tiểu luận văn học dân tộc tày qua sáng tác của y phương

19 3.1K 5
tiểu luận văn học dân tộc tày qua sáng tác của y phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TIỂU LUẬN VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM Đề tài: Văn học dân tộc Tày qua sáng tác của Y Phương Thái Nguyên, tháng 03 năm 2013 MỞ ĐẦU Việt Nam được biết đến là một quốc gia đông dân đứng thứ 13 trên thế giới với nhiều thành phần dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường… Nói cách khác, đặc điểm dân cư Việt Nam cho thấy sự đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc đã và đang sinh tụ tại đây. Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, cùng với người Kinh thì đồng bào anh em các dân tộc thiểu số trên khắp đất nước đã cùng nhau đấu tranh giữ vững nền độc lập mà dấu ấn của quá trình ấy còn vương lại một cách đậm nét qua những chứng tích văn hóa. Trong bức tranh thổ cẩm đa màu sắc của các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, người Tày được nhắc đến như một tộc người điển hình về việc đã tạo dựng cho mình một gương mặt văn hóa thực sự phong phú và rực rỡ trong suốt 2 quá trình hình thành và phát triển. Gương mặt văn hóa ấy được thể hiện đầy đủ qua các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đương nhiên, văn học cũng không phải là một yếu tố đứng ngoài. Với mật độ dân số nhiều hơn so với dân tộc khác, cũng như sự chân thành, quý mến và giàu tình người mà văn học của dân tộc Tày trở nên gần gũi và được quan tâm chú trọng hơn. Tiêu biểu và hiện thân cho dòng văn học này là Y Phương. Ông sinh ra là người con bản xứ, chảy trong mình những truyền thống mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Tày. Y Phương đã thông qua những sáng tác của mình để thể hiện chất dân tộc gần gũi, thân thương; thể hiện những truyền thống, văn hóa, và cảm nhận về chính dân tộc mình. Bên cạnh đó, qua những sáng tác, Y Phương đã bộc lộ được cái tôi rất riêng. Đó là cái tôi vừa mang đậm chất Tày lại có sự hòa điệu của cái đẹp thời đại. Và để hiểu hơn về Y Phương cũng như hiểu hơn về văn học dân tộc Tày, chúng tôi lựa chọn đề tài “Văn học dân tộc Tày qua sáng tác của Y Phương”. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN TỘC TÀY 1.1 Đôi nét về dân tộc Tày Người Tày có số dân đứng thứ 2 ở Việt Nam (sau người Kinh). Họ sống chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi như: Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoàng Liên Sơn và Sơn La. Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản. Nhiều bản hợp lại thành một mường tương đương với một xã. Bản (làng) của người Tày được xây dựng ở những chân núi hoặc những nơi đất đai bằng phẳng ven sông, suối, trên các cánh đồng. Nhiều bản có lũy tre xanh bao bọc xung quanh. 3 Tính cộng đồng của bản xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày. Nhà truyền thống của dân tộc Tày là nhà sàn. Nhà sàn là nơi giao lưu, gặp gỡ, nơi thể hiện những bản sắc dân tộc. Đây cũng là đặc trưng của một dân tộc ít người. Bên cạnh nhà sàn thì trang phục truyền thống cũng là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành một bản sắc văn hóa rất riêng: nam cũng như nữ chủ yếu mặc quần áo màu chàm. Họ mặc quần áo chàm truyền thống trong lao động sản xuất, trong các dịp lễ hội, cả khi đi chợ và đi thăm hỏi nhau. Sắc chàm ẩn hiện trong các mối quan hệ, các hoạt động của người dân, tạo nên nét văn hóa riêng biệt trong tổng thể nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Và hình ảnh thẩm mĩ ấy đã đi vào cả thơ ca, như câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” hay một câu thơ mượt mà, đằm thắm khác: “Áo chàm thấp thoáng, ngập ngừng Em đi chợ hội, hương rừng bay theo Tiếng Sli lơ lửng đỉnh đèo Bóng áo chàm để nắng chiều lâng lâng”. 1.2 Văn học dân tộc Tày 1.2.1 Lịch sử phát triển của văn học dân tộc Tày Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì người Tày có mặt ở Việt Nam khá sớm. Qua tiến trình lịch sử của dân tộc mình, người Tày đã xây dựng được một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú về thể loại như: thơ, ca, múa, nhạc, đặc biệt là các làn điệu dân ca như hát lượn, hát then, hát phong sư,… 4 Bên cạnh những nét văn hóa đó thì văn học cũng phát triển với một mức độ mau lẹ: tục ngữ, ca dao, truyện nôm, truyện cổ tích chiếm một số lượng đáng kể. Cùng với đó là sự phát triển của văn học viết đã tạo nên một nền văn học Tày mang đậm bản sắc dân tộc. Văn học dân tộc Tày vẫn không ngừng phát triển theo dòng thời gian và bắt đầu từ đầu thế kỷ XX đến nay đã tạo nên một diện mạo mới – nền văn học hiện đại với một đội ngũ tác giả đông đảo, số lượng tác phẩm lớn ở tất cả các thể loại văn học : thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, nghiên cứu – lý luận – phê bình, dịch thuật,… Trong đó, lĩnh vực thơ ca được coi là một trong những lĩnh vực phát triển rực rỡ nhất, với các tác giả tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn, Ma Trường Nguyên, Y Phương, Dương Thuấn… Họ tuy sáng tác bằng tiếng Việt nhưng thế giới tinh thần của họ mang đậm nét riêng của cội nguồn văn hóa Tày đã nuôi dưỡng, hun đúc tâm hồn của họ. Vì thế tác phẩm của họ không thuần túy chỉ dành cho dân tộc mình mà rộng hơn là sáng tạo cho các giá trị của đất nước, của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chính điều này đã làm cho các tác phẩm văn học Tày trở thành tài sản chung của nền văn học Việt Nam. Sau cách mạng tháng Tám, dân tộc Tày từng bước hội nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng các dân tộc anh em và có nhiều biến đổi về vật chất cũng như tinh thần. Một trong những biểu hiện của sự phát triển đó là sự có mặt và những đóng góp không thể phủ nhận của các nhà thơ, nhà văn người dân tộc Tày trong nền văn học của đất nước. Họ đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển thơ ca Tày hiện đại, tạo nên sự đặc sắc tiêu biểu của thơ ca Tày trong nền thơ Việt Nam hiện đại ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật Về nội dung: Đó là tình yêu tha thiết quê hương, đất nước, lòng tự hào sâu sắc về dân tộc và tự hào về nền văn hóa giàu bản sắc của dân tộc mình qua những hình ảnh thân thuộc nơi quê hương như: cánh rừng, ngọn núi, con suối, nương ngô, làng bản, nhà sàn, hay bóng áo chàm thân thương… Về nghệ thuật: chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống thơ ca dân gian và hệ thống thể loại, kế thừa truyền thống thơ ca dân gian về ngôn ngữ và hình tượng thơ. 1.2.2 Đặc điểm thơ dân tộc Tày 5 Để làm rõ những đặc điểm thơ của một nền văn hóa Tày đậm nét riêng biệt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu ở hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật. 1.2.2.1 Đặc điểm nội dung thơ dân tộc Tày Các nhà thơ đân tộc Tày rất tự hào về quê hương và dân tộc mình. Họ yêu thương, gắn bó thiết tha với những miền quê tươi đẹp và hung vĩ - nơi họ đã sinh ra và lớn lên, họ tự hào về một dân tộc giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, đã kiên cường cùng nhau góp sức đấu tranh dựng nước và giữ nước. Niềm tự hào yêu thương ấy thấm đượm trên từng trang viết, làm nên những tác phẩm đặc sắc. Trong thơ Tày hiện đại có rất nhiều hình tượng biểu trưng cho quê hương, mà mỗi nhà thơ đi đâu cũng nhớ về. Quê hương thiêng liêng là cánh rừng, ngọn núi, là dòng sông, là con suối, nương ngô, là làng bản, là áo Chàm truyền thống. Như bài thơ “Tên làng” của Y Phương: Ơi cái làng của mẹ sinh con Có ngôi nhà xây bằng đá hộc Có con đường trâu bò đi vàng đen kìn kịt Có niềm vui lúa chín tràn trề Có tình yêu tan thành tiếng thác Vang lên trời Vọng xuống đất Cái tên làng Hiếu Lễ của con Hay qua bài “Bản Hon” của Dương Thuấn “Ở xa trên nẻo cao … Những ngôi nhà sàn bốn mái Ngói máng lên rêu xanh thẫm Bên non đón khách xa thăm” Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người được thể hiện qua hình ảnh quê hương hiện lên như những bức tranh tuyệt đẹp, đầy sinh động của miền núi trong trẻo, tươi vui, được viết bằng tất cả tình cảm tha thiết của nhà thơ. Cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên thì con người trong thơ dân tộc Tày là những người dân bình dị, hiện lên với những vẻ đẹp tươi tắn trong lao động, có tình yêu nồng nàn với người mình yêu, với quê hương, với làng bản, họ 6 sống hòa hợp gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng của mình bằng tình yêu thương và niềm tin chân thành. Chính điều đó đã nuôi dưỡng, hun đúc lòng tự tôn của mỗi thành viên trong công đồng Tày về dân tộc mình, về chính bản thân mình. Sự hòa quyện của tình yêu quê hương xứ sở, yêu đồng bào và yêu chính mình làm cho ý thức cầm bút và thi cảm của các nhà thơ dường như được nâng lên một tầm vóc mới, tầm vóc mà không phải nhà thơ dân tộc thiểu số nào cũng đạt được. Thơ dân tộc Tày còn thể hiện niềm tự hào về một nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc. Trong thơ của các nhà thơ Tày hiện đại luôn ngời lên niềm tự hào về một dân tộc giàu bản sắc văn hóa. Niềm tự hào ấy thể hiện khi họ nghĩ, họ viết một cách đầy trân trọng về những phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Đó là bức tranh quê hương đẹp như cổ tích, với lễ hội tưng bừng, với cuộc sống lao động và sinh hoạt ấm áp tươi vui. Như ở bài thơ “Nước hồ mãi trong xanh” của Nông Thị Ngọc Hòa: “Áo chàm thơm lại đi hội Lồng tồng Ngả nghiên uống cạn ánh trăng Rừng ướt sương mềm lai láng Vẫn còn mãi đấy thôi Khung cửi thủa nào em dệt Câu lượn ngày xưa mẹ hát ” Các nhà thơ Tày còn gửi vào thơ cả nét đẹp của những phong tục, những ứng xử văn hóa trong gia đình, mà nhờ đó nề nếp gia phong được gìn giữ, tập quán tốt lành của dân tộc Tày được vững bền. Như trong bài thơ “Con dâu nhà sàn” của Dương Thuấn, người con dâu về nhà chồng phải ý tứ như: “Không dám đi qua phía trước bàn thờ Không dám ngồi ở mặt bên bếp lửa Không dám ăn cơm chung với bố chồng … Học nói, học đi, gìn giữ nếp gia đình” Không chỉ vậy, đây còn là một dân tộc giàu có về văn hóa vật thể và phi vật thể. Những câu lượn, câu sli, lời then, lời pựt… luôn là nỗi nhớ, niềm thương, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ. Chúng không chỉ làm giàu đẹp cho 7 đời sống tinh thần của dân tộc Tày mà còn làm nên hồn vía, cốt cách của dân tộc. 1.2.2.2 Đặc điểm nghệ thuật thơ dân tộc Tày Không chỉ đặc sắc về nội dung mà về nghệ thuật, thơ ca dân tộc Tày cũng đã ghi dấu ấn riêng cho mình. Thơ Tày thời kì hiện đại chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống thơ ca dân gian về hệ thống thể loại. Về thể loại trong thơ Tày, có thể nói thơ 5 chữ, thơ 7 chữ, đặc biệt là thơ tự do chiếm tỉ lệ áp đảo. Có các tập thơ tiêu biểu như: Tập “Đầu nguồn mấy trắng” của Mai Liễu; Tập “Thơ Y Phương” của Y Phương… Cùng với ba tập thơ gần đây nhất của Ma Trường Nguyên đó là: “Câu hát vắt qua vai”, “ Cây nêu”, “Bắc cầu vồng thăm nhau”… Thơ Tày hiện đại kế thừa truyền thống thơ ca dân gian về ngôn ngữ và hình tượng. Về ngôn ngữ thơ: sử dụng những ngôn từ dễ hiểu, gần gũi nhưng đều mang một nét đẹp thẩm mĩ toát lên được ý nghĩa hàm ẩn của nội dung. Sử dụng lối nói lặp (điệp): như muốn nhấn mạnh vào ý niệm mà tác giả gửi gắm. Như ở đoạn thơ của Y Phương: Có ngôi nhà xây bằng đá hộc Có con đường trâu bò đi vàng đen kìn kịt Có niềm vui lúa chín tràn trề Có tình yêu tan thành tiếng thác (Tên làng) Thêm vào đó là một số nhà thơ Tày đã sáng tác thơ bằng tiếng Việt cùng với tiếng mẹ đẻ của mình. Về hình tượng thơ: hình tượng thơ là yếu tố làm nên chất lượng của bài thơ, là “điểm sáng”, là kết quả được hình thành trên cơ sở nhà thơ thể hiện cảm xúc thông qua việc sử dụng kỹ năng sáng tạo riêng của mình. Là một loại hình tượng đặc thù, hình tượng thơ thể hiện trước hết là ở tính biểu cảm, nhưng với mỗi dân tộc, tính biểu cảm ấy lại có những nét đặc sắc riêng, làm cho nó không thể hòa lẫn trong các hình tượng thơ của các dân tộc khác. Hình tượng thơ dân tộc Tày giàu biểu cảm, nhất là khi họ viết về mẹ, về người yêu, về ngày chia tay, về nỗi nhớ… với mỗi bài thơ như vậy, chúng ta có thể cảm nhận được những nét riêng, biểu cảm mà không “sáo”, dễ tiếp nhận mà không thấy gượng gạo. 8 Những hình ảnh của thi pháp truyền thống đã tác động tích cực vào sự phát triển của thơ Tày hiện đại. Chúng làm giàu thêm cho hệ thống thể loại, làm phong phú thêm về ngôn ngữ và hệ thống hình tượng thơ và điều quan trọng nhất là chúng làm cho bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca Tày được kế thừa và phát triển, góp phần làm nên nét riêng biệt của thơ Tày trong nền thơ hiện đại Việt Nam. CHƯƠNG 2: Y PHƯƠNG – HỘI TỤ NÉT ĐẸP CỦA THƠ CA DÂN TỘC TÀY 2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Y Phương 2.1.1 Khái quát về cuộc đời của nhà thơ Y Phương Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh ngày 24/12/1948, tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước. Quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông sinh ra ở vùng đất nên thơ, trù phú cùng với một nét văn hóa Tày đặc sắc đã làm lên một hồn thơ tinh tế như Y Phương. Từ năm 1993, ông là chủ hội văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, ủy viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam khóa IV. Thơ ông thể hiên tâm hồn chân thật mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi. Năm 2004 ông giữ chức phó ban thường trực ban sáng tác, trưởng ban kiểm tra hội nhà văn Việt Nam; Uỷ ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam khóa XVI. Năm 2007, Y phương được tặng giải thưởng nhà nghiên cứu về văn học nghệ thuật 9 Cuộc đời của Y Phương dù không cay đắng nhưng cũng nhiều nỗi muộn phiền. Và những nỗi buồn như ám khói ấy, ám ảnh cả cuộc đời, ám ảnh cả trong thơ của ông. Thân sinh của Y Phương là thầy Tào, chữa bệnh cho nhiều người. Ông cụ có tài sáng tác được các bài văn than (khóc người chết) và có nhiều khả năng khác. Ước mơ của cậu bé Sước khi ấy là học được phép thuật của cha, học được những bài thuốc của cha. Để ngày mai lớn lên theo sự nghiệp của cha làm thầy mo, chữa bệnh… Tuổi thơ của Sước được bao bọc trong những câu chuyện tưởng như huyền thoại về một người cha đầy bí ẩn của mình. Suốt tuổi thơ dòng dã người cha cũng chính là người thầy, đã dạy Y Phương tất cả những gì mà ông có được. Năm 1972, đơn vị mở cuộc thi báo tường. Chàng lính trẻ Y Phương tập tành gửi mấy bài thơ tham dự. Lúc đầu, cũng chỉ nghĩ tham gia cho vui, tham gia với đồng đội lấy không khí… Ai dè, nhóm cán bộ phòng Văn nghệ Quân đội trong một chuyến công tác, đã “lựa” những bài khá nhất về để in báo. “Bếp nhà trời”, “Dáng một con sông” được in vào số 6 năm 1973, cùng đợt với Hải Kỳ, Lâm Thị Hồng Tú, Hữu Thỉnh… Miền Nam giải phóng. Đất nước thống nhất. Y Phương giải ngũ bắt đầu thực hiện giấc mơ hồi thơ trẻ của mình: học. Khi ấy, năm 1976, trường Viết văn Nguyễn Du mới rục rịch chuẩn bị thành lập, Y Phương đành phải đăng ký học trường Điện ảnh Việt Nam… để chờ đợi. Học hết năm thứ nhất, trường Nguyễn Du tuyển học viên khoá một, thành ra nhỡ nhàng, Y Phương vào khoá 2, cùng với Trần Đăng Khoa, Hà Đình Cẩn, Phùng Khắc Bắc, Đặng Ái, Thanh Kim, Nguyễn Trác, Pờ Sảo Mìn, Phạm Sông Hồng. Những năm tháng nhọc nhằn, nhớ nhiều thấy buồn nhiều, nhưng nó là những “nấc thang” để ước mơ “lên trời” của cậu bé Tày trở thành sự thực. Thế nhưng, khi đã có những cơ hội, khi giấc mơ “trở thành nhà thơ” trở thành sự thực, rồi lấy vợ, sinh con, rồi rời bỏ mái nhà, con suối, góc núi… để xuống dưới đồng bằng, thì giấc mơ “về làng cũ” lại trỗi dậy, mạnh mẽ nhất và dai dẳng nhất. Cũng chính vì thế, thơ Y Phương, là tiếng nói mạnh mẽ nhất của một sức sống, một tình yêu. Nhưng, sức sống ấy, tình yêu ấy, nó là của một người Tày, không thể hoà lẫn với bất kỳ ai, không giống với bất kỳ ai… 2.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Y Phương 10 Bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình khi còn là một chiến sĩ bộ đội đặc công, sau khi chuyển ngành, ông từng theo học và tốt nghiệp Trường Sân khấu Điện ảnh Việt Nam và Trường Viết văn Nguyễn Du. Ông ghi dấu tên mình vào đời sống văn học Việt Nam từ bài thơ Tiếng hát tháng Giêng – Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1984. Và cũng từ ấy, cuộc đời ông gắn với thơ như duyên nghiệp và lẽ sống. Hơn hai mươi năm qua, ông sáng tác và công bố 6 tập thơ: Tiếng hát tháng Giêng (1986); Lời chúc (1987); Đàn then (1996); Chín tháng (trường ca, 1998), Thơ Y Phương (2000); Thất tàng lồm (Ngược gió, song ngữ Tày-Việt, 2006). Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Y Phương quan niệm: “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”. Trên thực tế, ông đã không chỉ làm được việc trả ơn cho cha mẹ, cho dân tộc đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, mà bằng tài năng và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, ông đã thực sự làm rạng danh cho thơ Tày, và góp một giọng điệu lạ cho thơ Việt thế kỷ XX. Đặt thơ Y Phương trong dòng chảy liên tục của thơ Tày thế kỷ XX, chúng tôi nhận ra: Nếu như thơ của các thế hệ trước Y Phương như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân… trên cơ sở kế thừa sâu sắc truyền thống thi ca Tày đã thực hiện sứ mệnh mang thơ Tày gia nhập nền thơ Việt Nam hiện đại, thì trong khoảng hai mươi năm qua, thơ Y Phương đã đưa thơ Tày lên một tầm cao mới, vừa chiếm lĩnh tư duy và thi pháp thơ hiện đại, vừa làm giàu bản sắc dân tộc. Cũng như thơ ca ở thời đại mà giá trị của con người được đo bằng sự cống hiến của anh ta đối với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thơ Y Phương thấm đẫm tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu dân tộc mình. Nhưng sự khác biệt so với các nhà thơ thế hệ trước thể hiện rõ ở cách mà ông thể hiện tinh thần ấy. Nếu thơ Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân… trực tiếp lấy quê hương – đất nước làm đề tài chủ đạo, họ làm thơ để hát lên những tiếng ca hào sảng về tình yêu quê hương đất nước, về những đổi thay lớn lao của số phận dân tộc mình, từ kiếp đói nghèo, nô lệ được làm chủ cuộc đời mình, thì thơ Y Phương trải rộng trên một hệ thống đề tài: chiến tranh, cuộc sống và con người miền núi, đô thị, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi… Ở đề tài nào ông cũng thể hiện rất thành công. [...]... Thơ T y qua một số sáng tác của Y Phương Y Phương là một người con của dân tộc T y, đồng thời ông cũng là niềm tự hào của dân tộc mình Ông có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển thơ ca dân tộc thiểu số Qua các sáng tác của ông, người đọc có thể th y được bản sắc văn hóa T y nói riêng cũng như con người T y hiện lên khá rõ nét, từ đó giúp cho chúng ta hiểu hơn về dân tộc T y cũng như tài năng của tác. .. T y Niềm tin lớn lao y nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng thơ của nhà thơ Y Phương Chính từ lẽ đó, bằng ngòi bút của mình, ông đã thể hiện một 14 tình y u quê hương, y u đất nước, y u dân tộc của mình mãnh liệt và thiết tha - Thơ Y Phương thể hiện sâu sắc nền văn hóa dân tộc T y giàu bản sắc Mỗi nhà văn nhà thơ khi viết về dân tộc mình đều muốn giới thiệu đến độc giả bản sắc văn hóa của dân tộc mình Y. .. th y tài năng và khả năng sáng tạo của ông, một con người T y đáng mến Từ những tác phẩm của Y Phương người đọc dễ dàng nhận th y bản sắc dân tộc T y cũng như tình y u quê hương đất nước, y u con người dân tộc mình của tác giả Đó là tình y u thiêng liêng, cao đẹp và có sức lan tỏa tới độc giả, giúp cho người đọc có cái nhìn mới mẻ và toàn diện và con người và văn hóa T y Bên cạnh đó thông qua việc tác. .. Mai Trường Nguyên… và ta không thể không nhắc đến Y Phương – một nhà thơ tiêu biểu, đại diện cho thơ ca dân tộc T y Với sự tìm hiểu về tác giả Y Phương, ta th y được sự kế thừa cũng như sự phát triển trong sáng tác của Y Phương đã làm nên sự cảm nhận sâu lắng về bản sắc dân tộc T y Qua Y Phương ta th y được bóng dáng của đất nước ngọt ngào, ta hiểu được nghĩa tình quê hương, nét đẹp của những con người... thiết, thiêng liêng của dân tộc mình Tiếng hát ở đ y là bài ca của tổ tiên, của núi rừng sứ sở, là điệu hát của tâm hồn người y u quê hương Và Y Phương đã khẳng định: Câu hát n y thiêng liêng lắm chứ Hát b y giờ còn để hát mai sau Những vốn văn hóa y không chỉ làm giàu đẹp cho đời sống dân tộc T y, mà còn đóng góp vào văn hóa của đất nước Một phong tục tốt đẹp của người T y là vào ng y mùng ba tháng ba... thức Văn học cũng v y Văn học được viết lên bằng những xúc cảm chân thành của nhà văn, nhà thơ Những gì họ trải qua đã để lại ấn tượng trong lòng và họ mượn thơ ca để giãi b y, bộc bạch, tâm sự Dân tộc T y dù là một dân tộc thiểu số nhưng bởi văn hóa đặc sắc của họ rất đậm nét, họ có phong tục riêng, có tín ngưỡng riêng và có ngôn ngữ riêng Đó là những đặc điểm thuận lợi để cho nền văn học T y phát... cho người đọc cái nhìn dưới góc độ thơ ca về văn hóa dân tộc T y 2.2.2 Nghệ thuật trong sáng tác của Y Phương Bên cạnh những đặc điểm phong phú về nội dung, Y phương tìm đến những nét đẹp của nghệ thuật Từ đó ông triển khai, kế thừa và phát triển lên để ng y một hoàn thiện hơn Thứ nhất, Y Phương kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật thơ T y trong thơ của mình Đó là việc sử dụng ngôn ngữ gần gũi,... triển khai n y, chúng tôi dựa vào hai đặc điểm của thơ T y là: đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức thông qua những bài thơ của Y Phương 2.2.1 Về mặt nội dung - Thơ Y Phương thấm đẫm tình y u quê hương, đất nước, y u dân tộc mình Mỗi nhà thơ, khi viết về dân tộc mình đều dành những tình cảm thiêng liêng, những câu từ trang trọng nhất để bộc lộ tình y u đối với quê hương 12 Với Y Phương y u đất nước... vì sao ngay cả ở những năm đầu của thế kỷ XXI n y, trong khi các nhà thơ T y cùng thế hệ với ông hầu như vẫn giữ lối nghĩ, lối viết như cách đ y vài mươi năm, khó thay đổi, còn lớp trẻ hòa nhập nhanh với đời sống đương đại nhưng lại có phần nhạt nhòa bản sắc dân tộc, thì Y Phương vẫn vững vàng trên cả hai phương diện: dân tộc và hiện đại Những thành quả sáng tạo của ông đã làm cho thơ T y bay cao hơn... Phương y u đất nước trước hết là y u dân tộc mình, y u quê hương, con người mình Vì v y cũng như các nhà văn nhà thơ khác ông dành nhiều tình cảm khi viết về dân tộc mình với chính lời ăn tiếng nói của con người T y Ông sáng tác với rất nhiều đề tài khác nhau, nhưng tựu chung lại chúng đều nhằm phản ánh một lòng tự hào, tình y u dân tộc …Cái làng của mẹ sinh con Có ngôi nhà x y bằng đá hộc Có con đường trâu . hơn về Y Phương cũng như hiểu hơn về văn học dân tộc T y, chúng tôi lựa chọn đề tài Văn học dân tộc T y qua sáng tác của Y Phương”. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN TỘC T Y 1.1 Đôi. lâng”. 1.2 Văn học dân tộc T y 1.2.1 Lịch sử phát triển của văn học dân tộc T y Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì người T y có mặt ở Việt Nam khá sớm. Qua tiến trình lịch sử của dân tộc mình, người T y. 1 TIỂU LUẬN VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM Đề tài: Văn học dân tộc T y qua sáng tác của Y Phương Thái Nguyên, tháng 03 năm 2013 MỞ ĐẦU Việt Nam được biết đến là một quốc gia đông dân

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan