1.2 Thử nghiệm nuôi Artemia sinh khối bằng tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng:

 Khi thử nghiệm nuôi Artemia với thức ăn là tảo Chaetoceros sp. trong bể xi măng ở thể tích 4 m3 sau 14 ngày nuôi chiều dài trung bình đạt từ 9,64- 9,86mm, tỷ lệ sống trung bình đạt trên 50%, sức sinh sản trung bình qua các lần kiểm tra đạt trên 93 phôi/Artemia cái; chất lượng của Artemia thể hiện thông qua hàm lượng HUFA đạt trên 35% tổng acid béo trong đó hàm lượng DHA chiếm trên 14% và EPA chiếm trên 12%. Điều này khẳng định lại một lần nữa tảo

Chaetoceros sp. là loài tảo thích hợp nhất đối với Artemia franciscana.

4.2 Đề xuất ý kiến:

 Cần có những nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của mật độ tảo

Chaetoceros sp. để xác định được mật độ tảo thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của Artemia.

 Khi nuôi sinh khối Artemia trong ao đất nên thường xuyên cấp thêm tảo Chaetoceros sp. và tạo điều kiện thích hợp để loài tảo này phát triển chiếm ưu thế trong ao nuôi làm thức ăn trực tiếp cho Artemia.

 Cần có những nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về ảnh hưởng của tảo

Nannochloropsis sp. đến chất lượng Artemia sinh khối.

 Cần mở rộng quy mô thí nghiệm để tiến tới áp dụng cho nuôi sinh khối Artemia trong ao đất nhằm tận dụng diện tích ao đìa hoang hóa ven biển Khánh Hòa.

TÀI LIU THAM KHO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Vũ Đỗ Quỳnh, Nguyễn Văn Hòa, Peter Baert, 1997.

Đánh giá tiềm năng thu sinh khối Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu. Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Sinh học Biển toàn quốc lần thứ nhất. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

2. Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa (2004). Ảnh hưởng của phương thức thu hoạch đến năng suất sinh khối Artemia ở ruộng muối. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Trang 256 – 267.

3. Vũ Dũng, 1991. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi Artemia ở ruộng muối. Báo cáo khoa học Hội nghị về Biển toàn quốc lần thứ 3, Viện Khoa học Việt Nam, Tập 1, P.61-66 Vt 227.

4. Trần Thị Thanh Hiền, Dương Thúy Yên, Thạch Thanh, Trần Nguyễn Hải Nam (2002). Sử dụng Artemia sinh khối làm thức ăn ương nuôi ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Trang 272 – 277.

5. Nguyễn Văn Hòa, Vũ Đỗ Quỳnh và Nguyễn Kim Quang (1994). Kỹ thuật

nuôi Artemia trên ruộng muối. Chương trình EC-IP.

6. Nguyễn Văn Hòa, 2005. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả nuôi thu sinh khối

Artemia trên ruộng muối. Báo cáo khoa học Đề tài cấp bộ.

7. Nguyễn Văn Hòa, Huỳnh Thanh Tới, Trần Hữu Lễ và Nguyễn Thị Hồng Vân (2006). Gây nuôi tảo Chaetoceros sp làm nguồn tảo giống cho ao bón phân

(trong hệ thống nuôi Artemia sinh khối trên ruộng muối). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ – Chuyên ngành Thủy sản. Trang 52-61.

8. Nguyễn Văn Hòa (2007). Artemia - Nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 134 trang.

9. Nguyễn Thị Hương, 2010. Thu thập và nhân giống các loài vi tảo biển làm thức ăn phục vụ cho các đối tượng thủy sản. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học. Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.

10.Đặng Đình Kim (2002). Giáo trình kỹ thuật nhân giống và nuôi sinh khối sinh

vật phù du. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 100 trang.

11.Trương Sỹ Kỳ, Nguyễn Tấn Sỹ, 1999. Nuôi sinh khối Artemia ở khu vực Đồng Bò – Nha Trang (Biomass culture of Artemia franciscana in ponds of Nha Trang). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Biển Toàn Quốc Lần Thứ IV, Tập II: 948-951 Vd 62(2)

12.Nguyễn Ngọc Lâm, Vũ Đỗ Quỳnh, 1991. Nghiên cứu cấu trúc sinh sản của

Artemia trong điều kiện tự nhiên đồng muối Cam Ranh (Khánh Hòa). Báo cáo khoa học, Hội nghị Khoa học về Biển toàn quốc lần thứ 3. Viện Khoa học Việt Nam. Tập 1, P.230 – 235 Vt227.

13.Hà Lê Thị Lộc, 2000. Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển tảo

Tetraselmis sp và thử nghiệm nuôi sinh khối hai loài tảo Tetraselmis sp và

Nanochloropsis oculata (Droop) Hibberd, tại Nha Trang. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.

14.Patrick Lavens & Patrick Sorgeloos, 1996. Cẩm nang sản xuất và sử dụng

thức ăn sống để nuôi trồng thuỷ sản. Trang 79 – 248.

15.Hoàng Bích Mai, 1995. Sinh sản, sinh trưởng và cơ sở khoa học của qui trình

kỹ thuật nuôi thu sinh khối tảo Silic Skeletonema costatum, Chaetoceros sp làm thức ăn cho ấu trùng tôm Sú Penaeus monodon Fabricus. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang. Trang 26-48.

16.Hoàng Thị Bích Mai, 2005. Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi

trong ao nuôi tôm sú tại Khánh Hòa. Luận văn Tiến sĩ, Đại học Thủy sản Nha Trang, 126 trang.

17.Tôn Nữ Mỹ Nga, 2006. Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của

quần thể tảo Chaetoceros gracilis Pantocsek 1892 ( Schutt) nhập nội. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang. Trang 23-63.

18.Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi

giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 205 – 229.

19. Nguyễn Thị Phương Thanh, 1998. Thành phần loài, số lượng và mối liên hệ

Nha Trang, Khánh Hòa. Luận án Thạc sĩ khoa học. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.

20. Ngô Thị Thu Thảo, 1992. Sử dụng các nguồn thức ăn khác nhau nuôi sinh

khối Artemia. Trung tâm nghiên cứu phát triển Artemia – Tôm, Đại học Cần Thơ.

21. Vũ Ðỗ Quỳnh, Nguyễn Thị Thơ Thơ, 1993. Ảnh hưởng của lượng thức ăn

đến chu kỳ sống và sinh sản của Artemia Franciscana dòng Vĩnh Châu. Khoa Thủy sản, Đại học Cần thơ.

TÀI TIỆU TIẾNG ANH

22.Baert P., Bosteels T., Sorgeloos P., 1996. Pond production of Artemia. In:

Manual on the Production and Use of Live Food for Aquaculture (Ed. By P.Sorgeloos & P.Lavens), pp 196 – 251. FAO Fisheries Technical Paper 361, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Room.

23.Brands J. T., Vũ Đỗ Quỳnh, Bosteels T., Baert P., (1995). The potential of Artemia biomass production in the salinas of southern Vietnam and its valorization aquaculture. 71p

24. Dhont J., Lavens P., (1996). Tank production and use of Artemia. In:

Manual on the Production and Use of Live Food for Aquaculture (Ed. By P.Sorgeloos & P.Lavens), pp. 164 – 195. Fisheries Technical Paper No. 361. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Room.

25.Nguyễn Văn Hòa (2002). Seasonal farming of the brine shrimp Artemia franciscana in artisanal salt ponds in Vietnam: Effects of temperature and salinity. PhD thesis. University of Ghent. Belgium. 184 pp.

26. Sorgeloos, P., (1980). The use of brine shrimp Artemia in Aquaculture. In:

Artemia research and its Applications, Vol.3, Proceeding of the second International Symposium on the brine shrimp Artemia, P. Sorgeloos, D.A. Bengtson, W. Decleir, E. Jaspers (Eds.), Universal Press, Wettern, Belgium, 25- 46pp.

TÀI LIỆU MẠNG

27.http://www.google.com.vn/imglanding?q=artemia&imgurl

PH LC

Phụ lục 1: Công thức nuôi tảo

Môi trường dinh dưỡng F2 (theo Guillard, 1975) sử dụng khi nuôi sinh khối ở túi nilon Dung dịch 1: - KNO3 89,6 mg/L - KH2PO4: 5,6 mg/L -Na2SiO3.9H2O: 30mg/L Dung dịch 2: - Na2EDTA: 4,36mg/L -FeCl3.6H2O: 3,15 mg/L -CuSO4.5H2O: 0,01mg/L - ZnSO4.H2O: 0,22mg/L --CoCl2. 6H2O : 0,01mg/L -MnCl2. 4H2O: 0,18mg/L -NaMoO4. 2H2O: 0,006mg/L

Môi trường TMRL Erichment (Liao & Huang, 1970) dùng cho nuôi sinh khối trong bể 8m3:

- KNO3 100 ppm - NaH2PO4 10ppm - Na2SiO3.9H2O 1 ppm - FeCl3.6H2O 3ppm

Phụ lục 2: Diễn biến các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 1

Diễn biến yếu tố môi trường của NT1 -1

ngày nuôi T (oC) S‰ DO(mg/L) pH

s c s c s c s c 1 25.99 26.35 83.5 83.1 5 5.64 7.95 8.05 2 26.04 28.7 83 82.8 5.23 5.23 7.98 8.02 3 26.04 28.4 82.6 82.5 5.17 5.08 7.56 7.85 4 26.35 29.31 82.3 82 4.62 4.78 8 8.02 5 26.95 28.98 82 82 4.36 5.12 7.98 8.06 6 26.05 30.15 82.1 81.6 4.49 4.64 7.69 7.74 7 26.09 30.01 81.5 80 5.15 5.17 7.84 8.03 8 25.83 29.21 80.74 80.1 4.93 5.14 7.56 7.7 9 26.31 30.18 80.2 79.5 5.04 5.12 7.64 8.02 10 26.3 29.28 79.1 78.9 4.65 5.34 7.72 8.05 11 25.83 28.84 78.5 77.3 4.52 5.55 7.68 7.84 12 26.13 28.73 76.4 76 4.49 5.44 7.58 7.6 13 25.46 29.86 75 74 4.55 5.28 7.96 8.01 14 25.91 29.33 74.3 73.5 4.48 4.98 7.91 8.04

Diễn biến yếu tố môi trường của NT1 -2

ngày nuôi T (oC) S‰ DO(mg/L) pH

s c s c s c s c 1 25.86 30.01 83.4 83.5 4.45 4.65 7.36 7.45 2 26.13 29 83.1 83 4.16 5.02 7.64 7.61 3 26.2 28.62 82.45 82.5 5.02 5.24 7.81 8.12

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của artemia franciscana kelloge, 1906 (Trang 57 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)