Khóa Luận cực hay và bổ ích !!!!!!!
1 TR : Trang Cs : Cộng sự % : Tỷ lệ phần trăm ≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng < : Nhỏ hơn > : Lớn hơn Kg : Kilogram µm : Micrômét mm : Milimét NXB : Nhà xuất bản T. suis : Trichocephalus suis TT : Thể trọng n : Dung lượng mẫu THT : Tụ huyết trùng LMLM : Lở mồm long móng 1 2 2 3 3 4 4 5 !"#$%&'()* 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Bình là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Đông Nam. Ranh giới được phân định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên - Phía Đông giáp huyện Tân Yên (Bắc Giang) Do vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, huyện Phú Bình có điều kiện trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thủ đô Hà Nội vá có khả năng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 1.1.1.2. Địa hình đất đai Huyện Phú Bình có tổng diện tích tự nhiên là 24.936,11 ha. Trong đó: - Đất nông lâm ngư nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%) + Đất sản xuất nông nghiệp: 13.570 ha (chiếm 54,3%) + Đất lâm nghiệp: 6.218 ha (chiếm 25%) + Đất nuôi trồng thủy sản: 431 ha (chiếm 1,7%) - Đất phi nông nghiệp có 4.606 ha (chiếm 18,5 %) - Đất chưa sử dụng có 111 ha (chiếm 0,5%). 1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn Phú Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10) có nhiệt độ trung bình 21 - 28 0 C, ẩm độ trung bình 79 - 86%, lượng mưa trung bình 250 mm/tháng và tập trung nhiều tháng 6,7,8. Đây là mùa có nguy cơ dịch bệnh xảy ra ở đàn vật nuôi tương đối cao, gây khó khăn cho việc phát triển chăn nuôi. 5 6 - Mùa khô (kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau),có ngày thời tiết lạnh và khô, nhiệt độ khá thấp (trung bình từ 15 - 24 0 C), độ ẩm trung bình 76 - 80%. Ngoài ra, mùa đông còn có gió mùa Đông Bắc kéo dài, gây rét đậm, rét hại và có thể có sương muối là điều kiện bất lợi gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống đỡ bệnh của cây trồng và vật nuôi. Nhìn chung, Phú Bình là một huyện có điều kiện khí hậu và thời tiết thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp cả về trồng trọt và chăn nuôi so với các địa phhương khác của tỉnh Thái Nguyên. 1.1.1.4. Giao thông, thủy lợi Phú Bình có tuyến Quốc lộ 37 chạy dọc theo chiều dài của huyện, đường liên tỉnh nối với Bắc Giang và hệ thống đường tỉnh lộ, đặc biệt có đường tỉnh lộ nối Quốc lộ 37 với Quốc lộ 3 thông sang khu công nghiệp Sông Công nên rất thuận lợi cho giao thông, đi lại, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa. Ngoài ra, trong huyện còn có hệ thống đường liên xã, liên thôn về cơ bản đã được bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại và phát triển sản xuất. Nguồn nước của huyện Phú Bình khá dồi dào với dòng Sông Cầu và Sông Máng chảy qua cộng với hệ thống kênh mương đã được bê tông hóa đảm bảo cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích trồng trọt của huyện. Do vậy, việc tưới tiêu được chủ động, đảm bảo cho ngành trồng trọt phát triển khá thuận lợi. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Điều kiện xã hội Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 20 xã và 1 thị trấn. - Dân cư: Huyện có số dân đông và trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, do vậy cơ cấu và phương thức chăn nuôi, trồng trọt rất đa dạng tùy thuộc vào tập quán sống của từng địa phương và từng dân tộc. - Hàng năm, huyện Phú Bình tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao vào các ngày lễ lớn của đất nước như: Quốc khánh 2/9, ngày 30/4,… 6 7 và đặc biệt là các lễ hội truyền thống như: Đua thuyền trên sông Cầu , thi thả diều… được nhân dân trong huyện tham gia nhiệt tình. Huyện đã xây dựng được hệ thống các nhà văn hoá xã, thôn, xóm làm nơi để sinh hoạt, họp hành, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước . - Thông tin và truyền thông: Mạng lưới thông tin liên lạc được trang bị đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân trong huyện đối với việc tiếp cận và trao đổi thông tin. - Y tế: Huyện có bệnh viện được đầu tư các trang, thiết bị hiện đại phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Trong huyện, 21/21 xã và thị trấn có trạm y tế và có bác sỹ phụ trách. Các trạm y tế bước đầu được đầu tư nâng cấp, trang bị dụng cụ y tế và thuốc chữa bệnh đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. - Giáo dục - đào tạo: Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của huyện theo hướng Công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Do vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của huyện thường xuyên được quan tâm nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Đến nay, huyện có 2 trường trung học phổ thông: Trường THPT Phú Bình và trường THPT Lương Phú. Trong huyện, 100% số xã, thị trấn có đủ mạng lưới trường lớp và các cấp học: Từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở. Hiện nay, 100% số trường học đã được ngói hóa và kiên cố hóa. Có19/67 trường đạt chuẩn quốc gia (1 trường mầm non, 10 trường tiểu học và 3 trường trung học cơ sở). Chất lượng dạy và học được tăng lên, số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đều tăng dần qua các năm. Ngoài ra, huyện có 2 trung tâm (Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề) và 1 trường đào tạo nghề với 187 phòng học phục vụ cho việc học văn hóa và đào tạo ngành nghề cho các đối tượng khác nhau. 7 8 1.1.2.2. Điều kiện kinh tế Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Phú Bình có nhiều khởi sắc và có những thay đổi đáng kể. Phú Bình với đặc điểm là một huyện thuần nông, nên sản xuất nông nghiệp vẫn là hướng phát triển chủ yếu với cả 2 lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn nuôi với kinh tế hộ đóng vai trò chủ đạo. Từ khi chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, các hộ dân đã tận dụng mọi nguồn lực của bản thân và sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng và Nhà nước để đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới đã được đưa vào thử nghiệm và sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống cho bà con nông dân. 1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp 1.1.3.1.Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt Nằm trong vùng có khí hậu có gió mùa nên Phú Bình có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây lương thực và cây thực phẩm theo các mùa khác nhau. Với tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có, Phú Bình đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất nông nghiệp so với các huyện khác trong tỉnh, là địa phương cung cấp nguồn sản phẩm nông nghiệp lớn nhất cho thị trường trong tỉnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhờ áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ - công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất như: đưa các cây giống cây trồng mới vào sản xuất, cải tiến kỹ thuật canh tác… năng suất các loại cây trồng đã tăng lên đáng kể. 1.1.3.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp Diện tích cây lâm nghiệp của huyện không lớn, chủ yếu nằm ở 5 xã miền núi của huyện. Nhờ có chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ nông dân nên trong những năm gần đây ngành lâm nghiệp của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, nạn chặt phá rừng hầu như không xảy ra. Tuy nhiên, trong huyện vẫn còn một số ít đất trống chưa được phủ xanh nên hiện tượng rửa trôi, xói mòn đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nông lâm nghiệp và môi trường, môi sinh. 8 9 1.1.3.3. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi - Chăn nuôi trâu bò:Trâu bò là loại gia súc rất quan trọng, được nuôi để cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt và cung cấp thực phẩm cho con người. Trong những năm qua, đàn trâu bò không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê, năm 2012 toàn huyện có 38.000 con trâu bò được nuôi phân tán trong các hộ gia đình với quy mô nhỏ từ 2 - 3 con. Bên cạnh đó, cũng có những hộ nuôi với quy mô hàng chục con. - Chăn nuôi lợn: Lợn là loài gia súc được nuôi chủ yếu của người dân trong huyện, phần lớn được nuôi phân tán ở các hộ gia đình theo phương thức tận dụng thức ăn sẵn có của địa phương. Tuy việc đầu tư về giống bước đầu cũng đã được quan tâm, song việc đầu tư thức ăn, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc còn hạn chế, thiếu khoa học nên năng suất chăn nuôi chưa cao, đặc biệt là ở những nơi có trình độ dân trí thấp. Theo số liệu thống kê, đàn lợn của huyện năm 2012 có tổng số 252.250 con, chủ yếu là lợn Móng Cái và lợn lai. - Chăn nuôi gia cầm: Hiện nay, chăn nuôi gia cầm ở huyện Phú Bình khá phát triển với quy mô ngày càng lớn, đa dạng về chủng loại và phương thức nuôi. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp. Theo thống kê, huyện Phú Bình năm 2012 có gia cầm 1.450.000 con. 1.1.4. Hoạt động của trạm thú y huyện Phú Bình Trạm Thú y huyện Phú Bình được thành lập từ năm 1981 đến nay đã phát triển rất mạnh, trạm có hệ thống mạng lưới thú y cơ sở gồm 21 ban chăn nuôi thú y của các xã, thị trấn. Trạm có chức năng và nhiệm vụ như sau: - Tổ chức, hướng dẫn tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm theo định kỳ hàng năm. - Phát hiện tình hình dịch bệnh, quản lý các ổ dịch cũ, báo cáo tình hình dịch bệnh cho UBND huyện và chi cục Thú y tỉnh. - Chẩn đoán, điều trị bệnh, bao vây dập tắt các ổ dịch theo hướng dẫn của chi cục Thú y tỉnh. - Quản lý thuốc thú y, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc thú y. 9 10 - Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y về động vật và sản phẩm động vật, thanh tra theo pháp luật thú y. - Cấp phát hoặc thu hồi các loại giấy tờ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thú y. - Đào tạo và tập huấn đội ngũ cán bộ thú y viên cơ sở, phổ biến tuyên truyền sâu rộng đến các hộ nông dân về kiến thức thú y trong toàn huyện. - Nghiên cứu và đưa ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật thú y vào thực tế chăn nuôi cho người dân. 1.1.5. Đánh giá chung Qua điều tra tình hình thực tế của huyện, chúng tôi có nhận xét như sau: 1.1.5.1. Thuận lợi - Huyện được thụ hưởng rất nhiều chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước. - Huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển mô hình nông lâm kết hợp: Chăn nuôi, trồng trọt và lâm nghiệp. - Huyện có đường giao thông quốc lộ 37 chạy qua nên rất thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tế sản xuất. - Huyện có mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt từ huyện đến tận thôn, xóm nên việc truyền tải thông tin và phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người dân rất thuận lợi. - Phòng nông nghiệp, Trạm Thú y huyện có đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ nhiệt tình, năng động, có trình độ khoa học kỹ thuật nên đã đưa được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. 1.1.5.2. Khó khăn - Phú Bình là một huyện trung du có tới 7 xã miền núi, thuần nông, trình độ dân trí còn thấp, đời sống của đại bộ phận dân cư nông thôn còn gặp khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nền kinh tế chưa có tích lũy, xuất phát điểm của nền kinh tế huyện còn thấp so với tỉnh và cả nước. - Cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung còn nghèo nàn. Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ và còn yếu. Hệ thống đường giao thông, nhất 10 [...]... có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển Tuy nhiên, công tác phòng chống bệnh giun Trichocephalus suis chưa được chú ý và nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện Xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài: Tình hình mắc bệnh giun tròn Trichocephalus suis ở đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị 2.1.2... cứu tình hình nhiễm giun tròn Trichocephalus suis ở lợn tại một số xã của huyện Phú Bình - Xác định những biểu hiện lâm sàng của bệnh - Xác định một số loại thuốc điều trị bệnh giun T suis ở lợn 2.1.3 Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn do T suis gây ra ở lợn tại một số xã ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên; về một số. .. nghiên cứu 2.3.3.1 Tình hình nhiễm giun T suis ở lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T suis ở lợn tại một số xã - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T suis theo tuổi lợn - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T suis theo phương thức chăn nuôi - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T suis theo tình trạng vệ sinh thú y 36 36 - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T suis theo tháng... ra số lượng hồng cầu trong máu của những lợn này giảm thấp 2.3 Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Lợn các lứa tuổi tại một số xã thuộc ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên 2.3.1.2 Vật liệu nghiên cứu - Mẫu phân tươi của lợn ở các lứa tuổi nuôi tại một số xã của huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên - Trứng giun T suis. .. truyền nhân dân thấy rõ tính chất cần thiết và tầm quan trọng của việc phòng bệnh hơn chữa bệnh và tổ chức công tác tiêm phòng triệt để hơn nữa 17 17 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Tình hình mắc bệnh giun tròn Trichocephalus suis ở đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị 2.1 Đặt vấn đề 2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang... chứng lâm sàng của lợn bị nhiễm giun T suis tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh T suis 2.3.3.3 Biện pháp phòng trị bệnh giun T suis cho lợn Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun T suis cho lợn 2.3.4 Phương pháp nghiên cứu 2.3.4.1 Phương pháp lấy mẫu - Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, các trại chăn nuôi tập thể và gia đình theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều... biết, bệnh thường xảy ra đối với lợn dưới 6 tháng tuổi Lợn nái và lợn trưởng thành nhiễm giun nhẹ hơn, ít thể hiện các triệu chứng lâm sàng Bùi Quý Huy (2006) [5] cho biết, giun T .suis ở lợn và giun Trichuris trichiura ở người có nhiều điểm giống nhau về hình thái, hóa học và kháng nguyên, do đó bệnh giun T .suis ở lợn dễ lây sang người + Tuổi mắc bệnh Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [13], bệnh giun T .suis. .. Thái Nguyên - Trứng giun T suis phân lập từ phân lợn bệnh nuôi tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên - Thuốc tẩy giun T suis 2.3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.3.2.1 Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm thực hiện đề tài: Một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên - Địa điểm xét nghiệm mẫu phân: Phòng thí nghiệm khoa CNTY trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 2.3.2.2 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 26 tháng... (trồng ở nước hay ở cạn), sự tồn tại hay không của các ký chủ trung gian và điều kiện vệ sinh chăn nuôi (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh và cs 1978 [22]) Phan Văn Lan (1970) mổ khám 57 lợn và xét nghiệm 1000 mẫu phân tại xã Yên Nguyên (Tuyên Quang) cho thấy tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn ở lợn nuôi thả rông là 96,5% Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun T suis ở lợn nuôi nhốt là 30%; lợn nuôi thả rông là 47% (dẫn theo Trịnh... một số đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị - Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả, từ đó hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra 2.2 Tổng quan tài liệu 2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1.1 Những hiểu biết về giun tròn Trichocephalus suis ký sinh ở lợn - Vị trí của giun tròn T suis trong hệ thống phân loại động vật Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16], . lợn ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài: Tình hình mắc bệnh giun tròn Trichocephalus suis ở đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị . 2.1.2 POQ<RS Tên đề tài: Tình hình mắc bệnh giun tròn Trichocephalus suis ở đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị + T$3;M" 2.1.1 tình hình nhiễm giun tròn Trichocephalus suis ở lợn tại một số xã của huyện Phú Bình. - Xác định những biểu hiện lâm sàng của bệnh. - Xác định một số loại thuốc điều trị bệnh giun T. suis ở lợn. 2.1.3.