1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn Luận Văn Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của thái nguyên và cách phòng trị

51 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 4,33 MB

Nội dung

Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì số lượng lợn chết vìbệnh là rất thấp.Trong các cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản, một số biểu hiện của bệnh doMycoplasma gây ra là tỷ lệ thai gỗ cao, có nố

Trang 1

PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT1.1.Điều tra tình hình cơ bản huyện Phổ Yên

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phổ Yên có vị trí địa lý: Trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến

21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông.; phía Tây giáp huyệnTam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên,huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và ĐôngBắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh TháiNguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội)

Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68km2; (trong đó, diệntích đất nông nghiệp 124,99km2, bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diệntích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 287% tổng diện tích tự nhiên; diện tíchđất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26km2, diện tích đất phi nông nghiệp là 51,67km2,diện tích đất cha sử dụng là 3,09km2 )

Bao gồm 3 thị trấn: Nông trường Bắc Sơn, Bãi Bông, Ba Hàng và 15 xã:Phúc Tân, Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái, Đắc Sơn, HồngTiến, Nam Tiến, Đồng Tiến, Tấn Hương, Tiến Phong, Đông Cao, Tấn Hương,Tân Phú, Thuận Thành

1.1.1.2 Khí hậu thủy văn

Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2mùa nóng, lạnh rõ rệt

Trang 2

Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%.Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhấtvào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Nhiệt độ trung bình là 220C.

Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng

115 Kcal/cm2 Hướng gió chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12)

và đông nam (các tháng còn lại)

Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieotrồng nhiều vụ trong năm Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượngmưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt

1.1.1.3 Địa hình đất đai

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên Phầnlớn là đồi núi, điạ hình không bằng phẳng, đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đácát, độ phì kém

Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toànhuyện có 120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ởPhổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém

1.1.1.4 Giao thông thủy lợi

Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 và đườngsắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc, mang lại cho huyện nhiềuthuận lợi về kinh tế - xã hội

Phổ Yên có mạng lưới giao thông tương đối phong phú huyện cóquốc lộ 3 chạy suốt chiều dài của huyện, gần như chia đôi huyện thành haiphần, hệ thống giao thông đến các xã đã và đang được bê tông hoá và dảinhựa từng phần, các xã đều có giao thông liên xã thuận lợi cho việc traođổi thông tin, văn hoá, khoa học kỹ thuật nên kinh tế của huyện Phổ Yêntương đối phát triển

Trang 3

1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

1.1.2.1 Tình hình xã hội

Đây là địa phương có trình độ dân trí tương đối cao so với cả khu vực.Công tác an ninh, trật tự xã hội liên tục được giữ vững; Hệ thống chính trị ổnđịnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao; Các hoạt dộng văn hóa xã hộiđược quan tâm và phát triển Đó là những thuận lợi cơ bản cho sự phát triểncủa huyện Phổ Yên

1.1.2.2 Tình hình kinh tế

Kinh tế của huyện Phổ Yên ổn định và đạt mức tăng trưởng khá cao.Trong những năm gần đây, do ngành thương mại dịch vụ phát triển khámạnh, do áp dụng các thành tựu khoa học và sản xuất nên huyện Phổ Yên cónhiều thay đổi rõ rệt Năm 2011 vừa qua, huyện đã đạt được một số kết quảđáng khích lệ như: huyện đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hộinhư: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20%; tổng sản lượng lương thực đạt trên62.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay; thu ngân sách đạt 150 tỷ đồng, bằng174% kế hoạch; giảm được trên 1400 hộ nghèo; giải quyết việc làm cho gần

5000 lao động; hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân; tình hình an ninh trật tự, antoàn xã hội được giữ vững

1.1.3 Phương hướng của huyện Phổ Yên nhằn phát triển ngành chăn nuôi 1.1.3.1 Công tác phát triển nghành chăn nuôi.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy trình kỹ thuật,chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi cho bà con

Đưa những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.Tạo điều kiện thuận lợi cho bà con chăn nuôi vay vốn đầu tư, phát triểnchăn nuôi

Tuyên truyền phổ biến cho người chăn nuôi xây dựng chuồng trại đúngquy cách, vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh thức ăn nước uống, ủ phân theo phươngpháp sinh học

Trang 4

1.1.3.2 Công tác phòng chống dịch bệnh.

Hàng năm tổ chức tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm

Đẩy mạnh công tác vệ sinh thú y và chất lượng sản phẩm

Tổ chức phun thuốc sát trùng trên toàn bộ địa bàn huyện đặc biệt là khuchăn nuôi

Sản phẩm gia súc, gia cầm cần được cán bộ thú y kiểm tra nghiêm ngặt.Đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể khi đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn mắcbệnh Lập các chốt kiểm dịch để kiểm soát sự giao lưu gia súc trong khu vực

Quản lý và hướng dẫn thực hiện pháp lệnh thú y, xử lý những trườnghợp vi phạm pháp lệnh thú y

Báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình dịch bệnh cho UBND huyện và Chicục thú y tỉnh

Trang 5

1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của cơ sở

Qua thực tế điều tra cơ bản của huyện về điều kiện tự nhiên, tình hìnhkinh tế xã hội của huyện tôi rút ra một số vấn đề sau:

1.1.4.1 Thuận lợi.

Huyện Phổ Yên nằm ở vị trí thuận lợi gần trung tâm thành phố TháiNguyên, có đường quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên chạy dọc

từ nam tới bắc chạy qua huyện nên rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán

và vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp dịch vụ ở địa phương với cácvùng lân cận

Đội ngũ cán bộ thú y của huyện năng động và nhiệt tình hăng háitrong mọi việc, tích cực tiếp thu cái mới và ứng dụng khoa học kỹ thuậtvào trong sản xuất

1.2 Nội dung và biện pháp thực hiện

1.2.1 Nội dung thực tập tốt nghiệp

Là sinh viên về thực tập tốt nghiệp với hình thức phục vụ sản xuất vàlàm đề tài nghiên cứu khoa học Để đảm bảo tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệptheo yêu cầu của khoa và nhà trường đề ra Bản thân tôi đưa ra một số nộidung cự thể như sau:

Trang 6

- Công tác phòng bệnh thường xuyên và định kỳ.

- Phát hiện và điều trị kịp thời

1.2.2.3 Công tác khác

Tích cực tham gia mọi hoạt động phong trào của cơ sở và tham gia cáchoạt động của công ty

1.2.2.4 Công tác nghiên cứu khoa học

Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”.

1.2.3 Biện pháp thực hiện

Để thực hiện tốt nội dung trên, trong thời gian thực tập bản thân tôi đã đề

ra một số biện pháp thực hiện như sau:

- Tìm hiểu kỹ tình hình chăn nuôi – thú y ở nơi thực tập và khu vực vànhđai, nhất là công tác thú y Có những ý kiến đống góp cụ thể với ban lạnh đạonơi thực tập nhằm phát triển chăn nuôi hơn nữa

- Tiêm phòng, chẩn đoán, mổ khám và điều trị bệnh cho gia cầm

- Tham gia mọi hoạt động thú y, phát triển, mạng lưới thú y cơ sở

Trang 7

- Tham gia hoạt động chuyển giao con giống và kỹ thuật chăn nuôi chocác hộ chăn nuôi.

- Thực hiện áp dụng khoa học – kỹ thuật mới mà bản thân đã đượchọcđưa vào thực tiễn sản xuất

- Tịch cực tham gia các hoạt động tại cơ sở, kiêm tốn, nhiệt tình, học hỏi

và sống hòa mình với mọi người

- Nghiêm túc thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học

1.3 Kết quả đạt được

1.3.1 Công tác chăn nuôi

Tuyên truyền phổ biến cho người chăn nuôi hiểu được tầm quan trọngcủa con giống, các tác hại của con giống kém chất lượng và đặc biệt là giaophối cận huyết Vận động người dân chăn nuôi lợn lai, lợn ngoại, bò Laisind

và một số giống gà vịt chuyên thịt, chuyên trứng như: Gà Lương Phượng,Kabir, Sasso vịt Khakicambell, ngan pháp R31, R51 đem lại chất lượngtốt, hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phổ biến cho người dân nắm bắt được kỹthuật chăn nuôi mới

Vận động người dân xây dựng chuồng trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thú y Chuồng trại thường xuyên được quét dọnsạch sẽ, thức ăn nước uống phải đảm bảo không thiu mốc, lên men thối.Đặc biệt là phải tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm đối với cácbệnh thường xảy ra

Vận động bà con mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi với quy mô lớn, sửdụng thức ăn tổng hợp, sử dụng máng ăn máng uống tự động để nâng caohiệu quả chăn nuôi

Đối với chăn nuôi lợn: hướng dẫn người dân tiêm Dextran – Fe để bổsung sắt cho lợn con vào thời gian lợn được 3 ngày tuổi và tiêm nhắc lại lúc

10 ngày tuổi Hướng dẫn phối hợp khẩu phần ăn hợp lý cho lợn Theo dõi lợnnái đến thời kỳ động dục và chọn thời điểm phối giống thích hợp để đạt năngsuất sinh sản cao

Trang 8

Đối với chăn nuôi trâu, bò: hướng dẫn bà con chú trọng đến việc chămsóc, nuôi dưỡng đàn trâu bò nhất là vụ đông xuân khi mà thức ăn xanh khanhiếm Vận động bà con thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trâu bò để tránh dịchbệnh xảy ra.

Đối với chăn nuôi gia cầm: hướng dẫn bà con áp dụng quy trình chămsóc, nuôi dưỡng vệ sinh thú y chặt chẽ để hạn chế những tổn thất xảy ra trongchăn nuôi Trong đó khuyến cáo bà con lưu ý giai đoạn 3 tuần đầu đối với giacầm nói chung và gà nói riêng, gà con rất dễ cảm nhiễm bệnh Đặc biệt chú ýđến việc giữ ấm cho gia cầm lúc còn nhỏ Phòng bệnh cho gia cầm với nhữngbệnh thường gặp như: Gumboro,

1.3.1.1 Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà

- Chuồng nuôi: phỉa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm

áp về mùa đông, có rèm che chắn gió lùa, có cống rãnh thoát nước đầy đủ

- Trước khi nuôi gà 2 tuần chúng tôi tiến hành quét dọn sạch sẽ, bênngoài cũng như bên trong chuồng nuôi, lối đi, cống rãnh… Sau đó, phunthuốc sát trùng bằng dung dịch Formol nồng độ 2%, phun 300ml dung dịch1m2 chuồng, phun quanh khu vực chuẩn bị nuôi gà

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, uống, chụp sưởi,rèm che… Các dụng cụ đều được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc sát trùngtrước khi sử dụng 5 -7 ngày

- Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho gà

- Đệm lót chuồng trước khi sử dụng: Phun thuốc sát trùng bằng dungdịch Formol 2% sau đó đem phơi khô, trải vào nền chuồng với độ dày tốithiểu là 5 cm

1.3.1.2 Công tác chọn giống

Đối với gà bố mẹ sinh sản, sau một thời gian đẻ, căn cứ vào số lượngtrứng đẻ, tỷ lệ ấp nở Chúng tôi tiến hành loại thải một con số con không đủtiêu chuẩn sinh sản Công việc kiểm tra đàn gà được tiến hành thường xuyênđặc biệt đối với gà mái đã bắt đầu thay lông một phần hay thay lông toàn bộ

Trang 9

1.3.2 Công tác thú y.

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, dựa vào kiến thức của bản thân vàxin ý kiến chỉ đạo của cô giáo hướng dẫn, tôi tiến hành điều trị một sốbệnh đã gặp

* Bệnh lợn con ỉa phân trắng

Đây là bệnh do vi khuẩn Ecoli gây ra, bệnh xảy ra quanh năm nhưngnhiều nhất vào vụ Đông Xuân và vụ Hè khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưanhiều, ẩm độ cao Bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 21ngày tuổi

- Triệu chứng

Bệnh xảy ra ở thể quá cấp, cấp tính và mãn tính

Lợn con kém ăn, ủ rũ, niêm mạc mắt nhợt nhạt, chân lạnh hay nằm mộtchỗ, da nhăn nheo, lông dựng, phân màu trắng có mùi hôi tanh sau chuyểnsang màu hơi vàng thối khắm dính bết ở hậu môn

- Điều trị

Có nhiều thuốc để điều trị bệnh này, nếu phát hiện sớm và điều trị kịpthời thì cho kết quả cao

Tiêm Genorfcoli: 1ml/ 7 – 10 kg TT/ ngày

Bcomplex: 3 – 5 ml/ con/ ngày

Các thuốc đều tiêm bắp, liệu trình điều trị 3 – 5 ngày

* Bệnh E.coli dung huyết.

Đây là bệnh nhiễm độc cấp tính, tác động lên hệ thần kinh trung ươnggây co giật, hôn mê, đi xoay vòng Bệnh do Ecoli gây ra chủ yếu gặp ở lợncon sau cai sữa

Trang 10

Lợn ốm bỏ ăn, mí mắt sưng, kết mạc đỏ, mắt nhắm, từ khóe mắt chảy rathanh dịch Tiếng kêu khò khè, lợn đi loạng choạng, đi xoay vòng hoặc đi giậtlùi Lợn sốt 40 – 410C trong thời gian ngắn về sau thân nhiệt bình thường.Trong đàn con to mắc bệnh trước tiên.

- Điều trị

+ Hộ lý: Cách ly lợn ốm, nhốt vào chỗ tối để yên tĩnh Cho nhịn ăn 1 – 2ngày, chỉ cho uống nước sạch và ăn rau xanh để làm tăng nhu động ruột, đẩymạnh vi khuẩn ra ngoài

- Triệu chứng điển hình

Lúc đầu nhẹ khó phát hiện, lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở gócchuồng, lợn ăn ít, chậm hoặc không tăng trọng, da xanh nhợt, thân nhiệtsốt nhẹ 39 – 40,50C

Bắt đầu triệu chứng hắt hơi từng hồi dài do chất dịch bài tiết Sau ho lúcvận động hoặc vào buổi sáng sớm, ho về ban đêm, sau 2 – 3 tuần ho giảm,con vật ủ rũ

Khi phổi tổn thương nghiêm trọng là thở khó, khò khè 60 – 100 – 150lần hoặc 200 lần/phút Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc ngồi thở nhưchó ngồi

Trang 11

Bệnh tiến triển phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và sức đềkháng của từng cá thể Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì số lượng lợn chết vìbệnh là rất thấp.

Trong các cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản, một số biểu hiện của bệnh doMycoplasma gây ra là tỷ lệ thai gỗ cao, có nốt loét ở bầu vú

- Phòng bệnh:

+ Phòng bệnh bằng vệ sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng Hiện nay vẫnđang nghiên cứu, chế tạo vaccine để đạt hiệu quả cao nhất, đã có vaccine vôhoạt kết hợp để phòng bệnh Mycoplasma và những vi khuẩn kết hợp khác.Tăng sức đề kháng bằng vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại phảiđược quét dọn sạch sẽ, khô dáo, thường xuyên được phun thuốc sát trùng,phun thuốc tiêu độc bằng nước vôi 15%, Crezyl 5%

Tylosin liều: 20 ml/ con, tiêm bắp trong 3 – 5 ngày

Dùng kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực như Vitamin B1, Vitamin C

Trang 12

- Triệu chứng:

Lợn bệnh bỏ ăn, ủ rũ, hay nằm, sốt 41 – 420C, chui đầu vào rơm, viêmkết mạc mắt, mi mắt sưng có đốm tím bầm, rối loạn chức năng cơ quan tiêuhóa dẫn tới ỉa chảy, phân có màu vàng sáng lẫn chất nhày có mùi hôi đặc biệt,

bị nôn mửa Da xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím bầm ở vùng da mỏng quanhtai, bẹn, 4 chân

Lợn gầy tọp, da khô, lông xù, bụng thóp, đít nhọn, mõm thường chốngxuống đất dáng vẻ kiệt sức

- Phòng và trị bệnh:

+ Vệ sinh phòng bệnh:

Xác lợn chết, phân, rác thải mang đốt rồi đem chôn

Chuồng lợn ốm phải tiêu độc kỹ bằng: Vôi 2%, Formol 2%

Giữ vệ sinh thức ăn, nước uống

Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn lợn (nhất là lợn con trước và sau khi cai sữa).+ Điều trị:

Sử dụng các loại kháng sinh có phổ rộng để điều trị kết hợp dùng cácloại thuốc trợ sức, trợ lực

TD Flox 30% 1 ml/ 20 – 25 kg TT/ ngày

TD Analgin C 1 ml/ 5 – 7 kg TT/ ngày

Bcomplex 5 ml/ con/ ngày

Liệu trình điều trị 3 – 5 ngày

Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng

* Bệnh viêm tử cung lợn

Khi lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, làm niêm mạc tửcung bị xây xát, tổn thương vi khuẩn xâm nhập vào phát triển gây viêm.Ngoài ra một số bệnh truyền nhiễm mà lợn mắc phải cũng thường gây viêmnhư: sẩy thai truyền nhiễm, phó thương hàn

Trang 13

- Triệu chứng

Con vật ủ rũ, ủ rũ, kém ăn, lượng sữa giảm Từ cơ quan sinh dục thải rangoài niêm dịch với dịch viêm Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên môngdính nhiều dịch viêm, khô lại hình thành từng đám vẩy khô màu trắng sáng

* Tẩy giun sán cho lợn

Giun sán là những loại ký sinh trùng ký sinh trong cơ thể con vật, chúngcướp đoạt chất dinh dưỡng, hút máu, tiết độc tố gây tổn thương nội tạng tạonối vào cho các mầm bệnh khác Thấy được tác hại đó, tôi tiến hành tẩy giunsán cho con vật bằng Levamysol, Mebendazol 10%

B2: Sát trùng bìu dái bằng cồn Iod 5%

B3: Dồn dịch hoàn về phía đáy bìu dái, rồi cầm chắc dịch hoàn trong tay

Trang 14

B4: Dùng dao rạch đường trắng ở giữa, sau đó dùng tay bóp từng bêndịch hoàn cho lòi dịch hoàn lên, dùng dao cứa vào dịch hoàn.

B5: Dùng panh kẹp chặt phía trên thừng dịch hoàn

B6: Làm tương tự đối với dịch hoàn còn lại

B7: Rắc bột kháng sinh và dùng chỉ khâu lại

Kết quả công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1 Công tác phục vụ sản xuất STT Nội dung công việc Số lượng

cố những kiến thức đã học, tiếp thu những kiến thức mới Quan trọng hơn cả

là tôi đã rút ra những kinh nghiệm bổ ích từ thực tiễn cho bản thân Đemnhững kiến thức mà mình đã học được áp dụng vào sản xuất, tuyên truyền cho

Trang 15

nhân dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để nâng caohiệu quả kinh tế.

Tuy kết quả đạt được chưa nhiều nhưng đó là nguồn độngviên rất lớn đốivới tôi và tôi luôn tự nhủ rằng mình cần phải cố gắng hơn nữa để có kiến thức

Trang 16

PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”.

Vì thế nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, nhỏ khácnhau, từ vài nghìn tới vài chục nghìn con gia cầm đã được xây dựng ở nhiềuđịa phương trong khắp cả nước

Theo Cục Chăn nuôi tổng đàn gia cầm tai thời điểm 01/04/2011 là 277,4triệu con, tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm 2010 Ước tính tới30/06/2011, tổng đàn gia cầm 298 triệu con, tăng trên 7% (Theo TS ĐoànXuân Trúc) Số lượng gia cầm tăng lên cùng với xuất hiện nhiều giống giacầm năng xuất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với khí hậu, phương thức chănnuôi của người Việt Nam Làm cho các giống gia cầm ngày càng phong phú,hình thức chăn nuôi thì đa dạng, quy mô ngày càng được mở rộng

Nhưng song song với việc chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển, nhậpkhẩu nhiều giống gia cầm mới thì tình hình dịch bềnh của vật nuôi trên toàn thếgiới luôn có những biến động và đe doạ đến tình hình chăn nuôi gia cầm nướcta

Với tốc độ lây lan nhanh đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi giacầm ở nước ta trong những năm gần đây như dịch Cúm gia cầm, ký sinh trùngđường máu ở gia cầm, Tụ huyết trùng, Newcastle, gumboro, Ký sinh trùng

Trang 17

đường máu… trong khi đó người chăn nuôi và cán bộ Thú y cơ sở lại chưacập nhật được nhanh chóng tình hình đó nên dịch bệnh rất rễ dàng sảy ra vàgây thiệt hại cho nền kinh tế đáng kể.

Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có một chút kiến thức cơ bản về một sốbệnh thường gặp trong chăn nuôi gia cầm và cách sử lý các trường hợp bệnh

đó đặc biệt là bệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon gà vì trong điềukiện khí hậu nước ta (Nóng ẩm, mưa nhiều) thì bệnh Ký sinh trùng đườngmáu Leucocytozoon càng dễ xảy ra và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi

Gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung

Bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon là bệnh ký sinh trùng cótính lây lan mạnh, thấy ở nhiều lứa tuổi Gà, tỷ lệ chết cao nếu không đượcđiều trị kịp thời

Để có biện pháp phòng ngừa thiệt hại của bệnh Ký sinh trùng đường

máu Leucocytozoon tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon của gà tại một số địa điểm của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”

*) Mục đích của đề tài

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon ở

Gà nuôi tại các xã Đông Cao, Ba Hàng, Tấn Hương … của huyện Phổ Yên,tỉnh Thái Nguyên

- Đưa ra pháp đồ phòng và trị bệnh Ký sinh trùng đường máuLeucocytozoon ở gà đạt hiệu quả

*) Điều kiện của bản thân

Được sử giảng dạy chỉ bảo tận tình của các thầy cô cùng với sự lỗ lực cốgắng của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học và có sức khoẻ tốt,cùng với lòng nhiệt tình và yêu nghề Bên cạnh đó em còn nhận được sự giúp

đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Chăn Nuôi Thú Y đặc biệt là thầy giáo TS.Nguyễn Văn Sửu đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này Ngoài

ra em còn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện của các cán bộ kỹthuật, cán bộ quản lý của công ty thuốc thú y Nanovet cùng với những kiến

Trang 18

thức của bản thân về gia cầm, bệnh về gia cầm nói chung đặc biệt là Gà vàbệnh Ký sinh trùng đường máu Leucocytozoon ở Gà nói riêng đã giúp emthực hiện chuyên đề này.

2.2 Tổng quan tài liệu

2.2.1 Cơ sở lý luận

2.2.1.1 Đại cương về đặc điểm sinh lý giải phẫu của gia cầm

Gia cầm có nguồn gốc từ chim hoang dại, có bộ xương xốp, nhẹ và thânphủ lông vũ, chi trước biến thành cánh để bay, con cái đẻ trứng sau khi ấp thì

Sau một thời gian ở diều thức ăn được làm mềm xuống dạ dày tuyến vàthức ăn không ở dạ dày tuyến lâu, sau khi thức ăn đã được làm ướt và mền thìđược chuyển xuống dạ dày cơ, tại dạ dày cơ diễn ra đồng thời hai quá trìnhtiêu hoá hoá học và tiêu hoá cơ học Các men tiêu hoá được tiết ra từ dạ dàytuyến thấm vào thức ăn xuống dạ dày cơ Tại đây quá trình tiêu hoá Proteinđược diễn ra như sau

Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hoá, nhờ có cơ và lớp sừng phát triển màthức ăn được nghiền nát và trộn lẫn dịch vị của dạ dày tuyến Acid HCl tác

Trang 19

động làm Protein căng phồng, và nhờ có pepsin mà Protein được phân giảithàn pepton và một phần acid amin.

Từ dạ dày cơ thức ăn đi vào ruột, thức ăn ở ruột non được trộn đều ướtvới dịch ruột Trong ruột có các men như amilaza, lipaza, tripsin do tuyến tuỵtiết ra có chức năng phân giải những chất dinh dưỡng cơ bản của thức ăn nhưgluxit, lipit, protid

Ở manh tràng quá trình phân giải gluxit, lipit, protid vẫn còn tiếp tục xảy

ra nhờ các men đường ruột vẫn còn tồn tại, men do vi sinh vật tiết ra rất ít.Đây là nơi phân giải một lượng nhỏ chất xơ (10 – 30%), duy nhất băng men

do vi sinh vật tiết ra, Gà tiêu hoá chất xơ rất kém nên trong khẩu phần ănkhông nên có quá 4 - 6% chất xơ, nhưng trong khẩu phần không có chất xơ gàrất dễ bị rối loạn tiêu hoá

Ở gà con thức ăn đi qua đường tiêu hoá mất 2 - 4h Ở gà trưởng thànhthức ăn đi qua đường tiêu hoá mất 4- 5h Thức ăn được tiêu hóa trong đườngtiêu hóa rất nhanh

Trong bộ máy tiêu hoá của gà, hợp chất hữu cơ phức tạp sẽ được phângiải thành các chất đơn giản: protein thành acid amin, gluxit thành glucose,lipit thành glyxerin và acid béo Các chất này sau khi được hấp thu vào máu

sẽ được đưa tới các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gà Chúng được dùng để tạo

tế bào mới, khôi phục tế bào già, tạo dịch tiêu hoá và cơ thể luôn xảy ra quátrình phân giải, oxy hoá hợp chất hữu cơ phức tạo, để giải phóng năng lượngduy trì thân nhiệt và mọi hoạt động của cơ thể Cường độ trao đổi năng lượngphụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng gà và trạng thái cơ thể gà

2.2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất thịt và trứng của gia cầm

*) Khả năng cho thịt của gia cầm:

Sinh trưởng là đặc điểm quan trọng biểu hiện sức sản xuất thịt của giacầm Nó mang tính di truyền và chịu ảnh hưởng lớn của ngoại cảnh Khả năngsinh trưởng được đánh giá qua các chỉ tiêu: Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởngtuyệt đối và sinh trưởng tương đối

Sức sống và sự cảm nhiễm bệnh tật của gia cầm trong điều kiện ngoại cảnh

Trang 20

Hệ số chuyển hóa thức ăn: Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết địnhhiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Ngoài ra còn các chỉ tiêu về chất lượng thịt của gia cầm như:

*) Khả năng sinh sản của gia cầm:

Năng xuất sinh sản của gia cầm thể hiện sức sản xuất của gia cầm, đượcđánh giá qua các chỉ tiêu:

- Sức đẻ trứng của gia cầm: Là chỉ tiêu chủ yếu của gia cầm hướng trứng

và là chỉ tiêu quan trọng của gia cầm hướng thịt hoặc kiêm dụng Đồng thời,

nó cũng là đặc điểm vi sinh vật quan trọng, là chỉ tiêu kinh tế, sử dụng trongviệc sản xuất trứng thương phẩm, trứng ấp, sản xuất gia cầm non

- Cường độ đẻ trứng: Được biểu thị qua số trứng đẻ trong một khoảngthời gian xác định không kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ

- Trật đẻ: Là số trứng đẻ ra liên tục, trật đẻ có thể kéo dài vài ngày hayvài trục ngày tùy thuộc vào loài, giống và cá thể Thời gian trật đẻ có mốiquan hệ tương quan thuận với năng suất sinh sản của gia cầm, nếu thời giantrật đẻ của gia cầm có năng suất sinh sản càng cao

- Sức bền đẻ trứng: Được biểu thị bằng số trứng đẻ ra trong thời gian từkhi gia cầm bắt đầu đẻ trứng đến khi nghỉ thay lông Những gia cầm có năngsuất sinh sản cao thì thường có sức bền đẻ trứng tốt

2.2.1.3 Cơ sở khoa học về phát dục

*) Sinh trưởng và cơ sở di truyền của sinh trưởng

+ Khái niệm về sinh trưởng:

Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trìnhđồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên về kích thước các chiều, về khối lượng,thể tích của các cơ quan bộ phận và của toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính ditruyền từ đời trước

Quá trình sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng được thụ tinhcho đến khi con vật trưởng thành, quá trình cốt hóa đã xảy ra hoàn toàn

Trang 21

+ Cơ sở di truyền của sinh trưởng:

Sinh trưởng là quá trình tích lũy dần các chất hữu cơ, chủ yếu là protein

Sự tích lũy các chất kiến tạo cơ thể do các gen quy định Sự trưởng thành ởcác giống, các dòng, các loài khác nhau thì khác nhau nhưng đều tuân theoquy luật sinh trưởng của gia súc,gia cầm

Cùng với quá trình sinh trưởng các tổ chức cơ quan cơ thể luôn hoànthiện phát triển chức năng sinh lý của mình dẫn đến quá trình phát dục Sinhtrưởng và phát dục có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau làm cho cơ thểcon vật ngày càng phát triển hoàn thiện

Sinh trưởng của gia súc, gia cầm tuân theo một số quy luật nhất địnhtrong đó quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn có ý nghĩa lớn Viện

sĩ A.F.Medidopho (1967) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinhtrưởng theo giai đoạn của gia súc gia cầm cho rằng: sau khi mới sinh ragia súc có quá trình sinh trưởng mạnh nhất, sau đó tăng khối lượng giảmdần theo độ tuổi

+ Ở gà, quá trình sinh trưởng diễn ra theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn gà con: giai đoạn này bao gồm cả thời kỳ phôi thai (trước khinở) Sinh trưởng ở thời kỳ phôi thai chủ yếu là tăng khối lượng và kích thước

tế bào, hình thành các cơ quan bộ phận và thể dịch trong mô bào chất là ở thời

kỳ đầu của phôi Giai đoạn gà con thì số tế bào tăng nhanh Gà con có tốc độtăng trưởng nhanh nhất, các bộ phận tăng lên nhanh chóng, sự sinh trưởngdiễn ra mạnh mẽ Tuy nhiên, ở giai đoạn này một số cơ quan nội tạng chưahoàn chỉnh nên gà con dễ bị ảnh hưởng xấu của thức ăn kém phẩm chất và dễmẫm cảm với bệnh tật

Giai đoạn trưởng thành: các cơ quan trong cơ thể đã gần như phát triểnhoàn thiện Quá trình sinh trưởng chậm lại so với giai đoạn trước Quá trìnhphát dục mạnh hơn Quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng một phần để duytrì cơ thể, một phần để tích lũy mỡ Khi chuyển sang giai đoạn gà trưởngthành thì hiệu suất sử dụng thức ăn cao hơn, chống đỡ với bệnh tật tốt hơn,song tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn này chậm hơn so với giai đoạn gà con

Trang 22

*) Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng:

Trong chăn nuôi, sinh trưởng là tập hợp tính trạng số lượng, nó mangtính di truyền tương đối cao (h2= 0,3 – 0,5) và có liên quan đến trao đổi chất,kiểu hình của dòng, giống

+ Ảnh hưởng của dòng, giống:

Mỗi dòng, giống đều có tốc độ sinh trưởng khác nhau, sự sinh trưởng

đó là do gen được di truyền từ bố mẹ Nhưng hầu hết các gen này là cácgen quy định tính trạng số lượng Do vậy, nó ảnh hưởng rất lớn bởi cácyếu tố ngoại cảnh như: chế độ nuôi dưỡng, chăn sóc, quản lư đặc biệt làthức ăn dinh dưỡng

Sự tương tác giữa yếu tố di truyền và ngoại cảnh có ý nghĩa rất lớn trongchăn nuôi Ở động vật có cùng kiểu gen ở môi trường này thì biểu hiện tốthơn nhưng ở môi trường khác thì kém, thậm chí không biểu hiện được Chonên cần thiết phải tạo ra môi trường thích hợp để cho kiểu gen đó được biểuhiện tốt nhất, đầy đủ nhất tính di truyền của dòng, giống

+ Ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng:

Tính biệt là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khối lượng cơthể gà Gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24 – 32% Sự sai khác này cũngđược biểu hiện về cường độ sinh trưởng, được quy định không phải dohormone sinh học mà do các gen liên kết giới tính

Lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự khácnhau này càng lớn: ở 2 tuần tuổi là 5%, 3 tuần tuổi là >11%

+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng:

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng

Theo Lê Hồng Mận và cộng sự, 1995 protein trong thức ăn thích hợpnuôi gà Broiler sẽ cho năng suất cao.Tác giả cũng cho biết ý nghĩa của việccân bằng nghiêm ngặt giữa protein và axit amin với năng lượng đến khảnăng sinh trưởng của gà Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm 70% giáthành sản phẩm, nên bất cứ nhân tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

Trang 23

thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao Vì thế, để có năng suất cao trongchăn nuôi gia cầm, đặc biệt là phát huy khả năng sinh trưởng tối đa, thìviệc lập ra một khẩu phần dinh dưỡng hợp lý với nhu cầu của gia cầm trongtừng giai đoạn là rất cần thiết.

Ngoài các yêu cầu trên, thì sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm cònchịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như: ảnh hưởng của chế độ chămsóc nuôi dưỡng, ảnh hưởng của khí hậu, mùa vụ, ảnh hưởng của ưu thế lai…

Để đánh giá về sinh trưởng của gia cầm người ta dùng 3 chỉ tiêu chính:

- Sinh trưởng tích lũy: là khối lượng cơ thể ở thời điểm khảo sát (ở giacầm thường là tuần tuổi), đơn vị tính là g/con

- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, cácchiều cơ thể và cơ quan bộ phận trong một dơn vị thời gian (đơn vị tính làg/con/ngày)

- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa phần khối lượng, kíchthước các chiều của cơ thể tăng lên trong thời gian khảo sát so với trung bìnhkhối lượng, kích thước giữa hai lần khảo sát, đơn vị tính là %

2.2.2 Những hiểu biết về bệnh ký sinh trùng đường máu

Hệ thống phân loại: (Nguyễn Hữu Hưng, 2008)[2]

Trang 24

Các loài Leucocytozoon spp có nhiều hình dạng khác nhau trong quá

trình phát triển ở ký chủ cũng như ký chủ trung gian Kích thước thay đổi tùythuộc dạng ký sinh trùng và loài ký sinh trùng Chúng có hình dạng gần giốngnhau, chỉ khác về tính chất gây bệnh, mức độ ăn màu khi nhuộm giemsa.+ Trên chủ trung gian:

- Dạng bào tử (Sporozoite): Hình thuẫn, hình elip nhọn 2 đầu Kíchthước: 10-15 µm Thể này thấy ở tuyến nước bọt

+ Trên vật chủ:

- Dạng tiểu thể (Merozoite): hình tròn, hình trứng, đường kính 1-3 µm,Megaloschizont kích thước 30-45µm x 100-500µm 1 số megaloschizont cókích thướt lên đến 640 µm (Lâm Thị Thu Hương, 2006)[4]

- Dạng bào tử (Schizont): hình elip nhỏ 2 đầu, kích thướt 20-45 µm

- Dạng đại giao tử (Macrogametocyte): hình đa giác, gần tròn, kíchthước 350-400 µm

- Dạng tiểu phối tử (Microgametocyte): hình thuẫn, hình trứng, kíchthước 20-25 µm

Vòng đời

Các loài Leucocytozoon spp phát triển vòng đời rất phức tạp,cần vật chủtrung gian là các loài dĩn thuộc giống Simulium spp, Culicoides spp Tùy cácvùng sinh thái khác nhau thành phần các loại dĩn cũng thay đổi (Phạm SỹLăng, 2005)[5]

Theo Lâm Thị Thu Hương, 2006[3], chu kì phát triển của leucocytozoongồm 3 giai đoạn:

-Trên Dĩn: Theo Phạm Sỹ Lăng, 2005[4] sau khi xâm nhập vào dĩn dodĩn hút máu chim bệnh hay gà bệnh các tiểu thể (Merozoite) phát triển quamột số giai đoạn ở vách dạ dày thành noãn nang (Ocyst) để thành thể bào

tử (Sporozoite), chuyển lên tuyến nước bọt của dĩn sau khoảng thời giankhoảng 25 ngày (đối với L.simondi thì thời gian là 18 ngày, Wilfred T.Springer, 1997)[11]

Trang 25

- Trên gia cầm: Khi dĩn vào máu các loài vật chủ (gia cầm hay chimhoang dã) sẽ truyền mầm bệnh vào máu, các bào tử trùng (Sporozoite) sẽđược chuyển sang máu vật chủ và xâm nhập các tế bào nội mạc mạch máucủa các cơ quan để phát triển 2 giai đoạn:

+ Sinh sản vô tính: Tạo túi liệt thực thể Schizont Các bào tử xâm nhậpvào các tế bào nội quan như: gan, lách, phổi, thận, tổ chức cơ để trở thành bào

tử (Schizont) Các bào tử này bám vào hồng cầu và phát triển Giai đoạnSchizont thế hệ thứ hai có tính chất gây bệnh nhất vì các Schizont này chèn épcác mô xung quanh gây xuất huyết, phù thũng, hư hại thành mạch, và có tên

là Magaloschizont, dưới kính hiển vi quang học hiện diện dưới dạng nangđược bao bọc bởi 1 lớp màng chứa 1-12 túi tròn, mỗi túi chứa nhiều ký sinhtrùng ở giai đoạn liệt thực thể (Merozoite), (Lâm Thị Thu Hương, 2006)[3]

Hình 1 Magaloschizont của Leucocytozoon kí sinh trên cơ ức gà, 1 số nang còn nguyên nhưng 1 số nang bị vỡ có sự thâm nhiễm của hồng cầu.

(Lâm Thị Thu Hương, 2006)[3]

+ Giai đoạn sinh sản hữu tính, tạo giao tử thể (Gametocyte) bằng tiếphợp giữa đại giao tử (Macrogametocyte) và tiểu giao tử (Microgametocyte)tạo tiểu thể Merozoite

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành, 2006, Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, (trang 111-114) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
7. Kocan, RM. 1968. Anemia and mechanism of erythrocyte destruction in ducks with acute Leucocytozoon infections, J Protozool 15: 455-462 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anemia and mechanism of erythrocyte destruction in ducks with acute Leucocytozoon infections
8. Miller LH, Aikawa M, Johnson JG, Shiroishi T., Interation between cytochalasin B- trcated Malarial parasites and erythrocytes. Attachment and juntion formation, J Exp Med 149: 172-184 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Interation between cytochalasin B- trcated Malarial parasites and erythrocytes
9. Soulsby, T.J.L., 1977. Helminths Arthropods & Protozoa of Domesticated Animals. Lon don baillere Tindal and Cassell: 683- 697 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Helminths Arthropods & Protozoa of Domesticated Animals
1. Từ Quang Hiển, 1995, Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, trang 45 – 49 Khác
2. Nguyễn Hữu Hưng, 2008. Bài Giảng Bệnh Ký Sinh Trùng Thú Y. Phần Nguyên Sinh Động Vật Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD-ĐHCT. (trang 59-61) Khác
3. Lâm Thị Thu Hương, 2006. Khảo Sát Bệnh Tích Đại Thể Và Vi thể Trên Gà Nhiễm Leucocytozoon, Tạp Chí Khoa Học Kĩ Thuật Nông Lâm Nghiệp số 1/2006, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Khác
4. Phạm Sỹ Lăng, 2005. Bệnh mới ở gia cầm và kỹ thuật phòng trị, NXB Nông Nghiệp.( trang 149-154) Khác
6. Hoàng Thạch, 2004. Bước Đầu Tìm Hiểu Tình Hình Nhiễm Leucocytozoon Trên Đàn Gà Nuôi Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp Chí KHHT Thú Y, Tập XI, số 3-2004.( trang 60-61)II . TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Khác
10. P.Senevipatna, 1969. Diseases of Poultry, second edition, 1997.(p.90-91) Khác
11. Wilfred T. Springer, 1997. Diseases of Poultry, Tenth edition,B.W Calnek, 1997( p.900-902) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w