Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Giai đoạn trưởng thành chúng ký sinh ở ruột, với số lượng lớn sẽ gây tắc ruột. Trong quá trình sống ở ruột chúng cướp chất dinh dưỡng, gây những tác động cơ học, làm rách gây viêm loét ruột. Đặc biệt trong thời kỳ trưởng thành giun đũa con di hành đến các cơ quan khác, như túi mật gây tắc mật, lên mũi và có thể lên xoang trán, gây những biến chứng khó lường được. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh giun đũa xảy ra ở dưới dạng mãn tính. Cũng như các bệnh ký sinh trùng khác bệnh phụ thuộc vào cường độ cảm nhiễm, sức đề kháng của con vật mà triệu chứng bệnh nó được thể hiện. Rối loạn tiêu hóa Ỉa chảy, phân lỏng, có niêm mạc ruột, có khi xuất huyết. Da xù xì, lông dựng và thô Mức độ cảm nhiễm nặng con vật xuất hiện triệu chứng thần kinh (hưng phấn co giật, bại liệt). Ở giai đoạn ấu trùng di hành lên phổi gây ho và có triệu chứng của viêm phổi. Thân nhiệt tăng, tần số hô hấp tăng. Chẩn đoán bệnh: Biện pháp chẩn đoán bệnh giun đũa khi gia súc còn sống là sử dụng phương pháp soi phân tìm trứng. Hai phương pháp đó là: Fleubor và Darling. Trong thời gian gần đây ở một số nước có khoa học kỹ thuật phát triển họ đã áp dụng phương pháp dị ứng để chẩn đoán bệnh giun đũa. Chẩn đoán sau khi con vật chết thì phương pháp mổ khám toàn diện theo phương pháp Skrjabin, hoặc phương pháp Bacrman để tìm ấu trùng của giun đũa. Phòng và trị bệnh Hiện nay trong thú y cũng như trong y học có rất nhiều loại thuốc dùng để trị giun đũa. Các thuốc chứa một hàm lượng Silicofluorat để có tác dụng diệt giun đũa rát tốt. Các loại cây củ thực vật như: keo đậu, hạt bí, đều có tác dụng tẩy giun rất hiệu nghiệm. Hiện nay thường dùng: Piperazin, Santonin Biện pháp phòng bệnh: - Chẩn đoán định kỳ và có kế hoạch tẩy giun định kỳ. Đối với lợn nái có chửa thì nên tẩy giun trước một tháng trước khi đẻ. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, cống rãnh thoát nước. Chuồng trại phải quét dọn hàng ngày. Phân của con vật thu dọn và ủ bằng phương pháp sinh học. Nên áp dụng chăn bò theo kế hoạch luân phiên đồng cỏ. Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc con vật là biện pháp thiết thực nhất nhằm ngăn ngừa bệnh và nâng cao sức đề kháng cho con vật. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 97 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH GIUN PHỔI LỢN-METASTRONGYLOSIS Là một trong những bệnh khá phổ biến, thường gặp nhất là đối với lợn con, với những nơi nào chăn nuôi lợn có tập quán thả rong. Chu trình phát triển của giun phổi lợn. Giun phổi trưởng thành kí sinh ở khí quản, phổi đẻ trứng, theo phản xạ ho trứng xuống xoang miệng phần thải ra ngoài, phần lớn theo thực quản xuống ruột theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện thuận lợ như nhiệt độ độ ẩm, chúng phát triển thành trứng gây nhiễm. Giun đất ăn phải trừng này. Vào cơ thể giun đất trứng phát triển và qua hai lần lột xác chúng trở thành ấu trùng gây nhiễm. Âúu trủngời khỏi giun đất, lợn ăn phải vào cơ thê lợn ấu trùng xuyên qua niêm mạc ruột, vào mạch máu, hệ bặch huyết, di hành theo vòng tuần hoàn máu, đến phổi phát triển thành giun trưởng thành. Bệnh giun phổi Hoàn thành vòng đời của nó khoảng 25-35 ngày. - Tính chất dich tể của bệnh +Bệnh giun phổi thường mắc ở lợn con, lợn lớn tỷ lệ mắc thấp + Bệnh xẩy ra có tính chất riêng biệt theo vùng phụ thuộc vào mức độ nhiễm của giun đất. +Bệnh xẩy ra những nơi có tập quán chăn nuôi lợn thả rong, nền chuồng bằng đất. +Bệnh thường mắc vào mùa mưa, vì mùa mưa điều kiện thuận lợi cho giun đất phát triển. Cơ chế bệnh và triệu chứng Cơ chế bệnh tác động bởi giun phổi là tác động cơ học và tác động chất độc tố của giun. Trong khí quản và phổi giun kích thích gây nên phản xạ ho dử dội nhất là vào buổi sáng sớm hoặc những lúc thời tiết thay đổi. Chúng kí sinh ở phổi, làm cho diện tích hô hấp của phổi giảm, lợn chậm lớn còi cọc. Khi tác động ở phổi, dẫn đến viêm phổi, trường hợp nhiễm với cường độ cao lợn có thể bị chết. Phòng trị bệnh +Cần nuôi tách riêng lợ con với lợn lớn. +Trại chăn nuôi và sân chơi của lợn phải thường xuyên quét dọn thu gom phân, ủ phân theo phương pháp sinh học. +Nền chuồng phải láng xi măng +Không nên nuôi lợn thả rong +Định kỳ tẩy giun cho lợn. Nhất là sau khi cai sữa cần tẩy cho lợn con + Các loại thuốc tẩy giun như: Dixtrazin photphat, levamyzol, dung dịch lugol. + Cần bổ sung thêm các loại vi tamin vào thức ăn cho lợn con. +Bổ sung khoáng đầy đủ, không để cho lợn thiếu khoáng gặm nền chuồng Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 98 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH GIUN BAO NGƯỜI VÀ GIA SÚC- TRICHINELOSIS Đây là một loại bệnh nguy hiểm cho người và gia súc. Nó thường kí sinh ở lợn nhà lợn rừng, chó mèo cáo, hay nói cách khác là tất cả loài động vật có vú. Căn bệnh trưởng thành kí sinh ở ruột còn ấu trùng kí sinh ở cơ. Người có thể mắc bệnh do giun trưởng thành và cả giai đoạn ấu trùng. Bệnh xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nơi có tập tục ăn thịt tái sóng thịt hun khói. Đặc biệt ở nước ta có khoái khẩu ăn thịt lợn rừng, thịt tái, đây là mối nguy cơ nhiễm bệnh giun bao. Chu trình phát triển Giun bao là loại giun tròn có chu trình phát triển dặc biệt, mỗi bản thân kí chủ mắc bệnh ở thẻ giun trưởng thành và cũng làkí chủ trung gian. Gin trưởng thành kí sinh ở ruột, sau khi giao phối giun cái chui sâu vào niêm mạc đẻ trứng. Trứng vào máu theo vòng tuần hoàn máu tới cơ vân, như cơ lưởi, cơ vai tại đây nó cuộn tròn tạo thành một hình xoắn. Chúng tồn tại nơi đây một khoảng thời gian dài 20-30 năm. Khi người và dộng vật ăn phải thịt có chứa ấu trùng giun bao vào dường tiêu hóa chúng phát triển thành giun trưởng thành. Bệnh giun bao khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở các nước phương tây có tập tục ăn thịt hun khói. Ở nước ta thường mắc bệnh ở những nơi có tập quán ăn thịt tá sóng. Vòng tuần hoàn của bệnh có thể tóm tắt như sau: Chuột > lợn > người Chuột là khâu quan trọng trong vòng tuần hoàn của bệnh. Co đường reo rắc bệnh trong những loài động vật rừng là các loại côn trùng ăn xác chết. Nguồn dịch nguyên thủy dẫn tới nguồn dịch thứ phát là do săn bắn. Cơ chế phát bệnh và triệu chứng Cơ chế tác động gây bệnh là tác động: +Cướp chất dinh dưỡng của cơ thể ký chủ +tác động cơ học,giun bao chui sâu vào ruột đẻ trứng gây viêm ruột, làm cho lớp vi nhung mao bị tổn thương, quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruộtbị rối loạn. +Tác động độc tố của giun bao gây tiêu hủy hồng cầu, dẫn tới cơ thể thiếu máu, rối loạn hoạt động của nhiều cơ qua, ảnh hưởng đén thần kinh. +Ấu trùng giun bao ký sinh ở cơ, gây viêm cơ, xơ cơ, cơ thể mệt mõi thoái hóa cơ, ảnh hưởng đến cơ quan vận động. +Đối với gia súc triệu chứng không được rõ ràng Chẩn đoán Bệnh giun bao là một bệnh khá nguy hiểm cho con người và động vật. Muốn giải quyết vấn đề này cần phải chẩn đoán bệnh chính xác. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán nhưng thường dược sử dụng đó là phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng dị ứng. Ngoài ra còn được tiến hành bằng phản ứng kết tủa giữa giun bao với huyết thanh. Đối với động vật chẩn đoán bằng phương pháp mổ khám cơ là chính xác nhất. Trong giai đoạn ấu trùng ở người có thể chản đoán bằng phương pháp chụp X quang. Phòng và trị Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 99 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để trị giun bao ở giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Có thể dùng laọi thuốc Thiabendazol, Methyridin, đây là hai loại thuốc ức chế sự phát triển của giun bao. Các biện pháp phòng bệnh là: +Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y, trong công tác kiểm soát giết mỗ. +Tuyên truyền vận động mọi người dân không nên ăn thịt tái sóng +Có biện pháp diệt chuột ở những khu vực giết mổ gia súc. +Phát hiện và điều tra nguồn dịch. III.MỘT SỐ BỆNH SÁN DÂY BỆNH GẠO BÒ, LỢN Đây là một bệnh do ấu trùng của một loại sán dây ký sinh ở cơ bắp gây nên. Đối với bệnh gạo lợn, do Cysticercus celulosae gây ra. Ấu trùng ký sinh ở cơ bắp, các cơ quan nội tạng, tim não. Bệnh gạo bò Cysticercosis do ấu trùng Cysticercus bovis, sán trưởng thành là Taeniarhynchus saginatus thuộc họ sán dây Taenidae gây ra. Bệnh gạo lợn và gạo bò thường gặp ở nhiều nơi. Nguồn lây nhiễm bệnh lợn gạo hay bò là người và thú ăn thịt mắc bệnh sán dây. Đó là nguồn gốccủa bệnh lợn gạo và bò, hàng năm các ký chủ đó thải ra môi trường một lượng lớn trứng sán. Do vậy nơi nào người mắc bệnh sán dây thì nơi đó lợn, bò mắc bệnh ấu trùng sán đó là bệnh gạo. Ở những nơi mà công tác vệ sinh chưa tốt, gia đình chưa có nhà vệ sinh, bảo quản phân người và những nơi có tập quán nuôi lợn thả rông thì bệnh cũng dễ dàng lây lan. Trứng sán dây có thể sống ở những nơi khô hạn vài tháng. Chu trình phát triển của sán gạo, bò Sán dây trưởng thành ký sinh ở người, chó và một số loài động vật ăn thịt khác. Người mắc bệnh sán dây thải ra môi trường bên ngoài những đốt sán chửa, những đốt sán này tự co bóp thải ra ngoài một số lượng lớn trứng sán. Lợn ăn phải thức ăn có trứng sán. Trứng sán vào đường tiêu hóa men tiêu hóa phân giải màng trứng, giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng chui vào máu theo hệ thống tuần hoàn di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Chúng đến tổ chức cơ, lưỡi, óc định cư ở đó và hình thành nên Cysticereus với thời gian 2,5 - 4 tháng. Người và một số động vật ăn phải thịt lợn, bò có ấu trùng sán vào đường tiêu hóa chúng phát triển thành sán trưởng thành với thời gian 2-3 tháng. Cơ chế mắc bệnh và triệu chứng lâm sàng Cơ chế gây bệnh trên lợn hay bò biểu hiện ở giai đoạn ấu trùng. Chúng gây tổn thương từ ruột tới nơi cấu trùng ký sinh. Khi ấu trùng đã ký sinh ở các tổ chức cơ thì biểu hiện về lâm sàng không thể hiện rõ. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 100 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Ở người bị gạo thì thường ký sinh ở não, nên biểu hiện rất rõ triệu chứng thần kinh, nhức đầu có khi lên cơn sốt điên rồ. Nếu ký sinh ở mắt có thể mù mắt, ở tim hoặc các tổ chức khác hoạt động cơ quan đó bị rối loạn. Bệnh gạo không gây tác hại lớn cho gia súc mắc bệnh song đối với con người thì đây là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm. Người không chỉ mắc bệnh sán dây trưởng thành mà còn mắc bệnh ấu trùng của sán dây. Người là ký chủ trung gian và là ký chủ cuối cùng của sán dây. Chẩn đoán bệnh Chẩn đoán bệnh lợn gạo, bò gạo khi gia súc còn sống khó thực hiện được. Hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp dị ứng để chẩn đoán, hay phương pháp huyết thanh học, chụp X quang, siêu âm (Chẩn đoán bằng hình ảnh). Nhưng đối với thú y thì công việc đó mới chỉ áp dụng trong phòng thí nghiệm, hay nói cách khác vẫn còn trên lý thuyết đối với điều kiện chăn nuôi và thú y của nước ta. Việc chẩn đoán hay kiểm soát giết mổ đối với bệnh gạo lợn hay bò là vô cùng cần thiết, và cho kết quả chắc chắn nhất. Biện pháp phòng ngừa Đây là một bệnh liên quan giữa thú y và y học, vì vậy việc kết hợp thú y và y tế trong công tác phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Các biện pháp vệ sinh thú y là: Xây dựng và tăng cường công tác kiểm soát giết mổ Nghiêm cấm việc giết và bán thịt gia súc bị bệnh mà không có ý kiến của cán bộ thú y. Cấm thả rông lợn và các loại vật nuôi khác trong khu vực chăn nuôi. Khi phát hiện được gạo lợn hay bò thì qui định 40cm 3 thịt có dưới 3 ấu trùng gạo thì đưa thịt vào cắt nhỏ mỗi miếng không quá 1kg, đem luộc chính, ướp muối, ướp lạnh từ 3 ngày - đến 3 tuần. Sau khi xử lý phải tiến hành kiểm tra sức sống của ấu trùng. Bằng cách cho thịt đã xử lý vào đỉa lồng có chứa 8% dung dịch mật, rồi để vào tủ ấm 39-40 0 C từ 1-2 giờ. Nếu ấu trùng còn sống thì thịt có thể cho sử dụng. Nếu phát hiện 40cm 3 thịt có trên 3 ấu trùng thì thịt đó phải hủy bỏ không được phép sử dụng. Nếu phát hiện 40cm 3 thịt có trên 3 ấu trùng thì thịt đó phải hủy bỏ không được phép sử dụng. Các biện pháp sinh học khác. Kiểm tra công nhân chăn nuôi và những người sông trong khu vực để phát hiện kịp thời bệnh sán dây. Tiến hành tẩy sán dây cho những người nhiễm bệnh bằng các thứ thuốc an toàn và dễ kiếm như: Hạt cau, hạt bí ngô, sắc lấy nước. Nghiêm cấm dùng phân người chưa ủ để bón các loại rau. Không ăn thịt tái, sống. Ở nông thôn cần phổ biến và bắt buộc mọi nhà phải có hố xí kín, nhất là loại hố xí hai ngăn. Định kỳ tẩy sán cho chó. Không nên nuôi chó thả rông trong khu vực chăn nuôi. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 101 . Đ y là một bệnh do ấu trùng của một loại sán d y ký sinh ở cơ bắp g y nên. Đối với bệnh gạo lợn, do Cysticercus celulosae g y ra. Ấu trùng ký sinh ở cơ bắp, các cơ quan nội tạng, tim não. Bệnh. ngừa bệnh và nâng cao sức đề kháng cho con vật. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 97 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH GIUN PHỔI LỢN-METASTRONGYLOSIS Là một trong những bệnh. khoáng đ y đủ, không để cho lợn thiếu khoáng gặm nền chuồng Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 98 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản BỆNH GIUN BAO NGƯỜI VÀ GIA SÚC- TRICHINELOSIS Đ y là một