1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hỏi - đáp về đường tiêu hóa ở bé doc

6 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 125,37 KB

Nội dung

Hỏi - đáp về đường tiêu hóa ở bé Thời gian qua, BV Nhi Đồng 1 nhận được rất nhiều câu hỏi xung quanh chủ đề các bệnh đường tiêu hóa ở bé. Tất cả các câu hỏi đã được chuyển đến Bác sĩ Hoàng Lê Phúc (Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1) trả lời như sau: - Có phải khi bé bị tiêu chảy chỉ cần cho uống nước dừa xiêm, nước cam hoặc ăn sữa chua thì bé sẽ tự khỏi không? - Bé đi tiêu chất lỏng, phân không có máu thì đa số sẽ tự khỏi nếu được uống bù nước và dinh dưỡng thích hợp. Cần tránh dùng các loại nước có vị ngọt. - Con tôi được 4 tháng tuổi, cân nặng 6,9kg. Lúc bé được 3 tháng, bé đi cầu ngày một lần phân sền sệt. Khi 3,5 tháng, bé bị viêm phế quản điều trị bằng kháng sinh (aumentin, sabutamol, ho astex, kháng viêm) thì bé đi phân nhiều nước, lợn cợn rất nhiều lần trong ngày (trên 10 lần). Bé có uống bio nhưng không hết. Xin hỏi con tôi nên uống thuốc gì để việc tiêu hóa được tốt hơn? - Nếu bây giờ bé còn đi tiêu phân lỏng thì con bạn đã bị tiêu chảy kéo dài (nghĩa là trên 14 ngày). Bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay. Vì thường thì bé sẽ tự khỏi sau khi ngừng kháng sinh khoảng 1 tuần. - Con gái tôi sinh ngày 3/1/2008, hiện nay cháu được 14kg và cao 94cm. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của con tôi không được tốt, cháu thường xuyên đi ngoài (phân có dạng phân dê, từng viên nhỏ) hoặc lại bị táo bón. Có thời điểm đi ngoài ra máu. Cháu bị tình trạng này khoảng 2 năm nay. Con tôi hiện nay đã ăn cơm. Tôi thường cho cháu ăn bổ sung chuối tiêu, uống nhiều nước nhưng kết quả cũng không khả quan. Cháu đi tiêu trung bình 2 ngày/lần. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ, liệu con tôi có phát triển bình thường? Liệu cháu có bị phình đại tràng hay bị căn bệnh nào khác không? Việc đi ngoài phân dê trong thời gian dài như vậy có ảnh hưởng gì tới trực tràng của bé không? Tôi có nên cho cháu uống thuốc hỗ trợ làm mềm phân trong 1 thời gian không? - Nếu tình trạng dinh dưỡng của con bạn ở mức bình thường, bạn nên cho bé dùng thuốc mềm phân, thời gian điều trị khá lâu, có thể vài tháng đến vài năm. Biến chứng của táo bón mãn tính là nứt hậu môn, són phân. - Con tôi mới được 1 tháng tuổi, được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi ngủ thì hay ậm ọe. 4 ngày nay, bé không đi cầu, đi tiểu thì vẫn bình thường. Vậy cho hỏi cháu có sao không? - Bạn phải đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. - Con gái tôi 13 tháng, nặng 8.5kg. Ngày cháu đi ngoài 1-2 lần, ban đầu phân rắn, lúc cuối phân nhão, không đóng khuôn. Trong phân có lẫn rau, có cả những lợn cợn màu vàng nhạt. Có những hôm phân không nát nhưng quan sát thấy phân có đờm nhớt. Hiện cháu có bị nghẹt mũi. Cháu tiêu hóa như vậy có tốt không? Ngày cháu ăn 3 bát cháo đủ 4 nhóm thực phẩm; uống khoảng 400ml sữa + 1 hộp sữa chua; không ăn hoa quả, không bú mẹ. Cháu nghịch nhiều (trừ khi ngủ ra còn lúc nào cũng nghịch luôn chân tay). - Nếu bé vẫn lên cân hàng tháng thì bạn chỉ cần làm sạch mũi, lau miệng để lấy đờm nhớt trước khi cho con bú. Tuy nhiên, nếu bé đứng cân, hơi sụt cân thì bạn nên đưa bé đi khám và điều trị. - Con tôi năm nay đã 3 tuổi cân được 13kg. Dạo này bé rất biếng ăn, lúc ăn bé hay kêu đau bụng, sờ bụng bé thấy cứng. Bé đã được tẩy giun trong trường cách đây một tháng. Vậy xin hỏi bác sĩ triệu chứng đó là biệu hiện của bệnh gì? Có phải bé bị còi xương không? - Bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị. - Bé nhà tôi được 5 tháng rưỡi. Từ lúc sinh ra tới nay cháu ngoan, phát triển tốt, cháu đã 10 kg. Nhưng thời gian gần đây cháu thường bị khò khè và dễ nôn, hễ cháu phát ra tiếng là nghe khò khè trước là nôn. Xin vui lòng cho biết đó là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào? - Con bạn đã bị béo phì. Bạn nên đưa bé đi khám Dinh dưỡng và hô hấp. Đồng thời vệ sinh mũi trước khi cho bú, trước khi ngủ và giữ ấm cho bé. - Bé gái nhà tôi 7,5 tháng (cân nặng 8,7kg, cao 66,5cm). Khi thức cháu không chịu bú, chỉ bú lúc ngũ. Chỉ bú bình, không bú mẹ. Gần đây cháu hay bị trớ sau khi bú khoảng 1 đến 2 tiếng. Mỗi lần trớ rất nhiều, hầu như hết bình sữa mà trước đó đã bú và thường trớ vào buổi chiều tối. Khi ăn bột cháu hay có hiên tượng buồn nôn, không muốn ăn. Tôi có tập cho cháu ăn bột từ lúc 4,5 tháng, cháu ăn rất ít, hiện nay mỗi ngày chỉ ăn 1 lần vào buổi trưa (lúc 11h30), ăn khoảng mươi muỗng nhỏ. Còn lại là cháu bú sữa mỗi ngày 6 lần/120ml. Thỉnh thoảng uống 1 ít nước nho. Chiều bú xong bụng cháu căng rất to, 1 đến 2 tiếng sau là trớ sạch. Tôi có khám cháu ở BV Nhi Đồng. Kết quả là cháu bị trào ngược dạ dày. Hiện nay, cháu uống thuốc Milium và 2 loại thuốc khác nhưng cháu không bớt mà trớ nhiều hơn. Xin hỏi bác sĩ chế độ ăn uống của cháu như vậy là thiếu hay đủ. Tôi phải cho cháu uống thuốc gì để cháu hết nôn trớ? - Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo chỉ cho bé tập ăn dặm lúc tròn 6 tháng tuổi. Về chế độ ăn uống của bé như vậy là đủ nhưng bạn cần chú ý bát bột phải đủ chất (4 nhóm thức ăn). Để xác định nguyên nhân trớ, bạn phải đưa bé quay lại bệnh viện để làm thêm xét nghiệm. - Con trai tôi gần 4 tháng tuổi. Cháu bị tiêu chảy kéo dài 3 tuần nay (ngày đi 5 đến 6 lần nhưng vẫn chưa khỏi). Tôi đã đưa cháu đi khám ở BV Nhi TW, bác sĩ kết luận cháu bị tiêu chảy kéo dài (đã xét nghiệm phân, tất cả đều dương tính). Bác sĩ cho đơn thuốc nhưng đã uống một tuần rồi không khỏi hắn, chỉ giàm (ngày đi 3 đến 4 lần), phân lúc có nước lúc không. Tình trạng của cháu: không sốt, không nôn trớ, vẫn chơi đùa hàng ngày và ngủ tốt. Tình trạng cân nặng có dấu hiệu giảm sút nhưng không nhiều. Hiện này chúng tôi đang rất phân vân về tiêu chảy kéo dài (thời gian kéo dài bao lâu). Mẹ cháu co phải ăn kiêng như thế nào? Tôi có nên điều trị cho cháu theo đơn thuốc của BV Nhi TW không? - Khi đợt tiêu chảy hơn 14 ngày thì bé đã bị tiêu chảy kéo dài. Nếu đợt tiêu chảy kéo dài trên 30 ngày thì gọi là tiêu chảy mãn tính. Bạn nên tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung Ương. - Bé trai nhà tôi 23 tháng nhưng cân nặng chỉ có 10 kg. Bé rất kén ăn, ăn lại ít. Hôm nào khỏe thì ăn được 1 bát cháo đặc/bữa; sữa uống mỗi lần 180 ml (khoảng 3-4 lần/ngày). Bé lại hay bị nôn. Khi nào ho la nôn. Cách đây một tuần, tôi cho con đi khám (do bé hay bị ho), bác sĩ ở BV Nhi Đồng 1 chẩn đoán bé bị suyễn. Làm sao để bé ăn được nhiều và ít bị nôn? - Điều trị suyễn tốt sẽ bớt nôn. - Bé nhà tôi 2,5 tháng. Lúc bé được 1 tháng có bị viêm tiêu phế quản. Đi khám, bác sĩ có cho uống thuốc đã hết. Nhưng từ đó, bé đi phân có bọt, nhầy và trong phân màu vàng có hạt phân màu trắng. Tôi đưa con đi khám, bác sĩ cho uống men tiêu hóa nhưng đến giờ vẫn chưa hết? - Bạn nên vệ sinh mũi, lau miệng cho bé trước khi bú, chú ý giữ ấm cho bé. - Con gái tôi được 10 tháng 7 ngày. Bé nặng 10,3kg, cao 74cm. 4 ngày hôm nay, bé đi phân lỏng, kiểu hoa cà hoa cải, có chất nhầy. Mấy đêm nay, bé thường khóc đêm, khó ngủ, trán nóng. Ăn sữa xong lại hay nôn trớ ra. Nhiều lúc thấy đồ ăn là bé eọ và trớ ra. 4 hôm nay, tôi chỉ cho bé uống men vi sinh và ăn cháo thịt lợn, ăn thêm sữa chua. Tôinên cho bé uống thuốc gì và chế độ ăn uống như thế nào phủ hợp cho bé? - Bạn nên cho bé ăn loãng nhưng đút chậm. Chia bữa ăn thành nhiều cữ, ăn từng ít một, nên cho ăn những thức ăn mềm dễ tiêu. Nếu bé tiêu phân có máu hoặc sốt cao thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay. - Bé nhà tôi nay được 6 tháng tuổi. Lúc 5,5 tháng, bé bị tiêu chảy kéo dài 10 ngày do uống thuốc kháng sinh trị viêm họng. Lúc 6 tháng, bé lại bị viêm mũi, bác sĩ lại cho uống thuốc kháng sinh nên bé đi ngoài 3 lần/ngày. Thấy vậy tôi đã mua 'sữa lactose free' cho bé uống và cho bé uống thuốc trị tiêu chảy bác sĩ đã kê toa đợt trước (uống 1 ngày). Bé không đi ngoài nhiều nên tôi không đưa bé đi khám. Bé uống sữa lactose free được 3 ngày thì tôi cho bé uống sữa lại bình thường được 1 ngày bé lại đi 3 lần/ngày, phân có mùi chua. Vậy đường ruột con tôi có vấn đề gì không bác sĩ, tôi cho bé uống antibio có được không, nếu được thì uống trong bao lâu? - Chỉ dùng "sữa lactose free" khi bé bị tiêu chảy nặng. Thời gian dùng thường là 7 ngày. Bạn có thể dùng thêm Probiotics nếu bé còn dùng kháng sinh để ngừa tiêu chảy. - Con tôi 4 tuổi. Cháu bị viêm tai giữa. Sau khi điều trị 10 ngày bằng kháng sinh Amociline thì cháu đi cầu phân sống. Mỗi lần ăn uống gì, cháu đều kêu đau bụng, nhất là vùng quanh rốn? - Thường thì tiêu chảy do kháng sinh sẽ tự hết sau khi ngừng kháng sinh 1 tuần. . Hỏi - đáp về đường tiêu hóa ở bé Thời gian qua, BV Nhi Đồng 1 nhận được rất nhiều câu hỏi xung quanh chủ đề các bệnh đường tiêu hóa ở bé. Tất cả các câu hỏi đã được chuyển. (Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1) trả lời như sau: - Có phải khi bé bị tiêu chảy chỉ cần cho uống nước dừa xiêm, nước cam hoặc ăn sữa chua thì bé sẽ tự khỏi không? - Bé đi tiêu. hết. Xin hỏi con tôi nên uống thuốc gì để việc tiêu hóa được tốt hơn? - Nếu bây giờ bé còn đi tiêu phân lỏng thì con bạn đã bị tiêu chảy kéo dài (nghĩa là trên 14 ngày). Bạn cần đưa bé đến bệnh

Ngày đăng: 13/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w