1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An

184 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Nắm được đặc điểm, bản chất của các hình thức tổ chức lãnh thổ côngnghiệp là cơ sở để bố trí hợp lý không gian công nghiệp phù hợp với các điều kiệnphát triển của từng khu vực, từng quốc

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nềnsản xuất xã hội theo lãnh thổ Nó có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước

Nghiên cứu về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có ý nghĩa thựctiễn lớn lao Nắm được đặc điểm, bản chất của các hình thức tổ chức lãnh thổ côngnghiệp là cơ sở để bố trí hợp lý không gian công nghiệp phù hợp với các điều kiệnphát triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng miền, từng vùng nhằm đạt hiệuquả kinh tế cao nhất thông qua sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vậtchất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã

và đang được quan tâm một cách rộng rãi Nó được xem như một giải pháp pháttriển công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế - xã hội nói chung Các nhà khoa học

đã đưa ra một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cơ bản Nhiều quốc gia đã

áp dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, tạo động lực thúc đẩy toàn

bộ nền kinh tế - xã hội phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia

Ở Việt Nam, trước thập kỉ 90 của thế kỉ XX hầu như chưa có các nghiên cứu

về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Năm 1994, Viện Chiến lược pháttriển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ởViệt Nam là: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm côngnghiệp, dải công nghiệp, địa bàn công nghiệp trọng điểm; còn Viện chiến lược pháttriển (Bộ Công Thương) thì đưa ra phương án 6 vùng công nghiệp và được Chínhphủ phê duyệt; bước đầu đã góp phần hoàn thiện bức tranh không gian tổ chức lãnhthổ của nền kinh tế - xã hội nước ta

Tuy nhiên, giữa các quốc gia khác nhau, trên bình diện lãnh thổ rộng lớn, cáckhái niệm về các hình thức tổ chức lãnh thổ còn vênh nhau Đơn cử như khái niệm

về “cụm công nghiệp”, “khu công nghiệp”…

Trang 2

Ở Nghệ An, khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp chưa được nghiên cứusâu và mới chỉ mang tính chất qui hoạch Do đó, đề tài “Tổ chức lãnh thổ côngnghiệp tỉnh Nghệ An” được phát triển theo hướng chuyên sâu, chuyển từ mức độđịnh tính đơn giản sang định lượng với mong muốn xây dựng một mô hình tổ chứclãnh thổ công nghiệp của tỉnh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần vàođịnh hướng phát triển tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trên thế giới, vấn đề tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian các hoạt độngphát triển của con người, trước hết là hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ những cơ sở lýthuyết kinh tế của Adam Smith (Lý thuyết bàn tay vô hình) và David Ricardo (Quiluật lợi thế so sánh) [trong 18] Từ các công trình nghiên cứu của V.Thunen vàonăm 1826 [trong 49], của A.Weber vào năm 1909 [90] đến “Lý thuyết của thànhphố trực thuộc trung ương” (V.Christaller) [87], học thuyết khu kinh tế (IG.Alessandrovob, M.M Kolososkij), học thuyết phân chia địa lý của lao động (M.M.Baranskij) [trong 86]…

Các nhà địa lý kinh tế - xã hội nghiên cứu kinh tế lãnh thổ, phát hiện những vấn

đề có tính qui luật và đúc rút chúng thành những lí thuyết phát triển kinh tế và khônggian kinh tế của sự phát triển Quan sát cuộc sống của cộng đồng trên các lãnh thổ, thểhiện qua các hành vi địa lí như sự trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và tiêu dùngtại các “đầu ra”, “đầu vào”, các “nút” trung tâm và ngoại vi, nhà khoa học người Đức

V Thunen đã nẩy sinh ý tưởng về phát triển chuyên môn hóa nông nghiệp Từ đây ông

đề xuất “Lý thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi”, trên cơ sở phân tích nhữngyếu tố định vị về địa tô chênh lệch, về mối quan hệ trong trao đổi hàng hóa… Ông chorằng “thành phố là trung tâm của thị trường” [trong 49, 80] Ý tưởng địa tô chênh lệchgiữa các lãnh thổ về sau này được coi như nhân tố chìa khóa trong sự phân chia lãnhthổ đồng nhất của một quốc gia thành các vùng đất khác nhau cho mọi chủ thể kinh tế -

xã hội Mô hình này bước đầu thể hiện ý thức tổ chức lãnh thổ

Được đề xuất bởi học giả Anfred Weber (1909), lý thuyết khu vị luận côngnghiệp giải thích sự tập trung công nghiệp vào lãnh thổ do 3 nguyên nhân chủ yếu: 2

Trang 3

yếu tố đầu là chi phí vận tải rẻ nhất và chi phí nhân công thấp nhất là những yếu tố lãnhthổ chung nhất để xác định mô hình định vị và cơ cấu địa lí, thứ 3 là các lực tích tụ vàkhông tích tụ - đó là những yếu tố địa phương xác định mức độ phát tán trong khungchung Nhưng quan trọng hàng đầu trong định vị vẫn là yếu tố chi phí vận tải Mụcđích của sự định vị công nghiệp tập trung là để “cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợinhuận” [90, trong 27] Và A Weber là người đầu tiên nghiên cứu lý thuyết tổng hợp vềđịnh vị công nghiệp, đưa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp.

Trên cơ sở những ý tưởng của Thunen và Weber, khoảng gần 100 năm sau,tức năm 1903 khi đã hình thành nhiều không gian công nghiệp thường kéo theo làcác không gian đô thị, nhà khoa học người Mỹ W Christaller đề xuất “lý thuyết vềđiểm trung tâm” Do sự cạnh tranh trong phát triển cùng với lý thuyết về chi phí nhỏnhất và thu lợi lớn nhất nên đã hình thành nhiều điểm trung tâm với qui mô kích cỡkhác nhau [87, trong 85, 83] Lý thuyết trung tâm của Christaller sau này đã đượcnhà bác học người Đức A Losh bổ sung và phát triển: giữa các trung tâm có mức

độ phụ thuộc khác nhau Thành phố quan trọng nhất trong hệ thống là đầu mối củatoàn bộ hệ thống các điểm dân cư, vai trò thương mại dịch vụ của nó khống chế cácvùng phụ cận [trong 85, 27] Từ các lý thuyết trên đây đã hình thành lý thuyết mangtính qui luật trong phân bố không gian trong nghiên cứu phân cấp đô thị, xác địnhcác nút trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định

Nhà kinh tế học người Pháp, Francoi Perroux đưa ra lí thuyết cực phát triểnvào đầu những năm 50 của thế kỉ XX Lí thuyết này chú trọng vào những lãnh thổlàm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ [trong 88] Lí thuyết cực phát triểnđược cải biên qua các thời kì, sau đó đã được một số tác giả như Albert, O.Hirshman, Gunnar Myrdal, Friedmann tổng hợp lại Lí thuyết này cho rằng côngnghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng của vùng Đi kèm theovới điểm phát triển tăng trưởng là một “nhân” công nghiệp then chốt Ngành côngnghiệp then chốt phát triển và phát đạt thì lãnh thổ địa phương nơi nó phân bố cũngphát triển và phát đạt, do công ăn việc làm tăng nên thu nhập và sức mua của dân cưcũng tăng lên, các ngành công nghiệp và các hoạt động mới bị thu hút vào vùng đó

Trang 4

[trong 27, 35] Trên cơ sở lực hút và lực đẩy của mỗi trung tâm mà hình thành nênvùng ảnh hưởng của nó tới xung quanh Đây là lí thuyết giải thích sự cần thiết củaphát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm.

Trong số các lý thuyết của trường phái Xô Viết, đáng chú ý chu trình sản xuấtnăng lượng của Kolososkij (1947), theo ông: “chu trình năng lượng được hình thànhtrên cơ sở một loại tài nguyên chủ yếu kết hợp với một nguồn năng lượng để tổ chứcsản xuất theo một quy trình hoàn chỉnh” Kế thừa tư tưởng này, nhiều nhà địa lý Xôviết đã bổ sung, hoàn thiện và đưa ra chu trình sản xuất năng lượng EPS) bao gồm:EPS kim loại đen, EPS kim loại màu, EPS nhiên liệu cứng (than đá, dầu), EPS hoá họcquặng mỏ, EPS hoá học kim loại hiếm, EPS công nghiệp dầu khí, EPS silicat, EPS kĩthuật thuỷ lợi, EPS sử dụng nhiệt năng dưới sâu, EPS công nghiệp gỗ, EPS nông - côngnghiệp, EPS đại dương, EPS công nghiệp chế biến và EPS sinh hoá [trong 49]

Từ các lý thuyết về tổ chức lãnh thổ và thực tiễn phát triển, phân bố củangành công nghiệp, các nhà địa lý đã đưa ra những ý tưởng và đề xuất về khái niệm

tổ chức lãnh thổ công nghiệp cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Mặc

dù khái niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới có nhữngnét khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích khai thác lãnh thổ một cách tối ưu vànâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp

Tại Liên Xô, ý tưởng tập trung các lực lượng sản xuất trong một lãnh thổ nhấtđịnh với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao độngcủa khu vực và phát triển toàn diện trong các điều kiện của nền kinh tế kế hoạch đượcthực hiện trong các mô hình của lãnh thổ - công nghiệp phức hợp (TIC) [trong 86]

Như vậy, từ năm 1920 trong các văn liệu khoa học, các TIC đã được xác địnhbởi các nhà khoa học Liên Xô - đó là các khu vực kinh tế: “Khu vực kinh tế là mộtlãnh thổ công nghiệp đảm bảo việc sử dụng đầy đủ nhất, hợp lí nhất của tự nhiên vàcác nguồn lực lao động của khu vực” (Kazanskij, 1970) [trong 86] Cùng với sự biếnđổi của hệ thống lãnh thổ sản xuất của Liên Xô, có sự cần thiết phải phân chia cáctiểu vùng kinh tế, vì đảm bảo cho kế hoạch chính xác hơn, phục vụ cho sự phát triểncủa lãnh thổ Kể từ đó, TIC đã được phân tích như một tế bào chủ yếu của khu vực

Trang 5

kinh tế, từng bước biến đổi từ một khái niệm khoa học vào một đối tượng của quihoạch kinh tế và hình thành một hình thức tổ chức lãnh thổ của lực lượng sản xuất

Như vậy, cùng với khái niệm “tổ chức lãnh thổ kinh tế”, thuật ngữ “tổ chứclãnh thổ sản xuất công nghiệp” được các nhà khoa học Xô Viết công nhận và sửdụng trong các tài liệu khoa học vào đầu những năm 60 Sau đó khái niệm “tổ chứclãnh thổ” hay còn gọi là “tổ chức không gian” được tiếp nhận và sử dụng ở nhiềunước phương Tây, đặc biệt là ở Mĩ vào đầu những năm 70 [trong 49, 80] Nhưngchỉ từ giữa và cuối thời gian này, khái niệm “tổ chức lãnh thổ” mới được các nhàkhoa học thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi với tư cách là công cụ tư duy tổnghợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động của xã hội

Các hình thức TCLTCN rất đa dạng và phong phú Lịch sử nghiên cứu các hìnhthức TCLTCN đã có từ lâu, song cho tới nay quan niệm về các hình thức TCLTCN rấtkhác nhau giữa các nước Ở Liên Xô và Đông Âu trước đây đã đưa ra 6 hình thứcTCLTCN bao gồm: điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, thể tổng hợp công nghiệp, vùng công nghiệp [trong 49] Khác với trườngphái địa lý Xôviết, các nhà khoa học phương Tây không đưa ra những định nghĩa cótính chất hàn lâm, mà đi thẳng vào một số hình thức TCLTCN gắn với thực tiễn vànhấn mạnh nhiều đến quan niệm, nội dung cũng như quá trình hình thành KCN [35].Cũng giống như phương Tây, các nước trong khu vực Châu Á nhấn mạnh đến quanniệm và quá trình hình thành các khu công nghiệp (KCN) Hơn 40 năm qua, một sốnước đã có nhiều thành công trong việc xây dựng những KCN, khu chế xuất, khuthương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu và nó đã có vai trò tích cực đối với sự pháttriển kinh tế của các nước này

Ở Việt Nam, tổ chức không gian được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng thựctiễn bước đầu vào những năm 80 Tổ chức không gian kinh tế - xã hội đã trở thànhchương trình đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân [53], và làđối tượng nghiên cứu của các luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế và địa lí kinh tế -chính trị của rất nhiều nghiên cứu sinh Từ năm 1990 đến nay, đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, TCLTCN nói riêng

Trang 6

Vào những năm 1992, lần đầu tiên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

đã chấp nhận và triển khai 2 đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước, đó là “Tổchức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” do cố GS Lê BáThảo chủ trì và “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” do TS.Đặng Hữu Ngọc chủ trì Với kết quả này, tổ chức lãnh thổ “đã trở thành mộtphương pháp luận mới được chấp nhận, khác biệt với khái niệm qui hoạch vùng,chiến lược (hay kế hoạch) phát triển, tổ chức lãnh thổ sản xuất, tổng sơ đồ phân bốlực lượng sản xuất… như đã làm trước đây.” [31]

Đến năm 1996, với đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước về “Cơ sở khoahọc của tổ chức lãnh thổ Việt Nam”, GS Lê Bá Thảo [12] đã phân tích một cách có hệthống và sâu sắc cơ sở lí luận và thực tiễn của TCLTCN Việt Nam trong chương IIIcủa đề tài Ở đây, giáo sư đã phân tích thực trạng phân bố không gian công nghiệp củaViệt Nam để thấy được tính hợp lí và bất hợp lí trong nó Từ đó đặt ra những yêu cầucho TCLTCN, so sánh thực tế định vị không gian công nghiệp với những lý thuyếtđịnh vị phổ biến Đồng thời, đưa ra các điều kiện và khả năng phân bố không gian côngnghiệp, xác định những nhu cầu trước mắt và dự báo với sự phát triển của một sốngành công nghiệp chủ đạo, đặt ra vấn đề về việc lựa chọn các nguồn lực một cách kĩlưỡng để phát triển hướng CMH cho từng địa phương Cuối cùng là thử phác họa một

sơ đồ khối TCLTCN Việt Nam

Năm 1994, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra 6hình thức TCLTCN ở Việt Nam là: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu côngnghiệp, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp, vùng công nghiệp Cho đến nay đã cómột số công trình nghiên cứu tiêu biểu về TCLTCN Việt Nam như: “KCN Việt Nam”[1],“Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam” [49] Các công trình nghiên cứu trên

hầu hết đều nghiên cứu công nghiệp và TCLTCN trên phạm vi lãnh thổ cả nước

Ở lãnh thổ cấp vùng, tỉnh, thành phố có những đề tài nghiên cứu về TCLTCNnhư: “TCLTCN chế biến nông - lâm - thủy sản vùng Đông Nam Bộ” [32], “Tổ chứclãnh thổ công nghiệp vùng Tây Nguyên” [36]…

Ở Nghệ An, tỉnh đã lập và triển khai qui hoạch phát triển công nghiệp đến

Trang 7

năm 2020 Bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đếncông nghiệp và TCLTCN Nghệ An như: "Qui hoạch phát triển công nghiệp Nghệ

An đến năm 2020" [69], “Qui hoạch chung KKT Đông Nam và qui hoạch các KCNtrên địa bàn Nghệ An” [67]

Như vậy, dựa trên những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu đềtài đã kế thừa được hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nóichung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng, cũng như cơ sở thực tiễn của tổ chứclãnh thổ công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đề tài vậndụng những lí luận về tổ chức lãnh thổ để xây dựng cơ sở lí luận cho tổ chức lãnhthổ công nghiệp Nghệ An và nghiên cứu sâu hơn các chỉ tiêu định lượng để lượnghóa hiệu quả hình thức khu công nghiệp, một hình thức tổ chức lãnh thổ côngnghiệp tiêu biểu, phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đang đượctỉnh quan tâm đầu tư

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

3.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về tổ chức lãnh thổcông nghiệp Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá cho một hình thức tổ chức lãnh thổcông nghiệp tiêu biểu cho địa bàn cấp tỉnh - khu công nghiệp

- Phân tích, đánh giá những nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổcông nghiệp tỉnh Nghệ An

Trang 8

- Phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An, trọngtâm vào khu công nghiệp.

- Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp cho việc tổ chức lãnh thổ côngnghiệp tỉnh Nghệ An

3.3 Giới hạn nghiên cứu đề tài

- Về phương diện lãnh thổ, đề tài nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ xác định

là tỉnh Nghệ An, có liên hệ với một số địa phương lân cận

- Về nội dung: đề tài đánh giá những nhân tố chính tác động đến tổ chức lãnhthổ công nghiệp Nghệ An Phần hiện trạng, đề tài tập trung phân tích một số hìnhthức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng vàophân tích hiệu quả hoạt động của hình thức khu công nghiệp tập trung

- Về thời gian: Đề tài sử dụng chuỗi số liệu từ 2001 - 2010 để phân tích hiệntrạng; định hướng đến 2020

4 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

4.1 Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ

Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định Vì vậy, cầnphải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian xung quanh mà nó đang tồn tại Tổ chứclãnh thổ công nghiệp là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội,

nó gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất của con người, môi trường tự nhiên và môitrường kinh tế - xã hội bao quanh Các thành phần cơ bản đó cùng với phương thức sảnxuất tiến bộ hay lạc hậu sẽ đem lại sự phát triển nhanh hay chậm cho lãnh thổ đó

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An là một bộ phận quan trọng trong tổchức lãnh thổ kinh tế - xã hội của tỉnh, nó gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên, môitrường kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất của con người trong phạm vi lãnh thổ tỉnhNghệ An Bởi vậy, nghiên cứu TCLTCN của tỉnh là nghiên cứu mối quan hệ tương tácgiữa các nhân tố tự nhiên - kinh tế - xã hội trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An để từ đó pháthiện ra những mối liên hệ nhân quả, những qui luật phát triển riêng của TCLTCN

Trong quá trình nghiên cứu, quan điểm này được vận dụng khắc họa những đặctrưng của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa của Nghệ

Trang 9

An nói chung, cũng như các địa phương nói riêng, để làm căn cứ xác định các vùng sảnxuất CMH, các khu nhân hội tụ cũng như những khu vực chậm phát triển, nhằm điềuchỉnh lại cấu trúc lãnh thổ công nghiệp Nghệ An một cách hợp lí và hiệu quả.

4.2 Quan điểm hệ thống

Mọi chủ thể tồn tại và phát triển trên trái đất đều có mối quan hệ gắn kết hữu cơtrong thể thống nhất - như một hệ thống mang tính tự nhiên khách quan Về góc độ tổchức lãnh thổ, quan điểm hệ thống trong nghiên cứu thiết kế, quản lí điều hành hệthống là lợi ích cục bộ phải phục tùng lợi ích chung của hệ thống, có nghĩa là mọi chủthể kinh tế - xã hội của một địa phương (ví dụ: thể tổng hợp kinh tế một ngành trongmột thể tổng hợp kinh tế của một tỉnh) phải đặt lợi ích chung của tỉnh lên trên hết; cáctỉnh thỏa thuận với cấp vùng vĩ mô, các vùng vĩ mô phục tùng lợi ích của quốc gia

Lãnh thổ Nghệ An được coi là một hệ thống tổng hợp các yếu tố tự nhiên - kinh

tế xã hội bao gồm các hệ thống nhỏ bên trong là hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư

-xã hội, hệ thống hoạt động của TCLTCN Hoạt động của hệ thống trong TCLTCNNghệ An luôn luôn trong trạng thái cân bằng động Chẳng hạn như xây dựng một côngtrình qui mô lớn như thủy điện Bản Vẽ sẽ có những biến động nhiều mặt trong nềnkinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, của vùng Bắc Trung Bộ và thậm chí là cả nước lánggiềng Bên cạnh đó, việc xây dựng một ĐCN dựa trên các yếu tố tự nhiên cũng cầnđược xem xét một cách kĩ lưỡng, cẩn thận để tránh những tác động làm tổn thương đếncấu trúc của hệ thống tự nhiên, biến đổi hệ thống tự nhiên trên diện rộng Việc xâydựng hàng loạt nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần được xem xét lại mộtcách có chọn lọc để có thể hạn chế những tác động xấu, phá vỡ thế cân bằng tự nhiêncũng như kinh tế - xã hội trên lãnh thổ của tỉnh

Xuất phát từ quan điểm hệ thống, TCLTCN Nghệ An là một bộ phận của tổ chứclãnh thổ kinh tế - xã hội Nghệ An và đồng thời là một bộ phận của TCLTCN vùng BắcTrung Bộ Do đó, vận dụng quan điểm hệ thống vào nghiên cứu TCLTCN Nghệ An để xemxét mối quan hệ liên ngành, liên lãnh thổ để làm sao TCLTCN Nghệ An có thể phối hợp tốtnhất với tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Nghệ An, cũng như TCLTCN Nghệ An phải phục

vụ tốt nhất cho TCLTCN Bắc Trung Bộ nói riêng, TCLTCN Việt Nam nói chung

Trang 10

4.3 Quan điểm phát triển bền vững

Quan niệm phát triển bền vững trong phát triển kinh tế là quá trình phải đảmbảo có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh

tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Đó cũng chính là tiêu chí cho tổ chức lãnhthổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An nói riêng.Trong quá trình xây dựng cấu trúc lãnh thổ sản xuất kinh tế cần phải đảm bảo tínhbền vững kinh tế, tính bền vững xã hội và tính bền vững môi trường

Về không gian, cần phải chú trọng phát triển bền vững từng khu vực trên lãnhthổ của tỉnh, bộ phận cấu thành của phát triển bền vững vùng của tỉnh Tuy thực tiễnphát triển của nền kinh tế cạnh tranh đã thúc đẩy các vùng phát triển (như khu vựcthành thị, khu vực đồng bằng ven biển) phải phát huy cao độ các lợi thế của vùng vàgây xung đột với tính bền vững của toàn tỉnh và những vùng chậm phát triển (khu vựcđồi núi), thiếu gắn kết trong mô hình phát triển theo thời gian trên không gian, dẫn tớimức độ lãng phí tài nguyên trầm trọng không ai kiểm soát, mức thu nhập của các tầnglớp dân cư trên các vùng chênh lệch nhau khá xa, nhất là giữa thành thị và nông thôn

Do đó, để phát triển bền vững tổ chức lãnh thổ công nghiệp cần phải có sự gắnkết giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường, cũng như có sự gắn kết trong hệthống lãnh thổ của tỉnh giữa khu vực trung du miền núi với đồng bằng ven biển, thànhthị với nông thôn, cũng như sự gắn kết các mục tiêu phát triển của tổ chức lãnh thổ củatỉnh với mục tiêu phát triển tổ chức lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước

4.4 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

Mỗi một lãnh thổ đều có một bề dày lịch sử và có một nền văn hóa riêng; trải quamột quá trình phát triển lâu dài để có thể tạo nên những đặc điểm riêng biệt về tự nhiên,văn hóa và con người Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ côngnghiệp nói riêng cũng là sản phẩm của lịch sử Do đó, việc nhìn nhận sự phát triển của nótrong các giai đoạn phát triển là việc làm cần thiết để từ đó có thể rút ra những qui luậtphát triển, những bài học quí giá để có thể cấu trúc lại lãnh thổ ngày càng hợp lý

Nghệ An là mảnh đất có một bề dày lịch sử và có một nền văn hóa lâu đời vớinhững bản sắc riêng Trải qua quá trình phát triển lâu dài với bao thăng trầm của lịch sử

Trang 11

đã định hình những nét riêng ấy trong thế núi, hình sông và con người xứ Nghệ Nhữngđặc trưng ấy đã được khai thác vào trong sự phát triển của TCLTCN của tỉnh Do đó,việc nghiên cứu TCLTCN của tỉnh trước hết cần phải xem xét những yếu tố có tínhchất nguồn cội cũng như sự biến động của những yếu tố đó và sự thay đổi về mức độtác động của các yếu tố đó theo thời gian đến TCLTCN.

Dưới quan điểm lịch sử, cần phải có sự phân tích, đánh giá hiện trạngTCLTCN qua các giai đoạn phát triển để rút ra những qui luật phát triển của nó cũngnhư tiếp thu các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức lãnh thổ để có thể đánh giáđược những khả năng, triển vọng và đề ra những giải pháp và định hướng phát triểncủa TCLTCN Nghệ An trong tương lai

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu

Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu được sử dụng theo nhữngbước sau để đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu:

- Bước chuẩn bị: xác định đối tượng và các nội dung thu thập tài liệu theomục tiêu của đề tài

- Bước tiến hành thu thập tài liệu

- Bước xử lí, phân tích và tổng hợp tài liệu

Các tài liệu thu thập được xử lí, phân tích và tổng hợp trong đề tài dưới nhiềuhình thức khác nhau Đó có thể là những trích dẫn nguyên văn có chỉ rõ nguồn trích,hoặc những dẫn chứng, những minh họa dưới dạng các bảng biểu, tranh ảnh, hoặc cóthể vận dụng để đưa ra cơ sở lí luận cho TCLTCN của tỉnh Nghệ An Các tài liệu đượctổng hợp theo từng mục riêng dựa vào đề cương nghiên cứu của đề tài Đồng thời mộtdanh sách đầy đủ các tài liệu tham khảo sử dụng trong đề tài cũng được lập ra để làm

cơ sở cho việc đối chiếu

5.2 Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong việc lập ra các bảng thống

kê định lượng cho các chỉ tiêu được đề cập trong đề tài Mỗi bảng thống kê đều cóđánh số và đề mục rõ ràng cũng như ghi rõ nguồn Các bảng thống kê có thể là giá trị

Trang 12

tuyệt đối hoặc giá trị tương đối, có thể là số liệu gốc hoặc số liệu đã qua xử lí Bên cạnhnhững số liệu của lãnh thổ nghiên cứu, các số liệu của các lãnh thổ kế cận và khu vựcBắc Trung Bộ về một số chỉ tiêu trong TCLTCN cũng được thu thập và xử lí để có thểphân tích, so sánh

Ngoài ra, các biều đồ, đồ thị cũng được sử dụng để thể hiện một cách trựcquan các chỉ tiêu được đưa ra phân tích để có thể nhấn mạnh rõ hơn sự biến động củacác đặc trưng, các mặt của đối tượng nghiên cứu Trong quá trình sử dụng phươngpháp thống kê, so sánh, nguồn cung cấp số liệu cũng như sự thống nhất về mặt thờigian luôn được chọn lọc để đảm bảo tính nhất quán trong cho việc phân tích, so sánh

5.3 Phương pháp thực địa

Để có thể nghiên cứu một cách khách quan và xác thực TCLTCN Nghệ An, cácnghiên cứu thực địa được tiến hành để có thể thu thập số liệu, hình ảnh cũng như rút ranhững kết luận từ việc quan sát thực tiễn của các hình thức tổ chức lãnh thổ tỉnh Nghệ An

Cùng với phương pháp quan sát thực địa, phương pháp điều tra đã được sửdụng để thu thập thêm số liệu và thông tin thực tế Phương pháp này được tiến hànhtrên cơ sở phỏng vấn, gợi mở và phát phiếu điều tra nhằm thăm dò ý kiến của ngườilao động và người dân tại khu vực xây dựng điểm, khu, CCN, coi đó là cơ sở quantrọng để đánh giá hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội và những ảnh hưởng đối với môitrường của các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như đánh giá sức hút của các hìnhthức TCLTCN

5.4 Phương pháp chuyên gia

Trong nghiên cứu TCLTCN Nghệ An, đề tài đã nhận được sự góp ý từ cácchuyên gia thuộc lĩnh vực phát triển vùng thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, của Sở Côngnghiệp Nghệ An, các giảng viên chuyên ngành địa lý kinh tế - xã hội của Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội Trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực: Cơ sở lí luậncủa TCLTCN, về quản lí tài nguyên thiên nhiên trong phát triển công nghiệp, vấn đềphát triển các hình thức TCLTCN, vấn đề phát triển liên ngành, liên vùng, các giảipháp phát triển TCLTCN Những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này

đã góp phần xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá cho hình thức tổ chức lãnh thổ KCN

Trang 13

5.5 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

Việc sử dụng GIS trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm xác định sựphân hóa không gian cũng như chất lượng và trữ lượng của các loại tài nguyên, sựđịnh vị của các hình thức TCLTCN, cũng như mối quan hệ của TCLTCN theo cáctuyến lực và hạt nhân hội tụ, xây dựng mô hình TCLTCN Nghệ An trong tương laidựa trên các định hướng

5.6 Phương pháp dự báo

Trong việc xây dựng phương hướng phát triển TCLTCN Nghệ An, đề tài đãtham khảo và sử dụng những qui hoạch phát triển TCLTCN Nghệ An do Sở Côngnghiệp và UBND tỉnh Nghệ An thực hiện Các phương pháp dự báo có tính địnhlượng sử dụng phương pháp ngoại suy và kết quả của đề tài kế thừa một cách có chọnlọc từ qui hoạch chung của tỉnh Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu tổ chức lãnh thổ,phương pháp lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng để xây dựng định hướng và các giảipháp phát triển của TCLTCN Nghệ An

6 ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN

- Đúc kết, bổ sung và làm sáng tỏ được cơ sở lí luận và thực tiễn vềTCLTCN và vận dụng chúng vào nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An

- Xác định được hệ thống chỉ tiêu mang tính định lượng để đánh giá một hìnhthức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiêu biểu cho địa bàn cấp tỉnh là KCN và áp dụngvào địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN của tỉnh Nghệ An đểlàm rõ được những thế mạnh và hạn chế của địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng TCLTCN của tỉnh Nghệ An với các hình thức:điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, trong

đó tập trung đánh giá các KCN bằng hệ thống chỉ tiêu đã được xác định

- Đề xuất được định hướng và các giải pháp để phát triển có hiệu quả hơnTCLTCN ở tỉnh Nghệ An

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN tỉnh Nghệ An

Chương 3: Hiện trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An

Chương 4: Định hướng và giải pháp TCLTCN tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Trang 14

Phân công lao động xã hội (PCLĐXH) là một tất yếu khách quan bắt nguồn

từ nhu cầu và sự phát triển đời sống xã hội Kinh tế hàng hóa là một hình thái củanền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuất tự cung tự cấp, trong đó, sảnphẩm được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua bán trên thị trường Điều kiệnchung của tồn tại sản xuất hàng hóa là PCLĐXH và sự tách biệt (độc lập) kinh tếgiữa những người sản xuất Phân công lao động xã hội tạo ra sự CMH sản xuất vàtừng ngành nghề riêng biệt làm cho hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng, phongphú và rộng khắp Như vậy, PCLĐXH có hai hình thức cơ bản là phân công laođộng theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ

Phân công lao động xã hội theo ngành chính là tổ chức lao động xã hội theocác ngành để tạo ra những sản phẩm cụ thể phục vụ yêu cầu xã hội PCLĐXH theongành phát triển từ thấp đến cao, từ nông nghiệp đến công nghiệp rồi đến dịch vụ.Quá trình PCLĐXH theo ngành đã kéo theo quá trình phân công lao động theo lãnhthổ - đây là một quá trình tất yếu thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa PCLĐXH theongành và PCLĐXH theo lãnh thổ

“Phân công lao động theo lãnh thổ chính là tổ chức lao động xã hội theongành gắn với lãnh thổ, làm cho mỗi lãnh thổ có một chức năng riêng và công năngtương đối khác nhau” [80] Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ thúc đẩyviệc hình thành CMH sản xuất của từng vùng (địa phương) dựa vào những thếmạnh riêng của mình về sự khác biệt của điều kiện sản xuất cũng như tài năng củangười lao động, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, giá thành

hạ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế

Trang 15

Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ không phải là bất biến mà là một phạmtrù kinh tế, xã hội, lịch sử; quá trình này không chỉ phản ánh những quan hệ xã hội củacon người do lịch sử tạo ra mà còn phản ánh cả trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất xã hội Do đó, có thể thấy rằng tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung,TCLTCN nói riêng có quan hệ hữu cơ với PCLĐXH theo lãnh thổ, hay nói cách khác,PCLĐXH theo lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt đối với tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội.

1.1.1.2 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

Theo quan điểm của trường phái địa lý Xô Viết, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực

để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường [49].

Theo quan điểm của trường phái địa lý phương Tây, tổ chức lãnh thổ (còn gọi là tổ chức không gian kinh tế - xã hội) được coi là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỉ lệ, quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các lãnh thổ nhỏ trong một vùng lớn hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối liên hệ giữa các quốc gia để tạo ra giá trị mới [80] Theo quan điểm này, về mặt địa lý, tổ

chức không gian kinh tế xã hội được xem như là một hoạt động có tính chất địnhhướng, hướng tới sự công bằng về không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa cáccực với không gian ảnh hưởng nhằm giải quyết việc làm, cân đối giữa nông thôn vàthành thị, bảo vệ môi trường sống của con người

Như vậy, có thể hiểu “tổ chức không gian kinh tế - xã hội” là sự “sắp xếp” và

“phối hợp” các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụngmột cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ

sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao

và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của lãnh thổ

1.1.1.3 Các lý thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Kinh tế lãnh thổ và những lí thuyết kinh tế quan trọng có liên quan với nhau Cácnhà địa lý kinh tế - xã hội nghiên cứu kinh tế lãnh thổ, phát hiện những vấn đề có tính qui

Trang 16

luật và đúc rút chúng thành những lí thuyết phát triển kinh tế và không gian kinh tế của sựphát triển Dưới đây là một số lí thuyết phổ biến ứng dụng trong TCLTCN.

a Lí thuyết tổ chức

Hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, hệ thống lãnh thổ công nghiệpnói riêng cần phải được tổ chức Giữa ngành với ngành, giữa ngành với lãnh thổ cầnđược bố trí theo một trật tự hợp lí, được định hướng phát triển đúng đắn [80] Việc

bố trí các ngành (xí nghiệp) trên lãnh thổ cần tôn trọng các qui luật tự nhiên, quiluật kinh tế - xã hội diễn ra trên lãnh thổ và xem xét trong mối quan hệ với lãnh thổkhác nhằm đảm bảo được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường

b Lý thuyết khu vị luận công nghiệp

Với việc công bố Über den Standort der Industrie (Theory of the Location of

Industries - Lý thuyết về Vị trí của ngành công nghiệp) vào năm 1909, AlfredWeber (1868-1958) đưa ra lý thuyết đầu tiên về định vị công nghiệp Mô hình củaông đã tính toán các nhân tố không gian cho việc tìm kiếm vị trí tối ưu và chi phí tốithiểu cho các nhà máy sản xuất Các điểm để định vị một ngành công nghiệp giảmthiểu chi phí vận chuyển và lao động yêu cầu phân tích của ba yếu tố:

- Các điểm vận chuyển tối ưu dựa trên các chi phí về khoảng cách với "chỉ sốvật liệu", tỷ lệ trọng lượng với các sản phẩm trung gian (nguyên liệu) đến thành phẩm

- Các biến dạng lao động, trong đó nhiều nguồn thuận lợi hơn của lao động làmcho chi phí thấp hơn có thể biện minh cho khoảng cách vận chuyển lớn hơn

- Các lực tích tụ và không tích tụ [90]

Vấn đề xác định vị trí cho một ngành công nghiệp ngày càng phù hợp với thịtrường toàn cầu ngày nay và các tập đoàn xuyên quốc gia Chỉ tập trung vào các cơ chếcủa mô hình Weber có thể biện minh khoảng cách vận chuyển lớn hơn đối với lao động

rẻ và chưa được khai thác nguyên liệu thô Khi nguồn tài nguyên đang cạn kiệt hoặc cónhững vấn đề nảy sinh của người lao động, ngành công nghiệp có thể di chuyển đếncác nước khác nhau [trong 35]

Tóm lại, mục đích của sự định vị công nghiệp tập trung là để “cực tiểu hóa chiphí và cực đại hóa lợi nhuận” Lý thuyết này coi trọng vai trò của thành phố và xem

Trang 17

thành phố là trung tâm thị trường, thành phố có lực hút lớn để lan tỏa ra xung quanh.

Lý thuyết này chỉ phù hợp với một nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của quá trình côngnghiệp hóa và đô thị hóa Và A Weber là người đầu tiên nghiên cứu lý thuyết tổng hợp

về định vị công nghiệp, đưa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp

c Lý thuyết các điểm trung tâm của W Christaller - (Đức, 1933)

Sự phân bố và kích thước của các vị trí đô thị là một câu hỏi quan trọngtrong khoa học đô thị Walter Christaller, một nhà địa lý Đức, là người đầu tiên đưa

ra “Lí thuyết điểm trung tâm” (CPT) vào năm 1933 Christaller đang nghiên cứu cáckhu định cư đô thị ở miền nam nước Đức và lý thuyết cao cấp này như một phươngtiện để nhận biết làm thế nào các khu định cư đô thị phát triển và có khoảng cáchtrong mối quan hệ với nhau [87, trong 83]

Một vị trí trung tâm là một khu định cư hoặc một điểm nút phục vụ khu vựcxung quanh với hàng hoá và dịch vụ (Mayhew, 1997) [trong 83, 85] Mô hình củaChristaller cũng được dựa trên tiền đề rằng tất cả các hàng hoá và dịch vụ được muabởi người tiêu dùng từ các địa điểm trung tâm gần nhất, mà nhu cầu được đặt trêntất cả các địa điểm trung tâm trong đồng bằng tương tự, và rằng không có nơi tậptrung nào thực hiện lợi nhuận quá mức

CPT của Christaller đã được phát triển từ khái niệm về tập trung như mộtnguyên tắc đặt hàng Chirstaller đề xuất rằng nếu tập trung khối lượng xung quanhhạt nhân là một hình thức cơ bản về trật tự, thì cùng một nguyên tắc có thể đánhđồng với việc tập trung hóa tại các khu định cư đô thị Mô hình Christaller đề xuấtmột sự sắp xếp thứ bậc của các khu định cư và khái niệm mô hình với sự sắp xếplục giác Các hình lục giác tốt nhất tương đương một vòng tròn bảo hiểm tối đa vàmột số vấn đề của chồng chéo trong sắp xếp tròn đã được gỡ bỏ từ sắp xếp lục giác.Quy mô dân số và tầm quan trọng của trung tâm không nhất thiết đồng nghĩa,nhưng các trung tâm của nơi này đã được xác định về tầm quan trọng của nó trongkhu vực xung quanh nó [trong 85]

Các lý thuyết bao gồm các khái niệm cơ bản của trung tâm, ngưỡng, và phạm

vi Tính trung tâm vẽ đến một nơi cụ thể Ngưỡng là thị trường tối thiểu cần thiết để

Trang 18

mang lại một công ty mới hoặc nhà cung cấp dịch vụ mới, sự tồn tại thành phố và

giữ cho nó hoạt động, và phạm vi là khoảng cách tối thiểu trung bình mà mọi người

sẽ đi du lịch để mua các dịch vụ, hàng hóa Đây là nguyên tắc tiếp thị trong mô hìnhcủa Christaller [trong 83, 85]

Trong những năm 1940, August Losch, một nhà kinh tế Đức đã mở rộng vàsửa đổi cho CPT của Christaller Ông xây dựng một mô hình tiêu dùng dựa trên cơcấu hành chính và sản xuất nhưng trái ngược với các trung tâm dịch vụ trong môhình của Christaller Losch bắt đầu từ "đáy" của mô hình bằng cách xem xét mộttrong những "khách hàng tương đương" hoặc một đơn vị tiêu thụ và xây dựng từ đó[trong 35, 85]

Từ các lý thuyết trên đây đã hình thành lý thuyết mang tính qui luật trongphân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự mangtính qui luật trong phân bố các thành phố, các đô thị, các thị trấn, làng mạc nôngthôn, sau này được áp dụng trong nghiên cứu phân cấp đô thị, xác định các núttrọng điểm trong một lãnh thổ nhất định

d Lí thuyết phát triển các cực

François Perroux giới thiệu ý tưởng của “Cực tăng trưởng kinh tế” vào năm

1949 Ông và những người khác đã mở rộng thêm khái niệm này, nhưng vẫn không

có nhiều sự đồng thuận trong giới nghiên cứu Tuy nhiên, nó đã có ảnh hưởng mạnh

mẽ đối với các nhà hoạch định chính sách Các nhà hoạch định chính sách cho rằngcác nhà kinh tế có thể cung cấp các phân tích kỹ thuật cần thiết để tăng thêm ýnghĩa cho chính sách dựa trên khái niệm cực tăng trưởng Khái niệm trực quan củacác cực tăng trưởng xác định một cực tăng trưởng là một ngành công nghiệp hoặcmột nhóm ngành công nghiệp Tuy nhiên, Perroux quy định các cực tăng trưởng

trong ý tưởng của ông là không gian kinh tế trừu tượng Perroux cho rằng không

gian kinh tế trừu tượng là có ba loại:

- Một kế hoạch kinh tế

- Một trường lực hoặc ảnh hưởng

- Một tổng thể đồng nhất

Trang 19

Vì quan niệm trừu tượng về cực tăng trưởng nên Perroux phủ nhận khônggian kinh tế trừu tượng có thể tương ứng với một khu vực địa lý như là một thànhphố hoặc khu vực [trong 89]

Bất chấp sự từ chối của Perroux rằng các cực tăng trưởng ứng dụng trong khônggian địa lý, các ý tưởng này đã được vận dụng vào không gian địa lý Ví dụ, nền kinh tếkhu vực của Paris có thể được coi là một cực tăng trưởng Trường hợp của Paris chothấy ảnh hưởng của sự phân cực trên khu vực địa lý bao quanh không phải luôn luôntích cực Sự hấp dẫn của Paris quá lớn nên nó đã vô cùng khó khăn để thúc đẩy pháttriển kinh tế ở bất kỳ khu vực bên ngoài khu vực Paris Các nhà hoạch định chính sách

Pháp đề cập đến điều này như là hiện tượng của Paris và sa mạc Pháp

Ở Mỹ, khái niệm cực tăng trưởng thường được hiểu như việc nhấn mạnh vị

trí địa lý và nó được gọi là trung tâm tăng trưởng Các trung tâm tăng trưởng có liên

quan đến các khái niệm về tích tụ [trong 35] Trong nhiều phương diện, các tácphẩm của Mỹ về các trung tâm tăng trưởng gần như độc lập với Perroux và tư tưởngPháp về các cực tăng trưởng

Nhà kinh tế người Mỹ, John R Friedman, đã phát triển một khái niệm có liênquan nhưng khác biệt với những ý tưởng của các cực tăng trưởng và trung tâm tăngtrưởng Nó được gọi là vật chất của trung tâm so với ngoại vi Friedman đã pháttriển ý tưởng này trong việc phân tích các mối quan hệ của các khu vực bên trongcủa Venezuela đối với các vùng ven biển Những người khác đã mở rộng khái niệmđối với mối quan hệ của trung tâm Bắc Đại Tây Dương của Tây Âu và Bắc Mỹ đếnchâu Mỹ La tinh, châu Phi và Đông Nam Á [trong 35, 88]

Nhìn chung các khái niệm về các cực tăng trưởng ban đầu không gắn vớiviệc phân tích các vấn đề kinh tế vùng Tuy nhiên ý tưởng về cực tăng trưởng đã cómột vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách khu vực

Lí thuyết cực tăng trưởng đã được áp dụng rộng rãi ở châu Á, nhất là ở cácnước ASEAN và qua thực tế đã có nhiều kinh nghiệm và kết quả thích hợp với cácquốc gia còn thiếu vốn cần kêu gọi vốn nước ngoài Đây cũng là lí thuyết giải thích

sự cần thiết của phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm

Trang 20

Trong các lí thuyết này thì lí thuyết các điểm trung tâm và lí thuyết phát triểncác cực được đặc biệt quan tâm Đặc biệt là việc vận dụng nó vào tổ chức lãnh thổcông nghiệp Nghệ An với việc hình thành mạng lưới đô thị tạo ra lực hút của lãnhthổ nhằm thúc đẩy sự ra đời của các điểm CN, CCN, KCN.

1.1.2 Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1.1.2.1 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nềnsản xuất xã hội theo lãnh thổ Nó có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước

Trải qua quá trình lâu dài, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, thuật ngữ “tổchức lãnh thổ công nghiệp” được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu khoa học và

thực tiễn A.T.Khơrusov (1979) đã cho rằng: TCLTCN là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao [trong 49]

“Ở Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất: Tổ chức lãnh thổcông nghiệp là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụcho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên phạm vi mộtlãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bênngoài của lãnh thổ đó” [trong 49]

Như vậy, tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc tìm ra các mối liên kết khônggian, là việc bố trí hợp lí các cơ sở kinh tế trên một lãnh thổ nhất định Nói cách khác,đối với công nghiệp, đây là việc định vị các xí nghiệp, các khu công nghiệp để tạo nêncác không gian công nghiệp thuộc các cấp khác nhau, trên cơ sở các lợi thế so sánh củatừng lãnh thổ sao cho đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường

1.1.2.2 Các đặc tính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có 3 đặc tính cơ bản, đó là:

Trang 21

+ Tính kết cấu hệ thống + Tính lãnh thổ

+ Tính đa phương án [75]

Tính kết cấu hệ thống: Tổ chức là sắp xếp các đối tượng đa dạng, luôn luôn

vận động và phát triển, chúng độc lập tương đối và có tác động qua lại Hệ thốnglãnh thổ có giới hạn, sức chứa của nó quy định tính chất và trình độ phát triển Do

đó, cấu trúc các ngành công nghiệp trên lãnh thổ cần được định hướng nhằm đảmbảo sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng và hiệu quả

Tính lãnh thổ: Tính lãnh thổ thể hiện ở sự đa dạng không gian Trong một

vùng có nhiều tiểu vùng với các điều kiện không thật giống nhau làm cho việc phân

bố các ngành công nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trong vùng

có sự đa dạng linh hoạt nên tổ chức phải có những xem xét liên lãnh thổ và để một

"biên độ" thay đổi sau đó

Tính đa phương án: quá trình xây dựng phương hướng tổ TCLTCN có thể gặp

khó khăn do thiếu thông tin, thiếu nhiều căn cứ cần thiết khi nghiên cứu tổ chức lãnhthổ; đồng thời việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới TCLTCN trong tương lai cũng bịnhiều giới hạn bởi các nhân tố dự báo thay đổi khó lường, nên khi xây dựng phươnghướng TCLTCN cần phải tính toán nhiều phương án, trong đó có một phương án chủđạo được lựa chọn để thực hiện

1.1.2.3 Nguyên tắc tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải thoả mãn yêu cầu về khả năng tàinguyên và nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt hiệu quả kinh

tế xã hội cao

- Hài hoà, tương tác, hỗ trợ cùng phát triển đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hộicho tổng thể

- Sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ

- Phải kiến thiết cho được những khu nhân (những trung tâm đô thị, thànhphố, khu vực ngoại vi) để tạo động lực cho sự hình thành các hình thức tổ chức lãnhthổ công nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất [80]

Trang 22

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên được coi là cơ sở quan trọng trong việc phát triểncông nghiệp, nhất là khi công nghiệp mới phát triển ở giai đoạn đầu Chúng ảnhhưởng đến việc lựa chọn ngành công nghiệp để sản xuất, tình hình phát triển cũngnhư việc tổ chức lãnh thổ của ngành

+ Khoáng sản: là một trong những nguồn lực hàng đầu ảnh hưởng đến việc

tổ chức lãnh thổ công nghiệp Các loại khoáng sản với những đặc điểm về số lượng,trữ lượng, hàm lượng (chất lượng) và sự kết hợp các loại khoáng sản theo lãnh thổ

sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp trên lãnh thổ đó

+ Tài nguyên nước: Bất cứ một hoạt động sản xuất nào cũng cần đến nước,

đặc biệt là công nghiệp vì đây là ngành sản xuất vật chất Do tính chất của ngànhsản xuất nên sử dụng nước trong công nghiệp có những đòi hỏi riêng về số lượng vàchất lượng nước Nước là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như thuỷ điện,nhiệt điện, nhà máy giấy, dệt, Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp

và thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp

+ Khí hậu: tham gia như một nguồn lực có ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ

công nghiệp ở hai điểm chính: Chúng chi phối việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sảnxuất; sự đa dạng, phức tạp của khí hậu theo không gian và theo mùa tạo điều kiện choviệc đa dạng hoá tập đoàn cây trồng, vật nuôi, là cơ sở để phát triển các ngành côngnghiệp chế biến nông sản Các hiện tượng thời tiết xấu như bão, nước lớn gây ngậplụt có ảnh hưởng nhất định đến việc định vị các xí nghiệp hợp lý theo lãnh thổ cũngnhư đến thời gian hoạt động của chúng

Trang 23

Ngoài ra đất đai, tài nguyên sinh vật cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn vàđịnh vị của các xí nghiệp.

b Dân cư và nguồn lao động

Công nghiệp là ngành sản xuất đòi hỏi phải có đội ngũ lao động đủ trình độchuyên môn và tay nghề Dân cư với những tập quán sản xuất, tiêu dùng và nguồnlao động có vai trò lớn trong việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở hai góc độ: sảnxuất và tiêu dùng

Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu trong công nghiệp, cả xét về số lượng lẫnchất lượng Nơi có nguồn lao động dồi dào, rẻ thì nơi đó có khả năng để phân bố và pháttriển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động: công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàngtiêu dùng Nơi có đội ngũ lao động với chất lượng cao thì cho phép phát triển các ngành

có hàm lượng kĩ thuật cao như điện tử, chế tạo

Xét về mặt tiêu dùng: Dân cư vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ cácsản phẩm công nghiệp, vì thế thị trường tiêu thụ gắn với số dân có thể coi là mộtnguồn lực quan trọng

c Trình độ khoa học - công nghệ “là yếu tố quan trọng để thực thi các

phương án tổ chức không gian” [80] Những tiến bộ về khoa học và công nghệ sẽ làmthay đổi khả năng khai thác lãnh thổ cả về chiều rộng và chiều sâu Những qui trìnhkhai thác và sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại sẽ làm giảm thiểu sự lãng phí tàinguyên và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các công nghệ trong lĩnh vực xử lí chấtthải công nghiệp Sự phát triển của khoa học - công nghệ sẽ tạo khả năng tận dụngđược các phụ phẩm và phế phẩm để đưa vào quá trình tái sản xuất, làm đa dạng hóasản phẩm tạo điều kiện cho sự ra đời các dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín, tiếtkiệm cao nhất các chi phí sản xuất và tăng khả năng tập trung hóa sản xuất trong mộtkhông gian nhất định

d Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

- Mạng lưới đô thị có vai trò là nhân tố thu hút đối với hoạt động sản xuất

công nghiệp nói chung, sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệpnói riêng

Trang 24

- Kết cấu hạ tầng phục vụ ngành công nghiệp bao gồm cơ sở hạ tầng (hệ

thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước ) và cơ sở vậtchất kĩ thuật có vai trò ngày càng quan trọng trong phân bố công nghiệp Sự tậptrung cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ đã làm thay đổi vai trò của nhiều nhân tố phân

bố công nghiệp, đem lại nhiều yếu tố mới trong bức tranh TCLTCN

- Sự hỗ trợ về năng lượng, nguyên vật liệu từ bên ngoài có tác động thúc

đẩy nhanh hơn việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp

e Môi trường chính sách

Các chiến lược và đường lối cũng như các chính sách và cơ chế quản lý củaNhà nước cũng như của từng địa phương đối với việc phát triển công nghiệp có thểthúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển công nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ côngnghiệp nói riêng; vì thế, chúng phải dựa trên những điều kiện cụ thể và phù hợp vớinhu cầu thị trường

f Các nguồn lực tài chính

- Nguồn vốn, ngân sách quốc gia đầu tư cho công nghiệp cũng ảnh hưởng

không nhỏ đến việc TCLTCN, đặc biệt là những nước chậm phát triển

- Các dòng vốn đầu tư từ bên ngoài có ảnh hưởng đến việc lựa chọn xí nghiệp,

hướng chuyên môn hoá, ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ Các dòng vốn đầu tư, đặcbiệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự pháttriển của TCLTCN, làm tăng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của các hình thức tổchức lãnh thổ công nghiệp

g Thị trường và các mối quan hệ liên lãnh thổ

- Thị trường trong và ngoài nước

Ở trong nước, các đô thị lớn ngoài chức năng trung tâm - hạt nhân côngnghiệp còn là thị trường quan trọng, khuyến khích sự phát triển của sản xuất Thịtrường quốc tế cũng rất quan trọng, vì sản phẩm công nghiệp trong nước luôn nhằmthỏa mãn thị trường trong nước và hội nhập với thị trường quốc tế

- Các xu thế kinh tế quốc tế, các mối quan hệ hợp tác liên vùng, quốc tế có

tác dụng thúc đẩy quá trình tổ chức lãnh thổ nhanh hay chậm

Trang 25

“Thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các vùng khác, nhữngquan hệ về dùng chung mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên vùng, nhữngquan hệ nguyên liệu - sản phẩm giữa các vùng lãnh thổ, tính chất thị trường khuvực… mà tác động đến sự thay đổi tổ chức không gian” [80] của ngành công nghiệp

Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu là: sự hỗ trợ vốn đầu tư, chuyển giao kĩ thuật

và công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lý

Ngoài ra, sự phát triển của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp và dịch

vụ cũng tác động đến sự phân bố và tổ chức công nghiệp Đồng thời sự phát triểncủa công nghiệp lại thúc đẩy nhanh hơn các quá trình công nghiệp hoá trong nôngnghiệp như cơ giới hoá, hoá học hoá

Tóm lại, TCLTCN chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn lực, chúng không tácđộng riêng lẻ mà tác động tổng hợp, đồng thời Tuy nhiên, thường ở một lãnh thổ cụthể có một hay một vài nhân tố chủ đạo, đóng vai trò quyết định

Các trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị luôn có những điều kiện thuận lợicho sự ra đời và phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Bởi lẽ, nơiđây thường hội tụ những thế mạnh về kết cấu hạ tầng, nguồn lao động có chất lượngcao, thị trường tiêu thụ rộng lớn do dân đông và thị hiếu tiêu dùng cũng đa dạng

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong cũngnhư các nhân tố bên ngoài lãnh thổ Trong đó, yếu tố quyết định đến sự hình thành và

tổ chức lãnh thổ phải kể đến là các nhân tố bên trong Các nhân tố bên ngoài có vai trò

bổ trợ, thúc đẩy nhanh hơn quá trình này Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể,nhân tố bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí có thể có ý nghĩa quyết định đến tổ chứclãnh thổ công nghiệp

1.1.2.5 Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a, Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới

Các hình thức TCLTCN rất đa dạng và phong phú Lịch sử nghiên cứu cáchình thức TCLTCN đã có từ lâu, song cho tới nay quan niệm về các hình thứcTCLTCN có những nét khác nhau giữa các nước

- Khái niệm công viên công nghiệp hay khu công nghiệp

Trang 26

Một khu công nghiệp (industrial park hoặc industrial estate) là một khu vựcquy hoạch cho mục đích phát triển công nghiệp Các khu công nghiệp thường đượcđặt bên ngoài khu dân cư chính của thành phố và thường cung cấp các dịch vụ vậnchuyển tốt, bao gồm cả đường bộ và đường sắt [98] Các khu công nghiệp thườngnằm gần nút giao thông cơ sở, đặc biệt là nơi tập trung nhiều loại hình vận tải:đường cao tốc, đường sắt, sân bay, và các cảng

Việc xây dựng khu công nghiệp dựa trên một số cơ sở:

+ Để có thể tập trung chuyên dụng cơ sở hạ tầng trong một khu vực đượcgiới hạn để giảm chi phí kinh doanh trên cơ sở hạ tầng đó Như vậy cơ sở hạ tầngbao gồm đường, đường sắt, cảng biển, cung cấp điện năng lượng cao (thường baogồm cả điện ba pha), cáp thông tin cao cấp, cung cấp lượng nước lớn và khối lượng

Khu công nghiệp khác nhau thực hiện các tiêu chí này ở mức độ khác nhau.Nhiều cộng đồng nhỏ đã thành lập các khu công nghiệp chỉ với việc gần một loạiphương tiện giao thông duy nhất như đường cao tốc hay đường sắt và với cơ sở hạtầng cơ bản nhất, thậm chí không có một đảm bảo nào cho môi trường Từ nhữngnăm 1970 đến 1990, người ta đã chứng kiến vô số những công viên công nghiệp ở

Mỹ phát triển và cho đến bây giờ nhiều công viên đã trở nên vô ích Các công viênnày bị chỉ trích do biệt lập với đời sống đô thị và có nhiều công viên đã phá hủy các

Trang 27

vùng đất nông nghiệp có giá trị và có năng suất cao, và một vấn đề nữa là các côngviên công nghiệp ngày càng xa rời với thị trường lao động [35].

Ngoài ra, mới đây người ta còn đề xuất khái niệm công viên công nghiệpsinh thái Nó được xác định là loại hình công viên tuân thủ các nguyên tắc sinh tháihọc công nghiệp, trong đó các hoạt động công nghiệp được gắn kết với nhau vàchúng hỗ trợ chứ không phá hủy hệ sinh thái Đây là khái niệm còn tương đối mớinên chưa có một định nghĩa chuẩn và được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên người tachấp nhận những đặc điểm chung của một công viên công nghiệp sinh thái là: mộtcộng đồng các doanh nghiệp cộng tác với nhau và với cộng đồng địa phương đểchia sẻ một cách hiệu quả các nguồn (thông tin, nguyên vật liệu, nước, năng lượng,

cơ sở hạ tầng và nơi sinh cư tự nhiên), bằng cách hướng đến các kết quả kinh tế,chất lượng môi trường, và củng cố các nguồn lực con người cho các doanh nghiệp

và cộng đồng địa phương [35]

Như vậy, khái niệm công viên công nghiệp hay khu công nghiệp ở các nướcphương Tây và các nước phát triển không mang nhiều tính chất hàn lâm mà gắn vớithực tiễn và nhấn mạnh nhiều đến quan niệm, nội dung, đặc điểm cũng như quátrình hình thành khu công nghiệp nhằm xác định hiệu quả thực tế của hình thức tổchức lãnh thổ này

- Khái niệm quận công nghiệp

Thuật ngữ “quận công nghiệp” (industrial district) lần đầu tiên được AlfredMarshall sử dụng trong cuốn sách “Các nguyên tắc kinh tế học” (1922) của ông[trong 84] Trong kinh tế học thuật ngữ này đã phát triển và ngày nay nó có nghĩa làquá trình chuyên môn hóa kinh tế xuất hiện thông qua việc tập hợp thành cụm côngnghiệp tại các vùng đô thị Trong mô hình ban đầu của quận công nghiệp, Marshallhình dung ra một khu vực sản xuất mà cơ cấu kinh doanh bao gồm các doanhnghiệp địa phương sở hữu, ra quyết định đầu tư và sản xuất tại địa phương Qui mônền kinh tế thấp và các giao dịch thương mại chỉ diễn ra giữa người mua và ngườibán trong khu vực quận công nghiệp với các hợp đồng và cam kết dài hạn Như vậy,

sự hợp tác với các công ty bên ngoài dường như là tối thiểu Vậy, điều đặc biệt của

Trang 28

mô hình quận công nghiệp của Marshall chính là bản chất và chất lượng của thịtrường lao động địa phương và độ linh hoạt của các hoạt động diễn ra trong quậncông nghiệp Quận này được xem như là một cộng đồng tương đối ổn định, chophép sự phát triển mạnh mẽ của bản sắc văn hóa địa phương và chuyên môn côngnghiệp được chia sẻ [trong 84].

Từ khái niệm này, có thể nhận định các quận công nghiệp đầu tiên và tiêu biểubắt đầu từ Bắc Ý, là nơi các cụm công nghiệp với các xí nghiệp vừa và nhỏ phát triểnrất mạnh Các cụm công nghiệp này có vị trí gần kề và chuyên môn hóa hẹp và sâu

Mô hình này đã có những thành công nhất định, đáng chú ý nhất trong số này là côngnghiệp dệt may trong Carpi và Prato, các đồ nội thất trong Brianza và Casrina, côngnghiệp giày dép ở Vigerano và Puglia Lần đầu tiên các máy công cụ của Ý đã xuấtkhẩu trên toàn châu Âu, máy đóng gói của Bologra đã xuất khẩu sang Nhật Bản Nhưvậy, với những thành công của các quận công nghiệp Ý dựa trên các xí nghiệp vừa vànhỏ đã kích thích các tổ chức kinh tế của toàn thế giới chấp nhận thúc đẩy phát triểncụm như một cách tiếp cận mới nhằm kích thích tăng trưởng và tạo việc làm [84]

Một số khu vực đã được chỉ định là quận công nghiệp, chủ yếu là do khảnăng cạnh tranh, tăng trưởng của nó, mô hình tích tụ và tương đồng nhất định với

mô hình quận công nghiệp của Marshall Các ví dụ nổi tiếng nhất: Bắc Mỹ là khuvực của Hollywood, Silicon Valley và Orange County Các học giả Anh đã xác địnhđược khu vực giữa London và Bristol, tại Pháp là Grenoble, Montpellier và Sophia-Antipolis; tại Thụy Điển khu Gnösjo; ở Đức, Baden-Württemberg, một số vùng củaTây Ban Nha và Đan Mạch… [84]

Như vậy, khái niệm quận công nghiệp có những nét đặc trưng riêng so vớikhái niệm công viên công nghiệp hay khu công nghiệp Về qui mô quận côngnghiệp nhỏ hơn khu công nghiệp do nó là tập hợp của các xí nghiệp vừa và nhỏ.Mặt khác, mối liên kết giữa bên ngoài và bên trong quận công nghiệp là mối liênkết yếu Tuy nhiên, điểm đặc sắc của nó là nằm trong khu vực đô thị, cho phép pháthuy những nét đặc thù của văn hóa địa phương với các sản phẩm truyền thống và cótính năng động cao

Trang 29

Cũng giống như phương Tây, các nước trong khu vực Châu Á nhấn mạnhđến quan niệm và quá trình hình thành các KCN Hơn 40 năm qua, một số nước đã

có nhiều thành công trong việc xây dựng những KCN, khu chế xuất, khu thươngmại tự do, khu kinh tế cửa khẩu và nó đã có vai trò tích cực đối với sự phát triểnkinh tế của các nước này

Việc phát triển các KCN, khu chế xuất ở một số nước Châu Á đã góp phầncho những nước này tăng trưởng xuất khẩu hoặc gián tiếp tăng, bởi có KCN chỉ đẩymạnh sản xuất công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa song đã có tác dụnggiảm nhập khẩu Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiếp thu côngnghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến đã tạo ra lợi nhuận cao, đẩy mạnh đô thịhoá, phát triển kinh tế - xã hội từng vùng và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế

b, Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam

Trước thập kỉ 90 của thế kỉ XX hầu như chưa có các nghiên cứu về các hìnhthức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam Năm 1994, Viện chiến lược phát triển(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Namlà: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, dảicông nghiệp, vùng (địa bàn) công nghiệp trọng điểm

- Điểm công nghiệp

Điểm công nghiệp thường là một hay hai xí nghiệp phân bố riêng biệt, có kếtcấu hạ tầng riêng, gần nguồn nguyên liệu hoặc tiêu thụ và có thể là hạt nhân để pháttriển thành cụm hay KCN [49]

Ví dụ: các nhà máy sản xuất xi măng (Hoàng Thạch, Bỉm Sơn ) lấy nguyênliệu từ đá vôi nên thường phân bố gần nguồn nguyên liệu, do đó 1 nhà máy là mộtđiểm công nghiệp

- Cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp bao gồm một vài xí nghiệp công nghiệp và được phân bố trênmột khu vực nhỏ, không có ranh giới rõ ràng và không có Ban quản lý riêng CCN đượcphân bố ở các thị trấn, thị xã, dọc theo các trục giao thông

Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

Trang 30

105/2009/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý CCN, tạo khung pháp lý thống nhất về quy hoạch, thànhlập, mở rộng, đầu tư và quản lý nhà nước đối với các CCN trên cả nước.

Cụm công nghiệp được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện:

+ Có quy mô diện tích không quá 50ha, trường hợp cần thiết phải mở rộng CCNhiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha

+ Được thành lập chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất,các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sảnxuất, kinh doanh

+ Có trong Quy hoạch phát triển CCN đã được phê duyệt

+ Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN và có khả năng đạt tỷ lệ lấp đầykhông thấp hơn 30% trong vòng 1 năm sau khi thành lập [51]

Đây là các điều kiện rất cần thiết để khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệuquả quỹ đất của từng địa phương, đảm bảo tính khả thi của CCN, tránh đầu tư dàntrải gây lãng phí nguồn lực của xã hội

- Khu công nghiệp

So với khái niệm của khoa học địa lý Xô viết, KCN ở Việt Nam là một hìnhthức TCLTCN hoàn toàn khác Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ banhành ngày 14/3/2008 qui định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế, thì KCN ởnước ta là KCN tập trung do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xácđịnh, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất côngnghiệp, không có dân cư sinh sống [14]

Ngoài ra, một biến dạng của KCN là khu chế xuất Đây là KCN chuyên sảnxuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt độngxuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự vàthủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này

+ Điều kiện thành lập KCN:

* Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được phê duyệt

* Tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN đã được thành lập trên địabàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu

Trang 31

tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.

+ Khu công nghiệp ở nước ta có các đặc điểm sau:

* Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp trên một khu vực có ranh giới rõràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng

* Các xí nghiệp nằm trong KCN được hưởng quy chế ưu đãi riêng

* Có Ban quản lý thống nhất

* Có sự phân cấp về quản lý và tổ chức sản xuất

+ Phân loại:

Theo vị trí địa lý:

* Khu công nghiệp nằm ở trung du hay miền núi

* Khu công nghiệp ven biển

* Khu công nghiệp dọc theo quốc lộ

* Khu công nghiệp nằm trong các thành phố lớn

Theo tính chất chuyên môn hoá, cơ cấu và đặc điểm sản xuất:

* Khu công nghiệp chuyên môn hoá (sử dụng một loại nguyên liệu cơ bản)

* Khu công nghiệp tổng hợp (cơ cấu đa dạng với nhiều ngành sản xuất)

* Khu chế xuất (sản xuất chủ yếu để xuất khẩu)

Theo quy mô:

* Khu công nghiệp có quy mô lớn, có diện tích trên 300 ha

* Khu công nghiệp có quy mô vừa, có diện tích từ 150 - 300 ha

* Khu công nghiệp có quy mô nhỏ có diện tích dưới 150 ha

Tính chất độc lập hay phụ thuộc:

* Khu công nghiệp nằm ngoài các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp caohơn nó

* Khu công nghiệp là một bộ phận của trung tâm hay dải công nghiệp

Theo trình độ công nghệ chia ra khu công nghiệp kỹ thuật cao

Theo phương diện tổ chức lãnh thổ chia khu công nghiệp làm 5 nhóm lớn:

* Khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở một xí nghiệp liên hợp

* Khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở các xí nghiệp có mối liên hệ chặt

Trang 32

chẽ về kĩ thuật và công nghệ theo chu trình năng lượng sản xuất nhất định.

* Khu công nghiệp hình thành trên cơ sở các xí nghiệp chỉ sử dụng chung kếtcấu hạ tầng mà không có mối liên hệ về công nghệ

* Khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở chuyên môn hoá khai tháckhoáng sản và các xí nghiệp phục vụ có liên quan với việc sử dụng chung kết cấu hạtầng và ban quản lý thống nhất

* Khu công nghiệp được hình thành do sự tập hợp ngẫu nhiên của các xínghiệp hầu như không có mối liên hệ sản xuất, không sử dụng chung kết cấu hạtầng và trên một lãnh thổ không có ranh giới rõ rệt [49]

- Trung tâm công nghiệp

Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đôthị vừa và lớn Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số KCN, CCN vớinhững xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận Các hạt nhân nàythường là cơ sở cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp

Các trung tâm công nghiệp rất đa dạng Có thể phân loại các trung tâm côngnghiệp trên cơ sở một số tiêu chí tiêu biểu như: vai trò của nó trong sự phân cônglao động theo lãnh thổ, giá trị sản xuất, tính chất CMH và đặc điểm sản xuất… [49]

- Dải công nghiệp

Đây là một hình thức TCLTCN của Việt Nam Dải công nghiệp là sự đanxen và kéo dài dọc theo các trục đường giao thông quan trọng của các điểm côngnghiệp, CCN và cả các KCN Chúng thường xuất hiện từ các đô thị lớn (đồng thờicũng là các trung tâm công nghiệp lớn) và lan toả theo các hướng có nhiều thuân lợi

về giao thông vận tải và các điều kiện khác Các dải công nghiệp ở nước ta khôngnhiều, chủ yếu tập trung xung quanh các thành phố - trung tâm công nghiệp hàngđầu của cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các phụ cận [49, 80]

- Vùng (địa bàn) công nghiệp trọng điểm

Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đặc thù, nó tương đương vớicấp vùng công nghiệp của các nhà khoa học Xô Viết trước đây, nhưng quy mô nhỏhơn nhiều và cụ thể hơn

Trang 33

Vùng công nghiệp trọng điểm của nước ta có một số đặc điểm sau:

+ Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ côngnghiệp, nhưng ranh giới chỉ mang tính ước lệ, không rõ ràng về mặt pháp lý

+ Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấpđến cao, hoặc cũng có thể chỉ chứa đựng một vài hình thức tổ chức lãnh thổ côngnghiệp nào đó

+ Không có bộ máy quản lý riêng để chỉ đạo phát triển công nghiệp của cảđịa bàn Sự chỉ đạo này được tiến hành theo các Bộ chủ quản, các địa phương vàcác Ban quản lý khu công nghiệp [49]

Tuy nhiên, trên thực tế thì địa bàn công nghiệp trọng điểm của nước ta trùngvới các địa bàn kinh tế trọng điểm và chưa có nhiều nghiên cứu về hình thứcTCLTCN này

Hiện nay, công nghiệp Việt Nam đang được phân định theo 6 vùng lãnh thổ[52, 56] Trong đó:

Vùng 1: 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc

Vùng 2: 14 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Vùng 3: 10 tỉnh ven biển Trung bộ

Vùng 4: 4 tỉnh Tây Nguyên

Vùng 5: 8 tỉnh Đông Nam Bộ

Vùng 6: 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Việc phân chia lãnh thổ ra thành 6 vùng công nghiệp do Bộ Công Thương đềxuất và được Chính Phủ phê duyệt Sự phân chia này phần nhiều thiên về mặt quản

lí hành chính Tuy nhiên, cũng giống như hình thức địa bàn công nghiệp trọng điểmthì đây là hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất của nước ta và nó có thể bao gồm tất

cả các hình thức tổ chức lãnh thổ nhỏ hơn, nhưng không có bộ máy quản lý riêng

mà việc chỉ đạo phát triển công nghiệp do Bộ chủ quản đảm nhận

Như vậy, trong số các hình thức TCLTCN ở Việt Nam, KCN là một trongnhững hình thức quan trọng hàng đầu, tuy là hình thức khá mới mẻ nhưng đầy tiềm

Trang 34

năng ở Việt Nam, đã và đang có đóng góp tích cực cho công cuộc công nghiệp hoá

- hiện đại hoá đất nước

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Khái quát một số hình thức tổ chức lãnh thổ được hình thành ở Việt Nam

Từ sau năm 1990, TCLTCN Việt Nam đã bắt đầu được quan tâm thực sự và

có những chuyển biến tích cực nhằm tạo nên một cấu trúc lãnh thổ công nghiệphướng tới sự hợp lí và hiệu quả

- Các điểm công nghiệp

Các điểm công nghiệp ở nước ta chủ yếu là qui mô nhỏ, được hình thành hầu

hết ở các tỉnh, thành phố, thị xã nhằm khai thác nguồn nguyên liệu và tận dụng laođộng tại chỗ như: điểm công nghiệp chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La), chế biến càphê (Tây Nguyên), chế biến điều (Bình Phước)… Một số điểm công nghiệp có qui

mô lớn hơn trở thành những hạt nhân cho sự ra đời các CCN, KCN

- Các cụm công nghiệp

Các cụm công nghiệp được phân bố ở các đô thị nhỏ, dọc theo các trục giaothông Xu hướng phát triển các CCN ngành nghề truyền thống đang diễn ra ở nhiềutỉnh thành nhằm tập trung hơn nữa các ngành nghề truyền thống để có thể tiết kiệmchi phí sản xuất, tăng cao lợi nhuận và thu hút được sự chú ý của thị trường nhưCCN Liên Khê (Khoái Châu - Hưng Yên), CCN làng nghề công nghệ cao Tam Sơn(Từ Sơn - Bắc Ninh)… Trong quá trình phát triển, CCN có thể là hạt nhân để tạonên các KCN

- Các khu công nghiệp

+ Tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động của các KCN

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển (1991 - 2010), cả nước đã thành lậpđược 223 KCN với tổng diện tích tự nhiên là 57.264 ha phân bố trên 56/63 tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương Trong đó diện tích có thể cho thuê theo qui hoạch đạt gần40.000 ha, chiếm khoảng 65% đất qui hoạch các KCN [13]

Trong năm 2008, các KCN có những bước đột phá, với 48 dự án đầu tư phát triểnkết cấu hạ tầng KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập 44 KCN mới với tổng

Trang 35

diện tích tự nhiên đạt 15.675,6 ha tăng 73% so với năm 2007 và mở rộng 8 KCN vớitổng diện tích tự nhiên 2.810,8 ha tăng 41,1% so với 2007.

0 50 100

Số lượng Diện tích

Hình 1.1: Tình hình phát triển KCN giai đoạn 2001 - 2008

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Môi trường [13]

Tỉ lệ lấp đầy của các KCN đã vận hành ở mức 65 - 75% KCN đóng góp đáng kểvào kết quả thu hút đầu tư cả nước, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài Tính bình quânmột ha đất công nghiệp cho thuê thu hút vốn đầu tư khoảng 3,8 triệu USD Các KCNđóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt lãnh thổ công nghiệp Việt Namcũng như xây dựng tiềm lực công nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước Năm

2008, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN đạt 33,2 tỉ USD chiếm 38%GDP cả nước Các KCN đóng góp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của

cả nước, hàng năm đạt tỉ trọng trung bình khoảng 20% Tính bình quân một ha đấtcông nghiệp cho thuê đã tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 700.000 USD Giá trị xuấtkhẩu của các KCN liên tục tăng trong các năm gần đây, từ 8 tỉ USD năm 2006 lên10,8 tỉ USD năm 2007 và năm 2008 đạt 16,2 tỉ USD chiếm 25,8% tổng giá trị xuấtkhẩu của cả nước Với vai trò quan trọng của mình, các doanh nghiệp KCN đã nộpngân sách Nhà nước 2,6 tỉ USD Giá trị sản xuất kinh doanh trên một ha đất côngnghiệp đã cho thuê đạt 1,68 triệu USD/năm [13]

KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm Tính đến 31/12/2008, cácKCN đã thu hút trên 1,17 triệu lao động trực tiếp Tính bình quân một ha đất công nghiệp

Trang 36

đã cho thuê thu hút trên 70 lao động trực tiếp (trong khi một ha đất nông nghiệp chỉ thu hútđược 10 - 12 lao động) [13] Thống kê cho thấy phần lớn lao động làm việc trong KCN làlao động trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại, phươngthức tổ chức và quản lí sản xuất tiên tiến.

Đồng hành với sự phát triển KCN, cơ sở hạ tầng kinh tế như cảng biển, hệthống đường, điện, nước, thông tin liên lạc… tại các khu vực này cũng phát triển theo,

hạ tầng KCN cũng như những vùng xung quanh KCN có sự thay đổi nhanh chóng

* Quyền lợi của người lao động chưa được tôn trọng và đảm bảo Điển hìnhnhư vi phạm trong kí kết hợp đồng, kéo dài thời gian thử việc, kỉ luật sa thải tùy tiện,

an toàn lao động chưa được chú ý đúng mức

* Các điều kiện dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, và điều kiện ăn uống củacông nhân chưa được quan tâm chu đáo, điều kiện sinh hoạt và môi trường sốngkhông đảm bảo, thiếu hoạt động văn hóa - thông tin là nguyên nhân phát sinh nhiều tệnạn xã hội gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, tính ổn định của lực lượng laođộng và hiệu quả sản xuất lâu dài của doanh nghiệp

+ Áp lực môi trường từ hoạt động của các KCN

Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất vào các KCN nhằm

sử dụng hợp lí tài nguyên và năng lượng, tiết kiệm chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng

và sử dụng chung qui trình, công nghệ xử lí chất thải nâng cao hiệu quả tài nguyênthiên nhiên, năng lượng và hiệu quả xử lí nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đaảnh hưởng ô nhiễm môi trường cũng như giảm chi phí xử lí môi trường trên mộtđơn vị chất thải Ngoài ra, công tác quản lí môi trường đối với các cơ sở sản xuấttrong KCN cũng thuận lợi hơn

Trang 37

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, trong thực tiễn xây dựng và đi vào hoạtđộng, các KCN đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường:

* Quản lí môi trường KCN đòi hỏi cần phải có cơ chế và mô hình quản lí phùhợp Các qui định và thông tư về quản lí và bảo vệ môi trường KCN chưa giải quyếtđược triệt để các vấn đề liên quan đến mô hình quản lí môi trường KCN

* Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tínhphức tạp về môi trường cao, nên chất lượng công trình và công nghệ xử lí chất thảivẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đạt tiêu chuẩn môi trường

* Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng khối lượng thải lớn, trong khicông tác quản lí và xử lí chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó, phạm vi ảnhhưởng tiêu cực của nguồn thải KCN là rất lớn

Ngoài ra, qui hoạch hệ thống giao thông vận tải và cây xanh chưa được quan tâmđúng mức nhằm tạo bóng mát và sinh khối để bảo vệ môi trường KCN

Như vậy sự phát triển KCN đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường, đếncuộc sống của người lao động và cộng đồng xung quanh, ảnh hưởng đến sự phát triểnbền vững của đất nước Bởi vậy, cần phải có các giải pháp nhằm kiểm soát và cảithiện môi trường KCN

+ Về quản lý Nhà nước đối với KCN

Để giúp Chính phủ quản lý KCN, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết địnhthành lập các Ban quản lý KCN cấp tỉnh ở các tỉnh có KCN Trên cơ sở của cơ chế

uỷ quyền này đã hình thành và phát huy được cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”.Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã được trao nhiều quyền quyết định trong quản lý KCN,góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với KCN, rút ngắnthủ tục hành chính, giải toả tâm lý cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

- Các trung tâm công nghiệp cũng giữ một vai trò quan trọng trong bức tranh

phân bố công nghiệp Căn cứ vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân cônglao động theo lãnh thổ, có thể chia ra: các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia (HàNội, TP Hồ Chí Minh), các trung tâm có ý nghĩa vùng (Hải Phòng, Đà Nẵng, CầnThơ…) và các trung tâm có ý nghĩa địa phương (Việt Trì, Bắc Giang…)

Trang 38

Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp (và có thể một số chỉ tiêu khác để xácđịnh qui mô), có: trung tâm lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), trung tâm trung bình(Hải Phòng, Đà Nẵng…), trung tâm nhỏ (Việt Trì, Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang…)

Theo tính chất chuyên môn hóa và đặc điểm sản xuất, có: các trung tâm côngnghiệp tổng hợp (đa ngành) và trung tâm công nghiệp CMH Thậm chí, một sốthành phố - trung tâm công nghiệp ở nước ta được mang tên gắn liền với hướngCMH như thành phố dệt Nam Định… [49]

- Dải công nghiệp

Ở Việt Nam, dải công nghiệp có lẽ không nhiều và chưa thật tiêu biểu.Chúng thường tỏa ra theo các quốc lộ từ các thành phố - trung tâm công nghiệphàng đầu của cả nước như Tp Hồ Chí Minh và phụ cận, Hà Nội và phụ cận… Sựphát triển của các dải công nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển côngnghiệp của lãnh thổ và nhất là các tuyến giao thông huyết mạch và hàng loạt cácyếu tố khác Ở miền Bắc tiêu biểu là dải công nghiệp dọc quốc lộ 5 với sự mọc lêncủa nhiều nhà máy, KCN dọc hai bên quốc lộ kéo dài từ Hà Nội đến Hưng Yên -Hải Dương - Hải Phòng

- Vùng công nghiệp trọng điểm

Vùng (địa bàn) công nghiệp trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ nằmtrong địa bàn kinh tế trọng điểm của nước ta Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, trên phạm

vi cả nước đã và đang hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm Đó là vùng kinh tếtrọng điểm phía Bắc gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, HảiPhòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh; vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng,Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Vùng kinh tế trọng điểmphía Nam gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước và Long An Ba vùngnày có diện tích hơn 71,6 nghìn km2 với số dân 23081 nghìn người (2009 - theoTổng Cục thống kê), chiếm khoảng 21,6% về diện tích và 26,8% dân số cả nước.GDP (theo giá thực tế) của 3 vùng năm 2007 đạt 704,2 nghìn tỉ đồng chiếm 72,3%

Trang 39

GDP cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,2% (cả nước 8,5%) Riêng côngnghiệp chiếm gần 50% GDP công nghiệp của nước ta Rõ ràng, các vùng côngnghiệp trọng điểm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của cả nước Ngaytrong bản thân từng vùng kinh tế trọng điểm, công nghiệp và dịch vụ giữ vai tròquyết định bộ mặt kinh tế [54].

+ Vùng 2 gồm 14 tỉnh, thành (Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, HảiPhòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, TháiBình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc) được định hướng tập trung phát triển ngành cơkhí, nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hóa chất, luyệnkim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục pháttriển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biếnnông, lâm, thủy sản

+ Vùng 3 gồm 10 tỉnh, thành (Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, NinhThuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc và hóa dầu,

cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy, ngành điện tử vàcông nghệ thông tin

+ Vùng 4 gồm 4 tỉnh (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum) tập trung pháttriển thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản

+ Vùng 5 gồm 8 tỉnh, thành (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, BìnhPhước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh) tập

Trang 40

trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông,lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hóachất, hóa dược, phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuấtkhẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sảnphẩm có hàm lượng tri thức cao.

+ Vùng 6 gồm 13 tỉnh, thành (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, ĐồngTháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, TràVinh, Vĩnh Long) tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sảnhướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, ngành cơ khí phục

vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản, công nghiệp chế biếnnông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu [52]

Trong 6 vùng công nghiệp, vùng 5 chỉ chiếm 12,5% diện tích với 19,1% dân

số nhưng chiếm tới 53% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (theo giá thực tế năm2008) dẫn đầu cả nước về tỉ trọng công nghiệp Xếp thứ 2 là vùng 2 với 16,5% diệntích, 31,6% dân số và 26,3% giá trị sản xuất công nghiệp Các vùng công nghiệpchậm phát triển là vùng 1 chiếm 28,8% diện tích và 12,9% dân số nhưng chỉ đónggóp 2,8% cho giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và vùng 4 chỉ chiếm 0,6% giá trịsản xuất công nghiệp cả nước [54] Như vậy, tình trạng chênh lệch vùng trong hoạtđộng sản xuất công nghiệp có thể xem là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự chênh lệchtrong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng và giữa các địa phương của nước ta

Trong các hình thức TCLTCN có ở nước ta thì KCN là hình thức TCLTCN đượcquan tâm và đầu tư nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.KCN được coi là nơi thử nghiệm những chính sách kinh tế mới nhất, đặt biệt là các chínhsách đối ngoại và là đầu tàu tiên phong trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân

KCN phát triển sẽ đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường.KCN là nơi tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng có hiệu quả những thành tựu củakhoa học, công nghệ, làm tăng năng suất lao động, KCN góp phần tạo vốn và nângcao hiệu quả sử dụng vốn, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế và tăng năng lực xuất khẩu Trên cơ sở đó, trong phạm vi nghiên

Ngày đăng: 25/04/2015, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đào An (1998), “Khu công nghiệp Việt Nam”, Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khu công nghiệp Việt Nam”
Tác giả: Đào An
Năm: 1998
[7]. Ban quản lý KKT Đông Nam (03/02/2010), Báo cáo: “Về việc rà soát tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư và thành lập các khu công nghiệp Nghệ An” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về việc rà soát tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư và thành lập các khu công nghiệp Nghệ An
[8]. Vĩnh Bảo (2010), “Nóng đầu tư vào Nghệ An”, Website Nhịp cầu đầu tư:http://www.nhipcaudautu.vn/article.aspx?page=2&id=5409Ngày đăng: 26/07/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nóng đầu tư vào Nghệ An
Tác giả: Vĩnh Bảo
Năm: 2010
[9]. Lê Thanh Bình (1996), “Phân tích sự chuyển biến không gian kinh tế - xã hội nông thôn đồng bằng Bắc bộ hiện nay”, luận án phó tiến sĩ khoa học Địa lí - Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích sự chuyển biến không gian kinh tế - xã hội nông thôn đồng bằng Bắc bộ hiện nay”
Tác giả: Lê Thanh Bình
Năm: 1996
[11]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Chiến lược phát triển (2/2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam - Nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam - Nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế”
[12]. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (1996), “Cơ sở khoa học của tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: [12]. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (1996), “Cơ sở khoa học của tổ chức
Tác giả: Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường
Năm: 1996
[13]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, trang 4-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2009
[14]. Chính phủ (14/3/2008), Nghị định số 29 /2008/NĐ-CP: “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
[15]. Cục Thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê Nghệ An 2002, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009,2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Nghệ An
[18]. Mai Ngọc Cường (1997), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
[19]. Trần Văn Chử (2000), Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học phát triển
Tác giả: Trần Văn Chử
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
[20]. Nguyễn Ngọc Dũng, “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ, bền vững”, Website Khu công nghiệp:http://www.khucongnghiep.com.vn/news_detail.asp?ID=163&CID=163&IDN=2116&lang=vn Ngày đăng: Thứ sáu, 09/10/2009, 15:25 GMT+7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ, bền vững”
[21]. Trung Dũng (23/6/2010), “Tan hoang núi đá trắng ở Quì Hợp - Nghệ An”, Báo Sài Gòn Tiếp Thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tan hoang núi đá trắng ở Quì Hợp - Nghệ An”
[22]. Diễn đàn doanh nghiệp, “Khởi công nhà máy sản xuất Sắt xốp Kobelco Việt Nam”, Website Hiện đại hóa, Giờ đăng: Thứ sáu, 23 Tháng 7 2010 14:05http://www.hiendaihoa.com/Co-khi-May-moc/Nhan-vat-Su-kien-Nganh-co-khi/khoi-cong-nha-may-san-xuat-sat-xop-kobelco-viet-nam.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khởi công nhà máy sản xuất Sắt xốp Kobelco Việt Nam”
[23]. Lê Cao Đoàn (2001), Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp, thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp, thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: Lê Cao Đoàn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
[24]. Phan Tuấn Giang, “Định hướng chính để phát triển khu công nghiệp”, Vụ QL các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Website Khu công nghiệp Việt Nam:http://www.khucongnghiep.com.vn/news_detail.asp?ID=159&CID=-1&IDN=2247&lang=vnGiờ đăng: Thứ năm, 13/05/2010, 09:50 GMT+7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Định hướng chính để phát triển khu công nghiệp”
[25]. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 1,2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân
Tác giả: Ngô Đình Giao
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
[27]. Nguyễn Hiền (6/2008), Phân tích hệ thống trong tổ chức lãnh thổ - Tập bài giảng, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 39-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hệ thống trong tổ chức lãnh thổ
[10]. Bộ Công Thương, Cục Công nghiệp địa phương (2011), Các khu và cụm công nghiệp Bắc Trung Bộhttp://www.aip.gov.vn/ Link
[98]. Industrial Park Scheme 2008 http://www.incometaxindia.gov.in/archive/IndustrialParkScheme_04072008.pdf [99]. Industrial Park Benefitshttp://www.incometaxindia.gov.in/archive/CBDTPressRelease_04072008.pdf Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w