Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của artemia franciscana kelloge, 1906 (Trang 27 - 30)

(1) Các thiết bị nuôi sinh khối tảo và Artemia: bình nhựa, bình tam giác, túi nilon,

đá bọt, dây sục khí, thùng xốp, bể ximăng đều được ngâm chlorine nồng độ 100 - 200 ppm trong 1 ngày sau đó dùng xà phòng và nước sạch rửa lại nhiều lần.

(2) Nguồn nước: nước biển được bơm lên bể lọc thô đến bể chứa sau đó bơm qua hệ thống lọc tinh rồi được đưa đến bể để xử lý Chlorine với nồng độ 20ppm, sục khí liên tục trong 2-3 ngày sau đó trung hòa bằng Thiosulfate, lọc qua túi siêu lọc khi cấp cho hệ thống nuôi tảo và nuôi Artemia.

- Nước ót: được lấy từ ruộng muối có độ mặn 250‰, được lọc túi siêu lọc, sau đó dùng để pha độ mặn trong bể nuôi Artemia.

Pha độ mn: S dng quy tắc đường chéo

Trong đó: Va, Vb là thể tích nước ngọt và nước mặn để pha trộn.

a, b, c là độ mặn tương ứng của nước mặn, nước ngọt và nước sau khi pha trộn.

(3) K thut chun b to sinh khi làm thức ăn cho Artemia :

- Cơ sở lựa chọn một số loài vi tảo cho thí nghiệm 1:

Với mục đích xác định loài vi tảo nào thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển cũng như cho chất lượng sinh khối Artemia tốt nhất thì những loài vi tảo được chọn để làm thức Artemia là phải là những loài vi tảo địa phương có khả năng thích nghi độ mặn cao (>30‰), có kích thước nhỏ (<50µm), giàu dinh dưỡng, dễ gây nuôi sinh khối.

Theo Kết quả khảo sát và phân tích thành phần loài thực vật nổi (Hoàng Thị Bích Mai, 2002) ở 39 ao nuôi tôm thuộc 4 vùng nuôi chính của tỉnh Khánh Hòa (từ năm 1998 đến đầu năm 2002) thì có 122 loài thuộc 5 ngành thực vật nổi được xác định, trong đó chiếm ưu thế nhất là ngành Heterokontophyta có 88

c a

b

(c – b)Va

loài trong đó một số loài có giá trị dinh dưỡng như: Nitzschia closterium,

Chaetoceros mulleri, Chaetoceros sp., Thallassionema sp., Skeletonema costatum, Navicula sp..Ngoài ra còn có một số loài thuộc ngành Chlorophyta thường được làm thức ăn trong sản xuất giống thủy sản như: Chlorella vulgaris, Chlorella sp1., Chlorella sp2.

Dựa vào những đặc điểm về hình thái, sinh học, thành phần sinh hóa, phân bố tôi đã chọn 3 loài vi tảo: Chaetoceros sp., Chlorella sp.,

Nannochloropsis sp để thử nghiệm nuôi sinh khối Artemia. Mặc dù có một vài nhược điểm song cả 3 loài tảo này đều có những ưu điểm như:

- Đều là những loài tảo đơn bào với kích thước nhỏ từ 2-10µm.

- Thành phần sinh hóa khá phong phú đặc biệt là hàm lượng HUFA khá cao ở hai loài tảo Chaetoceros sp. và Nannochloropsis sp..

Đồng thời để xác định Artemia sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi cho ăn bằng tảo đơn loài hay đa loài, tôi bố trí thêm một nghiệm thức trong đó thức ăn của

Artemia hoàn toàn bằng tảo tạp được thu từ ao gây màu nuôi tảo.

- Nuôi cấy và nhân sinh khối tảo:

Tảo giống Chaetoceros sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp. được cung cấp bởi Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III và nhân sinh khối tại Trại thực tập. + Chuẩn bị nước và dụng cụ nuôi tảo

Nước nuôi tảo được bơm vào các túi nilon sau khi đã được xử lý và được lọc qua túi siêu lọc.

Dụng cụ sử dụng cho nuôi cấy tảo được ngâm với Chlorine ở nồng độ 30ppm trong thời gian 24 giờ, sau đó rửa sạch và lau khô để tránh nhiễm tảo tạp. Tảo rất cần dinh dưỡng cho quá trình tăng trưởng, vì vậy môi trường F2 được sử dụng trong nuôi cấy tảo.

+ Nhân giống: Tảo gốc được nhân sinh khối trong các túi nilon (30L) chứa môi trường F2 với liều lượng 1mL môi trường /1L nước nuôi tảo, được bố trí sục khí 24/24h. Sau khoảng thời gian nuôi cấy 3-6 ngày, khi tảo trong các túi nilon đạt mật độ cực đại (pha cân bằng) thì tiến hành chuyển tảo sang túi có thể

tích lớn hơn, liều lượng tảo giống ở giai đoạn này cũng chiếm khoảng 20% trong tổng số dung tích của túi tảo.

Hình 2.2: Hệ thống nuôi tảo sinh khối chuẩn bị cho thí nghiệm 1 - Đối với tảo tạp:

Tảo tạp được bố trí ở ao ương có diện tích 500m2, độ sâu 1,2m. Ao được san vét lớp bùn đáy, bón vôi diệt tạp với liều lượng 10 kg/100 m2, phơi khô đáy ao từ 5÷7 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bơm nước biển (25‰) vào ao qua lưới lọc 120µm để ngăn chặn các loài địch hại của Artemia. Chiều cao mức nước trong ao là 0,6m.

Khi các yếu tố môi trường trong ao nuôi đạt yêu cầu, tiến hành bón phân gây màu nước với liều lượng sử dụng: Ure 20ppm, NPK 10ppm, kết hợp phân gà 40kg/100m2.

Tảo tạp được thu trực tiếp từ ao nuôi tảo sau 3-5 ngày bón phân gây màu. Khi cho Artemia ăn, nước tảo được lọc qua lưới 120µm để ngăn chặn các loài địch hại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loài vi tảo làm thức ăn đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của artemia franciscana kelloge, 1906 (Trang 27 - 30)