Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8(2013-2014)

6 19.8K 53
Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8(2013-2014)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : tháng năm 2014 Câu 1: (3 điểm) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân tráng bao la thâu góp gió…” Câu 2: (7 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là hình tượng tiêu biểu cho phẩm chât và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Qua hai văn bản “Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố và “Lão Hạc”- Nam Cao, em làm sáng tỏ nhân định trên. =========Hết======== UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD & ĐT ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1: a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. Biết cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn. b. Yêu cầu nội dung: + Giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ: Tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ (0.5điểm) + So sánh con thuyền với tuấn mã, kết hợp các từ “phăng”, “hăng”… diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi . (1điểm) + Hình ảnh “cánh buồm” căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng tôn lên vẻ lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị. (1điểm) + Đó là tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh. (0.5điểm) Câu 2: - Yêu cầu về hình thức: Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, bài viết đúng thể loại. - Yêu cầu về nội dung: a. MB: Nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. (1 điểm) b. TB: * Chị Dậu và Lão Hạc là hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. (2điểm) - Chị Dậu: Là một người phụ nữ mẫu mực, cao đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam thời kì trước cách mạng. Chị vừa có vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống lại có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại: + Là một người vợ giàu tình thương, ân cần chăm sóc chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. + Là người phụ nữ cứng cỏi, can đảm, đứng lên để bảo vệ chồng. - Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân: + Là một lão nông hiền lành, chất phác nhân hậu. + Là một lão nông nghèo khổ nhưng trong sạch, giàu lòng tự trọng. * Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. (2điểm) - Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột, chồng ốm đau bị bắt, bị đánh trói. - Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm. Nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai bỏ nhà đi phu, lão sống thui thủi một mình, tai họa dồn dập… Cuối cùng chết trong đau đớn. * Bức chân dung chị Dậu, lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm (1điểm) - Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương với số phận đau khổ của người nông dân. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào bần cùng hóa. - Tuy vậy mỗi nhà văn lại có cái nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp. Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh và sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách con người… c. KB:(0.5điểm) - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ với thực tế. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian : 12 0 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : tháng năm 2014 Câu 1 :(2 điểm) Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Lão Hạc là một người cha rất mực thương con” a. Đoạn văn khoảng 10 dòng. b. Đoạn văn có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 2: (8 điểm ) Nhận xét về hai bài thơ: “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu). Có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu), em làm sáng tỏ ý kiến trên. =========Hết======== UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD & ĐT ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1 :(2 điểm) - Yêu cầu hình thức: + Có độ dài khoảng 10 dòng. + Có sử dụng một trong các yếu tố: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. + Diễn đạt trôi trẩy. - Yêu cầu nội dung: Thể hiện rõ, chính xác nội dung của luận điểm, tìm đủ luận cứ, lập luận chặt chẽ để làm sáng rõ luận điểm. Câu 2: (8điểm) I. Yêu cầu chung: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh. - Vấn đề nghị luận: Sự giống nhau và khác nhau về niềm khao khát tự do trong hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu). - Phạm vi chứng minh: Hai bài thơ trên. II. Yêu cầu nội dung: a. MB: (1điểm) - Khái quát về bối cảnh Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. - Nêu vấn đề nghị luận. b. TB: * Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng. (3điểm) - Yêu nước nên mới thấy hết nỗi khổ cực của cuộc sống nô lệ: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” + Uất ức bị giam cầm: “Ngột làm sao, chết uất thôi ” - Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do. + Con hổ nhớ về cuộc sống tự do, vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh rộn rã…Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền lực. + Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đầy nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rực rỡ sức màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào. * Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau: (3điểm) - Nhớ rừng: Là tiếng nói của tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước đau đớn thân phận làm nô lệ, nhưng chưa tìm được con đường giải thoát đành buông xuôi, bất lực. - Khi con tu hú: Là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đại diện cho tầng lớp thanh niên đi theo con đường cứu nước. Họ biết rõ là gian khổ nhưng họ tin tưởng vào tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước độc lập tự do… c. KB: (1điểm) - Khẳng định giá trị của hai bài thơ. - Liên hệ với bản thân. . Tám. Qua hai văn bản “Tức nước vỡ bờ”- Ngô Tất Tố và “Lão Hạc”- Nam Cao, em làm sáng tỏ nhân định trên. =========Hết======== UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GD & ĐT ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NĂM. HUYỆN NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1: a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. Biết cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn. b. Yêu cầu. (1điểm) - Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương với số phận đau khổ của người nông dân. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào bần cùng hóa. - Tuy vậy mỗi nhà văn lại có cái nhìn riêng:

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan