1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU Ở DÊ pdf

7 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 131,82 KB

Nội dung

Bệnh biên trùng Anaplasmosis: - Nguyên nhân và cách gây bệnh: Bệnh biên trùng gây ra bởi lồi đơn bào ký sinh trùng đường máu Anaplasma ovis.. Mầm bệnh thường được lan truyền qua ve,

Trang 1

ết bản tin

MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG

MÁU Ở DÊ

-* -

1/ Bệnh biên trùng (Anaplasmosis):

- Nguyên nhân và cách gây bệnh: Bệnh biên trùng

gây ra bởi lồi đơn bào ký sinh trùng đường máu

(Anaplasma ovis) Mầm bệnh thường được lan truyền

qua ve, ruồi hút máu, kim tiêm và các dụng cụ phẫu thuật… Con vật nhiễm bệnh ít khi biểu hiện triệu

chứng ra ngồi và thường ở dạng nung bệnh Bệnh thường xảy ra ở những vùng mà trâu bị đã mắc bệnh này Có thể chẩn đốn bệnh chính xác bằng phương pháp kiểm tra máu tìm mầm bệnh

- Triệu chứng: Thiếu máu là triệu chứng phổ biến

làm cho dê ốm yếu, tăng trọng kém, lượng sữa giảm

và chất lượng kém Bệnh thường tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng kế phát…

Trang 2

- Điều trị: Dùng Tetracyline để điều trị và phịng

bệnh với liều 4 mg/kg thể trọng, tiêm bắp trong 3

ngày liền Hoặc dùng oxytetracyline tiêm hay cho uống với liều 20 – 30g/con/ngày

- Phòng bệnh: Phòng bệnh bằng cách tiêu diệt ruồi

nhặng và các loại ve hút máu Sát trùng dụng cụ khi tiêm, thiến hay phẫu thuật… Hạn chế các yếu tố

ngoại cảnh bất lợi tác động đến con vật

2/ Bệnh tiêm mao trùng (Trypanosomiasis):

- Nguyên nhân và cách lan truyền: Bệnh gây ra do

một số lồi đơn bào ký sinh trùng đường máu

(Trypanosoma brucei, T congolense, T vivax) Bệnh

được lan truyền qua lồi ruồi nhặng hút máu Tiêm mao trùng sinh ra độc tố Trypanotoxin tác động lên

hệ thần kinh trung ương làm rối loạn trung khu điều nhiệt gây sốt cao, kèm với những rối loạn về hệ thần kinh như lảo đảo, quay cuồng… Độc tố vừa phá hủy nhiều hồng cầu vừa ức chế các cơ quan tạo máu làm

Trang 3

con vật thiếu máu trầm trọng

- Triệu chứng: Khi nhiễm nặng Tiêm mao trùng sẽ

sốt cao 40 – 41độ C, các cơn sốt gián đoạn không

theo một qui luật nào Khi lên cơn sốt kèm theo hội chứng thần kinh, quay cuồng, đi vịng trịn, rung rẩy từng cơn Nếu bệnh nặng gây thiếu máu, viêm giác mạc mắt, tiêu chảy kéo dài và có thể sảy thai… con vật suy yếu dần giảm thể trọng và sản lượng sữa Nếu không điều trị sớm thì khoảng 10 – 15% số dê mắc bệnh sẽ bị chết

- Điều trị: Dùng một số loại thuốc để điều trị có

hiệu quả: Berenyl 7% tiêm bắp liều 3,5 –

7mg/1kgtrọng lượng cơ thể; Tripamidium 1 – 2%

tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 0,2 – 0,5mg/1kg

trọng lượng cơ thể; Suramin (Naganol) 10% tiêm tĩnh

mạch liều 2,5 – 5mg/1kg trọng lượng cơ thể…

- Phòng bệnh: Cần có biện pháp phòng trừ tổng

hợp để tiêu diệt các loại côn trùng hút máu và truyền

Trang 4

bệnh, phát quang bờ bụi, khai thơng cống rãnh quanh chuồng trại để cơn trùng không có nơi cư trú Có chế

độ chăm sóc nuơi dưỡng cho tốt để tăng sức đề kháng cho gia súc Bệnh hay xảy ra ở đàn dê con, được lai tạo từ các giống cao sản

KS ĐẶNG TỊNH

BỆNH XOẮN KHUẨN

(Leptospirosis)

Bệnh xoắn khuẩn, còn gọi là bệnh vàng da (hay

Hoàng đản), là loại bệnh truyền nhiễm chung có thể lây cho người và các gia súc khác Trên heo, bệnh thường gây chết heo con, gây sảy thai hoặc đẻ non trên heo nái sinh sản

1 Nguyên nhân:

Gia súc bị lây nhiễm mầm bệnh qua đường miệng, qua thức ăn, nước uống, qua vết thương trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục Xoắn khuẩn đi vào các

cơ qun phủ tạng như não, gan, lách, thận gây bại

Trang 5

huyết, hủy hoại chức năng gan, thận gây vàng da Đối với gia súc sinh sản, nếu bị nhiễm xoắn khuẩn trong thời gian mang thai có thể gây chết thai ở giai đoạn đầu và sảy thai ở giai đoạn cuối Ngoài ra xoắn khuẩn còn có thể gây tổn thương thần kinh trung ương, gây viêm não trên một số loài gia súc

2 Triệu chứng: biểu hiện ở 3 thể

a/ Thể cấp tính:

Gia súc sốt cao 41 – 42oC, thở nhanh, gấp, đi xiêu vẹo, sau đó thường nằm bệt một chỗ, co giật run lên từng cơn, sùi bọt mép Da và niêm mạc vàng, nước tiểu đỏ, sau đó màu vàng sẩm Trong một vài trường hợp gia súc có triệu chứng thần kinh, đi vòng vòng, húc đầu vào tường, kêu la và lăn ra chết sau 1 – 2 ngày mắc bệnh

b/ Thể mãn tính:

Qua thời kỳ cấp tính, gia súc phát bệnh âm ỉ, chậm dần Gia súc mắc bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, bị táo bón, uống nhiều nước Nước tiểu màu hồng, sau đó

Trang 6

chuyển sang màu vàng nhạt dần Con vật gầy, da

vàng, mặt và phần bụng bị phù thủng, liệt chân sau, con vật yếu dần và chết

c/ Thể rối loạn sinh sản:

Trên nái sinh sản dễ bị sảy thai, hoặc lưu thai, tỷ

lệ con sơ sinh chết cao, nái bị mất sữa và da vàng Trên con đực: bao dương vật sưng to, con vật gầy

ốm dần, khả năng phối giống giảm

3 Bệnh tích:

Đặc trưng nhất là màu vàng ở da, trên niêm mạc;

mỡ có mùi khét Trong xoang ngực và xoang bụng có chứa nước màu vàng, phổi bị tụ huyết thành từng

đám Mật teo nhỏ, nước mật đặc như keo; thận bị

xuất huyết màu tái nhợt

4 Điều trị:

- Dùng Neodexin, liều 1ml/ 5kgP, tiêm bắp

- Có thể phối hợp kháng sinh:

Penicillin 1.000.000IU + 1gr Streptomycin/50 kgP, tiêm bắp trong 3 – 7 ngày

Trang 7

- Trợ sức bằng Vitamin B12 + C trong thời gian điều trị

5 Phòng bệnh:

- Biện pháp tốt nhất là tiêm vaccin Streptospiria theo quy trình thú y

- Vệ sinh sát trùng chuồng trại theo định kỳ

- Nếu xảy ra bệnh, phải cách ly gia súc mắc bệnh và tích cực điều trị Gia súc chết phải xử lý theo quy định của ngành thú y

- Tích cực tiêu diệt chuột – là loài vật trung gian gây lây lan mầm bệnh nguy hiểm nhất

BSTY Nguyễn Thị Hồng

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w