Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 5 doc

5 409 0
Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 5 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Khi tôm bị sốc do môi trường xấu thì tôm nổi lên trên, hoặc tôm bị bệnh bất kỳ nào đó thì chúng cũng nổi lên trên và tập trung vào ven bờ. Vì vậy cần phát hiện trạng thái bơi nổi dạt của tôm. Điều quan trọng cần kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan. Khi thấy tôm tập trung ven bờ và chết thì cần kiểm tra đáy ao, vét tôm chết để biết được tỷ lệ tôm chết. 2. Căn cứ vào màu sắc của tôm: Màu sắc của tôm liên quan đến môi trường sống của chúng. Ở những ao có mức nước cạn màu của tôm có màu sẩm hơn tôm nơi ao sâu. Sự thay đổi màu sắc có dấu hiệu về bệnh lý của tôm. Tôm bị sốc có màu đỏ, nhất là bộ phận chân và đuôi. Nguyên nhân gây màu đỏ đó là do sự phóng thích của caroten. Tôm còi chậm lớn có một vệt đỏ dọc theo thân. 3.Căn cứu vào độ bẩn của tôm Một trong những dấu hiệu không bình thường đó là hiện tượng tôm bị đống rong. Lượng rong đống nhiều hay ít nói lên tình trạng sức khỏe của tôm. Tôm khỏe thì rong không đống, vì bản thân chúng có quá trình tự làm sạch. Tôm khỏe khi lột xác thì toàn bộ phần dơ bẩn bị đào thải và trở lại bình thường. Nhưng một khi môi trường ao bẩn thì kìm hảm quá trình lột xác của tôm. Những chất bẩn không trong ao nuôi không những có hại cho sức khỏe của tôm mà là điều kiện để mầm bệnh phát sinh. 4.Căn cứ vào màu sắc của mang tôm Tôm khỏe mạnh thường giử mang sạch sẻ, còn những tôm bệnh và yếu thì khả năng tự làm sạch mang kém. Các chất bẩn bám vào mang ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hô hấp của tôm. Do vậy thông qua độ sạch của mang tôm ta có thể đánh giá chất lượng đàn tôm trong ao. 5. Căn cứu vào ruột tôm Ruột tôm rổng hoàn toàn hay một phần là dấu hiệu tôm lơ ăn. Điều này có thể do thiếu thức ăn, do môi trường bất lợi hay sức khỏe của tôm giảm. Ruột tôm có màu trắng hay màu đỏ hơn so với màu của thức ăn tôm. Màu càng đỏ cũng có thể do tôm ăn các động vật trong ao như giun tơ. Nếu ruột màu đỏ mà trong ao không có giun tơ thì đó là dấu hiệu trong ao có tôm chết và chúng ăn xác chết lẩn nhau. Màu sắc của gan tụy cũng phản ánh rất rõ tình trạng sức khỏe của tôm, mà nguy hiểm nhất là màu vàng đó là dấu hiệu của bệnh đầu vàng (YHD- Yellow head diseas) 6.Căn cứ vào cơ tôm Ngay sau khi lột võ tình rạng tôm đói kéo dài, cơ bụng không lắp đầy vở giáp. Điều này do tôm mắc những bệnh mạn tính làm giảm sức ăn của tôm. Nếu cơ tôm không choán hết, nhưng ruột đầy thức ăn chứng tỏ tôm mới lột xác. Thịt của tôm trở nên đục có thể do nhiều lý do: - Hiện tượng sốc cấp tính -Nhiễm vi bào tử, hoặc trường hợp của hội chứng co rút cơ tôm -Do nhiễm khuẩn cục bộ -Cơ màu nâu, do thoái hóa đối xứng hai bên 7.Hiện tượng tôm mềm võ Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 56 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Một dấu hiệu khác thường là tôm bị mềm võ, hay mềm võ kinh niên. Thông thường, võ tôm cứng lại sau 24 giờ khi lột xác. Nếu võ không cứng lại được tôm võ mềm nhăn nheo do nhiễm trùng bề mặt. Hiện tượng nở hoa trong nước Hiện tượng "nở hoa trong nước" là hiện tượng trong ao nuôi tôm cá có một số lòa tảo như Cyanophyta, Pyrrophyta, Chrysophyta phát triển quá mạnh, khi tảo chết có nhiều chất độc gây hại cho tôm cá trong ao. Tảo chết làm cho chỉ số pH trong ao tăng 9,5-11. Tảo chết sinh nhiều khí độc CO 2. Trong ao nuôi nước lợ thấy độ trong của nước giảm xuống còn 15cm, cần cảnh giác tảo sẻ phát triển tới đỉnh cao. Hiện tượng này nước trong ao sẻ có màu hơi đỏ hoặc màu tro. Trong những trường hợp này thì: -Tôm cá nổi đầu cao nhất vào sáng sớm ( cần phân biệt nổi đầu bình thường vào sáng sớm vào khoảng 7-8 giờ thì kết thúc). -Hàm lượng oxy hòa tan trơng nước ao nuôi giảm mạnh, tôm bơi quanh bờ ở tầng mặt. -Hiện tượng tôm bơi thành đàn ban ngày sát đáy là hiện tượng tôm thiếu thức ăn trầm trọng. - Khi tôm cá nổi đầu nghiêm trọng do nước " nở hoa" cần bơm thêm nước mới vào ao. Có điều kiện sục khí, nhất là các ao nuôi tôm. Hiện tượng sốc (stress) do nhiệt Nhiệt độ ao nuôi quá thấp hay quá cao đều bất lợi cho đời sống tôm cá. Khi nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép đều ảnh hưởng đến đời sống và có thể tôm cá chết hàng loạt. Về mùa Đông nhiệt độ xuống 13 0 - 14 0 C, kéo dài gây chết tôm và cá. Mùa Hè nhiệt độ tầng nước mặt lên tới 37-40 0 C, nhất là ao hẹp, nước nong dưới 1m, thì nhiệt độ nước tầng đáy bằng nhiệt độ nước tầng trên. Tất cả đều làm cho tôm cá giảm bắt mồi, tăng trưởng chậm, tỷ lệ hao hụt nhiều. Ví dụ: Tôm sú sông trong nhiệt độ nước ao nuôi là 35 0 C thì tôm sống 100%, nếu nhiệt độ tăng lên 37 0 C thì tỷ lệ sồng giảm xuống 60%. Ở 40 0C tỷ lệ sống 40%. Tuy nhiệt độ nước nằm trong giới hạn thích hợp song nếu thay đổi đột ngột cũng làm cho tôm cá bị sốc và chết. Trong vận chuyển tôm cá, nhiệt độ trong các dụng cụ vận chuyển thường được hạ thấp, cần vận dụng thích hợp nhiệt độ vận chuyển với nhiệt độ nơi thả. Nếu thay đổi nhiệt độ 5 0C thì tôm cá chết . Khi thả tôm cá cần pha thêm nước từ từ vào túi đến khi nhiệt độ cân bằng mới thả tôm cá. Việc làm trên rất quan trọng, nhiều cơ sở ương nuôi cá không quan tâm đúng mức đến khi thả tôm cá đã làm cho chúng choáng và chết hàng loạt mà chúng ta không hay biết. Khí độc trong ao Trong ao bón nhiều phân hửu cơ, nhiều bùn thêm vào đó cho ăn thức ăn công nghiệp tôm cá không sử dụng hết, thức ăn tồn động làm tiêu hao một lượng oxy sinh ra hàng loạt khí độc có hại đến đời sống của tôm cá. Khi sản sinh ra khí độc chúng tạo thành nhiều bọt nhỏ, các bọt nhỏ hợp lại tạo thành bọt lớn nối thành nhiều bọt nổi trên mặt nước. Khí N- NO 2 ở troang ao có hàm lượng 6,4mg/l thì sinh trưởng của tôm cá giảm tới 50%. Khí N-NH 3 là 0,45mg/l sinh trưởng của tôm cũng chậm 50%. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 57 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Hàm lượng khí trong ao nuôi thích hợp là: CHẤT KHÍ HÀM LƯỢNG THÍCH HỢP N-NO 2 H 2 S N-NH 3 < 0,25MG/L 0,002MG/L 0,02MG/L Trời mưa các vùng đất chua phèn,nước mưa làm trôi độ chua của đất xuống ao. Kết quả độ pH của ao hạ thấp, có thể gây chết cá, tôm. Ở các ao nuôi cá nước lợ cần đề phòng lúc trời mưa. Nước ngọt nổi trên bề mặt ao tạo thành lớp ngăn cách oxy hòa tan vào trong nước ở tầng dưới làm cho tôm cá bị thiếu oxy. Trong trường hợp này cần quấy đảo ao để nước ngọt trộn đều trong ao. Tóm lại,như chúng ta đã hiểu tôm cá sống dưới nước, việc chẩn đoán điều trị bệnh gặp vô cùng khó khăn. Khi phát hiện được bệnh thì thực hiện biện pháp phòng, còn điều trị bệnh không đơn giản. Mặt khác môi trường nước là môi trường truyền bệnh khá nhanh. Trong thực tế dịch bệnh đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế thậm chí còn gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, trong bệnh thủy sản cần quán triệt phương châm "phòng bệnh là chủ yếu, trị bệnh là quan trọng". Phòng bệnh: * Nguyên tác chung -Luôn luôn tạo điều kiện tốt môi trường nước cho tôm cá như cho ăn đầy đủ chúng lớn nhanh có sức đề kháng bệnh tật tốt. -Thường xuyên quan sát phát hiện các yếu tố gây bệnh, ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh càng sớm càng tốt. -Hạn chế mầm bệnh lây lan sang khu vực ao nuôi khác. * Một số biện pháp cụ thể: -Nguồn nước đưa vào ao ương không nhiễm bẩn, không nhiễm mầm bệnh, đặc biệt đối với các trại sản xuất giống. -Nước phải lọc qua hệ thống cơ học như sỏi cát -Tiêu diệt mầm bệnh trong nước bằng Chlorin 30ppm, formol 30ppm. -Nước vào ao ương cần có đường cấp nước riêng -Nước thải không được thải trực tiếp xuống biển sông suối -Các ao ương nuôi tôm cá cần được tẩy bằng vôi 7kg/100m 2 , đặc biệt đối với ao bị chua phên cần xử lý vôi để nâng độ pH thích hợp -Tôm cá bố mệ sinh sản phải chọn kỷ, khỏe mạnh không bệnh không xây xát. -Trước khi nhập tôm cá giống cần phải kiểm tra chất lượng tôm cá, bị bệnh hay không bằng test formol -Cơ cấu mật độ nuôi phải thích hợp -Phân hửu cơ bó xuống ao tạo nguồn dinh dưỡng cần phải được ủ hoai với vôi. *Trị bệnh: Nguyên tắc chung,chẩn đoán đúng tác nhân gây bệnh, chọn thuốc thích hợp, dể kiếm dể dùng, hiệu quả cao, không hại cho tôm cá và con người. Một số biện pháp cụ thể: -Khi tôm cá có dấu hiệu không bình thường thì ngừng ngay việc bón phân Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 58 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Thay nước -Báo cho cơ quan chuyên môn để chẩn đoán bệnh -Lấy bệnh phẩm và lấy mẫu nước để phân tích -Đo các chỉ số môi trường nước ao nuôi như: DO. NH 3 , H 2 S, độ trong, CO 2 -Đối với ngoại KST thì dùng thuốc tắm và theo dõi sức chịu đựng của tôm cá. -Với biện tích ao nuôi nhỏ thì có thể dùng biện pháp rắc thuốc -Với bệnh KST, vi khuẩn thì tốt nhất là trộn thuốc vào thức ăn theo liều qui định -Khi tôm cá bị bệnh việc chửa trị bằng thuốc là cần thiết nhưng phải hết sức chú ý là giử cho môi trường nước sạch. Tài liệu tham khảo: 1. Thomas Carlyle Jones, (1983), Veterinary pathology 2.Daniel. K. Kusewitt, (2001) Veterinary pathology, volume 38, p.20-23 3.Vũ Công Hòe, (2002), Giải phẩu bệnh học, NXB yhọc, Hà Nội 4.Sử An Ninh, (2004) Tồn dư kháng sinh và sức khỏe cộng đồng. Khoa học kỷ thuật thú y, 2. 74-82 D.Herenda, (1994) Cẩm nang kiểm tra thịt tại lò mổ. BộNN& PTNT, (2003), Công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 5.Phạm Văn Tý, 2001), Miễn dịch học, NXB Hà nội 6.Nguyễn Chính, (1993), Kỷ thuật sản xuất tôm giống và cá nước lợ. 7.Cao Xuân Ngọc, (1997), Giải phẩu bệnh đại cương. NXB, nông nghiệp. 8.Lê Thanh Hòa (2004), nguyên lý ứng dụng RT-PCR; PCR, và dồng hóa sản phẩmNguyễn Vỉnh Phước (chủ biên), Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh, !1978), Giáo trình bẹnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9.Phạm Hồng Sơn (chủ biên), Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang Trung, (2002), Giáo trình vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Hồng Sơn, (2006), Giáo trình vi sinh vật (phần đại cương), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11.Viện hàn Lâm Liên Xô (cũ), (1976), bách khoa toàn thư thú y, tập 1-6. (tiếng Nga) 12.I.F. Ivanov, (1976) Tế bào tổ chức phôi thai, NXB Bông lúa ,Moskva (Tiếng Nga) 13.M.B.Plachotina, (1966) Phẩu thuật thú y, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 14. I.P.Plochin, (1971), Chẩn đoán lâm sàng học, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 15.I.E. Mozgov, (1974), Dược lý hoc, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) 16.F.P. Trynus, (1976), Sổ tay tra cứu dược, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga) Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 59 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản MỤC LỤC Trang Chương IV. 36 PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH 36 Nội dung chính của chương 4: 36 1. Bệnh truyền lây 36 1.1. Định nghĩa 36 1.2. Tính chất của bệnh 36 1.3. Điều kiện gây bệnh 37 1.4. Tác động của vi khuẩn vi rut lên cơ thể động vật 37 1.5. Một số nét khác biệt của bệnh lây truyền 38 1.6.Một số biện pháp phòng trừ bệnh truyền lây 38 2. Bệnh kí sinh trùng- Parasitos 40 2.1. Định nghĩa về bệnh kí sinh trùng: 40 2.2. Những thiệt hại do bệnh kst 41 2.3. Điều kiện phát sinh bệnh kst 41 2.4. Con đường truyền bệnh của kst 42 2.5. Các loại kí chủ và nơi kí sinh của kst 43 2.6. Biện pháp phòng ngừa tổng hợp đối với bệnh kst 43 2.7. Phân loại bệnh kí sinh trùng 44 2.8. Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng 44 2.9. Học thuyết nguồn dịch thiên nhiên của viện sỹ E.H.Pavlopski 46 3. Bệnh nội ngoại khoa- Bệnh không lây truyền 50 3.1. Bệnh nội khoa 50 3.3. Bệnh ngoại khoa 51 3.4. Nhóm bệnh về sản khoa: 51 3.5. Một số nét về bệnh thủy sản 51 3.5.1. Biện pháp phòng trừ bệnh thủy sản 52 Tài liệu tham khảo: 59 Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 60 . khoa- Bệnh không l y truyền 50 3.1. Bệnh nội khoa 50 3.3. Bệnh ngoại khoa 51 3.4. Nhóm bệnh về sản khoa: 51 3 .5. Một số nét về bệnh th y sản 51 3 .5. 1. Biện pháp phòng trừ bệnh th y sản 52 Tài. ngay việc bón phân Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 58 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản -Thay nước -Báo cho cơ quan chuyên môn để chẩn đoán bệnh -L y bệnh phẩm và l y mẫu nước để phân. Trung Bài giảng Thú y cơ bản MỤC LỤC Trang Chương IV. 36 PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH 36 Nội dung chính của chương 4: 36 1. Bệnh truyền l y 36 1.1. Định nghĩa 36 1.2. Tính chất của bệnh

Ngày đăng: 24/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan