Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 2) B. SÁN LÁ RUỘT (FASCICLOSIS BUSKI) Người mắc bệnh do ăn phải ấu trùng hoặc các loại rau nước có chứa nang ấu trùng sán. 1. Triệu chứng học: a. Ỉa lỏng, đau bụng lúc đói, có khi có bệnh cảnh tắc ruột b. Thiếu máu phù dinh dưỡng. c. Xét nghiệm máu: HC giảm, BC tăng (chủ yếu BC ái toan tăng) 2. Chẩn đoán: a. Lâm sàng có hội chứng kiết lỵ b. Xét nghiệm phân thấy trứng sán. c. Dùng kháng nguyên chẩn đoán. 3. Điều trị: a. Nước sắc hạt cau: 1g/1kg, ngâm hạt cau vào nước lạnh 300-500ml sau khi ngâm lạnh sắc cạn 1/2 lượng nước cho uống vào lúc đói, sau 3 lần uống thấy kết quả 100%. b. Betanaphtol viên 0,2: mỗi ngày 0,2, dùng 2 ngày liền. c. Hexylresorcinol: 0,4g cho trẻ dưới 10 tuổi, 1g/24 giờ cho người lớn. d. Phòng bệnh không ăn những rau, củ dưới nước sống. Vệ sinh ăn uống, vệ sinh nguồn nước ăn. C. SÁN DÂY LỢN (TAENIA SOLIUM) Người mắc bệnh này do ăn phải trứng sán hoặc tự nhiễm. Người bị sán lợn khi nôn oẹ trứng sán lên dạ dày lại xuống ruột sẽ nở thành con sán. Người mắc sán dây lợn trong ruột thường có từ 2 con sán trở lên. 1. Triệu chứng học: Người mắc sán lợn dây có thể không có biểu hiện triệu chứng gì, chỉ thấy có đốt sán theo phân ra ngoài. Nhưng cũng có thể gặp một số dạng lâm sàng như sau: a. Ở trẻ em: - Gây ứa nước dãi, lợm giọng, ợ hoặc nôn. - Đau bụng gan, vàng da, nôn dịch mật. b. Có trường hợp nổi bật là triệu chứng dạ dày ruột: - Đau vùng thượng vị kiểu như loét dạ dày tá tràng. - Có những cơn đau như viêm ruột thừa. - Có những cơn đau như viêm đường mật. c. Có trường hợp nghĩ tới xơ gan: - Gan to, lách to, cổ trướng, THBH - Chảy máu cam, phù hai chân. - Sau tẩy sán ra rồi các triệu chứng trên hết d. Các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa rất đa dạng: - Rối loạn thần kinh: + Cơn động kinh, múa vờn có khi nhức đầu, ỉa táo. Giống viêm màng não, có khi bại nửa thân (gặp ở trẻ em) . + Ở người lớn: lo lắng, trầm tư, bẳn tính. - Mắt: gây ảo ảnh nhìn đôi, thấy mọi vật màu vàng, có khi bị loà nhất thời. - Tim mạch: đánh trống ngực, ngoại tâm thu, rối loạn vận mạch. - Hô hấp (rối loạn do hành tuỷ): khó thở như hen, mất tiếng, có khi ho từng cơn khái huyết. - Dị ứng: gây những cơn ngứa, phù Quinck. Có những cơn tấy đỏ, cơn ngứa di chuyển nhanh cùng với cảm giác khó chịu, đau mình mẩy, buồn nôn. - Xét nghiệm máu: BC ái toan tăng (có thể tới 55%) 2. Chẩn đoán: Dựa vào tìm thấy đốt sán trong phân. 3. Điều trị: a. Quinacrin liều 1g-1,2g cho người lớn. - Cách tẩy như sau: 8 giờ sáng (bệnh nhân nhịn ăn) đặt sond tá tràng. Hoà 1g-1,2g Quinacrin với nước ấm 40 độ chừng 30-40ml sau đó bơm qua sond vào tá tràng (chú ý không bơm thuốc vào khi sond còn nằm ở dạ dày), tiếp theo hoà tan 30g magnesie sulfat vào 50-100ml nước ấm tiếp tục bơm qua sond vào tá tràng. Rút sond cho bệnh nhân ăn sáng và nghỉ tại giường. Khi bệnh nhân mót đi ngoài bảo bệnh nhân ngâm đít vào chậu nước ấm 37-40 độ, chờ khi thấy sán ra hết. b. Diclorophen (BD: Ovis (Anh), Plath-Lyse (Pháp), Preventol (Đức), Vermiple (Mỹ)). Viên bọc đường 500mg. - Cách dùng: người bệnh nhịn đói từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Người lớn uống 14 viên (cứ 5 phút uống 2 viên) với 1 lít nước rồi tiếp tục nhịn nước trong 3 giờ. Trẻ em 1 tuổi uống 1 viên. Khi uống thuốc kiêng các dung dịch nước kiềm và hoàn toàn kiêng rượu trong khi dùng và 24 giờ sau (làm mất nguy cơ nhiễm độc ở thần kinh trung ương). Với trường hợp khó ra sán có thể uống 3 ngày liền. Người lớn 2 ngày đầu mỗi ngày 12 viên, ngày cuối uống 6 viên. c. Niclosamid (BC: Cesticid, Devermine (Hung), Lintex, Phenasal, Radeverm (Đức), Tredermine & Yomesan (Đức)), viên nén 0,5g. - Cách dùng: tối trước ăn nhẹ, lỏng. Sáng sớm hôm sau thức dậy không ăn gì uống 2 viên, sau 1 giờ uống thêm 2 viên nữa theo liều người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Thuốc có thể nhai kỹ rồi nuốt, hoặc hoà tan vào nước trà để uống. Hai giờ sau khi uống lần cuối mới được ăn uống bình thường. Trẻ em dưới 24 tháng 2 lần uống 1/2 viên cách nhau 1/2 giờ. Từ 2-3 tuổi uống 2 lần, mỗi lần 1 viên như trên. - Chú ý: uống thuốc có thể buồn nôn đau bụng nhẹ. Không cần uống thuốc tẩy. Nếu táo thì uống 1 liều thuốc tẩy từ tối hôm trước, kiêng rượu. Nếu đầu sán chưa ra thì cần dùng một liều thuốc tẩy. d. Trong dân gian tẩy sán bằng hạt bí ngô, liều 1 lần tẩy khoảng 30 hạt bí ngô tươi đã bóc vỏ cứng. . Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 2) B. SÁN LÁ RUỘT (FASCICLOSIS BUSKI) Người mắc bệnh do ăn phải ấu trùng hoặc các loại rau nước có chứa nang ấu trùng sán. 1. Triệu. 1g/24 giờ cho người lớn. d. Phòng bệnh không ăn những rau, củ dưới nước sống. Vệ sinh ăn uống, vệ sinh nguồn nước ăn. C. SÁN DÂY LỢN (TAENIA SOLIUM) Người mắc bệnh này do ăn phải trứng sán hoặc. 50-100ml nước ấm tiếp tục bơm qua sond vào tá tràng. Rút sond cho bệnh nhân ăn sáng và nghỉ tại giường. Khi bệnh nhân mót đi ngoài bảo bệnh nhân ngâm đít vào chậu nước ấm 37-40 độ, chờ khi thấy sán