1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TÔN GIÁO

119 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

Bài tiểu luận giúp tìm hiểu một cách khá đầy đủ về nguồn gốc hình thành, các tác động của các tôn giáo, và những đặc điểm nổi bật của từng tôn giáo trên thế giới và Việt Nam. Tài liệu này giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn vầ lĩnh vực tôn giáo trong Địa Lý học...

11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … MỞ ĐẦU Tôn giáo là một trong những vấn đề nổi bật, có ảnh hưởng đến quá trình thay đổi và phát triển của bản đồ chính trị thế giới . Sự phát triển và phân bố của bức tranh tôn giáo là hệ quả của sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó không thể không nhắc đến yếu tố địa lí trong sự hình thành của nó. Việc phản ánh bức tranh tôn giáo dưới góc độ địa lí như là một trong những yêu cầu bắt buộc, nhằm mang đến cái nhìn toàn diện bức tranh tôn giáo hiện nay trên thế giới. Tôn giáo được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có địa lí học. Đối với trường phái địa lí Xô viết, khía cạnh tôn giáo trong địa lí hầu như không được đề cập. Địa lí học nghiên cứu thực trạng và tác động của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội với tư cách tôn giáo như một nhân tố ảnh hưởng. Ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, tôn giáo là một cái gì đó không thể thiếu được trong đời sống văn hóa và tinh thần của con người. Rõ ràng bỏ qua khía cạnh tôn giáo, địa lí học không thể giải thích đầy đủ được các hiện tượng đang diễn ra trong đời sống kinh tế-xã hội của một quốc gia hay một khu vực cụ thể. Với yêu cầu thực tiễn và nhu cầu tìm hiểu các khía cạnh tôn giáo dưới góc độ địa lí, nhóm tác giả đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “ Địa lí tôn giáo”làm đề tài cho bài báo cáo. Trong việc phản ánh góc độ địa lí trong tiến trình phân tích bức tranh tôn giáo, đề tài đã cố gắng tập trung làm rõ khía cạnh phân bố và đi vào phân tích quy luật của sự phân bố đó dưới tư cách là một yếu tố mang tính lịch sử và không gian. Cấu trúc của đề tài bao gồm các phần: Chương I: Một số vấn đề chung của tôn giáo. Chương II: Tôn giáo thế giới. 1 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … Chương III: Tình hình tôn giáo ở Việt Nam. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO I. Khái niệm tôn giáo 1. Lịch sử hình thành thuật ngữ “Tôn giáo”. “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) - xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Cơ Đốc xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng của đạo Cơ Đốc. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác ngoài Cơ Đốc đều bị coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành (tách ra từ Công giáo) trên diễn đàn Khoa học và thần học châu Âu, “Religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, cùng sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh ngoài Cơ Đốc giáo biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới. Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác: nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật). Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”. 2 .Khái niệm tôn giáo Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: - Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. 2 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … - Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu ai chưa từng cô đơn thì người đó chưa bao giờ có tôn giáo”. - Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”. - Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…” Theo giáo trình Tôn giáo học của Đại học Rice University: “Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau”. Theo cuốn ĐLKTXHĐC - NXBĐHSP“ Tôn giáo là thế giới quan và những hành vi tương ứng, liên quan đến niềm tin vào lực lưỡng siêu tự nhiên cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống con người, đồng thời là sự thể hiện một cách tưởng tượng các lực lượng tự nhiên và xã hội trong nhận thức của con người” Theo từ điển Oxfrod :“The belief in the existence of a god or gods, and the activities that are connected with the worship of them” ( tạm dịch: niềm tin vào sự tồn tại của một hay nhiều vị thần và những hoạt động đã kết nối họ cùng với sự tôn kính” 3 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … Qua các quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy, khi đề cập đến tôn giáo, cần phải nêu được các vấn đề sau: - Niềm tin của con người vào giới siêu nhiên (là thần thánh). - Có những nghi lễ hay hành vi đặc trưng ở mỗi tôn giáo. - Sản phẩm của hình thái xã hội nhất định, có sự phụ thuộc vào lịch sử phát triển của xã hội và biến đổi đa dạng qua từng giai đoạn.  Tôn giáo và địa lí học Tôn giáo được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có địa lí học. Đối với trườn phái địa lí Xô viết, khía cạnh tôn giáo trong địa lí hầu như không được đề cập. Địa lí học không làm nhiệm vụ tuyên truyền hay phổ biến tôn giáo mà là nghiên cứu thực trạng và tác động của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội với tư cách tôn giáo như một nhân tố ảnh hưởng. Ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, tôn giáo là một cái gì đó không thể thiếu được trong đời sống văn hóa và tinh thần của con người. trong văn bản nhà nước của một số quốc gia đã công bố quốc giáo và yêu cầu mỗi người dân phải lựa chọn một trong số những tôn giáo đang tồn tại. Rõ ràng bỏ qua khía cạnh tôn giáo, trong một số trường hợp, địa lí học không thể giải thích đầy đủ được các hiện tượng đang diễn ra trong đời sống kinh tế-xã hội của một quốc gia hay một khu vực cụ thể. Mỗi tôn giáo có hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển riêng biệt. trong quá trình phát triển, tôn giáo đã bị các thế lực phản động lợi dụng để thực hiện mưu đồ riêng của mình. Vì vậy, để đánh giá đúng vai trò và tác động của tôn giáo đối với các hoạt động kinh tế-xã hội, địa lí học cần phải nghiên cứu những ưu điểm và ca sự phát triển và sự phân bố của nó theo lãnh thổ. II. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo. 4 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … 1. Bản chất của tôn giáo 1.1. Các quan điểm ngoài mác xít về bản chất tôn giáo − Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu như: Platôn (427 - 347.TCN), Ph. Hêghen (1770 - 1831) đều xuất phát từ thực thể tinh thần như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, và theo đó thì tôn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người. − Chủ nghĩa duy tâm chủ quan với đại biểu như: G. Béc cơ li (1685 - 1753), Đ.Hi um (1711 - 1776) lại cho tôn giáo là thuộc tính vốn có trong ý thức con người, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan. − Một số nhà thần học như Tômát Đacanh (1225 - 1274), Phôn ti lích (1886 - 1965) xem tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng liêng, huyền bí (Thượng Đế) mà ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên có thể giúp con người thoát khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Như vậy niềm tin vào Thượng Đế chính là tôn giáo. − Chủ nghĩa duy vật trước Mác, từ Đêmôcrít (460 - 370 TCN) đến Ph.Bêcơn (1561 - 1621), T.Hốp xơ (1588 - 1679) đều có lập trường không triệt để về vấn đề tôn giáo, mặc dù cơ sở thế giới quan của họ thừa nhận tính thứ nhất của thế giới vật chất. Trong các nhà duy vật trước Mác thì L.Phoi-ơ-bắc (1804 - 1872) là người có quan điểm tiến bộ nhất về tôn giáo. Ông cho rằng: không phải Thượng Đế sáng tạo ra con người mà ngược lại, chính con người đã sáng tạo ra Thượng Đế theo mẫu hình của mình. Tuy nhiên do xuất phát từ quan điểm chung chung, trừu tượng về con người và không thấy rằng “tình cảm tôn giáo cũng là một sản phẩm xã hội” nên ông đã không thấy được bản chất xã hội của tôn giáo, không thấy con đường khắc phục tôn giáo một cách khoa học. − Các nhà xã hội học tư sản như Eminle, Durkheim, Max Weber tuy đã có cái nhìn mới về tôn giáo, nhưng nhìn chung đều cho tôn giáo là một hoạt động mang tính xã hội, là cái chung cho một nhóm xã hội, là thái độ ứng xử 5 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … của con người trong cộng đồng xã hội. Họ chủ yếu đi sâu phân tích chức năng xã hội, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo, song lại tách tôn giáo ra khỏi đời sống tinh thần phong phú của con người, không thấy được ranh giới các hiện tượng tôn giáo và phi tôn giáo. − Quan điểm phân tâm học lại đi sâu nghiên cứu sự thể hiện nội tâm, đó là niềm tin tôn giáo, tâm lí tôn giáo, song lại chưa thấy mặt xã hội của nó. − Nghiên cứu tôn giáo từ góc độ nhân loại học, Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) khẳng định nguồn gốc của tôn giáo là niềm tin của người nguyên thuỷ, cho rằng mọi vật trong tự nhiên đều “có linh hồn” và vì vậy đều có thể nhân cách hoá. Niềm tin nguyên thuỷ này được gọi là “Hồn linh giáo”. Chính vì hồn linh giáo mà tôn giáo phát triển thành đa thần giáo, và tiếp theo là độc thần giáo. − Nghiên cứu tôn giáo từ góc độ ngôn ngữ học, Max Muller (1823 - 1900) cho rằng sự xuất hiện các vị thần là do “căn bệnh của ngôn ngữ”. Sự hỗn độn trong hệ thống danh từ – tức là một vật có thể có nhiều tên gọi và ngược lại - đã dẫn đến tình trạng có những hiện tượng lúc đầu chỉ là một cái tên (no men) sau đó trở thành một thần linh (nu men). − Quan điểm văn hoá về tôn giáo có ưu điểm là làm nổi bật tính đa dạng, phong phú và phức tạp của tôn giáo, song lại có hạn chế là hoà đồng tôn giáo vào văn hoá, không thấy được cái đặc thù của tín ngưỡng là cái thiêng liêng rất được đề cao.  Như vậy, các cách tiếp cận trên về tôn giáo, do hạn chế lịch sử và lợi ích giai cấp đã không cho chúng ta thấy được bản chất đích thực của tôn giáo. 1.2. Quan điểm Mác xít về bản chất của tôn giáo. Tôn giáo về bản chất, không phải là sản phẩm của thần thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Tôn giáo là hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, chịu sự quy định của đời sống vật chất. Ở đây không phải tinh thần, ý thức quyết định đời sống hiện thực mà ngược lại, ý thức, 6 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … trong đó có ý thức tôn giáo (chỉ là ý thức của cá nhân, cộng đồng người trong xã hội) phản ánh tồn tại xã hội. Trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph. Ăngghen đều xem sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện tượng mang tính lịch sử xã hội, trong đó có tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, một sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định. C.Mác cho rằng không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức là thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược Tôn giáo là lý luận chung của Thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lô gíc dưới hình thức phổ cập của nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Như vậy C.Mác đã chỉ rõ bản chất xã hội của tôn giáo. Tôn giáo không phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người xã hội, cũng tức là phương thức tồn tại của con người. Tôn giáo là sự phản ánh xã hội con người vào ý thức của con người. Song sự phản ánh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường, bóp méo sự thật, để rồi sau đó lấy cái phi lý, hoang đường làm chuẩn mực để giải thích hoặc chi phối hiện thực của con người. Không phải con người, cá nhân riêng lẻ mà là con người xã hội đã sản sinh ra tôn giáo, do đó tôn giáo là một hiện tượng xã hội. 7 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … Tôn giáo là sản phẩm của ý thức con người, là sự phản ánh ý thức con người về trạng thái xã hội trong đó con người sống. Vì thế tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh cái tồn tại xã hội sinh ra nó. C.Mác xem xét bản chất tôn giáo trên cơ sở xem xét bản chất đời sống xã hội, môi trường xã hội trong đó nảy sinh và nuôi dưỡng tôn giáo. Để khắc phục những hạn chế tôn giáo cần phải khắc phục những hạn chế xã hội đã trói buộc tự do của con người. Trong tác phẩm Chống Đuy Dinh, Ph.Ăngghen cũng đã làm rõ bản chất của tôn giáo trên sơ sở xem tôn giáo như là một hình thái ý thức xã hội: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu thần thế”. Ph.Ăngghen một lần nữa khẳng định tôn giáo là một hình thái ý thức xã hộiphản ánh một cách hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù cho những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy chúng ta có thể khái quát bản chất của tôn giáo như sau: - Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội do con người sáng tạo ra. - Tôn giáo là “Thế giới quan lộn ngược” trong giải quyết mối quan hệ giữa con người với siêu nhiên, cái hiện thực với cái hư ảo, cái trần tục với cái thiêng liêng, cái trần gian với cái siêu trần gian. - Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo, hoang tưởng những sức mạnh bên ngoài (cả tự nhiên và xã hội), trong đó sức mạnh trần gian mang hình thức sức mạnh siêu thế gian, tưởng tượng thành sức mạnh siêu nhiên chi phối toàn bộ đời sống con người và cả cộng đồng người. 2. Nguồn gốc của tôn giáo Mác - Ăngghen đã chỉ ra: “Con người đã sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một ý 8 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … thức xã hội. Do đó cũng như hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo có nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý của nó. 2.1. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo − Sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiên Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Trước hết, tôn giáo được nảy sinh trong một xã hội mà trình độ sản xuất hết sức thấp kém, con người mới thoát khỏi đời sống loài vật, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ con người lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Nền kinh tế tự nhiên lấy săn bắt, hái lượm là chính. Cuộc sống của con người lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc, bộ lạc là quan hệ bình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất. Do lực lượng sản xuất thấp kém, giới tự nhiên kì bí, bao quanh con người đe doạ cuộc sống của họ. Những thiên tai bất thần như mưa, bão, nắng hạn, động đất, cháy rừng, thú dữ, bệnh tật luôn rình rập. Con người cảm thấy bất lực trước tự nhiên. Họ thần thánh hoá sức mạnh của tự nhiên và sau đó lại cầu xin sự che chở, cứu giúp của những sức mạnh đã được thần thánh hoá đó. Đó chính là nguồn gốc ban đầu của ý thức tôn giáo. − Sự bất lực của con người trước các thế lực xã hội Khi xã hội có giai cấp, thì cùng với lực lượng bí ẩn của giới tự nhiên là lực lượng mang tính xã hội luôn thống trị cuộc sống hàng ngày của quần chúng nhân dân. Trong xã hội có giai cấp, sự áp bức bóc lột giai cấp, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh, đói khổ và bệnh tật cũng là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh tôn giáo. Bế tắc trong đời sống hiện thực, con người tìm sự giải thoát trong đời sống tinh thần, họ tìm đến tôn giáo, họ hy vọng, ảo tưởng ở một đời sống trên thiên đường, ở thế giới bên kia. V. I. Lênin cho rằng “sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất 9 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … lực của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu”. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của sản xuất, con người dần thoát khỏi tình trạng hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, từng bước làm chủ tự nhiên, giải thích được các hiện tượng tự nhiên đã từng là mối lo sợ ghê gớm của con người và bắt các hiện tượng đó phục vụ đời sống con người. Về mặt xã hội, cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội cũng dần được cải thiện và con người cũng được quan tâm hơn, con người đạt đến những quyền dân chủ nhất định. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tôn giáo sẽ dần dần bị diệt vong, ý thức tôn giáo sẽ nhường chỗ cho ý thức khoa học. Điều này không phù hợp với thực trạng tôn giáo vần tồn tại và có chiều hướng phát triển với những hình thức biến đổi trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay. Giới tự nhiên là vô cùng vô tận, nhận thức và sức mạnh cải tạo tự nhiên của con người xét về bản chất cũng là vô tận, là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện lịch sử nhất định, nó là có hạn, là tương đối. Ngày nay mặc dầu khoa học kỹ thuật phát triển cao, nhưng còn những thiên tai gây tai hoạ lớn cho loài người chưa khắc phục được như bão, lũ lụt, động đất, núi lửa những bệnh tật nguy hiểm đe doạ đời sống con người, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, những sự biến động lớn trong đời sống xã hội như chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, sắc tộc, tôn giáo vẫn tồn tại không sao tránh khỏi, đã dẫn đến quan niệm dường như khoa học đã đạt đến giới hạn của nó và hoạt động của con người cũng có hạn định, vì vậy cần phải nhờ đến sức mạnh của “linh cảm”, của “tâm linh” và chỉ có Thánh kinh, chỉ có “đấng sáng tạo”, mới tìm ra được những mối liên hệ cuối cùng, những “nguyên nhân” cuối cùng.  Như vậy, có thể nói nguồn gốc xã hội của tôn giáo là tính hạn chế của lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế trong quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội. 2.2. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo 10 [...]... và tôn giáo hiện nay Sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ: + Niềm tin vào lực lượng thần linh và vào khả năng của con người được lục lượng này hỗ trợ + Các nghi lễ tôn giáo + Quan niệm về cuộc sống sau khi chết + Quan niệm về những điều cấm, những vật thần… Có thể chia ra làm 3 loại hình tôn giáo: + Tôn giáo cổ + Tôn giáo địa phương (quốc gia) + Tôn giáo thế giới II Các loại hình tôn giáo 1 Tôn giáo cổ... 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … Hình 2: Lược đồ phân bố các tôn giáo trên thế giới VII Những điểm khác nhau giữa các tôn giáo Những tôn giáo khác nhau có nhiều điểm bất đồng về các khái niệm trên, cũng như về phong tục của các tín đồ Thí dụ: 1 Số thần thánh - Những tôn giáo độc thần chỉ tin vào một thần thánh, khác biệt với thiên nhiên Trong những tôn giáo này có Đạo Do Thái, Đạo Sikh, Kitô giáo, Hồi giáo, ... gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia Ví dụ Anh giáo, các dòng khác nhau của đạo Hồi… + Tôn giáo thế giới: sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, 15 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … Thiên chúa giáo, Hồi giáo Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu... không tôn giáo, phần chìm là của những người theo tôn giáo hoặc có niềm tin tôn giáo Niềm tin tôn giáo, cảm xúc tôn giáo, đạo đức tôn giáo một khi được hình thành trở thành động lực thúc đẩy con người bộc lộ lòng nhiệt thành của mình qua các công trình kiến trúc, hội họa Ví dụ: kiến trúc các chùa chiền Phật giáo, nhà thờ của Công giáo − Thúc đẩy con người bảo vệ và tôn tạo các di tích, di sản tôn giáo. .. đất Những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về niềm tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyên thiện Điểm mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là, ngoài những điều phù hợp với 18 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … tình cảm đạo đức của nhân dân, nó được thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, niềm tin vào giáo lý Do đó, tình cảm đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo... tích cực của tôn giáo 1.1 Khuyên con người sống hướng thiện thông qua giáo lý Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng, đây là cơ sở để phân biệt tôn giáo này với tôn giáo khác Giáo lý là một khái niệm phản ánh tập hợp những quan niệm, ý tưởng, khuyến nghị, khuyến cáo chỉ rõ những nội dung cơ bản của một tôn giáo nhất định Ví dụ: Phật giáo cho rằng con người không phải do Thượng đế hay đấng tối cao nào... nước Hồi giáo, Công giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo) , Anh (Anh giáo) Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng + Thần quyền: Tại một số quốc gia, điển hình là Iran và Tòa thánh Vatican, tôn giáo và chính quyền là một Các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng là viên chức trong chính quyền 27 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … + Nhà nước kiểm... bi kịch 20 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … − Tôn giáo gắn với chính trị: Tôn giáo ra đời với tư cách là một thực thể xã hội, có mối quan hệ mật thiết với chính trị và ngược lại, chính trị luôn tìm cách chi phối, lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích và lợi ích của các tập đoàn thống trị + Tôn giáo có vai trò thúc đẩy xã hội phát triển: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, tôn giáo có lúc là chỗ... đời và ít quan tâm về những việc siêu phàm hơn Thí dụ: đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng (Nho giáo) Một số tôn giáo khác như Ấn Độ giáo chú trọng những điều này nhưng vẫn tin tưởng vào một thần thánh tối cao trong nhiều hình thể - Những tôn giáo có căn cứ vào quan hệ chú trọng việc giữ gìn mối quan hệ đúng đắn với thần thánh, có thể bằng quan hệ cá nhân (như đạo Tin lành), 32 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … bằng... một tôn giáo nào như những người tin vào tôn giáo (cấp độ mà ở đó con người không phải chỉ là những cỗ máy ăn, uống, ngủ, nghỉ, hoạt động tính dục mà còn có cấu trúc tâm linh) 35 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … CHƯƠNG II: CÁC LOẠI HÌNH TÔN GIÁO I Cơ sở phân loại tôn giáo Cơ sở chủ yếu của việc phân chia này dựa vào sự phổ biến của nó theo lãnh thổ Ngoài ra có thể còn phân biệt tôn giáo truyền thống (cổ) và tôn . chung của tôn giáo. Chương II: Tôn giáo thế giới. 1 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … Chương III: Tình hình tôn giáo ở Việt Nam. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÔN GIÁO I. Khái niệm tôn giáo 1. Lịch. tôn giáo. 4 11 9 … ĐỊA LÝ TÔN GIÁO … 1. Bản chất của tôn giáo 1.1. Các quan điểm ngoài mác xít về bản chất tôn giáo − Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu như: Platôn (427 - 347.TCN),. cận trên về tôn giáo, do hạn chế lịch sử và lợi ích giai cấp đã không cho chúng ta thấy được bản chất đích thực của tôn giáo. 1.2. Quan điểm Mác xít về bản chất của tôn giáo. Tôn giáo về bản chất,

Ngày đăng: 04/08/2014, 02:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w