1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

143 5,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 20,7 MB

Nội dung

TỔNG QUAN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆPMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của Địa lý học, là gạch nối giữa nhận thức lý luận và hành động thực tiễn của khoa học này. Mục tiêu cơ bản của tổ chức lãnh thổ là nhằm tiết kiệm lao động xã hội nhờ cải thiện cơ cấu sản xuất lãnh thổ của nền kinh tế và cải thiện cơ cấu tổ chức sản xuất của đất nước hay của từng vùng cụ thể theo hướng phát triển tổng hợp nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Đúng như tác giả Jean Pean Paul De Gaudemar (19920 đã viết: “Tổ chức lãnh thổ được hiểu là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả”. Vì vậy có thể nói rằng sợi chỉ đỏ xuyên suốt Địa lí kinh tế xã hội là việc tổ chức lãnh thổ các ngành và các vùng, nhất là đối với các ngành kinh tế then chốt như nông nghiệp.Từ buổi bình minh của lịch sử loài người, nông nghiệp luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo an ninh cho loài người nói nói riêng. Đúng như Ăng ghen đã khẳng định: nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế. Nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản của con người mà còn là nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xuất – nhập khẩu, tạo việc làm cho dân cư và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. . . Vai trò của nông nghiệp vụ cùng quan trọng, đặc biệt trong thời đại ngày nay với thực trạng dân số thế giới tăng nhanh cộng với nhu cầu ngày càng cao của con người thì việc phát triển nông nghiệp càng trở nên bức thiết. Để đạt được điều đó bên cạnh việc đưa những tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sao cho phù hợp với tài nguyên, điều kiện sản xuất (khoa học, công nghệ, tập quán sản xuất, tiêu dùng,…), đặc điểm phân công lao động xã hội mỗi quốc gia,… để tạo được hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. Thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chứng minh vai trò hết sức quan trọng của tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do không phải là một hiện tượng bất biến nên việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cũng luôn cần đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Những kết quả nghiên cứu phản ánh đúng đắn thực trạng cũng như xu hướng phát triển của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sẽ có giá trị rất cao cả về mặt lí luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng tôi lựa chọn vấn đề: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cho đề tài tiểu luận của mình để có thể hiểu biết sâu sắc hơn về tổ chức lãnh thổ nói chung cũng như tổ chức lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam và cung cấp những tri thức cần thiết phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài2.1. Mục tiêuTrên cơ sở tổng quan lý luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, mục tiêu chủ yếu của đề tài là tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cũng như tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Liên Xô và Việt Nam để có cái nhìn chi tiết và tổng quát về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.2.2. Nhiệm vụĐể thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: Tổng quan cơ sở lí luận về các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Nêu lên được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Liên Xô và Việt Nam và những đặc điểm chính của các hình thức này.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu3.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp3.4. Phương pháp biểu đồ4. Cấu trúc đề tàiĐề tài bao gồm các phần như sau:Chương 1. Khái niệm tổ chức lãnh thổ nông nghiệpChương 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệpChương 3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệpNỘI DUNGChương 1KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP1.1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hộiTổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) là một hình thức của tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội. Bởi vậy muốn nghiên cứu về TCLTNN, trước tiên phải tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội.Con người luôn gắn với một lãnh thổ nhất định, nơi họ sống và làm việc. Chính ở đây, họ đã tạo ra một hệ thống các mối quan hệ qua lại hợp lí nhất giữa con người với tự nhiên. Hệ thống này, một mặt cho phép con người sử dụng tốt nhất các nhân tố lãnh thổ của sản xuất với chi phí xã hội thấp nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất và mặt khác, tạo nên các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và lao động của mình. Đó là bản chất của tổ chức xã hội theo lãnh thổ.Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội được coi như là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.Tổ chức không gian kinh tế – xã hội một cách hợp lí sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như khắc phục được tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ. Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ tổ chức không gian kinh tế xã hội. Các nhà khoa học Liên Xô (cũ) trước đây thường sử dụng khái niệm “phân bố lực lượng sản xuất”, nghĩa là phân bố sức sản xuất theo lãnh thổ. Nền tảng cơ sở lý luận của phân bố lực lượng sản xuất được tách nguồn từ lý thuyết về chu trình năng lượng – sản xuất của N.N.Koloxopxki và Thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất của các nhà khoa học Xô Viết. Theo họ, phân bố lực lượng sản xuất được thực hiện trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Họ coi phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể, hay đó là các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên đã được sử dụng vào hệ thống dân cư. Các đối tượng này ảnh hưởng đến nhau, có liên hệ qua lại với nhau trong một lãnh thổ xác định, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó.Các nhà khoa học phương Tây lại thường sử dụng thuật ngữ “Tổ chức không gian kinh tế xã hội”. Khái niệm tổ chức không gian ra đời cuối thế kỉ XIX và đã phát triển thành một khoa học về “ thiết lập” trật tự kinh tế, xã hội, môi trường trong phạm vi một lãnh thổ xác định.Ở Việt Nam, tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội đã được quan tâm nghiên cứu. Đi đầu trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ là giáo sư Lê Bá Thảo. Trong báo cáo “Địa lý học Việt Nam và thử nghiệm tổ chức lãnh thổ”, ông cho rằng “về khía cạnh địa lý, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lý học có chủ ý hướng tới một sự công bằng về mặt không gian”. Như vậy, tổ chức không gian kinh tế xã hội được xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức không gian là xác định được sức chứa của lãnh thổ, tìm kiếm quan hệ tỉ lệ hợp lý và liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế xã hội giữa các ngành và giữa các lãnh thổ nhỏ, hay tiểu vùng trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia có tính tới mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị mới lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và bền vững hơn. Tổ chức không gian kinh tế xã hội dưới góc độ chính sách xem như là một trong những hành động hướng tới sự công bằng về mặt không gian, tối ưu hóa các mối quan hệ hữu cơ giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực với nhau và giữa các cực với các không gian còn lại, nhằm làm cho lãnh thổ phát triển bền vững, tạo được sự ổn định cần thiết để thiết lập tiền đề cho tăng trưởng, cho phát triển.Từ những quan niệm trên có thể hiểu “Tổ chức không gian kinh tế xã hội là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các đối tượng trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và nâng cao mức sống, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ”. 1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN)1.2.1. Khái niệmTổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) với tư cách là việc tổ chức ngành sản xuất vật chất, ngành kinh tế then chốt trong hệ thống tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội, đã và đang được quan tâm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội.Vấn đề TCLTNN đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời trong đó phải kể đến sự cống hiến to lớn của các chuyên gia Địa lí Xô Viết như giáo sư tiến sĩ K.I.Ivanov, V.G.Kriuchkov, A.N.Rakinikov…với các công trình liên quan tới việc TCLTNN là hình thức tổ chức hiện đại trên lãnh thổ, trong đó quan điểm của Ivanov được nhiều người công nhận như là một khái niệm hoàn chỉnh về TCLTNN. Theo K.I.Ivanov (1974), TCLTNN là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và bảo đảm năng suất lao động xã hội cao nhất.Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ tác động vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải có một tư duy mới về tổ chức lãnh thổ nói chung vá tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng. Rõ ràng, chúng ta không chỉ xem xét tổ chức lãnh thổ trong khuôn khép kín, chỉ dựa vào những yếu tố sẵn có để phát triển, mà phải nhìn nhận được mối liên kết giữa các lãnh thổ khác nhau, những lợi thế so sánh và chuỗi giá trị toàn cầu. Ngày nay, biên giới giữa các quốc gia không chỉ là biên giới đất liền, biên giới biển, biên giới trên không mà còn là biên giới của hàng hóa, dịch vụ và văn hóa. Các cường quốc sử dụng lý thuyết này để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình bằng cách phát triển thị trường hàng hóadich vụ mang đậm hàm lượng văn hóa ra các nước khác.Như vậy, TCLTNN hiện nay không chỉ dựa vào những điều kiện sản xuất hiện có, mà phải đặt trong mối quan hệ với các khu vực xung quanh, đặc biệt là những nhu cầu của thị trường thì mới có thể phát triển bền vững được. Hay nói cách khác TCLTNN phải kết hợp được những yếu tố sẵn có và những yếu tố bên ngoài để sản xuất một cách hiệu quả nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.Từ các nội dung đã phân tích ở trên, theo chúng tôi: TCLTNN là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với yêu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lý nhất các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý và cơ sở vật chất kỹ thuật để đem lại hiệu quả kinh tế cao, xã hội và môi trường.1.2.2. Đặc điểm của TCLTNNXuất phát từ quan niệm về TCLTNN nói trên của K.I.Ivanov, có thể thấy một số đặc điểm then chốt của TCLTNN như sau: Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tự nhiên, kinh tế, lao động là cơ sở để hình thành mối quan hệ qua lại theo không gian (lãnh thổ). Khía cạnh ngành và lãnh thổ quện chặt với nhau trong quá trình TCLTNN. Các đặc điểm không gian của sản xuất phần lớn bắt nguồn từ tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có. Hiệu quả và mặt kinh tế, xã hội…là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc TCLTNN. Nhìn chung TCLTNN không phải là bất biến, nói cách khác hình thái KTXH nào thì có kiểu TCLTNN tương ứng như thế. Như vậy so với tổ chức lãnh thổ công nghiệp, TCLTNN có nhiều nét tương đồng về mục đích hình thành nhằm đem lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường; về mối quan hệ giữa các phân ngành và lãnh thổ trong mỗi hình thức. Tuy nhiên giữa chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Dưới tác động của sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhu cầu của người tiêu dùng và cả bản thân thị trường thường xuyên thay dổi, do đó tổ chức lãnh thổ công nghiệp cũng có thể biến đổi nhanh chóng trong một thời gian tương đối ngắn. Ngược lại, việc thay đổi trong một thời gian ngắn đối với TCLTNN là rất khó thực hiện bởi đối tượng tác động của nông nghiệp là những cơ thể sống với quá trình sinh trưởng và phát triển nhất định. Nếu như tổ chức lãnh thổ công nghiệp chú trọng phát triển theo chiều sâu bằng cách tập trung phát triển mạnh sức sản xuất thì TCLTNN lại chú ý nhiều hơn đến việc phát triển về mặt không gian và sự phát triển này phần lớn dựa vào các điều kiện sản xuất hiện có.TCLTNN luôn thay đổi, phù hợp với các hình thái kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay, TCLTNN gắn liền với khoa học công nghệ, với quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ, nhiều hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.1.2.3. Nguyên tắc TCLTNNNghiên cứu cơ chế hình thành các hệ thống tổ chức lãnh thổ sản xuất (TCLTSXNN) ở các trình độ khác nhau cần phải dựa vào sự nghiên cứu, phân tích sự khác biệt về địa lí dẫn đến sự khác biệt những nhân tố cơ bản và cấu trúc lãnh thổ. Chúng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá, do đó việc nghiên cứu TCLTSXNN có thể dựa vào các nguyên tắc sau đây: TCLTNN phải tạo ra một trật tự hợp lý có tính tới khả năng tài nguyên và yêu cầu thị trường.Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngành sản xuất khác. Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với các điều kiện tự nhiên rất khác nhau. Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tự nhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vật nuôi, cây trồng. Do vậy, khi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần nghiên cứu kĩ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chúng về phương tiện sinh thái. Điều đó có nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơicó điều kiện hợp lý nhất. Vì thế, việc phân bố cây trồng, vật nuôi cần được tiến hành trên cơ sở vạch ra các hình thức TCLTNN.Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, TCLTNN không chỉ dựa vào thế mạnh của từng vùng, mà phải tính tới nhu cầu thị trường để giảm thiểu chi phí, tối đa hiệu quả. Thị trường có ý nghĩa quyết định sự lựa chọn địa điểm phân bố cơ sở sản xuất của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất chính của nông nghiệp và quyết định đến hiệu quả và sự thành công của tổ chức lãnh thổ.Thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và yêu cầu của thị trường đó là sự thỏa mãn các yếu tố đáp ứng nhu cầu cả đầu vào và đầu ra nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho con người. TCLTNN phải đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế xã hội caoĐiều quan trọng nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất cho lãnh thổ và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, đặc biệt trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở những vùng khó khăn. TCLTNN phải đảm bảo có sự phù hợp giữa trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học – công nghệMỗi loại cây trồng, vật nuôi đều có những yêu cầu nhất định về các quy trình kĩ thuật như quy trình canh tác, kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến…yêu cầu về máy móc, công cụ và yêu cầu về kĩ năng lao động, về trình độ nghiệp vụ quản lý,…. Như vậy, TCLTNN phải dựa trên tính chất và đặc điểm công nghệ cũng như trình độ của người lao động để có cách thức tổ chức lãnh thổ hợp lí nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các khâu tronng quá trình sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.1.2.4. Ý nghĩa kinh tế xã hội của việc nghiên cứu TCLTNN Việc nghiên cứu TCLTNN nói chung và các hình thức tổ chức lãnh thổ mà nó tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương. Trên thực tế, nhiều hình thức TCLTNN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã tạo hình thành các hình thức mới về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn là chìa khóa để sử dụng hợp lý hơn các điệu kiện hiện có của đất nước. TCLTNN tạo ra những điều kiện để đẩy mạnh và chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Khi chuyên môn hóa phát triển đến một mức độ nhất định, tất yếu sẽ dẫn đến quá trình hợp tác hóa, liên hợp hóa trong phạm vi vùng, quốc gia và quốc tế. Việc hoàn thiện các hình thức TCLTNN tọa điều kiện nâng cao năng suất lao động xã hội. Việc nâng cao năng suất lao động là kết quả của hàng loạt yếu tố gắn liền với sự thay đổi của ba thành phần thuộc quá trình lao động: phương tiện lao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động. Một trong những con đường nâng cao năng suất lao động, sử dụng tối ưu nguồn lao động , tăng số lượng nông phẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí ít nhất trên một đơn vị sản phẩm lá việc xác định một cách khoa học các hình thức TCLTNN. Việc nghiên cứu các hình thức TCLTNN góp phần vào công tác quy hoạch theo lãnh thổ nền kinh tế quốc dân.Chương 2CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP2.1. Nhân tố kinh tế xã hộiĐiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền của sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tạo ra sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp còn sự phân hóa thực tế lại do nhân tố kinh tế xã hội qui định. Các nhân tố kinh tế xã hội như: dân cư, khoa học kỹ thuật, thị trường, yếu tố lịch sử... có tác động khác nhau. Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bi chí phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Nhưng khi đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có nhiều chuyển biến.2.1.1. Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp nông thônĐường lối chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn có tác động rất mạnh đến sự phát triển nông nghiệp nói chung và TCLTNN nói riêng. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy các hình thức TCLTNN phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển của các hình thức TCLTNN. Chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp ở nước ta đã tạo điều kiện cho trang trại hình thành và phát triển; chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã huy động mọi thành phần tham gia sản xuất, tạo điều kiện cho việc hình thành các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất lương thực trọng điểm…Ví dụ: Ở Nước ta trước đây thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất nông nghiệp được giao khoán đến từng hộ gia đình được chia bình quân có ruộng tốt, có ruộng xấu, có gần có xa. Do vậy rất phân tán, manh mún, bình quân 10 12 thửahộ, cá biệt có nơi tới 30 40 thửahộ, diện tích bình quân 150m2thửa, có nơi diện tích mạ chỉ có 5 7m2thửa. Ruộng đất manh mún đã không còn phù hợp với tình hình sản xuất như hiện nay vì không thể đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi không đưa được cơ giới hóa vào gây lãng phí công lao động rất lớn. Và quan trọng không thể phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa. Nhà nước đã khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất bằng cách ra chính sách “dồn điến đổi thửa”. Việc tiến hành dồn điền đổi thửa sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất cho người nông dân, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho người nông dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Và quan trọng có như vậy mới tạo ra được mặt bằng hay không gian rộng lớn phát triển các trang trại nông nghiệp hay vùng chuyên canh sản phẩm nông nghiệp. Đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trang 1

TỔNG QUAN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là một trong những khái niệm cơ bản củaĐịa lý học, là gạch nối giữa nhận thức lý luận và hành động thực tiễn của khoa họcnày Mục tiêu cơ bản của tổ chức lãnh thổ là nhằm tiết kiệm lao động xã hội nhờcải thiện cơ cấu sản xuất - lãnh thổ của nền kinh tế và cải thiện cơ cấu tổ chức sảnxuất của đất nước hay của từng vùng cụ thể theo hướng phát triển tổng hợp nhằmđạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệmôi trường sinh thái Đúng như tác giả Jean Pean Paul De Gaudemar (19920 đãviết: “Tổ chức lãnh thổ được hiểu là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúngđắn và có hiệu quả” Vì vậy có thể nói rằng sợi chỉ đỏ xuyên suốt Địa lí kinh tế - xãhội là việc tổ chức lãnh thổ các ngành và các vùng, nhất là đối với các ngành kinh

tế then chốt như nông nghiệp

Từ buổi bình minh của lịch sử loài người, nông nghiệp luôn đóng một vai tròquan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo an ninh cho loàingười nói nói riêng Đúng như Ăng - ghen đã khẳng định: nông nghiệp là ngành có

ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng

có ý nghĩa như thế Nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩmphục vụ cho nhu cầu cơ bản của con người mà còn là nguyên liệu cho các ngànhkinh tế khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xuất – nhập khẩu, tạo việc làmcho dân cư và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Vai trò của nôngnghiệp vụ cùng quan trọng, đặc biệt trong thời đại ngày nay với thực trạng dân sốthế giới tăng nhanh cộng với nhu cầu ngày càng cao của con người thì việc pháttriển nông nghiệp càng trở nên bức thiết Để đạt được điều đó bên cạnh việc đưa

Trang 2

những tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần nghiên cứu và ápdụng những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sao cho phù hợp với tàinguyên, điều kiện sản xuất (khoa học, công nghệ, tập quán sản xuất, tiêu dùng,…),đặc điểm phân công lao động xã hội mỗi quốc gia,… để tạo được hiệu quả cao nhấttrong sản xuất nông nghiệp

Thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chứng minh vai trò hết sứcquan trọng của tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nóiriêng Tuy nhiên, do không phải là một hiện tượng bất biến nên việc nghiên cứu tổchức lãnh thổ nông nghiệp cũng luôn cần đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ mới Nhữngkết quả nghiên cứu phản ánh đúng đắn thực trạng cũng như xu hướng phát triển của

tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sẽ có giá trị rất cao cả về mặt lí luận và thực tiễn

Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng tôi lựa chọn vấn đề: " Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp" cho đề tài tiểu luận của mình để có thể hiểu biết sâu sắc hơn

về tổ chức lãnh thổ nói chung cũng như tổ chức lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam

và cung cấp những tri thức cần thiết phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục tiêu

Trên cơ sở tổng quan lý luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, mục tiêu chủyếu của đề tài là tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp cũng như tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Liên Xô và Việt Nam

để có cái nhìn chi tiết và tổng quát về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

2.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Tổng quan cơ sở lí luận về các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

- Nêu lên được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Liên Xô và ViệtNam và những đặc điểm chính của các hình thức này

Trang 3

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

3.2 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu

3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp

3.4 Phương pháp biểu đồ

4 Cấu trúc đề tài

Đề tài bao gồm các phần như sau:

Chương 1 Khái niệm tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Chương 3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Trang 4

Con người luôn gắn với một lãnh thổ nhất định, nơi họ sống và làm việc.Chính ở đây, họ đã tạo ra một hệ thống các mối quan hệ qua lại hợp lí nhất giữacon người với tự nhiên Hệ thống này, một mặt cho phép con người sử dụng tốtnhất các nhân tố lãnh thổ của sản xuất với chi phí xã hội thấp nhất, hiệu quả kinh tếcao nhất và mặt khác, tạo nên các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và lao độngcủa mình Đó là bản chất của tổ chức xã hội theo lãnh thổ.

Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được coi như là một trong những biện phápquan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Tổ chức khônggian kinh tế – xã hội một cách hợp lí sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải

về sức chứa lãnh thổ cũng như khắc phục được tình trạng phát triển rời rạc giữa cáclãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ Trên thế giới có nhiều quanniệm khác nhau về thuật ngữ tổ chức không gian kinh tế -xã hội

Các nhà khoa học Liên Xô (cũ) trước đây thường sử dụng khái niệm “phân bốlực lượng sản xuất”, nghĩa là phân bố sức sản xuất theo lãnh thổ Nền tảng cơ sở lýluận của phân bố lực lượng sản xuất được tách nguồn từ lý thuyết về chu trình nănglượng – sản xuất của N.N.Koloxopxki và Thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất của cácnhà khoa học Xô Viết Theo họ, phân bố lực lượng sản xuất được thực hiện trên các

Trang 5

lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh tế cơ bản

và vùng kinh tế hành chính tỉnh Họ coi phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp,

bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể, hay đó là các hệthống sản xuất, hệ thống tự nhiên đã được sử dụng vào hệ thống dân cư Các đốitượng này ảnh hưởng đến nhau, có liên hệ qua lại với nhau trong một lãnh thổ xácđịnh, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuậtcủa lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao mức sống dân

cư của lãnh thổ đó

Các nhà khoa học phương Tây lại thường sử dụng thuật ngữ “Tổ chức khônggian kinh tế - xã hội” Khái niệm tổ chức không gian ra đời cuối thế kỉ XIX và đãphát triển thành một khoa học về “ thiết lập” trật tự kinh tế, xã hội, môi trườngtrong phạm vi một lãnh thổ xác định

Ở Việt Nam, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội đã được quan tâm nghiên cứu

Đi đầu trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ là giáo sư Lê Bá Thảo Trong báo cáo

“Địa lý học Việt Nam và thử nghiệm tổ chức lãnh thổ”, ông cho rằng “về khía cạnhđịa lý, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lý học có chủ ý hướngtới một sự công bằng về mặt không gian”

Như vậy, tổ chức không gian kinh tế - xã hội được xem như nghệ thuật kiếnthiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả Nhiệm vụ chủ yếu của

tổ chức không gian là xác định được sức chứa của lãnh thổ, tìm kiếm quan hệ tỉ lệhợp lý và liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành và giữacác lãnh thổ nhỏ, hay tiểu vùng trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệgiữa các vùng trong một quốc gia có tính tới mối quan hệ giữa các quốc gia vớinhau Nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đối tượng trong lãnh thổ màtạo ra một giá trị mới lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và bền vững hơn Tổchức không gian kinh tế - xã hội dưới góc độ chính sách xem như là một trongnhững hành động hướng tới sự công bằng về mặt không gian, tối ưu hóa các mốiquan hệ hữu cơ giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực với nhau và giữa các cực

Trang 6

với các không gian còn lại, nhằm làm cho lãnh thổ phát triển bền vững, tạo được sự

ổn định cần thiết để thiết lập tiền đề cho tăng trưởng, cho phát triển

Từ những quan niệm trên có thể hiểu “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội là

sự “sắp xếp” và “phối hợp” các đối tượng trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên lao động, vị trí địa lý kinh

tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao mức sống, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ”

TCLTNN là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và bảo đảm năng suất lao động xã hội cao nhất.

Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngàycàng mạnh mẽ tác động vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cómột tư duy mới về tổ chức lãnh thổ nói chung vá tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói

Trang 7

riêng Rõ ràng, chúng ta không chỉ xem xét tổ chức lãnh thổ trong khuôn khép kín,chỉ dựa vào những yếu tố sẵn có để phát triển, mà phải nhìn nhận được mối liên kếtgiữa các lãnh thổ khác nhau, những lợi thế so sánh và chuỗi giá trị toàn cầu Ngàynay, biên giới giữa các quốc gia không chỉ là biên giới đất liền, biên giới biển, biêngiới trên không mà còn là biên giới của hàng hóa, dịch vụ và văn hóa Các cườngquốc sử dụng lý thuyết này để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình bằng cách pháttriển thị trường hàng hóa-dich vụ mang đậm hàm lượng văn hóa ra các nước khác.

Như vậy, TCLTNN hiện nay không chỉ dựa vào những điều kiện sản xuấthiện có, mà phải đặt trong mối quan hệ với các khu vực xung quanh, đặc biệt lànhững nhu cầu của thị trường thì mới có thể phát triển bền vững được Hay nóicách khác TCLTNN phải kết hợp được những yếu tố sẵn có và những yếu tố bênngoài để sản xuất một cách hiệu quả nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Từ các nội dung đã phân tích ở trên, theo chúng tôi: TCLTNN là sự sắp xếp

và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với yêu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lý nhất các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý và cơ sở vật chất kỹ thuật để đem lại hiệu quả kinh tế cao, xã hội và môi trường.

1.2.2 Đặc điểm của TCLTNN

Xuất phát từ quan niệm về TCLTNN nói trên của K.I.Ivanov, có thể thấymột số đặc điểm then chốt của TCLTNN như sau:

- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tự nhiên, kinh

tế, lao động là cơ sở để hình thành mối quan hệ qua lại theo không gian (lãnh thổ)

- Khía cạnh ngành và lãnh thổ quện chặt với nhau trong quá trình TCLTNN

- Các đặc điểm không gian của sản xuất phần lớn bắt nguồn từ tính chất củaviệc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có

- Hiệu quả và mặt kinh tế, xã hội…là tiêu chuẩn hàng đầu trong việcTCLTNN

Trang 8

- Nhìn chung TCLTNN không phải là bất biến, nói cách khác hình thái

KT-XH nào thì có kiểu TCLTNN tương ứng như thế

Như vậy so với tổ chức lãnh thổ công nghiệp, TCLTNN có nhiều nét tươngđồng về mục đích hình thành nhằm đem lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội vàmôi trường; về mối quan hệ giữa các phân ngành và lãnh thổ trong mỗi hình thức.Tuy nhiên giữa chúng cũng có nhiều điểm khác biệt

- Dưới tác động của sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhu cầu của người tiêudùng và cả bản thân thị trường thường xuyên thay dổi, do đó tổ chức lãnh thổ côngnghiệp cũng có thể biến đổi nhanh chóng trong một thời gian tương đối ngắn.Ngược lại, việc thay đổi trong một thời gian ngắn đối với TCLTNN là rất khó thựchiện bởi đối tượng tác động của nông nghiệp là những cơ thể sống với quá trìnhsinh trưởng và phát triển nhất định

- Nếu như tổ chức lãnh thổ công nghiệp chú trọng phát triển theo chiều sâubằng cách tập trung phát triển mạnh sức sản xuất thì TCLTNN lại chú ý nhiều hơnđến việc phát triển về mặt không gian và sự phát triển này phần lớn dựa vào cácđiều kiện sản xuất hiện có

TCLTNN luôn thay đổi, phù hợp với các hình thái kinh tế - xã hội Trongđiều kiện hiện nay, TCLTNN gắn liền với khoa học công nghệ, với quá trình côngnghệ hóa, hiện đại hóa Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoahọc công nghệ, nhiều hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quảcao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 9

- TCLTNN phải tạo ra một trật tự hợp lý có tính tới khả năng tài nguyên

và yêu cầu thị trường.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngànhsản xuất khác Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với cácđiều kiện tự nhiên rất khác nhau Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tựnhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vậtnuôi, cây trồng Do vậy, khi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần nghiên cứu kĩ cácđiều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chúng về phương tiện sinh thái Điều đó cónghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơicó điều kiện hợp lýnhất Vì thế, việc phân bố cây trồng, vật nuôi cần được tiến hành trên cơ sở vạch racác hình thức TCLTNN

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, TCLTNN không chỉ dựa vào thếmạnh của từng vùng, mà phải tính tới nhu cầu thị trường để giảm thiểu chi phí, tối

đa hiệu quả Thị trường có ý nghĩa quyết định sự lựa chọn địa điểm phân bố cơ sởsản xuất của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất chính của nông nghiệp và quyết địnhđến hiệu quả và sự thành công của tổ chức lãnh thổ

Thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và yêu cầu của thị trường đó là sựthỏa mãn các yếu tố đáp ứng nhu cầu cả đầu vào và đầu ra nhằm đem lại lợi íchkinh tế, xã hội và môi trường cho con người

- TCLTNN phải đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Điều quan trọng nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là phải đạt được hiệuquả kinh tế - xã hội cao nhất cho lãnh thổ và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, đặcbiệt trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

ở những vùng khó khăn

- TCLTNN phải đảm bảo có sự phù hợp giữa trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học – công nghệ

Trang 10

Mỗi loại cây trồng, vật nuôi đều có những yêu cầu nhất định về các quy trình

kĩ thuật như quy trình canh tác, kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến…yêu cầu về máy móc, công cụ và yêu cầu về kĩ năng lao động, về trình độ nghiệp vụquản lý,… Như vậy, TCLTNN phải dựa trên tính chất và đặc điểm công nghệ cũngnhư trình độ của người lao động để có cách thức tổ chức lãnh thổ hợp lí nhằm đảmbảo sự thống nhất giữa các khâu tronng quá trình sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất

1.2.4 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của việc nghiên cứu TCLTNN

- Việc nghiên cứu TCLTNN nói chung và các hình thức tổ chức lãnh thổ mà

nó tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực về tự nhiên,kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương Trên thực

tế, nhiều hình thức TCLTNN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cùng với sự pháttriển của nền sản xuất xã hội đã tạo hình thành các hình thức mới về tổ chức lãnhthổ nông nghiệp Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn là chìa khóa để sử dụnghợp lý hơn các điệu kiện hiện có của đất nước

- TCLTNN tạo ra những điều kiện để đẩy mạnh và chuyên môn hóa sản xuấtnông nghiệp Khi chuyên môn hóa phát triển đến một mức độ nhất định, tất yếu sẽdẫn đến quá trình hợp tác hóa, liên hợp hóa trong phạm vi vùng, quốc gia và quốctế

- Việc hoàn thiện các hình thức TCLTNN tọa điều kiện nâng cao năng suấtlao động xã hội Việc nâng cao năng suất lao động là kết quả của hàng loạt yếu tốgắn liền với sự thay đổi của ba thành phần thuộc quá trình lao động: phương tiệnlao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động Một trong những con đườngnâng cao năng suất lao động, sử dụng tối ưu nguồn lao động , tăng số lượng nôngphẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí ít nhất trên một đơn vị sản phẩm lá việcxác định một cách khoa học các hình thức TCLTNN

- Việc nghiên cứu các hình thức TCLTNN góp phần vào công tác quy hoạchtheo lãnh thổ nền kinh tế quốc dân

Trang 11

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

2.1 Nhân tố kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền của sự phân hóalãnh thổ sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tạo ra sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệpcòn sự phân hóa thực tế lại do nhân tố kinh tế - xã hội qui định Các nhân tố kinh tế

- xã hội như: dân cư, khoa học kỹ thuật, thị trường, yếu tố lịch sử có tác độngkhác nhau Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phânhóa lãnh thổ nông nghiệp bi chí phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên Nhưng khi

đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rấtmạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có nhiều chuyển biến

2.1.1 Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn

Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn có tác động rấtmạnh đến sự phát triển nông nghiệp nói chung và TCLTNN nói riêng Sự điều hành

vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩycác hình thức TCLTNN phát triển Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phùhợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển của các hình thức TCLTNN.Chính sách công nghiệp hóa nông nghiệp ở nước ta đã tạo điều kiện cho trang trạihình thành và phát triển; chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã huyđộng mọi thành phần tham gia sản xuất, tạo điều kiện cho việc hình thành các vùngnguyên liệu, vùng sản xuất lương thực trọng điểm…

Ví dụ: Ở Nước ta trước đây thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộngđất nông nghiệp được giao khoán đến từng hộ gia đình được chia bình quân córuộng tốt, có ruộng xấu, có gần có xa Do vậy rất phân tán, manh mún, bình quân

Trang 12

10 - 12 thửa/hộ, cá biệt có nơi tới 30 - 40 thửa/hộ, diện tích bình quân 150m2/thửa,

có nơi diện tích mạ chỉ có 5 - 7m2/thửa Ruộng đất manh mún đã không còn phùhợp với tình hình sản xuất như hiện nay vì không thể đầu tư thâm canh, chuyểndịch cơ cấu cây trồng vật nuôi không đưa được cơ giới hóa vào gây lãng phí cônglao động rất lớn Và quan trọng không thể phát triển nông nghiệp theo hướng sảnxuất hang hóa Nhà nước đã khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất bằng cách rachính sách “dồn điến đổi thửa” Việc tiến hành dồn điền đổi thửa sẽ giải quyết được

cơ bản tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất cho người nông dân, tạo điềukiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệusuất lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; nâng cao thu nhậpcho người nông dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn Và quan trọng có như vậy mới tạo ra được mặt bằnghay không gian rộng lớn phát triển các trang trại nông nghiệp hay vùng chuyêncanh sản phẩm nông nghiệp Đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sảnxuất hàng hóa

cỏ, thuốc kích thích cây trồng vật nuôi; Sinh học hóa là áp dụng công nghệ sinh họcnhư lai giống, biến đổi gen, cấy mô…Nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trênmột đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ được nâng cao

Khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng để thực thi các phương ánTCLTNN Tiến bộ công nghệ đã tạo ra khả năng sử dụng các nguồn tài nguyêntheo cả chiều rộng và chiều sâu, giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào tự nhiên của sản

Trang 13

xuất nâng cao giá trị của các sản phẩm đầu ra Sự phát triển của khoa học côngnghệ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các hình thức TCLTNN mang lại hiệuquả cao như trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp.

Nhờ áp dụng máy móc nông nghiệp hiện đại: như máy san, xới đất đã tạo ranhững mặt bằng rộng lớn trong sản xuất mà không phải mất nhiều công sức laođộng Tạo tiền đề quan trọng để sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp con người hạn chếnhững ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động sảnxuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp

Ở các nước công nghiệp phát triển, họ thực hiện công nghiệp hóa nôngnghiệp Đưa máy móc hiện đại vào các khâu của sản xuất nông nghiệp và áp dụngcông nghệ sinh học trong việc trồng và chăm sóc các sản phẩm nông nghiệp Thực tế

đã chứng minh ở các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật…lao động trong nông nghiệpchiếm số ít trong tổng số dân cả nước, nhưng những thành tựu họ đạt được trongnông nghiệp không phải là nhỏ Việc TCLTNN thực sự thành công, họ đã tạo rađược những trang trại chăn nuôi, trồng trọt rộng lớn Những vùng chuyên môn hóacác sản phẩm nông nghiệp như: táo, nho, sữa, lúa mỳ…cung cấp cho cả thế giới

Một số liệu cụ thể như: Ở các nước nông nghiệp phát triển hàng năm đã sảnxuất trên 50% sản lượng trồng trọt và 75% sản lượng chăn nuôi của toàn thế giới là

do nông nghiệp khu vực này đã ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặcbiệt là trong nửa cuối thập kỷ XX đã sử dụng tới 80% năng lượng, gần 70% lượngphân hóa học và khoảng 80% lượng máy kéo của toàn thế giới Một lao động nôngnghiệp ở các nước công nghiệp phát triển hàng năm sản xuất ra 8 - 14 tấn hạt cốc và

1500 - 2000kg thịt, đủ cung cấp cho nhu cầu của 30 - 80 người Còn các nước đangphát triển hàng năm chỉ sản xuất được dưới 50% sản lượng trồng trọt và 25% sảnlượng chăn nuôi của thế giới Nguyên nhân là do nông nghiệp khu vực này chưađược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mới sử dụng 30% lượng phân bón và 20%

Trang 14

lượng máy kéo của toàn thế giới Một lao động nông nghiệp hàng năm mới sản xuất

ra khoảng trên một tấn hạt cốc và 50 - 100kg thịt chỉ đủ nhu cầu cho 2 - 4 người

Nếu như trong công nghiệp việc ứng dụng các vật liệu mới là một điểm đặctrưng của cách mạng KHKT trong mấy thập niên gần đây, thì trong nông nghiệp đó

là việc tạo ra và ứng dụng rộng rãi các giống mới

Ví dụ: giống ngô lai F1 đã đưa năng suất bình quân từ 2,2 - 2,5 tấn/ ha lên tới

8 tấn/ ha (có nơi tới 14 - 22 tấn/ ha)

Các giống lúa lai của Trung Quốc được đưa vào sản xuất đại trà cho năngsuất 6 - 7 tấn/ ha Bằng kỹ thuật ghép gen, Mĩ đã tạo ra giống cà chua mới có đặcđiểm tươi lâu, thịt mềm nhiều nước cốt, quả đẹp, giữ mùi vị thơm Hay bò sữa ởIxrael phát triển rất tốt, năng suất cao (11.000lit/con/năm) Nguyên nhân do nướcnày đã tạo ra loại bò sữa cao sản chất lượng tốt và đa cải biến được những loại thức

ăn phục vụ đắc lực cho chăn nuôi bò sữa

2.1.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điệnnước ảnh hưởng rõ rệt tới việc TCLTNN Để có thể phát triển nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa, thì một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên là cơ

2.1.4 Thị trường

Trang 15

Thị trường là yếu tố cực kì quan trọng, có tác động lớn đối với sự hình thànhTLTNN Thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giá cả nông sản củathị trường trong nước và ngoài nước sẽ có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành

và phát triển của các vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp, cũng như các hình thứcTCLTNN khác

Thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất, kinhdoanh của hình thức sản xuất nông nghiệp Mỗi hình thức sản xuất phải hướng rathị trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh của mình Sự hìnhthành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để thích ứng vớicác điều kiện của thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự phát triển các hình thứcTCLTNN khác nhau

Thị trường cũng có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triểnvùng chuyên môn hóa nông nghiệp Ở các nước trên trên thế giới, xung quanh cácthành phố trung tâm công nghiệp lớn đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoạithành mà hướng chuyên môn hóa là sản xuất rau xanh, thịt, trứng, sữa,… dù rằng

có thể điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi Điều đó chỉ có thể lý giải được bằngnhân tố thị trường tiêu thụ

Ví dụ: Các thành phố, các khu công nghiệp lớn như Hà Nội, Thành phố HồChí Minh đã phát triển các vùng nông nghiệp ngoại thành chuyên môn hóa sản xuấtrau, thịt, trứng, sữa… cung cấp cho nhân dân nội thị

Nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào thu nhập đầu người của người tiêudùng và cơ cấu dân cư của từng vùng, từng khu vực Thông thường thu nhập tăng tỉ

lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng Đối với các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhucầu thiết yếu có xu hướng giảm, ngược lại nhu cầu về sản phẩm cao cấp đã qua chếbiến tăng lên mạnh trong giai đoạn hiện nay Điều đó kích thích sản xuất nôngnghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển theo hướng chuyên môn hóa, làm

cơ sở cho những hình thức TCLTNN mới, tiên tiến ra đời

Trang 16

Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố thị trường càng có vai trò quyết định đến

sự phát triển nông nghiệp hàng hóa, cũng như thúc đẩy sự hình thành và phát triểncủa các hình thức TCLTNN tiên tiến Các yếu tố về tự nhiên, lao động, tiến bộkhoa học kĩ thuật, cơ sở vật chất,… được xem là những yếu tố đầu vào, thì thịtrường chính là yếu tố đầu ra, tác động đến sự thay đổi TCLTNN của một vùng,một lãnh thổ

2.1.5 Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tớiTCLTNN dưới hai góc độ: là lựclượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản

Thứ nhất dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩmnông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để TCLTNN Sốlượng và chất lượng nguồn lao động quyết định phương hướng phát triển nôngnghiệp cũng như quyết định đến hình thức và nội dung của TCLTNN

Sự phân bố dân cư ảnh hưởng lớn đến các hình thức TCLTNN Dân cư ở cácvùng đồng bằng phân bố tập trung thì sản xuất ở đó có điều kiện thuận lợi để bố trítập trung Cư dân ở các vùng miền núi thường sinh sống phân tán sẽ gắn liền vớicác kiểu tổ chức sản xuất không tập trung quy mô lớn

Tập quán, kinh nghiệm sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp củangười dân có ảnh hưởng nhất định đến quá trình TCLTNN Trong những vùng dân

cư có trình độ canh tác cao, có kinh nghiệm sản xuất và chế biến, thì sản phẩmnông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, sớm tiếp cận với nền sản xuất hànghóa

Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long đây là 2 vựa lúa lớn của cảnước, là vùng chuyên canh về cây lúa Sở dĩ như vậy bởi 2 vùng này ngoài nhữngnhân tố thuận lợi về mặt tự nhiên thì đã hội tụ đầy đủ những nhân tố trên: có nguồnlao động dồi dào, tập trung, có kinh nghiệm trồng và thâm canh cây lúa và có lịch

sử gắn với cây lúa từ lâu đời cho việc trồng và phát triển cây lúa gạo

Trang 17

Ngược lại, ở những vùng dân cư có mức sống thấp, tập quán canh tác lạchậu,… thì việc áp dụng khoa học kĩ thuật mới sẽ gặp nhiều khó khăn và sản xuấtkhông đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Ví dụ: Ở những vùng cao của Việt Nam, là nơi sinh sống của các dân tộc ítngười Tập quán sản xuất lạc hậu, đa số là du canh du cư, và một số khu vực thì đãđịnh canh, định cư Tuy nhiên, do điều kiện về tự nhiên cũng như phương thúc sảnxuất lạc hậu, nông cụ sản xuất thô sơ, họ chỉ sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp:trồng lúa ở thửa ruộng bậc thang, chăn nuôi theo hộ gia đình…Không có đủ điềukiện và tiền đề để phát triển thành những vùng chuyên canh trong nông nghiệp

Thứ hai dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống sảnxuất, các tập quán ăn uống của các dân tộc cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sựphân bố cây trồng, vật nuôi

Ví dụ: Việt Nam có tập quán lấy lúa gạo làm lương thực chính; các nước venĐịa Trung Hải, Trung Mĩ lại lấy ngô làm lương thực chính Một số nước Châu Âudùng tới 40 - 50% khoai tây trong bữa ăn hàng ngày Còn Ấn Độ một đất nước cónhiều dân tộc, nhiều tôn giáo nên tập quán ăn uống cũng bị ảnh hưởng của tập tụctôn giáo Các dân tộc theo đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn, theo ấn Độ giáo kiêng ăn thịt

bò Ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Á – Phi dân số đông và tăng nhanh.Trong cơ cấu nông nghiệp luôn có sự mất cân đối, tỷ trọng chăn nuôi rất nhỏ bé sovới trồng trọt, vì lương thực sản xuất ra chủ yếu để cho người

2.1.6 Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình TCLTNN Nguồn vốn tăngnhanh, được phân bố và sử dụng một cách hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và

mở rộng sản xuất, đáp ứng các trương trình phát triển nông nghiệp, đưa tiến bộ khoahọc – công nghệ vào nông nghiệp… thúc đẩy nông nghiệp cũng như các hình thứcTCLTNN phát triển

Đối với nông nghiệp, vấn đề thu hút vốn đầu tư rất khó khăn So với cácngành kinh tế khác thì nông nghiệp là ngành nhận được ít đầu tư nhất do nông

Trang 18

nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cũng như tốc độ tăngtrưởng của nông nghiệp thấp hơn nhiều so với công nghiệp và dich vụ Vì vậy, đểTCLTNN có hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng nhất là làm sao thu hútđược vốn đầu tư, thì mới có thể sản xuất lớn, cũng như áp dụng các thành tựu khoahọc kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

2.2.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị Vị trí địa

lý tác động rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng kinh tế hộ gia đình, hình thànhcác trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các nông trường quốc doanh cũng như phân bốcác ngành nông nghiệp

Ví dụ: Các nước nằm ở khu vực nhiệt đới gần biển có khí hậu hải dươngmưa nhiều sẽ thuận lợi cho việc phát triển nông nghệp, còn các nước nhiệt đới nằmsâu trong nội địa thường ít mưa, tạo ra khu vực bán hoang mạc khô cằn, mất đi khảnăng phát triển nông nghiệp Những nước giáp biển có nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển ngành đánh bắt hải sản (như Trung Quốc,Nhật Bản,…) và ngược lạinhững nước không có biển thì không thể phát triển ngành đánh bắt hải sản (nhưLào,Mông Cổ…)

Nhìn chung, vị trí địa lý có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấungành nông nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành Sự hình thành và pháttriển các hình thức lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý Cóthể thấy hầu hết các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, nông trường quốc doanh ở

Trang 19

các quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở các khu vực có vị trí địa lí thuận lợi nhưgần các trục đường giao thông, gần nguồn nước, khu vực tập trung đông dân cư.

Vị trí thuận lợi hay không thuận lợi tác động mạnh đến việc tổ chức lãnh thổnông nghiệp, bố trí không gian các khu vực tập trung nông nghiệp Vị trí càngthuận lợi thì mức độ tập trung nông nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức nôngnghiệp càng đa dạng và phức tạp Ngược lại những khu vực có vị trí địa lí kémthuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển nông nghiệp cũng nhưviệc kêu gọi vốn đầu tư

2.2.2 Địa hình

Địa hình có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến việc hìnhthành các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo điều kiện cho việc làm đất,làm thủy lợi, giữ được độ ẩm cho đất đai, giúp cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi.Nếu địa hình dốc, việc làm đất, làm thủy lợi đều gặp khó khăn, địa hình ảnh hưởngtới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi

2.2.3 Đất đai

Đất đai là nguồn tư liệu đặc biệt của ngành nông nghiệp Đất không những làmôi trường sống cho cây trồng mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho câytrồng (các chất khoáng trong đất như: N,P,K,Ca,Mg và các nguyên tố vi lượng).Nguồn tư liệu này có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản xuất, trình độ phát triển,mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

lệ thuộc vào số lượng và chất lượng của đất đai

Sự phân hóa của đất trồng là nhân tố có ý nghĩa rất lớn đối với sự phân bốnông nghiệp Những vùng nông nghiệp trù phú trên thế giới đều là những vùng đấtmàu mỡ, phì nhiêu

Đất đai sử dụng trong nông nghiệp với tư cách như tư liệu sản xuất được đặctrưng bằng độ phì tự nhiên (phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên liên quan tới vị trí địa

lý của lãnh thổ, và độ phì kinh tế (hình thành trong quá trình sản xuất của conngười và phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Việc sử dụng đất

Trang 20

đai có ý nghĩa đặc biệt đối với độ phì kinh tế Việc duy trì và nâng cao độ phì kinh

tế chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế của con người

Diện tích đất trên thế giới hiện nay đang dần bị thu hẹp do hoạt động của conngười Vì vậy cần phải cải tạo và sử dụng đất đai hợp lí Việc nghiên cứu tổ chứclãnh thổ nông nghiệp không thể bỏ qua nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt này

2.2.4 Khí hậu

Khí hậu với các yếu tố đặc trưng: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế

độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán,… có ảnhhưởng rất lớn với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khẳnăng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tính chất của khí hậuquyết định đến tính chất của nền nông nghiệp

Về nhiệt chế, lượng mưa và ánh sáng, vùng nhiệt đới có nhiều điều kiệnthuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển quanh năm của cây trồng ở vùng năng hệ

số sử dụng ruộng đất cao hơn ở vùng ôn đới Ngược lại ở vùng ôn đới mùa đôngtuyết phủ dầy nên vùng chỉ trồng được một vụ trong năm Sự phân đới nông nghiệpthế giới phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới khí hậu trên toàn thế giới có 5 đới trồngtrọt chính, đó là nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hòa có mùa hè dài và nóng, đới ônhòa có mùa hè mát và ẩm và tới cận cực

Để nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một cách hiệu quả cần chú ýđến tính chất biến động thất thường của khí hậu, thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán,sương muối… để giảm thiểu những tác hại của chúng đến năng suất của cây trồng

và vật nuôi, tránh tác hại đến sản xuất nông nghiệp

2.2.5 Nguồn nước

Nước ngọt là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu của nông nghiệp vìnước cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi Nó ảnh hưởng đếnnăng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Nhữngnền nông nghiệp trù phú trên thế giới đều nằm ở những nơi có nguồn nước dồi dào.Ngược lại nông nghiệp khó phát triển được ở những nơi khan hiếm nước

Trang 21

Nguồn nước cũng có sự phân hóa theo mùa: mùa mưa và mùa khô Muốnphát triển một ngành nông nghiệp ổn định cần đảm bảo việc cấp nước vào mùa khô

và tiêu nước trong mùa mưa

Tài nguyên nước ngầm cũng là phần quan trọng cho nông nghiệp, là nguồn

dự trữ quan trọng bổ sung cho nguồn nước mặt nhất là mùa khô và một số nơinguồn nước trên mặt bị hạn chế về số lượng và chất lượng

Ví dụ: Cung cấp đầy đủ nước cho cây trồng, cây trồng sẽ cho năng suấtcao,chất lượng tốt Nước thiếu cây sinh trưởng kém, thấp bé còi cọc, năng suất vàchất lượng giảm Những nơi có nguồn nước dồi dào thường tạo nên các vùng nôngnghiệp trù phú Ngược lại nông nghiệp không phát triển được ở những nơi nguồnnước khan hiếm

2.2.6 Sinh vật

Sinh vật là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên nguồn gen giống cây trồng, vậtnuôi Trên thế giới, khu vục nhiệt đới là nơi tập trung nhiều giống động, thực vật tựnhiên nhất và cũng là nơi có sản lượng nông sản cao nhất và cơ cấu sản phẩm nôngnghiệp đa dạng nhất

Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sởthức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi

Trang 22

Chương 3.

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 3.1 Các hình thức TCLTNN ở Liên Xô

3.1.1 Xí nghiệp nông nghiệp

3.1.1.1 Hộ gia đình

a Các khái niệm cơ bản về hình thức tổ chức hộ gia đình.

Các hình thức TCLTNN

Xí nghiệp nông nghiệp

Băng chuyền địa lý Thể tổng hợp nông nghiệp

Vùng nông nghiệp

Hộ gia đình Trang trại HTX Nông

nghiệp

HTX Nông nghiệp

Nông trường quốc doanh

Nông trường quốc doanh

Trang 23

Hộ gia đình là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực(đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) được góp thành vốn chung,cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọingười đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung củacác thành viên là người lớn trong hộ gia đình Gia đình (family) là một đơn vị xãhội xác định với các mối quan hệ họ hàng, có cùng chung huyết tộc Trong nhiều

xã hội khác nhau các mối quan hệ họ hàng xây dựng nên một gia đình rất khácnhau Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình khi các thành viên gia đình có cùngchung một cơ sở kinh tế

Trong sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình là đơn vị sản xuất kinh doanh màlao động tham gia chủ yếu là các thành viên trong gia đình Sản phẩm lao động củakinh tế hộ không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của gia đình mà còn sảnxuất để thoả mãn nhu cầu xã hội Các hoạt động của kinh tế hộ gia đình được quyđịnh bởi quan hệ tình cảm đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình Như vậyhình thức này có nhiều ưu điểm do đó trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp

ở mọi quốc gia với bất kỳ trình độ nào của sản xuất thì kinh tế hộ gia đình luônluôn tồn tại Kinh tế hộ gia đình thường thu hút chủ yếu lao động và tạo ra hầu hếtsản lượng nông phẩm

Như vậy, hộ là gia đình là hình thức sản xuất có quy mô gia đình mà cácthành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về huyết thống cũng như về kinh tế,cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung mộtnguồn thu nhập

b Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình:

- Về đất đai:

Quy mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông Ở Ấn Độ bìnhquân diện tích đất canh tác <2ha/hộ ở Philippin < 3ha/hộ, ở Việt Nam từ 0,5ha (ởmiền Bắc) đến 0,6-1ha ở Đồng bằng sông Cửu Long Ở nước ta hộ gia đình không

có quyền sỡ hữu ruộng đất mà chỉ có quyền sử dụng

Trang 24

- Về vốn:

Đại bộ phận rất ít, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích luỹ thấp làm hạn chếkhả năng đầu tư tái sản xuất Vật tư được mua phục vụ cho sản xuất từ tiền bánnông phẩm

- Quy mô sản xuất (đất đai, vốn, lao động) rất nhỏ bé

Sản xuất nông nghiệp theo hình thức kinh tế hộ gia đình có thể phân chiatheo loại hình sản phẩm canh tác: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp

Những tác động của nền nông nghiệp hàng hoá đối với hình thức kinh tế hộgia đình ngày càng mạnh mẽ, tính chất tự cung, tự cấp giảm dần đồng thời ngàycàng phổ biến xu hướng sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trưưòng; những kĩthuật canh tác hiện đại kết hợp với những phương pháp truyền thống, kết hợp vớinhững phương pháp chế biến thủ công và hiện đại; hiệu quả kinh tế không ngừngđược nâng cao

c Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức sau

- Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: là dạng rất thấp của kinh tế hộ Sản xuất một vàinông sản chủ yếu để duy trì sự sống của gia đình, ít vốn, công cụ sản xuất thô sơ,phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động thấp Hiện nay, nhóm hộ này còn tồn tại

ở một số dân tộc ít người thuộc các vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng núi cao biệt lậpvới xã hội

- Nhóm kinh tế hộ tự cấp, tự túc: với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu,phân tán Sản xuất chủ yếu để cung cấp, lương thực, thực phẩm và một số loại nôngsản cần thiết khác đáp ứng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho gia đình, ít tiếp xúc vớithị trường

Trang 25

- Nhóm hộ sản xuất hàng hoá nhỏ: trong qúa trình sản xuất một bộ phậnnông dân làm ăn khá giả, ngoài phần tiêu dùng cho gia đình, còn dư ra một ít sảnphẩm, hộ đã đưa ra thị trường Khi cung đã vượt cầu, họ đem những sản phẩm thừatrao đổi trên thị trường và trở thành những hộ sản xuất hàng hoá nhỏ.

- Nhóm hộ sản xuất hàng hoá lớn: động lực phát triển của nhóm hộ nàylà tối

ưu hoá lợi nhuận, hướng sản xuất tới trao đổi sản phẩm trên thị trường Phần lớncác trang trại gia đình đều trưởng thành từ những hộ sản xuất hàng hoá lớn

d Một số hình thức hộ gia đình trên thế giới.

Trong sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình được hình thành từ các hộ tiểu nôngsản xuất tự túc Dạng sơ khai đầu tiên của kinh tế hộ gia đình là kinh tế gia đìnhđược hình thành một cách tự nhiên Các gia đình nông dân khi đã hội tụ được cácđiều kiện về vốn, ruộng đất, tư liệu sản xuất thì có thể độc lập sản xuất ra các nôngsản, từ đó sẽ trở thành các đơn vị kinh tế tiểu nông Hoạt động kinh tế của các hộgia đình lúc này mang tính chất tự cung tự cấp Khi nền kinh tế xã hội phát triển tạo

ra sự phân công lao động mới có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Quá trìnhcông nghiệp hoá phát triển đã thu hút lao động từ nông thôn và có nhu cầu cao vềnông sản Kinh tế nông nghiệp dựa vào các đơn vị kinh tế tiểu nông sẽ không thểđáp ứng được những nhu cầu của xã hội Vì vậy để tồn tại và phát triển các tiểunông phải chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và trở thành các hộ gia đình sản xuấthàng hóa

Tại các nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển cao, hầu hết các hộ giađình đều sản xuất hàng hoá Ví dụ như ở Nhật Bản có số hộ gia đình sản xuất hànghoá chiếm trên 77% Ở Pháp hộ gia đình hàng hoá được hình thành từ năm 1889 vàđến nay nền nông nghiệp Pháp có hơn 982 000 hộ gia đình đều là các hộ gia đìnhsản xuất hàng hoá

Ở các nước đang phát triển, đang nằm trong giai đoạn đầu của quá trìnhchuyển từ hộ gia đình tiểu nông sang hộ gia đình hàng hoá Thường hộ gia đình ởcác nước này có quy mô nhỏ, diện tích nhỏ, năng lực sản xuất yếu kém (vốn ít,

Trang 26

trình độ lao động thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu…) Sản phẩm làm ra chủyếu là phục vụ tiêu dùng tại chỗ, các hộ gia đình sản xuất hàng hoá mới hình thànhnên tỷ lệ còn ít.

Quy mô hộ gia đình trên thế giới có xu hướng thay đổi Quy mô hộ gia đìnhphụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Mỗi quốc gia trong từnggiai đoạn đã hình thành cấu trúc quy mô hộ gia đình khác nhau Lịch sử phát triểnnông nghiệp cho thấy sự thay đổi tỉ lệ tương quan giữa các loại hộ gia đình về quy

mô diện tích và thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất

Ở nhóm nước kinh tế nông nghiệp phát triển Quy mô kinh tế hộ có sự thayđổi ví dụ như ở Anh, quá trình phá sản hộ gia đình sản xuất nhỏ tập trung thành các

hộ gia đình lớn diễn ra sớm nhất Thế kỷ thứ XVI đã tiến hành các đạo luật nhằmxoá bỏ sự manh mún tạo điều kiện tập trung ruộng đất Phong trào này phát triểnmạnh đến cuối thế kỷ XVIII với đạo luật nổi tiếng “Đạo luật rào đất” thì các hộ giađình được hình thành với quy mô diện tích ngày càng lớn Sang thế kỷ thứ XXcùng với cải cách xã hội, cuộc khủng hoảng nông nghiệp đã làm cho các hộ giađình lớn không thích ứng kịp, còn các hộ gia đình nhỏ tỏ ra có ưu thế và dần dầnđược phục hồi Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp ở thế kỷ XXcùng với các tiến bộ về khoa học đã làm cho các hộ gia đình biến đổi theo xuhướng tăng quy mô diện tích và giảm số lượng lao động cũng như giảm số lượnghộ

Ở các nước đang phát triển do có những đặc điểm chung như: dân số tăngnhanh, đặc biệt là khu vực nông thôn, trong khi đó công nghiệp chưa phát triển vàkhả năng thu hút lao động từ nông thôn chưa lớn Số hộ gia đình mới tăng lênnhưng không có khả năng hoạt động kinh tế ngoài sản xuất nông nghiệp Họ đòihỏi phải được sản xuất độc lập, tách khỏi chủ hộ là bố mẹ của mình Do đó quy môkinh tế hộ gia đình có xu hướng chung là giảm

Hiện nay với xu hướng hiện đại hoá và công nghiệp hoá nông nghiệp nôngthôn sẽ tạo sự chuyển biến trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nhất là đối với các

Trang 27

nước đang phát triển theo xu hướng chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hànghoá là chính Mặt khác kinh tế hộ gia đình sẽ có sự thay đổi lớn về quy mô diệntích cũng như về lao động theo hướng tăng quy mô diện tích trên đầu người vàgiảm số lượng lao động sản xuất nông nghiệp trong hộ gia đình từ trung bình 3 đến

5 người/hộ xuống còn 1 đến 2 người/ hộ Và các hộ có xu hướng liên kết với nhau

về đất đai, về vốn, về khoa học công nghệ…trong sản xuất nhằm tạo ra năng suấtcao và dễ áp dụng máy móc vào trong sản xuất hạn chế sự chia nhỏ ruộng đất mộtcách manh mún, nhỏ lẻ tạo sự khó khăn trong áp dụng máy móc, khoa học côngnghệ vào sản xuất cũng như tình trạng mất đất do chia thửa gây ra

3.1.1.2 Trang trại

a Khái niệm

Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình được phát triển dần dần trong quátrình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa.Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự phát triển tất yếucủa nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa Chính công nghiệp hóa đãtạo ra yêu cầu khách quan cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, tạo điềukiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển

Nói cách khác trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở trongnông nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tư liệu sản xuất thuộcquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến hành trênqui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cáchthức quản lý tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thịtrường

Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông,lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông

hộ và về cơ bản mang bản chất của kinh tế hộ Quá trình hình thành và phát triểnkinh tế trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đấtđai, lao động, tư liệu sản xuất, vốn, khoa học kỹ thuật – công nghệ) để nâng cao

Trang 28

năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất lượng

và hiệu quả cao

Ở nước ta hình thức này phát triển nhanh từ đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX trởlại đây Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng vàNhà nước ta trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn

c Vai trò

Là một hình thức sản xuất cơ sở, trang trại có vai trò to lớn trong sản xuấtnông nghiệp Ở các nước phát triển, phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội đượcsản xuất ra trong các trang trại

Còn tại các nước đang phát triển như Việt Nam, vai trò tích cực và quantrọng của trang trại thể hiện rõ nét ở cả ba mặt: kinh tế (phát triển cây trồng vậtnuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo nên vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa ),

xã hội (Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ) và môi trường (sử dụnghiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng, bảo vệ rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường sinhthái)

d Đặc điểm

Hoạt động của trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuântheo qui luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh Trang trại có những điểm khác biệtvới kinh tế hộ gia đình và các đặc điểm nổi bật của trang trại bao gồm:

Trang 29

- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhucầu của thị trường Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các hộ nôngnghiệp hàng hóa

- Qui mô sản xuất hàng hóa của trang trại phải đạt mức độ tương đối lớn.Đây cũng là điểm đặc thù của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường so vớicác hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tập trung trước đây

Ở các nước tư bản phát triển, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà các trang trại cóqui mô, cơ cấu và định hướng phát triển rất khác nhau Thường thì các trang trại ởHoa Kì có diện tích lớn hơn ở các nước khác Ví dụ: quy mô trung bình của trangtrại ở Hoa Kì là 180 ha, ở Anh là 71 ha, Pháp là 29 ha, Nhật là 1,38 ha, Hàn Quốc

là 1,2 ha, còn ở Việt Nam là 6,3 ha

Ở các nước Mĩ la tinh cũng vậy, sự phát triển kinh tế hàng hóa TBCN đã dẫnđến chỗ các chủ trang trại cần có các hoạt động kinh tế hỗ trợ, nhằm sử dụng tổnghợp các tài nguyên, nguồn lao động (do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp)

và cần tạo nên một chuỗi thống nhất từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến vàtiêu thụ sản phẩm Chính vì thế, ngay ở qui mô trang trại, sự liên kết nông – côngnghiệp đã hình thành và phát triển một hình thức tổ chức nông nghiệp hiện đại gọi

là agribusiness

Quy mô trang trại của một số nước trên thế giới

Trang 30

từ lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kĩ thuật và công nghệ,… đến tiếpcận thị trường, tiêu thụ sản phẩm…

- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa, tập trungvào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn và vào việcthâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ, lao động… trên một đơn vịdiện tích)

- Các trang trại thường thuê mướn lao động: lao động thường xuyên và thời

vụ Sự hoạt động của trang trại đòi hỏi phải tiếp cận với thị trường, để biết được thịtrường cần loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại, giá cả

và thời điểm cung cấp như thế nào… Nếu chủ trang trại không có những thông tin

về các vấn đề trên, hoạt động kinh doanh không hiệu quả Vì vậy, tiếp cận thịtrường là yêu cầu cấp thiết với trang trại

Trang trại là tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thứctiến bộ của sản xuất nông nghiệp trên thế giới Do tính chất hàng hóa của kinh tếtrang trại được coi như là tiêu chí quan trọng hàng đầu, nên trong thuật ngữ tiếngAnh các trang trại này được coi là “commercial farms” Các trang trại gia đìnhchiếm tỉ trọng lớn nhất về số lượng trang trại, đất đai và giá trị sản xuất, và đặc biệt

là về một số sản phẩm xuất khẩu nhất định

3.1.1.3 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)

a Khái niệm

Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do xã viên tự nguyện lập ra và

tự giải thể khi thấy không cần thiết, với nguồn vốn hoạt động do các xã viên góp cổphần và huy động vốn từ các nguồn khác Các hợp tác xã hoạt động nhằm duy trì,phát triển kinh tế hộ nông dân và thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của chủ trang trại

HTXNN là nhu cầu tất yếu của nông dân vì trong cơ chế thị trường nhiềuthành phần, có cạnh tranh để tồn tại và phát triển đòi hỏi các hộ gia đình, các chủtrang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực cần thiết để đấu tranh bảo vệ lợi

Trang 31

ích của chình mình Kinh tế hộ và trang trại càng phát triển thì nhu cầu hợp táccàng cao.

Mục tiêu hoạt động của HTXNN không chỉ vì lợi nhuận cho các thành viêngóp vốn vào HTX mà là nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ để mang lại thu nhập vàlợi nhuận cao nhất cho các hộ, các chủ trang trại

Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nước ÂU, Mĩ,cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành phổ biến ở các nước châu Á với nhiềuloại dịch vụ

b Sự ra đời và phát triển

Hợp tác xã (HTX) đầu tiên xuất hiện cách đây trên 230 năm ở Anh ( vàonăm 1761) của 28 thợ dệt với mục tiêu mang đậm nét nhân đạo " cốt làm cho ngườinghèo trở thành anh em, anh em thì làm giúp nhau bỏ hết thói cạnh tranh, là saocho ai trồng cây mới được ăn quả, ai muốn ăn quả thì phải tham gia trồng cây".Khoảng 90 năm sau ( trước sau năm 1850) ở Đức, Pháp, Thụy Điển, Ý đã ra đờiHTX cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, chế biến nông sản, dịch vụ điệnthoại và tín dụng Đến tháng 8/1885 đại hội HTX thế giới được tổ chức tại LuânĐôn với sự tham gia của các tổ chức HTX cấp quốc gia từ 8 nước châu Âu, Úc và

Ấn Độ đại diện cho châu Đại Dương và châu Á Tổ chức Liên minh HTX quốc tế(CIA) lần đầu tiên được thành lập, từ đó đến nay đã có khoảng 760 triệu xã viên

Hợp tác xã ra đời và phát triển với những thăng trầm khác nhau, song đãchứng tỏ một hình thức tổ chức kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng trong đờisống kinh tế- xã hội ở nhiều nước trên thế giới Từ quá trình tồn tại và phát triển đó,

có thể cho chúng ta một số cảm nhận cơ bản về HTX như sau:

- HTX là sản phẩm tất yếu từ sự phát triển của những chủ thể đơn lẻ cần liênkết hợp tác Trong nông nghiệp, cơ sở tồn tại và phát triển của HTX là nông hộ vàtrang trại gia đình- chủ hộ, chủ trại có nhu cầu và tự nguyện cung cấp nguồn lựcxây dựng HTX

Trang 32

- Mục đích của HTX là vì lợi ích và quyền lợi của các thành viên Mục tiêulợi nhuận cần có của HTX được coi là phương tiện để thực hiện mục tiêu cao cả đốivới mỗi xã viên.

- HTX rất đa dạng về ngành nghề và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh,trong đó HTX dịch vụ là phổ biến

- Nhà nước với việc tạo ra môi trường chính trị- xã hội, cơ sở thể chế chínhsách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho HTX phát triển là điều không thểthiếu được

c Vai trò

HTX đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở nhiều quốc gia với việc thu hút sựtham gia của đại bộ phận nông dân, từ những người nông dân với 2,5- 3 ha canh tácnhư ở Nhật, Hàn Quốc đến các chủ trang trại với quy mô bình quân 30- 40 ha như

ở Châu Âu, Bắc Âu Ở các nước này, HTX nông nghiệp đảm nhận phần lớn cácdịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản Với sự hỗ trợ của HTX, sản xuấtnông nghiệp được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn, nôngdân cùng mua chung nguyên liệu đầu vào với giá rẻ hơn và bán nông sản với giácao hơn, ổn định hơn Bên cạnh đó, HTX còn có trách nhiệm chăm lo đời sống vănhoá, tinh thần, an sinh xã hội của nông dân và thúc đẩy sự phát triển của các cộngđồng nông thôn

Các HTX nông nghiệp đa chức năng cung cấp hầu hết các dịch vụ phục vụsản xuất và đời sống cho nông dân như cung cấp nguyên liệu đầu vào, máy móc,thiết bị nông nghiệp, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, hướng dẫn

kỹ thuật, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng,tín dụng, bảo hiểm, y tế, tổ chức các cửa hàng bán lẻ, cung cấp đồ gia dụng, xâydựng nhà tang lễ, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, các câu lạc bộsinh hoạt cộng đồng

Ở Nhật Bản: Hệ thống các HTX nông nghiệp được tổ chức từ cấp cơ sở chođến các liên hiệp HTX cấp tỉnh và liên hiệp trung ương các HTX nông nghiệp Nhật

Trang 33

Bản, trong đó Liên minh HTX nông nghiệp Nhật Bản (JA Zenchu) là tổ chức cấpcao nhất Ngoài ra, còn có các liên đoàn HTX nông nghiệp chuyên ngành với chứcnăng hỗ trợ các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt động kinh tế trong từng lĩnhvực hay chăm lo đến đời sống tinh thần của nông dân, như Liên đoàn cung tiêuquốc gia các HTX nông nghiệp, Liên đoàn bảo hiểm tương hỗ quốc gia các HTXnông nghiệp, Ngân hàng Trung ương các HTX nông- lâm- ngư nghiệp, Liên đoànphúc lợi quốc gia các HTX nông nghiệp, Liên đoàn thông tin báo chí quốc gia cácHTX nông nghiệp, các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ Liên minhHTX nông nghiệp Nhật Bản còn có cả một hệ thống chăm sóc sức khoẻ và y tếriêng với 144 bệnh viện và hàng trăm phòng khám chữa bệnh nhỏ, 37.000 giườngbệnh, 39.000 bác sỹ, y sỹ Nông dân Nhật Bản có mức thu nhập không kém ngườidân thành thị với 30% nông dân có thu nhập từ 1- 2 triệu yên/năm, 7% từ 5- 10triệu yên/năm, 4,1% từ 10- 20 triệu yên/năm, 2,6% hơn 20 triệu yên/năm

Trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc hiện có 1.239 HTX nông nghiệp (bao gồm cácHTX dịch vụ nông nghiệp, sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia súc) và hơn 88HTX chuyên trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm, thu hút 100% nông dân thamgia làm xã viên (2,4 triệu người) Tất cả các HTX này đều là thành viên của Liênđoàn HTX nông nghiệp Hàn Quốc, tạo thành một hệ thống thống nhất triển khaicác dịch vụ hỗ trợ nông dân từ khâu lập kế hoạch và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất,cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, chế biến và tiêu thụ nông sản cho đến cung cấpcác dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm Hệ thống HTX nông nghiệp hiện có 4.600 cácchợ và cửa hàng bán nông sản trên cả nước giúp tiêu thụ sản phẩm cho nông dânvới tổng doanh số đạt 37 ngày tỷ won/năm; 5.041 văn phòng, các điểm giao dịchphục vụ các hoạt động ngân hàng trên toàn quốc với 36 triệu khách hàng, chiếm67% dân số Hàn Quốc Dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn quốc gia, các HTX nôngnghiệp được xây dựng thành những trung tâm tài chính, văn hoá và phúc lợi của địaphương, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông dân và người dân nông thôn

Trang 34

Hiện nay, tại Mỹ có 3.140 HTX nông nghiệp với 2,8 triệu xã viên (chiếm đại

bộ phận nông dân và các chủ trang trại chăn nuôi gia súc của nước Mỹ) tạo ra giátrị sản lượng thuần hàng năm là 111 tỷ USD, giúp Mỹ trở thành một trong nhữngnước sản xuất nông nghiệp hàng đầu trên thế giới Ngoài ra, các HTX nông nghiệp

có một hệ thống tín dụng nông nghiệp rất lớn, bao gồm 101 HTX tín dụng nôngnghiệp với tổng tài sản khoảng 125 tỷ USD và tổng dư nợ là 96 tỷ USD

Tại Pháp, trong lĩnh vực nông nghiệp, trên toàn quốc có hơn 3.500 HTX với400.000 xã viên (chiếm 90% tổng số nông dân) Các HTX nông nghiệp sản xuấthơn 95% sản phẩm rượu vang, 60% nông sản và chiếm 40% hoạt động chế biếnlương thực của nước Pháp

Là một quốc gia nông nghiệp, HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế Thái Lan và trong việc nâng cao vị thế xã hội của người nôngdân Hiện nay, ở Thái Lan có khoảng 4.137 HTX nông nghiệp với 5.950.809 xãviên nông dân Các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh khácnhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên, trong đó tập trung chính vào 5 lĩnh vực:cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, gửi tiền tiết kiệm và ký quỹ, bán hàng tiêudùng và cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp với mức giá hợp lý, hỗ trợnâng cao giá trị gia tăng và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp,

hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nông và dịch vụ

Hiện nay, cả nước có hơn 8.500 HTX nông nghiệp với tổng số xã viên trên6,9 triệu, trong đó có 6,5 triệu hộ nông dân Bình quân một HTX nông nghiệp có1.079 xã viên, hộ xã viên; giải quyết việc làm thường xuyên và thu nhập trực tiếp

từ HTX cho 58 người

Ở mức độ khác nhau, HTX nông nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọngtrong việc hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấucây trồng vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế; góp phần tíchcực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Trang 35

Nhiều HTX đã tham gia cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã viên, cụ thể:72% số HTX làm dịch vụ thủy lợi, 43% cung ứng vật tư, 56% làm dịch vụ điện,38% làm dịch vụ khoa học kỹ thuật, 15% làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm Một sốHTX đã mở rộng các loại hình dịch vụ khác gắn với việc đáp ứng nhu cầu sản xuấtcủa các hộ xã viên, như dịch vụ tín dụng nội bộ (15,1% HTX nông nghiệp), dịch vụ

tư vấn, thông tin, cũng như các dịch vụ phục vụ đời sống, văn hoá, môi trường,nước sạch, dạy nghề, hiếu hỉ

Việc hình thành các HTX nông nghiệp chuyên sâu, chuyên ngành đang pháttriển và nhìn chung hoạt động hiệu quả, như: HTX trồng hoa cây cảnh, sản xuất rau

an toàn, tiêu thụ trái cây, chế biến sữa, chăn nuối gia súc, gia cầm Một số HTX đãliên kết thành lập liên hiệp HTX nông nghiệp (ở nhiều tỉnh, thành, như Bình Định,Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Bình )

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển, đã xuất hiện nhiều HTX thực sự lànhững nhân tố điển hình, có tác động thiết thực đến phát triển kinh tế của các hộthành viên, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và xâydựng nông thôn mới như HTX Bình Tây (Tiền Giang), HTX Duy Sơn II (QuảngNam), HTX nông nghiệp Thiệu Hưng (Thanh Hoá), HTX Anh Đào (Lâm Đồng),HTX dịch vụ nông nghiệp Phù Nham (Yên Bái),

Tuy nhiên, HTX trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nhìn chung còn gặpnhiều khó khăn trở ngại, như: Tính hình thức trong chuyển đổi HTX theo LuậtHTX chưa được khắc phục căn bản; nhiều HTX quy mô nhỏ, thiếu vốn, tài sản ít,khả năng cạnh tranh thấp, chậm đổi mới, năng lực nội tại của các HTX còn yếu; độingũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ, lại không ổn định làm việc lâudài trong HTX Những khó khăn đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạtđộng của HTX: số lượng HTX khá giỏi tăng chưa nhiều, nhiều HTX hoạt động cầmchừng và yếu kém đi; không ít HTX mới chỉ làm được dịch vụ đầu vào, còn bỏtrống khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp tín dụng cho xã viên, chưa mạnhdạn thực hiện liên doanh, liên kết để mở thêm nhiều ngành nghề mới

Trang 36

Bối cảnh như vậy đã dẫn đến nhận thức và đánh giá vai trò, vị trí của HTXtrong nông nghiệp, nông thôn chưa đúng mức, nặng về chê bai, phê phán, màkhông thấy được rằng đây là con đường để các hộ nông dân, hộ tiểu chủ, các cơ sởsản xuất kinh doanh nhỏ liên kết lại để tự giúp mình, giúp đỡ lẫn nhau cùng vươnlên làm giàu cho mình, cho xã hội, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững

Kinh nghiệm quốc tế và bài học thành công về HTX trong nông nghiệp,nông thôn ở nhiều nước là chứng minh sinh động rằng, HTX chính là con đườngthúc đẩy sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn phát triển, đấy chính là con đường màcác hộ sản xuất, hộ nông dân, hộ tiểu chủ, những đối tượng chiếm số đông nhưnglại có tiềm lực yếu, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thịtrường, cần lựa chọn Để có thể tồn tại và phát triển, họ phải tập hợp nhau lại trêncác nguyên tắc hợp tác để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, lưu thông, đốiphó lại những khó khăn của tự nhiên, với sức ép của kinh tế thị trường, sự cạnhtranh của các đối thủ kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình Thực tiễn ViệtNam cũng đã có hàng trăm HTX khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hỗtrợ các hộ nông dân vươn lên làm giàu, xoá đói, giảm nghèo và tạo dựng bộ mặtnông thôn mới

3.1.1.4 Nông trường quốc doanh

a Khái niệm

Nông trường quốc doanh là cơ sở kinh doanh nông nghiệp trên quy mô lớn

về đất đai nhằm cung cấp nông sản hàng hoá cho thị trường trong nước hoặc choxuất khẩu

b Đặc điểm

- Là xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước, thuộc thành phần kinh tế quốcdoanh

- Qui mô đất đai lớn ( tới vài trăm nghìn hecta), được trang bị cơ sở vật chất

kĩ thuật tốt, có hướng chuyên môn hóa rõ, khả năng cơ giới hóa cao

Trang 37

- Mỗi nông trường có bộ máy riêng về quản lí và điều hành sản xuất kinhdoanh Lao động làm việc trong nông trường được gọi là công nhân nông nghiệp,được hưởng lương do nhà nước trả.

→ Nông trường quốc doanh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phổbiến ở các nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, hiện nay nông trường quốc doanh ởcác nước đã có thay đổi nhiều về hình thức và chức năng, phù hợp với tình hìnhbiến đổi mới

→ Ở Việt Nam, nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở vùngtrung du, trên các cao nguyên hay vùng mới khai hoang Các nông trường quốcdoanh hiện nay cũng có sự thay đổi nhiều về hình thức và chức năng Nhiều nôngtrường đã giao khoán đất đai, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình Việc cổ phầnhóa nông trường quốc doanh diễn ra ở nhiều nơi, sự thay đổi này bắt nguồn từchính hạn chế trong hiệu quả hoạt động của nông trường quốc doanh

3.1.2 Thể tổng hợp nông nghiệp

3.1.2.1 Khái niệm

Thể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức tổ chức lãnh thổnông nghiệp bắt nguồn từ học thuyết chu trình sản xuất động lực của nhà địa lý XôViết N.N Kôlôxôvxki( 1947) Trong các công trình của mình, ông đã đưa ra họcthuyết chu trình sản xuất động lực với 8 chu trình (hay tập hợp các chu trình), sau

đó G Xauskin và nhiều nhà khoa học khác đã phát triển tư tưởng này và chia thành

19 chu trình; trong đó tập hợp chu trình nông - công nghiệp được tách ra thành cácchu trình: trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi công nghiệp, chutrình đồn điền và chu trình sinh nhiệt

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã tạotiền đề quan trọng làm thay đổi tận gốc bản thân quá trình sản xuất các sản phẩmnông nghiệp Phương pháp công nghiệp ngày càng áp dụng rộng rãi trong nôngnghiệp Nhiều phân ngành mới đã và đang xuất hiện với phương pháp tổ chức quytrình sản xuất theo lối công nghiệp, có liên hệ gián tiếp với đất đai Ngoài ra, các

Trang 38

mối liên hệ sản xuất - kỹ thuật trước đây chỉ hạn chế trong một xí nghiệp thì ngàynay đã bị phá vỡ Tất cả những điều đó cùng với sự phát triển của giao thông vậntải đã mở ra triển vọng to lớn cho việc hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp.

Theo quan niệm của I.F Mukomel, tổ hợp nông nghiệp là sự kết hợp (hợpnhất) theo lãnh thổ các xí nghiệp giống nhau về tính chất của cùng một kiểu Tấtnhiên quan niệm này không thể hiện được các mối liên hệ kỹ thuật - sản xuất giữacác xí nghiệp Trong chừng mực nhất định, nó có thể phản ánh được tổ chức sảnxuất của nền nông nghiệp trong quá khứ, một phần ở hiện tại nhưng rõ ràng khôngthể chấp nhận trong tương lai

K.I.Ivanov đưa ra quan niệm đầy đủ hơn Theo ông, thể tổng hợp nôngnghiệp như là sự phối hợp của các xí nghiệp nông nghiệp có mối quan hệ qua lại vàliên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như của các xí nghiệp nông nghiệp và các xínghiệp công nghiệp cho phép trên cơ sở quy trình kỹ thuật mới nhất sử dụng đầy đủnhất điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và các điều kiện kinh tế hình thànhtrong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất

Mặc dù quan niệm về TTHNN rất đa dạng những có thể đề cập những quanniệm quan trọng dưới đây:

- Các yếu tố quyết định diện mạo của TTHNN gồm có vị trí địa lý, điều kiện

tự nhiên - kinh tế, chuyên môn hóa theo giai đoạn của xí nghiệp nông nghiệp, cácmối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệp nông nghiệp chế biếnnông sản

- Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổmang lại hiệu quả kinh tế cao

- Cơ sở cấu trúc của các TTHNN là các xí nghiệp nông nghiệp và các xínghiệp công nghiệp chế biến

3.1.2.2 Phân loại

Cơ sở để tiến hành phân loại TTHN là dựa vào những sản phẩm hàng hóa màviệc sản xuất những sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và

Trang 39

liên quan đến việc lực chọn các quy trình hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.Toàn bộ hệ thống các xí nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp có liênquan với nhau và liền nhau về lãnh thổ được hình thành xung quanh các sản phẩmhàng hóa chính và các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy.

Xuất phát từ quan điểm trên, có thể chia thành hai nhóm TTHNN:

+ Nhóm TTHNN mà sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trước hết do cácđiều kiện tự nhiên phân bố có tính chất đới quyết định

+ Nhóm TTHNN ngoại thành do nhu cầu thực phẩm của các thành phố chiphối

3.1.2.3 Đặc điểm

Đặc điểm chủ yếu của TTHNN là:

- Nông phẩm hàng hóa do TTHNN sản xuất ra được quy định bởi vị trí địa lí,điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các mối liên hệ qua lại giữa các xí nghiệpnông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản

- Hạt nhân của TTHNN là các xí nghiệp nông – công nghiệp và chúngthường được phân bố gần nhau về mặt lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

- TTHNN không phải được hình thành một cách tự phát Điều kiện bắt buộcđối với mọi TTHNN là sự có mặt của các xí nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau,quy định lẫn nhau và là cơ sở cho chuyên môn hóa của thế tổng hợp

Trang 40

+ Quy mô của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy môdân số của thành phố và trình độ phát triển nông nghiệp Qui mô của các thể tổnghợp có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào qui mô và nhu cầu của số dân ở các thànhthị Ở đây các yếu tố kinh tế( nhu cầu) đóng vai trò chủ yếu, còn các yếu tố tựnhiên tuy được tính đến nhưng thường đóng vai trò thứ yếu.

Thể tổng hợp ngoại thành gồm các xí nghiệp nông nghiệp chuyên trồng rauxanh, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy thịt, trứng, sữa và các xínghiệp chế biến

b Mục đích:

- Góp phần sử dụng có hiểu quả nhất các điều kiện tự nhiên , vị trí địa lý và

điều kiện kinh tế - xã hội có sẵn

- Đáp ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày cho dân cư thành thị

c Phân loại:

Có thể chia thành hai nhóm thể tổng hợp nông nghiệp

+ Nhóm các thể tổng hợp mang tính chất đới: là các thể tổng hợp mà hànghoá sản xuất ra trước hết là do các điều kiện tự nhiên được phân bố có tính chất đới

rõ rệt

Trong nhóm này có thể tách ra các kiểu thể tổng hợp sản xuất và chế biếnnông sản tại chỗ: Kiểu củ cải- ngũ cốc – chăn nuôi, kiểu khoai tây – ngũ cốc – chănnuôi, kiểu rau- quả và kiểu thể tổng hợp ngũ cốc- chăn nuôi

+ Nhóm các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại ô thành phố( hay các thể tổnghợp nông nghiệp ngoại thành)

Đặc trưng của thể tổng hợp này là ở chỗ sản phẩm hàng hoá chính được sảnxuất do yêu cầu của cư dân thành phố về thực phẩm chóng hỏng và chở xa không

có lợi

Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành hình thành chủ yếu ở xung quanhcác thành phố, trung tâm công nghiệp

Ngày đăng: 04/08/2014, 08:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Lê Thông - Nhập môn địa lí nhân văn 5. Lê Thông - Đia lí kinh tế - xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn địa lí nhân văn5. "Lê Thông -
6. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh - Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nxb Đại học sư phạm. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Địa lí kinh tế - xã hộiđại cương
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm. 2006
8. Nguyễn Điền - Vũ Hạnh - Nguyễn Thu Hằng, Nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp thế giới bướcvào thế kỷ XX
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
10. Ông Thị Đan Thanh - Địa lí nông nghiệp 11.Các Website tiếng việt, tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí nông nghiệp
1. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền - Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI Khác
2. Đặng Văn Phan – Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Khác
3. ĐặngVăn Phan - Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập Khác
7. Nguyễn Minh Tuệ - Địa lí kinh tế - xã hội đại cương nông nghiệp Khác
9. Ngô Doãn Vịnh - Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức trang trại phân bố ở hầu khắp các tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên các trang trại nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long ( Năm 2010 là 69830) chiếm hơn 30% số trang trại của cả nước do ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi về diện tích  - TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
Hình th ức trang trại phân bố ở hầu khắp các tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên các trang trại nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long ( Năm 2010 là 69830) chiếm hơn 30% số trang trại của cả nước do ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi về diện tích (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w