1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu 5 bệnh về đường tiêu hóa dễ gặp ở trẻ potx

6 470 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 168,82 KB

Nội dung

5 bệnh về đường tiêu hóa dễ gặptrẻ Trẻ nhỏ dễ mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có một số bệnh thường gặp dưới đây, do các chuyên gia Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) tư vấn kèm theo những khuyến cáo về phòng ngừa. 1. Táo bón Do hệ thống tiêu hóa còn non trẻ lại đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên trẻ dễ mắc bệnh táo bón. Bệnh táo bón trẻ em là căn bệnh rối loạn tiêu hóa, làm cho các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ bị táo bón thường có dấu hiệu khó đại tiện, đau khi đi đại tiện, chất thải cứng và khô. Theo nghiên cứu thì nguyên nhân gây táo bón là do thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh, do viêm nhiễm, do thiếu nước… Ngoài ra còn do yếu tố thần kinh. Ví dụ rối loạn cảm xúc, sợ sệt, stress cao cũng là nguyên nhân dễ gây bệnh. Giải pháp: khi trẻ còn nhỏ nên cho trẻ uống nhiều nước nhưng không cho uống nước sô-đa, nước ngọt, nên dùng nước hoa quả pha loãng với sữa, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên cung cấp đủ dưỡng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, không nên tự mua thuốc về dùng để hạn chế những sự cố không mong muốn có thể xảy ra. 2. Bệnh tiêu chảy Trẻ thường mắc phải bệnh tiêu chảy, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân là do viêm nhiễm virút hoặc vi khuẩn. Bệnh tiêu chảy có thể là cấp tính hoặc mạn tính, được xác định là đi đại tiện trên 3 lần/ngày kéo theo dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước. thể cấp tính các triệu chứng thường kéo dài 1 – 2 ngày, còn dạng mạn tính thì ít nguy hiểm nhưng lại kéo dài hơn. Giải pháp: tuy bị tiêu chảy nhưng hệ thống tiêu hóa vẫn hấp thụ nước bình thường vì vậy nên cho trẻ uống đủ nước, nhất là dùng dung dịch ORS (Oresol), gói hydrite pha dung dịch này theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nước pha 12 giờ không dùng hết nên bỏ đi. Nếu số lần tiêu chảy 2 – 3 lần/ngày có thể bù nước bằng nước thông thường hoặc nước ép trái cây và ăn uống đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột, chất béo, đạm và rau, cho trẻ ăn thịt nhiều mỡ, nên dùng sữa không có đường lactose theo khuyến cáo của bác sĩ. Phòng ngừa: nên ăn chín uống sôi, dùng nguồn nước sạch, rửa tay sạch khi chăm sóc bé, không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh tiêu chảy, không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi. Nếu thể nặng nên đưa trẻ đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 3. Bệnh IBS Bệnh IBS (Irritable Bowel Syndrome) là Hội chứng ruột kích thích, xuất hiện những dấu hiệu bất thường của đường ruột, còn có tên gọi khác là đau dạ dày thần kinh hoặc đại tràng co thắt, nhưng nó lại không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đến nay khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân nên việc điều trị còn hạn chế, mới chỉ tình nghi đến thực phẩm như sữa, cà phê, thức ăn nhiều mỡ đặc biệt là thức ăn nhanh, gia vị cay nóng. Hội chứng IBS thường có ít nhất hai triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, hoặc đau bụng khó chịu kèm theo táo bón. Do không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nên người ta thường thử máu, thử phân, siêu âm, chiếu chụp X-quang để chẩn đoán các chứng bệnh khác về đường ruột. Do không cần điều trị nên hội chứng IBS có thể phòng ngừa để giảm bệnh như thay đổi chế độ ăn uống, cho trẻ ăn nhiều bữa, tránh dùng chất kích thích, cay nóng, duy trì cuộc sống không stress, giúp trẻ giảm áp lực trong môi trường sống, duy trì cuộc sống vận động. Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng nên đưa trẻ đi khám để biết cụ thể nguyên nhân và điều trị đồng thời những căn bệnhtrẻ mắc phải. 4. Hội chứng nôn ói theo chu kỳ Hội chứng nôn ói theo chu kỳ trẻ em (CVS) là căn bệnh kỳ lạ mà đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết nguyên nhân. Nó được mô tả là nôn ói đột ngột kéo dài vài giờ cho đến vài ngày và sau đó lại tái phát. Đặc tính và thời gian của từng chu kỳ nôn ói này rất giống nhau. Tại Anh có một bé gái tên là Alisha Atkinson mắc phải hội chứng CVS rất nghiêm trọng từ năm lên 6 tuổi, mỗi ngày nôn ói đến vài chục lần. Do chưa tìm được nguyên nhân nên người ta mới chỉ kê đơn để kiểm soát việc nôn ói. Ngoài ra, bác sĩ khuyên những người mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ, ăn uống đủ chất và hạn chế gây căng thẳng. 5. Bệnh GERD GERD (Gastrooesophageal Reflux Disease) là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hay còn gọi là chứng nóng, chua. Đặc thù của bệnh là thực quản bị viêm tấy dưới tác động của acid từ dạ dày đưa lên. Dạ dày là nơi sản xuất ra acid clohydric (HCL) để làm nhiệm vụ tiêu hóa thực ăn. Các cơ thực quản làm nhiệm vụ co giãn để ngăn không cho thức ăn trào ngược nhưng những người mắc bệnh cơ thực quản không làm đúng chức năng nên acid trào ra gây tổn thương lớp niêm mạc của thực quản. Rất nhiều nguyên nhân gây bệnh GERD nhưng chủ yếu vẫn là do ăn uống, ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, mắc bệnh thoát vị hoành do stress hoặc cả những nguyên nhân khoa học chưa biết hết. Chứng chua có thể kéo dài tới 2 giờ, gây cảm giác đau rát giữa ngực, xuống ức, ra mùi đắng trong khi ngủ hoặc khi cười nói và gây khó thở. Giải pháp: nên duy trì ăn uống khoa học, nếu bệnh nặng cần đi khám bác sĩ, tư vấn và điều trị để khỏi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ. . 5 bệnh về đường tiêu hóa dễ gặp ở trẻ Trẻ nhỏ dễ mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có một số bệnh thường gặp dưới. triển và hoàn thiện nên trẻ dễ mắc bệnh táo bón. Bệnh táo bón trẻ em là căn bệnh rối loạn tiêu hóa, làm cho các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ bị táo bón thường

Ngày đăng: 27/02/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w