Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng thường gặp nhất.. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn c
Trang 1MỘT SỐ BỆNH LÝ VỀ TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
4/07/2016 | 10:53 AM
365
Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện hoàn toàn nên trẻ thường xuyên gặp phải những vấn đề về tiêu hóa, tìm hiểu một số bệnh lý về tiêu hóa thường gặp ở trẻ và cách chữa trị để kịp thời “ứng biến” khi bé nhà bạn gặp phải nhé.
Giúp bé ăn ngon miệng
Thực đơn cho bé 9 tháng
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản
Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ
Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới nôn 1 lần hay 1 ngày nôn 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn
Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại
có thể kéo dài đến 4 tuổi
Cách chữa: Sau khi ăn, thức ăn thường trào ngược lên thực quản, khiến bé dễ ói.
Chỉ cần giữ bé bú ở tư thế đầu cao hơn thân và vỗ lưng cho bé ợ sau khi ăn là có thể phòng tránh Điều cốt lõi của phương pháp phòng tránh hiện tượng này là không nên cho bé ăn hoặc bú quá no và trẻ luôn cần được ợ hơi dễ dàng Chính vì vậy, ngoài việc chú ý tư thế bú với đầu cao hơn thân, mẹ nên chia nhỏ các cữ bú, kết hợp vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ sau ăn, giúp trẻ ợ hơi Hãy cố gắng giữ trẻ ngồi yên (nằm yên) ít nhất 15 phút sau khi ăn
Trang 2Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng thường gặp nhất
Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu
Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột…
Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ
Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón Những đứa trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn
Việc cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón
Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày
Các thuốc nhuận tràng chỉ nên uống sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ
Cách chữa: Tình trạng táo bón có thể nặng và nhẹ Khi bị táo bón nhẹ, trẻ vẫn đi
tiêu được nhưng khó khăn và phân rắn Nặng hơn, bé sẽ không đi tiêu tự nhiên được Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống và một số rối loạn sức khỏe khác chính
là nguyên nhân gây táo bón Không chỉ cho trẻ uống thêm nước, nước trái cây, thêm rau xanh vào thực đơn, mẹ cần bổ sung thêm men vi sinh có bổ sung thành phần giàu chất xơ hòa tan FOS, sẽ giúp làm phân mềm và tăng cường đào thải cặn
bã thức ăn Tập cho bé đi cầu mỗi ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp bé có phản
xạ thói quen và tránh hiện tượng “nín nhịn” đi cầu
Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy
Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời
Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày
Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để điều trị
Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn
Còn khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có
Trang 3đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy
Cách điều trị: quan trọng nhất là phải bù được lượng nước cho trẻ đã bị mất, tiêu
chảy là một bệnh nguy hiểm nếu như chủ quan Ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy
Nếu sau khi khỏi bệnh tiêu chảy bé có biểu hiện chán ăn bạn cần bổ sung cho trẻ thêm men vi sinh chứa cả lợi khuẩn probiotic và prebiotic vì chúng sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, kích hoạt các enzyme tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất và giúp bé ăn ngon miệng hơn