1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang

123 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 888,56 KB

Nội dung

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong nền kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thì việc cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm vươn tới một vị thế cạnh tranh mà tại đó doanh nghiệp có khả năng chống chọi với các tác động một cách hiệu quả. Đặc biệt khi đất nước ta tham gia vào các tổ chức, hiệp hội quốc tế như WTO, APEC thì sẽ mở cửa thị trường theo các cam kết, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Việc hội nhập này tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức vì làn sóng cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Làm sao để các doanh nghiệp chúng ta có thể nâng cao sức cạnh tranh và làm thế nào để hàng hóa Việt Nam có mặt trên thế giới là một câu hỏi cho các doanh nghiệp. Nhà sách Phương Nam Nha Trang được thành lập cách đây không lâu nhưng đã đạt nhiều thành công trong lĩnh vực bán lẽ mặc dù tại Nha Trang có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra làm thế nào để giữ chân lượng khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình, đồng thời tiếp tục lượng khách hàng mới, tiếp tục giữ sự chủ đạo của mình trên thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, nhà sách Phương Nam cũng gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Tuy hàng năm doanh thu của công ty vẫn tăng với tỷ lệ khá cao nhưng vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy, có thể nói nâng cao năng lực cạnh tranh không những giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh công ty cũng như hàng hóa của mình đến với người tiêu dùng mà còn tiêu thụ được hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các doanh nghiệp càng ý thức hơn về sức mạnh của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mong muốn áp dụng những kiến thức học được từ nhà trường vào thực tiễn công tác, trước những nhu cầu bức thiết của đơn về việc xây dựng năng lực cạnh tranh của mình trong hiện tại và thời gian 2 sắp tới, tác giả đã chọn thực hiện đề tài: “Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Cạnh Tranh Của Nhà Sách Phương Nam Nha Trang” là cần thiết và hữu ích. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định năng lực cạnh tranh của Nhà sách Phương Nam Nha Trang và đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhà sách Phương Nam Nha Trang. Bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau: - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Nhà sách trong thời gian qua. - Hệ thống hóa các chỉ tiêu nâmg cao năng lực cạnh tranh của nhà sách. - Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến nhà sách. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà sách từ những phân tích trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của nhà sách Phương Nam - Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của nhà sách Phương Nam giai đoạn 2009 - 2011 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp đối chiếu so sánh, thống kê, phân tích. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. 5. Ý nghĩa của đề tài. Sau khi thực hiện xong đề tài này, tác giả mong sẽ góp một phần nhỏ kiến thức mình đã học vào việc phân tích năng lực cạnh tranh của Nhà sách Phương Nam. Qua sự phân tích này sẽ giúp Nhà sách có thể nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội mang lại là gì, đồng thời phát hiện ra các thách thức trong thời gian tới để đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình và từ đó đưa ra các chiến lược, các giải pháp thích hợp để phục vụ khách hàng tốt hơn, gia tăng lợi nhuận trong thời gian tới. 3 6. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài còn kết cấu theo các chương sau:  Chương 1: Lý luận về năng lực cạnh tranh. Dựa trên cơ sở lý thuyết về cạnh tranh của M.Porter, Marx và một số nhà kinh tế khác, tác giả đã hệ thống hóa một số lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh…để nghiên cứu và áp dụng vào đề tài của mình  Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Nhà sách Phương Nam. Với số liệu thu được từ phòng kế toán, tác giả đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của nhà sách trong thời gian vừa qua, đồng thời tác giả cũng phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, vi mô cũng như môi trường nội bộ có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả sẽ đánh giá được những yếu tố cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục của các chính sách mà nhà sách đang áp dụng.  Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhà sách Phương Nam Nha Trang. Trong chương này, tác giả nêu lên một số giải pháp chủ quan nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà sách Phương Nam cũng như đề ra một số kiến nghị để góp phần giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai. 4 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 Khái quát về cạnh tranh. 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh. Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế danh đua nhau tìm mọi biện pháp cả nghệ luật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiên lợi. Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong trong nền kinh tế thị trường. Khái niệm cạnh tranh được Marx đưa ra: Theo Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt về kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế nhằm giành giật những điều kiện trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi ích tối đa cho mình”. Như vậy hiểu theo nghĩa chung nhất, cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở các chủ thể danh đua nhau, tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật và thủ đoạn đều nhằm mục đích kinh tế của mình thông qua chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng là các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với nguời sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ich tiêu dùng. Để tiên lợi khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng khái niệm sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. Kết quả của cạnh tranh là loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém trên thị trường và giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt hơn, giúp cho việc phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất. 5 1.1.2 Phân loại cạnh tranh.  Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường: chia làm 3 dạng: - Cạnh tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng: người sản xuất luôn mong muốn bán với giá cao để thu nhiều lợi nhuận, trong khi người tiêu dùng muốn mua sản phẩm với giá thấp nên giữa họ hình thành sự mặc cả, trả giá cho sản phẩm. - Cạnh tranh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng: người tiêu dùng luôn có xu hướng làm thế nào để mua hàng hóa rẻ hơn chất lượng tốt hơn các người tiêu dùng khác. - Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất: những nhà sản xuất luôn cố gắng tìm kiếm những điều kiện thuận lợi để thu được lợi nhuận cao nhất cho mình. Họ cố gắng sử dụng nhiều biện pháp cạnh tranh nhau như giá cả, chất lượng, hình thức, thời gian  Căn cứ vào tính chất và mức độ của thị trường: - Cạnh tranh hoàn hảo: Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi trên thị trường có rất nhiều người bán và không có người nào có ưu thế về số lượng cung ứng đủ lớn để ảnh hưởng đế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra có rất ít có sự khác biệt về mẫu mã, phẩm chất, quy cách. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ của mình ở mức giá do thị trường xác định dựa trên quy luật cung cầu. - Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh trên thị trường mà các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Một loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau nhằm phân biệt các nhà sản xuất hay cung ứng, mặc dù sự khác biệt sản phẩm là không lớn. - Cạnh tranh độc quyền: là cạnh tranh mà tại thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm nào đó ra thị trường. Họ độc quyền về giá bán, số lượng sản phẩm ra thị trường. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có sự cạnh tranh về giá, người bán bắt người mua chấp nhận giá mà họ đưa ra. Mức giá cao hay thấp giá thị trường tùy thuộc vào đặc điểm tác dụng của 6 từng loài sản phẩm, uy tín người cung ứng. Chính vì vậy lợi nhuận ho đạt được tương đối cao và những doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường này đều gặp rất nhiều khó khăn.  Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: - Cạnh tranh lành mạnh: cạnh tranh một cách công bằng, bình đẳng theo đúng đạo đức kinh doanh về cạnh tranh, phù hợp với quy định của pháp luật. - Cạnh tranh không lành mạnh: là hành vi cạnh tranh trái với quy định pháp luật và đạo đức kinh doanh, không tuân theo luật chơi thị trường. Sử dụng những hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp khác, đến nhà nước ta, hoặc đên người tiêu dùng như hàng giả, hàng nhái, trốn thuế  Cạnh tranh trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh - Cạnh tranh trong việc thu mua yếu tố đầu vào. - Cạnh tranh trong việc sản xuất ra sản phẩm. - Cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm  Theo phạm vi của chủ thể tham gia thị trường. - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. - Cạnh tranh giữa các ngành khác nhau.  Theo mức độ thay thế. - Cạnh tranh nhãn hiệu: thường xảy ra giữa các doanh nghiệp có bán các sản phẩm tương tự nhau, cùng chung một đối tượng khách hàng. - Cạnh tranh ngành: bao gồm các doanh nghiệp cùng sản xuất một hay một số loài sản phẩm. - Cạnh tranh công dụng: tất cả các chủ thể sản xuất ra sản phẩm thực hiện hay thỏa mãn cùng một nhu cầu như nhau. Ngoài ra còn một số loại cạnh tranh khác mà bài chưa nêu hết, tùy vào quan điểm của từng đối tượng và ngành kinh doanh mà có cách phân biệt khác nhau. 7 1.1.3 Vai trò của cạnh tranh. Khoa học công nghệ và thông tin phát triển cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong sự phát triển ngắn hạn và dài hạn của mình. Điều đó doanh nghiệp buộc phải hòa nhập với khu vực và phát huy lợi thế so sánh của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt đó. Cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất hàng hóa, là động lực giúp doanh nghiệp phát triển. Và đối với từng đối tượng liên quan cạnh tranh thể hiện ở những khía cạnh khác nhau, đó là:  Đối với nhà sản xuất. Cạnh tranh giúp các nhà sản xuất phải luôn luôn năng động, nhạy bén, linh hoạt hơn, thường xuyên cải tiến kỉ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao tay nghề, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Cùng hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp phát huy hết mọi ý tưởng sáng tạo, tư duy, tìm cách cải tiến, tạo ra các sản phẩm mới ngày càng chất lượng hơn, đa dạng chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp thực hiện đúng mục tiêu chung, đó là sự tồn tại và phát triển.  Đối với người tiêu dùng: Nhà sản xuất nào cũng nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp mình. Vì vậy họ luôn luôn cố gắng để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua cải tiến chất lượng, chủng loại sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm. Điều đó làm cho khách hàng có nhiều sự chọn lựa phù hợp với điều kiện từng người, được sự chăm sóc chu đáo của người bán, nhiều hoạt động giải trí ra đời giúp họ thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng. Ngày nay cạnh tranh giúp người tiêu dùng có rất nhiều lợi ích: - Có nhiều mặt hàng để lựa chọn hơn phù hợp với túi tiền, cùng một mức giá chung nhưng khách hàng có thể mua nhiều sản phẩm với các tiện ích khác nhau. 8 - Cải thiện mức sống với nhiều sản phẩm có nhiều tiện ích. - Nhận được sự chăm sóc của người bán một cách chu đáo. - Mua hàng theo nhiều cách khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian. - Giảm cẳng thẳng với nhiều mặt hàng giải trí. - Giúp cho cuộc sống văn minh và ngày càng tiến bộ hơn.  Đối với xã hội: - Cạnh tranh làm cho xã hội ngày càng phát triển, những hoạt động của các doanh nghiệp làm cho xã hội ngày văn minh, hiện đại hơn. - Nâng cao mức sống cho người dân. - Tạo môi trường cho con người phát triển, hoàn thiện toàn diện. - Doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn trong sản xuất. Bên cạnh những mặt tích cực đó thì cạnh tranh cũng có một số tiêu cực làm cho nền kinh tế đình trệ, kém phát triển như:để chiếm được hay đạt được mục đích của mình, một số doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm đạo đức kinh doanh, pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích cho mình hoặc làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản quyền, tung tin giả phá hoại đối thủ cạnh tranh, đồng thời nó là tác nhân phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc hơn, phá hủy môi trường. 1.1.4 Ý nghĩa của cạnh tranh. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu thì cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng họ có nhiều sự lựa chọn hơn, làm cho nhà sản xuất cũng như xã hội ngày càng phát triển hơn. Mặc dù trong thời đại ngày nay đã phát minh xu hướng mới là liên minh nhưng mà su hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn là xu hướng chủ đạo. 9 1.2 Khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh. Khi nói đến năng lực cạnh tranh nguời ta thuờng hay nói đến thuật ngữ “ năng lực cạnh tranh” - đây là thuật ngữ đã được sử dụng rất rộng rãi, nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào rõ ràng. Theo lý thuyết thuơng mại truyền thống thì thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành/quốc gia được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Và các biện pháp nâng cao năng lực canh tranh chủ yếu dựa vào chi phí thấp. Theo Van Duren, Martin và Westgren thì cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì và tạo ra lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước. Để đánh giá năng lực cạnh tranh, thường đánh giá trên các chỉ số: “năng suất lao động, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm…” Còn theo quan điểm của M.Porter thì chiến lược canh tranh liên quan đến việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh: đối thủ tiềm năng, đối thủ hiện tại, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng. Từ các quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là: khả năng tác động của doanh nghiệp đến các lực lượng cạnh tranh bằng các biện pháp sáng tạo - tạo ra đuợc cái khác biệt hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Khác biệt đó có thể là hệ thống phân phối dịch vụ tốt, sản phẩm đôc đáo, giá rẻ… Những khác biệt này giúp doanh nghiệp xác lập vị thế của mình trên thị trường. 1.2.2 Lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm được nhắc đến khi bàn về cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Đó là những lợi thế của doanh nghiệp có hoặc doanh nghiệp khai thác tốt hơn 10 đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh thể hiện khả năng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Theo M.Porter, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình dựa trên những lĩnh vực sau:  Lợi thế về chi phí: Tạo ra các sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố như đất đai, vốn về lao động thuờng được xem là nguồn lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh.  Lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho khách hàng hoặc làm giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế về sự khác biệt cho phép doanh nghiệp định mức giá sản phẩm thậm chí cao hơn đối thủ nhưng vẫn được thị trường chấp nhận. Theo tác phẩm: Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng và định vị doanh nghiệp của tác giả Tô Thất Nguyễn Thiêm thì một doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong năm lĩnh vực chất lượng sau: 1.2.2.1 Chất lượng sản phẩm - luôn đổi mới sản phẩm trước đối thủ cạnh tranh: Giành và giữ thị phần bằng cách mở rộng hoặc chuyên biệt hóa các chức năng của sản phẩm hoặc đưa ra thị truờng sản phẩm hoàn toàn mới chưa bao giờ đuợc biết trước đến. 1.2.2.2 Chất lượng nhân sự - có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn: Các cán bộ công nhân viên phải của nhân viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có khả năng làm việc tốt trong mọi hoàn cảnh, thích ứng với xu thế hội nhập của thị trường hơn so với nhân viên, cán bộ của đối thủ cạnh tranh khác. [...]... vươn lên một vị trí mà tại đó doanh nghiệp có khả năng tác động đến các năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả Khi tốc độ hội nhập càng nhanh, mức độ cạnh tranh càng gia tăng thì sự quan tâm đến vấn đề năng lực cạnh tranh càng cần thiết Việc nâng cao năng lực 11 cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành, giúp nền kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả, đời sống... các áp lực cạnh tranh trong kinh doanh nhà sách của nhà sách Phương Nam Nha Trang Đối với thị trường kinh doanh nhà sách, để xây dựng một chiến lược cạnh tranh phù hợp, cần có sự phân tích trung thực về các điểm mạnh, điểm yếu và sự sẵn sàng thách thức với các nếp nghĩ truyền thống M.Porter đã đưa ra mô hình mô tả động thái của thị trường cạnh tranh (hình), đuợc sử dụng để mô tả bản chất cạnh tranh 21... là một yếu tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành bán lẻ Càng cho khách hàng nhiều lựa chọn, mang đến cho khách hàng nhiều chủng loại sản phẩm thì khả năng đến với các doanh nghiệp của khách hàng càng cao và càng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có thể nói đây là yếu tố mà các doanh nghiệp bán lẻ thuờng hay sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh. .. nhuận cao hơn Ngược lại, nếu đối thủ cạnh tranh mạnh thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi lớn Đối thủ cạnh tranh có nhiều loại: đối thủ cạnh tranh về ước muốn, đối thủ cạnh tranh về loại sản phẩm, đối thủ cạnh tranh về hình dáng, quy cách sản phẩm, đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm Khi phân tích đối thủ cạnh tranh cần phân tích những điểm sau: - Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh. .. nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình g) Khả năng tài chính Đây là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như là chỉ tiêu hàng đầu đề đánh giá quy mô của doanh nghiệp Bất cứ một hoạt động nào đầu tư, mua sắm trang thiết bị hay phân phối, quảng cáo…đều phải tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp Một doanh... trung thành với thương hiệu của mình 1.2.2.5 Chất luợng giá cả - hợp lý và kịp thời: Xác định giá cả phải cân nhắc giữa các yếu tố sản xuất và tâm lý của khách hàng Nếu giá cả phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì sẽ tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh đặc thù 1.2.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, năng lưc cạnh tranh là yếu tố quyết định sự... nhập dọc ngược chiều để gây sức ép lên nhà cung cấp 18  Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường của ngành trong tương lai, hình thành những đối thủ cạnh tranh mới Đối thủ này có thể được biết được những điểm yếu của các doanh nghiệp hiện hữu và với tiềm năng tài chính của họ, có thể đầu tư vào công nghệ... nghiệp Doanh số bán của toàn thị trường Thị phần = Doanh số bán của doanh nghiệp Doanh số bán của đối thủ cạnh tranh lớn nhất 26 Qua việc phân tích này, cho ta thấy doanh nghiệp của chúng ta đang đứng ở đâu trong ngành, thị phần của doanh nghiệp nhiều hay ít để doanh nghiệp có thể đưa ra các mục tiêu và chiến lược cạnh tranh phù hợp Nhưng nhược điểm của chỉ tiêu này là độ chính xác không cao vì việc... luôn muốn hạn giá bán sản phẩm của mình để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đặc biệt trong những ngành không có sự khác biệt về sản phẩm Để đánh giá khả năng cạnh tranh về giá thì phải xét đến khung giá hay mức độ linh hoạt về giá của mỗi doanh nghiệp, mức độ phản ứng hay số lần giảm giá của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Mỗi doanh nghiệp đều cần có một chiến lược giá nhất định tùy... vụ Ngược lại, nhà cung cấp cũng có thể gây ra cho doanh nghiệp những nguy cơ khi tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, không đảm bảo số lượng và thời gian cung cấp Áp lực của nhà cung cấp thể hiện qua một số điểm sau: - Chỉ có một số ít nhà cung cấp - Khi sản phẩm thay thế cho nhà cung cấp không có sẵn - Khi doanh nghiệp là khách hàng nhỏ của nhà cung cấp - Khi sản phẩm của nhà cung ứng là . tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định năng lực cạnh tranh của Nhà sách Phương Nam Nha Trang và đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhà sách Phương Nam Nha Trang. Bao gồm. phục của các chính sách mà nhà sách đang áp dụng.  Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhà sách Phương Nam Nha Trang. Trong chương này, tác giả nêu lên một số giải. năng lực cạnh tranh của mình trong hiện tại và thời gian 2 sắp tới, tác giả đã chọn thực hiện đề tài: Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Cạnh Tranh Của Nhà Sách Phương Nam Nha Trang là cần

Ngày đăng: 06/08/2014, 14:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Michael.Porter, Chiến lược cạnh tranh: NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Nhà XB: NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
2. Lê Chí Công, Bài giảng quản trị chiến lược: trường đại học Nha Trang, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị chiến lược
3. Quản trị chiến lược: Nhà xuất bản thống kê, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
4. M.Porter (1980), chiến lược cạnh tranh của nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: chiến lược cạnh tranh
Tác giả: M.Porter
Nhà XB: nhà xuất bản trẻ
Năm: 1980
5. Nguyễn Thị Bé Túy, Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ taxi Mai Linh Nha Trang: Lớp 48TM, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ taxi Mai Linh Nha Trang
6. Web: baokhanhhoa.com và mốt số trang khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: baokhanhhoa.com

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Các yếu tố vi mô – vĩ mô tác động đến doanh nghiệp. - một số giải pháp nâng cao năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang
Hình 1 Các yếu tố vi mô – vĩ mô tác động đến doanh nghiệp (Trang 13)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NĂM 2011 - CHI NHÁNH NHA TRANG  GĐ.Chi nhánh - một số giải pháp nâng cao năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang
2011 CHI NHÁNH NHA TRANG GĐ.Chi nhánh (Trang 42)
BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG 3 NĂM - một số giải pháp nâng cao năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang
3 NĂM (Trang 48)
Bảng giá của một số sản phẩm tại nhà sách Phương Nam và Fahasa. - một số giải pháp nâng cao năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang
Bảng gi á của một số sản phẩm tại nhà sách Phương Nam và Fahasa (Trang 71)
BẢNG TỔNG KẾT - một số giải pháp nâng cao năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang
BẢNG TỔNG KẾT (Trang 87)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - một số giải pháp nâng cao năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 116)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w