Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 4 doc

5 479 0
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 4 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Như dùng dòng điện với cường độ dòng diện 0,2-0,57mA, hoặc có thể dùng áp điện ứng (Pharadization) với cường độ dòng điện cao hơn 25-50mA. Tác dụng của dòng điện kích thích hưng phấn thần kinh vận động và thần kinh cảm giác. Như điều trị bằng phương pháp cơ học - Xoa bóp- massage làm tăng tuần hoàn lympha và tuần hoàn máu, ổn định thần kinh, cơ Tùy từng vị trí và cơ quan xuất hiện bệnh mà tiến hành xoa bóp có kết quả. Ngày nay, với những tiến bộ của các ngành khoa học đã sáng chế ra nhiều thiết bị y tế, thú y để điều trị và phòng bệnh nội khoa có kết quả như tia xạ, hóa học trị liệu, rengen trị liệu, máy xoa bóp 3.3. Bệnh ngoại khoa Là nhóm bệnh mà can thiệp bằng phẩu thuật- liên quan đến mổ xẻ. Ngày nay, với những tiến bộ khoa học phát triển đặc biệt là kháng sinh được sử dụng rộng rãi thì lỉnh vực ngoại khoa càng phát triển giúp cho ngành chăn nuôi phát triển không ngừng. Nhiệm vụ của lỉnh vực này là phòng các bệnh do chần thương điều trị các bệnh như thoát vị, apxe, khối u, gảy xương, thiến hoạn gia súc Ngoại khoa được chia ra hai phần chính: Ngoại khoa đại cương, ngoại khoa chuyên khoa. Nhiệm vụ của ngoại khoa cần làm sáng tỏ các vấn đề sau: -Các nguyên nhân cơ bản từ bên trong và bên ngoài dẫn tới các bệnh cần đến phẩu thuật -Cơ chế phát sinh các bệnh đó -Triệu chứng lâm sàng và quá trình tiến triển của bệnh -Phương pháp chẩn đoán bệnh -Tiên lượng tiến triển của bệnh để có phác đồ điều trị -Nguyên tắc điều trị và biện pháp chóng nhiễm trùng -Quan tâm chế độ dinh dưỡng và chế độ lao tác của con vật Nói tóm lại phần ngoại khoa đại cương là thực hiện các biện pháp phòng trị các hiện tượng tổn thương và vết thương. Tổn thương -là các yếu tố tác động bên trong bên ngoài gây nên các tổn thương cho mô bào tổ chức, cơ quan nội tạng. Bao gồm các tổn thương như: Tổn thương trong nông nghiệp (điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng chuồng trại không đảm bảo), tổn thương do lao tác ( các tổn thương xẩy ra trong quá trình lao tác của vật nuôi, như bò cày kéo, đẻ khó ),tổn thương do thể thao, tổn thương do vận chuyển,tổn thương do thức ăn, tổn thương do chiến tranh. Vết thương: Vết thương cơ học hay còn gọi là vết thương hở- là những tổn thương ở da, niêm mạc của cơ quan tổ chức với các biểu hiện như: đau, rách không khép, chảy máu và rối loạn chức năng. Tóm lại, bệnh ngoại khoa xem xét các nội dung chính như: tổn thương,shock, ngoại khoa truyền nhiễm (bệnh do vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí tạo mũ, apxe, phlecmon), vết thương hở, quá trình chết cục bộ hoại tử, vật lạ, tổn thương do nhiệt, dòng điện, hóa chất, các bệnh ngoài da, bệnh mạch máu, cơ, dây chằng, khớp, khối u 3.4. Nhóm bệnh về sản khoa: Là những bệnh liên quan đến quá trình sinh sản của con đực và con cái, như bệnh vô sinh ở con đực, bệnh vô sinh ở con cái, bệnh về đường sinh dục của con đực và con cái ( viêm dịch hoàn, bao dịch hoàn, viêm tử cung, khối u buồng trứng, đẻ khó 3.5. Một số nét về bệnh thủy sản Đặc điểm chung bệnh thủy sản Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 51 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Động vật thủy sản khác với động vật khác là do môi trường sống khác nhau. Môi trường thủy sản là nước, còn các đối tượng động vật khác là không khí, do đó, khi động vật thủy sản mắc bệnh nó có những đặc điểm chung và riêng. Đặc điểm chung cho tất cả các loài sinh vật - trên cơ thể tôm, cá và các loài động vật thủy sản khác thuờng xuyên mang mầm bệnh, nhưng các dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng. -Cùng một lúc cơ thể động vật thủy sản có thể mắc nhiều bệnh khác nhau, ví dụ: hội chứng đốm đỏ lở loét ở cá do virut, vi khuẩn nấm ký sinh trùng và điều kiện môi trường. Đặc điểm riêng -Do sống ở môi trường nước với một quần thể đông nên tốc độ lây lan bệnh rất nhanh -Bệnh phát sinh rất khó phát hiện ngay từ ban đầu chỉ đến khi tôm cá chết hàng loạt mới nghĩ ngay là bệnh. -Việc dùng thuốc điều trị bệnh cho động vật thủy sản vô cùng khó khăn, khó xác điịnh được nồng độ chính xác, vì ta cũng chỉ tính thể thích nước tương đối trong đầm ao nuôi. -Dùng thuốc với nồng độ tiêu diệt lại không hiệu quả mà lại kích thích tác nhân bệnh phát triển, nếu dùng liều cao ở mức tiêu diệt thì ảnh hưởng tới những cá thể khỏe mạnh. -Dùng thuốc trong trị bệnh cho động vật thủy sản là đưa vào môi trường nước, có thể thông qua thức ăn, hoặc phun vào ao, nên hiệu quả sử dụng thấp -Việc dùng thuốc trị bệnh trong nuôi tròng thủy sản là tốn kém mà không đem lại hiệu quả, nên việc phòng bệnh là cơ bản. Do vậy, muốn phòng bệnh tốt trong nuôi tròng thủy sản cần nắm được các qui luật sinh học vốn có của từng loài thủy sản, như qui luật hoạt động về kết đàn, thời kỳ thành thục sinh dục đẻ trứng, vổ béo, di cư tìm mồi, phản ứng của chúng đối với màu nước. Một đặc điểm riêng biệt đối với động vật thủy sản là sống trong nước nên quá trình hô hấp khác đối với động vật trên cạn. Đối với chúng, quá trình lấy oxy là oxy thể hòa tan trong nước, tức là từ thể lỏng vào máu, khác với động vật trên cạn, lấy oxy từ không khí vào, tức là từ thể khí vào thể lỏng. Chính vì vậy, môi trường nước nuôi chúng phải đảm bảo một số qui định khắt khe, nhất là nồng độ oxy hòa tan trong nước. Để tiện nghiên cứu và theo dõi phòng trị, các bệnh ở động vật thủy sản cũng được chia ra một số nhóm bệnh sau: -Bệnh do sinh vật kí sinh: bệnh do thực vật kí sinh: virut, vi khuẩn, nấm tảo, đơn bào- hay gọi là bệnh truyền nhiễm. -Bệnh do động vật kí sinh: nguyên sinh động vật, giun sán, đỉa cá, nhuyễn thể, giáp xã hay gọi là bệnh kí sinh trùng. -Bệnh do sinh vật phi kí sinh (bệnh do sinh vật hại cá): Các loài sinh vật này không kí sinh ở tôm cá nhưng gây cho tôm cá chết. Thường do các loại tảo độc, thực vật động vật hại tôm cá. Ví dụ: bọ gạo, bon Cyclops dùng chủy nhọn đâm vở trứng hoặc chích chết tôm cá. -Bệnh do các yếu tố vô sinh: bệnh do dinh dưỡng ( do thiếu thừa các chất dinh dưỡng cung cấp cho tôm cá), bệnh do yếu tố môi trường ( do các yếu tố cơ học, hóa học, vật lý học, môi trường ao nuôi như: pH, DO, BOD,CHOD, NH 3 , NH 4 , H 2 S Từ đó, biện pháp phòng trừ bệnh đối với các động vật thủy sản có những nét chung và riêng như sau: 3.5.1. Biện pháp phòng trừ bệnh thủy sản -Nâng cao sức khỏe cho các đối tượng nuôi Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 52 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chọn đàn giông khỏe mạnh đồng đều, màu sắc tươi sáng, linh hoạt, đàn giống chọn những địa phương gần để có tính thích ứng môi trường cao. Gây miễn dịch nhân tạo, trộn vào thức ăn các loại vacxin phòng bệnh. Mật độ nuôi thích hợp. Nuôi ghép các đối tượng nuôi trong một ao đầm, tận dụng hết ther tích mặt nước nước nuôi, làm sạch môi trường. Ví dụ như nuôi ghép cá trắm cỏ, cá mè cá chép, cá rô phi. Cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng Định điểm cho ăn, thời gian cho ăn trong ngày. -Tiêu diệt và kìm hảm mầm bệnh Tẩy dọn ao nuôi, làm sạch đáy ao, dùng các hóa chất và cây thực vật để diệt mầm bệnh trong ao nuôi -Quản lý môi trường ao nuôi tốt với các chỉ số quan trọng như: pH, DO, NH 3 , H 2 S Một số hóa chất thường sử dụng tẩy uế ao nuôi: Hợp chất chứa CL như: Ca(OCL) 2 , NaOCL, CuSO 4, vôi,Xanh methylen, Formalin, cây thực vật như: lá xoan, tỏi, cât thuốc cá. Các chế phẩm sinh học Một số bệnh thường gặp ở tôm cá Bệnh xuất huyết do virut ở cá chép Đây là một bệnh khá phổ biến ở cá chép tự nhiên và cá nuôi trong ao hồ. Bệnh gây thiệt hại kinh tế cho ngành nuôi các nước ngọt đáng kể. Bệnh có nhiều tên gọi khác nhau: Bệnh phù ở cá chép, bệnh đốm đỏ cá chép, Bệnh virut mùa xuân cá chép. Tác nhân gây bệnh: Có nhiều tác giả có các ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng đề thống nhất một số quan điểm như sau: - Do virut có cấu tạo là ARN (Roy và ctv) - Do một số loài nấm -Do vi khuẩn gây xuất huyết -Do ảnh hưởng của môi trường,. Trong môi trường nước lắng động một số oxuyt kim loại , chúng gây cản trở cho hô hấp ở mang cá. Các yếu tố gây bệnh trên tác động qua lại ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sống của cá- nên người ta còn gọi là hội chứng đốm đỏ lở loét. Dịch tể học: Bệnh gặp ở nhiều đối tượng cá nước ngọt, như cá trắm, mè rôphi, chép, nhưng mắc bệnh nặng nhất vẫn là cá chép và trắm. Bệnh xẩy rảơ nhiều nước và châu luc khác nhau. Hay nói cách khác nơi nào có điều kiện nuôi nước ngọt thì đều có bệnh xuất hiện. Ở nước ta bệnh xẩy ra quanh năm, là một trong những trở ngại lớn cho nghề nuôi trồng nước ngọt. -Dấu hiệu bệnh lý: Cá ngạt thở bơi ở tầng mắt , cá chết chìm ở tầng đáy. Dấu hiệu bên ngoài: mang và da xuất huyết có thể xuất huyết nhiều điểm. Da có màu tối những chổ xuất huyết có viêm có nhiều chất nhầy, các tơ mang kết lại. Trên thân có nhiều vết loét Biện pháp phòng và trị: - Chọn giống cá có sức đề kháng với bệnh. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 53 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Thực hiện qui trình vệ sinh đáy ao và ao trước khi thả giống. -Khi có dấu hiệu bệnh xuất hiện cần thay nước, Treo túi vôi, nếu bổ sung thức ăn cần trộn thêm kháng sinh. - Dùng thuốc tím 5ppm tắm cho cá trong thời gian 5-10phút - Có thể dùng muối ăn 3% tắm cho cá. Bệnh nấm ở mang cá Tác nhân gây bệnh là một số giống nấm thuộc Branchiomyces. Đây là loại nấm ít phân nhánh, nấm ăn sâu vào tậ huyết quản. Dịch tể học: Bệnh thường gặp ở cá bột, cá giống, cá thịt của cá trắm cỏ, cá trắm đen, mè hoa, cá trôi cá diếc. Bệnh thường xuất hiện ở những ao nước bẩn động, những ao nuôi có hàm lượng chất hửu cơ cao. Mùa phát bệnh thường gặp ở cuối mùa xuân đầu mùa hè, mùa thu ít gặp. CHẩn đoán bệnh: Xem mang cá. Phòng trị: Luôn luôn dùng nước sạch, nếu bón phân hửu cơ thì phải ủ hoai. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị nấm đạc hiệu cho cá. Do vậy phải thường xuyên kiểm tra đàn cá nhất là mang cá. Bệnh MBV của tôm- (MBV+ Monodon Baculo Virus) Là một bệnh thường xẩy ra đối với tôm he, vào các giai đoạn khác nhau. Bệnh ở thể cấp tính gây ra hiện tượng phá hủy tế bào biểu mô ruột tôm, gan, tụy ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan này. Là một bệnh lây truyền do virut, nên tính chất thiệt hại về kinh tế là vô cùng lớn lao. Nhiều hộ nuôi tôm đã khuynh gia bại sản do bệnh MBV này gây nên cho đàn tôm. Bệnhnày cảm nhiễm nặng nhất là vào giai đoạn tôm giống. Bệnh nặng tôm bơi lờ đờ trôi dạt vào bờ và chết hàng loạt. Chẩn đoán: Dựa vào tính chất dịch tể, dấu hiệu bệnhlý của tôm. Song phát hiện bệnh này ngày nay có nhiều phương pháp: - Nhuộm tiêu bản để tìm thể ẩn của virut -Phương pháp chẩn đoán PCR Phương pháp phòng và trị: Bằng phương pháp chẩn đoán PCR, cần kiểm tra chất lượng đàn giống, nguồn gốc xuất xứ. Hủy đàn tôm giống khi phát hiện có mầm bệnh. Các dụng cụ phục vụ nuôi tôm cần vệ sinh tẩy uế. Hiện nay phương pháp trị bệnh vẫn chưa có kết quả. BỆNH NẤM THÙY MY Nấm thùy my thường xuyên có trong môi trường nước, nhất là trong ao tù nước bẩn, nhiều chất hửu cơ mục nát. Bệnh thường phát sinh trong hoàn cảnh đặc biệt: -Cá bị thương xây xát Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 54 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Bị các bệnh như kí sinh trùng mỏ neo, rận cá -Nuôi với mật độ quá dày. -Điều kiện môi trường nước không thuận lợi cho việc sinh trưởng của cá. Ở nước ta bệnh nấm thùy my khá phổ biến, và có ở nhiều vùng nuôi cá nước ngọt ở nước ta như: Hà Đông, Hà nội, Cao Bằng Lạng Sơn Bệnh thường ở cá rô phi trong mùa đông, cá trắm cỏ, cá chép khi gặp thời tiết lạnh. Thiệt hại do bệnh gây ra vô cùng to lớn đối với ngề nuôi cá nước ngọt. Nấm thùy my có nhiều tên gọi khác nhau, có nơi gọi là nấm nước, hoặc mốc da Nấm thùy my gây bệnh cho cá có tên khoa học là Saprolegnia và Achlya. Mỗi sợi nấm là một thể nhiều hạch không có vách ngăn, sinh trưởng bằng cách một đầu cắm sâu vào cá, một đầu tự do. Dấu hiệu bệnh lý -Ởda xuất hiện đốm trắng có màu đục. -Sau vài ngày có thể nhìn thấy cả một vùng trắng, chứa nhiều sợi nấm. -Trên trứng cá chép xuất hiện một vài sợi nấm, ngày sau phát hiện từng chùm. -Không nhìn rõ trứng cá mà chỉ nhìn thấy một đám màu trằng như những sợi bông -Dưới nước nấm thùy my rất dễ quan sát. Cách phòng trị: để ngăn chặn bệnh nấm thùy my, điều quan trọng là phải giử môi trường nước trong sạch, nuôi dưỡng cá tốt, giử cho cá không bị thương tật, xây xát, kịp thời phòng trị bệnh nấm cho cá. Với trứng cá chép, không nên cho cá đẻ vào những ngày quá lạnh. Cần chon cá bố mẹ khỏe mạnh, để đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao. Thông thường bệnh xuất hiện ở những trứng không được thụ tinh, sau đó lan truyền sang những trứng khác. Những vật liệu làm giá thể cho cá đẻ phải ngâm trong dung d nước muối 2%, hoặc dung dịch thuốc tím 1/5-1/10 vạn trong thời gian 15 phút. Khi phát hiện cá bị nhiễm bệnh có thể dùng Green Malachit với nồng độ 0,1-0,2mg/l phun trực tiếp xuống ao. Cần có biện pháp cách ly cá bệnh với cá khỏe. Với cá rô phi trước khi đưa đi trú Đông cần cho cá ăn khỏe, tăng khả năng chống rét của cá. Cá trú đông cần chọn những con không bị thương tật, không nhiễm kí sinh trùng ngoài da. Có thể tắm cho cá trong nước muối hoặc thuốc tím. Chú ý không được phủ bèo kín mặt ao. Như vậy làm giảm khả năng hòa tan oxy vào trong ao. Khi cá bị bệnh, có thể dùng dung dịch muối ăn 3% hoặc dung dịch thuốc tím 1/5 vạn để tắm cho cá. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NHANH TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TÔM NUÔI Người nuôi tôm phải có những kiến thức nhất điịnh để chòn giống tôm đưa về ao nuôi. Trong quá trình nuôi cần theo giỏ hàng ngày để đánh giá chất lượng tôm trong ao. Trên cơ sở đó có những biện phpá kịp thời để ngăn chặn những thiệt hại đáng tiếc xẩy ra. Sâu đây là những căn cứ cơ bản giúp cho cán bộ khuyến nông và những người cần quan tâm đến chất lượng tôm nuôi: 1.Căn cứ vào trạng thái hoạt động của tôm: Nếu phiêu sinh vật phát triển tốt, chất lượng nước tốt và tôm ở trong điều kiện tốt, thì kể từ tuần lể nuôi thứ 3 sẻ ít nhìn thấy tôm. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 55 . chất hửu cơ mục nát. Bệnh thường phát sinh trong hoàn cảnh đặc biệt: -Cá bị thương x y xát Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 54 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Bị các bệnh như kí. trứng, đẻ khó 3.5. Một số nét về bệnh th y sản Đặc điểm chung bệnh th y sản Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 51 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Động vật th y sản khác với động vật khác là. tỏ các vấn đề sau: -Các nguyên nhân cơ bản từ bên trong và bên ngoài dẫn tới các bệnh cần đến phẩu thuật -Cơ chế phát sinh các bệnh đó -Triệu chứng lâm sàng và quá trình tiến triển của bệnh

Ngày đăng: 24/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan