Tiểu luận phân tích chi tiết quản trị nguồn nhân lực trong công ty , tài liệu cho các bạn tham khảo, nghiên cứu, cũng như tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu, làm báo cáo hay tiểu luận về môn quản trị nguồn nhân lực
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề II
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC
1 Phân tích chi tiết hiện trạng QTNNL trong công ty
2 Đưa ra các dự báo có cơ sở về các yếu tố liên quan đến nhu cầu nhân sự
GVHD : NGUYỄN TRƯƠNG MINH Nhóm : HUYNH ĐỆ
Email : hungxp@gmail.com
Sinh viên:
- Phan Đức Hiếu
- Trần Thanh Trung
- Phan Xuân Hưng
– 03.2010 –
Trang 2MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
II THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
1 Cơ cấu tổ chức
2 Tình hình lao động
III DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CTY
IV MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1 Mục tiêu của chương trình
2 Yêu cầu của chương trình
3 Nhiệm vụ của chương trình
V KẾ HOẠCH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1 Nhân sự
2 Kế hoạch đào tạo
2.1 Đối tượng đào tạo
2.2 Nội dung đào tạo
2.3 Hình thức đào tạo
2.4 Dự trù kinh phí đào tạo khoảng
VI GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 Về tư tưởng
2 Về quy hoạch đào tạo
3 Xác lập chức danh công việc
4 Về quy hoạch và đào tạo cán bộ dự bị
5 Về quy hoạch tuyển dụng mới
6 Về quy hoạch điều động nội bộ nguồn nhân lực (luân chuyển cán bộ)
7 Về xây dựng các tiêu chí trình độ tương đương với độ tuổi
8 Về thu hút nguồn nhân lực
9 Về chế độ khen thưởng và kỷ luật
10 Về tạo nguồn tài chính phát triển nguồn nhân lực
11 Về tổ chức thực hiện
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
Trang 4Giới thiệu tổng quát về Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Công Ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, được thành lập theo quyết định số 22/QĐUB ngày 15/01/1993 của Uûy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Tên giao dịch Việt Nam Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải
Tên giao dịch quốc tế COASTAL FISHERIES DEVELOPMENT CORPORATION
Tên viết tắt COFIDEC
Trụ sở chính 30 Đặng Tất, Phường Tân Định, Quận 1 TP.HCM
Điện thoại ( 84.8) 8.480.759 - 8.480.761
Fax ( 84.8) 8.480.762
Email cofidec.co@hcm.fpt.vn
Website http//www.cofidec.com.vn
Chức năng kinh doanh Công ty chuyên sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp nông lâm thủy hải sản, súc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến nông lâm hải sản Sản phẩm Công ty chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài, các nước như Mỹ, Nhật, Canada, Úc …
Quy mô Công ty
Nguồn vốn kinh doanh 13.654 triệu đồng Vốn cố định 10.091 triệu đồng Nguồn ngân sách cấp 83 triệu đồng Nguồn tự bổ sung 10.818 triệu đồng
Khả năng trình độ tay nghề nguồn nhân lực
• Cán bộ quản lý hiện Công ty có 157 người (từ tổ phó trở lên), trong đó gồm từ 2 nguồn
+ Cán bộ quản lý được trưởng thành từ sản xuất, có kinh nghiệm, có trình độ tay nghề, được đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý, đóng góp có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tuy nhiên cũng còn một bộ phận cán bộ chưa được đào tạo qua trường lớp, xử lý công việc dựa vào kinh nghiệm, cảm tính nên chất lượng lao động còn thấp
Trang 5+ Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (trung cấp, cao đẳng, đại học), có nhiều kinh nghiệm, hầu hết là những cán bộ đã có quá trình gắn bó lâu dài với Công ty, am hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, hiểu rõ lực lượng lao động, cho nên công tác quản lý có hiệu quả, tác động tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Một số là những cán bộ mới tuyển (nhưng cũng ít nhất là 2 năm) phải qua đào tạo, bồi dưỡng, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, mối quan hệ và sự phối hợp đôi lúc còn hạn chế, không nhịp nhàng, làm ảnh hưởng đến công việc chung
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa được đào tạo hoặc đào tạo chưa đến nơi đến chốn về ngoại ngữ làm hạn chế khả năng giao dịch, đàm phán hoặc tiếp cận công nghệ thông tin chưa mạnh mẽ, gây trở ngại cho kinh doanh qua mạng
• Cán bộ, nhân viên nghiệp vụ
Hầu hết đều có trình độ là trung cấp, cao đẳng, đại học, đa số đều trẻ tuổi Khoảng 70% là lao động mới tuyển hoặc làm việc tại Công ty duới 5 năm Lực lượng này tiếp thu công việc khá nhanh nhạy, một bộ phận có chuyên môn giỏi, làm việc tích cực Đây là nguồn cán bộ tốt cho công tác quy hoạch cán bộ dự bị nhưng lại phát triển chưa đồng đều, còn thiếu tính vững chắc
• Công nhân sản xuất
Cũng có 2 nguồn
+ Số công nhân có tay nghề cao (từ bậc 4 trở lên) hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp,
vì lớn tuổi, vướng bận gia đình, con nhỏ, không đủ sức khỏe để đeo bám nghề,… cho nên đã xin nghỉ việc hoặc chuyển nghề khác rất nhiều
+ Phổ biến là công nhân có tay nghề bậc 1,bậc 2; số còn lại mới tuyển dụng làm việc khoảng 1 đến 2 năm, chưa có kinh nghiệm, năng suất lao động chưa cao Số lao động có năng suất cao thì rất ít, chưa làm thay đổi cục diện lao động chung
Công nhân sản xuất có trình độ văn hóa thấp, phổ biến là cấp 2 Cho nên việc tiếp thu quy trình sản xuất mới, công nghệ tiên tiến cũng có nhiều hạn chế Muốn nâng cao trình độ học vấn cho số lao động này, để đáp ứng theo yêu cầu CNH-HĐH, cũng gặp nhiều khó khăn, ngoài vấn đề kinh phí đào tạo, dạy nghề, tâm lý ngán ngại đi học của những công nhân này cũng là một trở ngại
II THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
3 Cơ cấu tổ chức
- Ban Giám đốc 04 người
- Phòng chức năng 08
Trang 6- Xí nghiệp trực thuộc 02
4 Tình hình lao động
Tổng số lao động Tổng số lao động ký hợp đồng lao động là 1817 người,
trong đó có 1025 nữ, chiếm 56,41%
Tuổi bình quân
- Cán bộ quản lý 157 người, chiếm 8,6% trên tổng lao động, tuổi bình quân 32
- Công nhân trực tiếp sản xuất 1072, chiếm 58,9% trên tổng lao động, tuổi bình quân 25
Trình độ chuyên môn, học vấn
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN
MÔN, HỌC VẤN
SỐ LAO ĐỘNG
TỈ LỆ/ TS LĐ (%)
TUỔI BÌNH QUÂN
Công nhân kỹ thuật 21 1,2 33
Tổng cộng 1817 100
Phân chia theo bộ phận chuyên môn
STT PHÒNG/ TƯƠNG ĐƯƠNG SỐ CBCNV TUỔI BÌNH
QUÂN
TỈ LỆ (%)
1 Tổ chức Hành chính 75 34 4.13
- Nghiệp vụ TC-HC 16 30 0.88
3 Xuất nhập khẩu 13 27 0.72
4 Kế hoạch – Tổng hợp 170 29 9.36
- Nghiệp vụ KH –TH 16 31 0.88
- Kinh doanh nội địa 13 26 0.72
- Kho thành phẩm 71 26 3.91
5 Kỹ thuật – Công nghệ 28 30 1.54
- Ban kiểm nghiệm 11 26 0.61
Trang 7- Kỹ thuật – Mặt hàng mới 6 29 0.33
6 Nông nghiệp công nghệ cao 7 30 0.39
7 Quản lý BĐS& Đầu tư 34 32 1.87
-Ban QL CT-Vĩnh Lộc 5 32 0.28
- Nghiệp vụ QLBĐS&ĐT 7 32 0.39
8 Quản lý Sản xuất 798 28 43.92
- Ban quản lý, điều hành 24 33 1.32
- Tổ trưởng, tổ phó 33 29 1.82
- Kỹ thuật viên 34 26 1.87
- Trực tiếp sản xuất 687 25 37.81
9 XN Đông lạnh Rau quả 674 28 37.09
- Ban Quản đốc, điều hành 11 29 0.61
- Tổ trưởng, tổ phó 39 27 2.15
- Kỹ thuật viên 28 29 1.54
- Trực tiếp sản xuất 519 24 28.56
Phân chia theo trình độ tay nghề
- Bậc 4 trở lên 6 (6 nữ) chiếm tỉ lệ 0,33% trên tổng số lao động
- Bậc 1 đến bậc 3 1066 (729 nữ) 58,67%
- Phân chia theo ngành nghề - Chế biến thủy sản 623 chiếm tỉ lệ 34,28% trên tổng số lao động - Chế biến thực phẩm 349 19,20%
Chế biến nông sản 156 - 8,58% -
- Cơ khí, điện lạnh 59 3,24%
Lái xe 25 1,37%
-5 Đánh giá
Trang 8Tổng lao động từ công nhân kỹ thuật, trung cấp đến đại học là 376 người/1.817 lao động, chiếm 20,7%, là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật quan trọng làm bộ khung vững chắc cho sự phát triển của Công ty Trong đó cán bộ quản lý có chức danh từ tổ trưởng, tổ phó trở lên có 157 người, chiếm 8,6% trên tổng lao động, có tuổi bình quân là 32 Số cán bộ quản lý này phần lớn trưởng thành từ sản xuất nên đã tích lũy được đủ kinh nghiệm, trình độ tay nghề cũng như được Công ty bồi dưỡng nâng cao, trang bị các kiến thức về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho từng chức danh công việc Vì vậy đội ngũ cán bộ này rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt khoa học kỹ thuật, đóng góp rất hiệu quả cho việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển rất nhanh của Công ty về nhiều ngành hàng, nhiều mặt hàng mới trong những năm gần đây làm cho việc đào tạo cán bộ không theo kịp, gây thiếu hụt đội ngũ cán bộ quản ly,ù dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ giỏi kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ được bố trí vào các chức danh quản lý trong khi kinh nghiệm còn thiếu
Khó khăn
- Lao động ngành thủy sản thuộc loại lao động nặng nhọc, độc hại nên tuổi nghề của người lao động trực tiếp sản xuất không cao Thời gian gần đây, số công nhân có tay nghề chuyển ngành rất nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất, tăng chi phí đào tạo,
do tác động của thị trường lao động
- Đối với lao động có trình độ chuyên môn, do không đứng vững được trước mức thu nhập hấp dẫn trước mắt của các Công ty nước ngoài hoặc tư nhân nên xin nghỉ việc, gây thất thoát chất xám, bí quyết công nghệ của Công ty
III DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CTY
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt, song song đó là việc chuẩn bị hội nhập vào khu vực và thế giới, Công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, thường xuyên củng cố, sắp xếp bộ máy tổ chức cho phù hợp với thực tế, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho CB.CNV tại Cty
Để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng theo yêu cầu hội nhập, Công ty đã và đang tập trung đầu tư hiện đại về nhà xưởng, trang thiết bị, thành lập trang trại để trồng nông sản,… Thực hiện những nhiệm vụ này đòi hỏi Công ty phải có nguồn nhân lực đủ-mạnh, đặc biệt là mạnh về chất Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện nay, và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, sắp xếp, đổi mới bộ máy tổ chức, quản lý, Công ty dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực như sau
+ Năm 2010
- Dự kiến giảm khoảng 450
- Sắp xếp, điều chuyển nội bộ khoàng 10
- Dự kiến tăng khoảng 650 Trong đó
Trang 9+ Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ sư, trung cấp ( chế biến và đào tạo quản lý), công nhân kỹ thuật khoảng 30 người
+ Công nhân khoảng 620 + Năm 2011
- Dự kiến giảm khoảng 590
- Sắp xếp, điều chuyển nội bộ khoảng 15
- Dự kiến tăng khoảng 890 Trong đó + Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ sư, trung cấp (chế biến và đào tạo quản lý), công nhân kỹ thuật khoảng 50 người
+ Công nhân khoảng 840
IV MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1 Mục tiêu của chương trình
Nhằm chuẩn bị đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tay nghề, nâng cao năng lực quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ cán bộ dự bị và lực lượng lao động tại Công ty có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho kế hoạch giai đoạn 2010-2011, kế hoạch chuyển đổi doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Công ty trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước
2 Yêu cầu của chương trình
Thực hiện chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn chức danh qui định, về trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, trình độ ngoại ngữ, nhận thức lý luận chính trị và các kỹ năng khác về quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất…, để tạo ra một bộ máy tổ chức năng động có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, hoạt động có hiệu quả Cụ thể
- Duy trì và phát huy có hiệu qủa hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, tiến tới thực hiện kế hoạch HACCP trên toàn bộ Công ty và cho tất cả các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa
- Ra đời bất cứ nhà máy nào để chế biến hàng xuất khẩu cũng phải có “giấy thông hành” hàng hóa hoặc giấy phép như là EU code…
- Sắp xếp bộ máy tổ chức bao gồm cả việc xác định lại chức năng của các phòng, ban, xí nghiệp trực thuộc Công ty và điều chỉnh, bổ sung nhân sự cho phù hợp với mô hình tổ chức trong từng thời điểm
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, chú ý đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành sản xuất vừa có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, vừa có năng lực điều hành, quản lý đáp ứng được yêu cầu đối mới của Công ty
3 Nhiệm vụ của chương trình
Trang 10- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài theo từng giai đoạn từ 2010 – 2011 và những năm tiếp theo, phục vụ cho phát triển xuất khẩu và hội nhập
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, quản lý có nhận thức chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụï cao và hiểu biết nhiều về luật pháp đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty và hội nhập
- Rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về ISO, HACCP, SSOP, GMP…về an toàn vệ sinh lao động cho CB.CNV - lao động nhằm nâng cao tỷ lệ công nhân có tay nghề cao
- Nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CB.CNVC, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn chức danh, cấp bậc công việc phù hợp với yêu cầu thực tiễn
V KẾ HOẠCH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1 Nhân sự
Trong tuyển dụng lao động có qui định tiêu chuẩn về trình độ và độ tuổi nhưng thực tế lực lượng lao động tại Công ty có trình độ đại học chỉ chiếm tỷ lệ 7,8%, cao đẳng 3,1%, trung cấp 8,6% và công nhân kỹ thuật 1,2% Công nhân sản xuất có trình độ học vấn cấp III chiếm 26,7% CB.NV có trình độ ngoại ngữ bằng B chiếm khoảng 1,92%, bằng C và cử nhân chiếm khoảng 0,82%… Mặt khác còn thiếu cán bộ có năng lực giỏi về quản lý, điều hành sản xuất và cán bộ giỏi, nhạy bén về kinh doanh Vì vậy khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty còn hạn chế
Để thực hiện tốt kế hoạch quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và do điều kiện thực tế của Công ty, Công ty cần đầu tư nâng cao trình độ học vấn cấp III cho công nhân đã có quá trình làm việc tốt tại Công ty ít nhất là 3 năm trở lên, thực hiện đúng về tiêu chuẩn trình độ khi tuyển dụng Tập trung đào tạo, bồi dưỡng về năng lực quản lý, điều hành sản xuất, và năng lực kinh doanh cho cán bộ, nhân viên đương chức và dự bị Tuyển chọn khoảng 10 đến 20 cán bộ nhân viên đương chức và dự bị để đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đạt được trình độ giao tiếp giỏi, có đủ khả năng giao dịch với khách hàng nước ngoài
Dự kiến nhu cầu nhân sự trong những năm tới là
+ Giảm khoảng 1040
- Về hưu 01
- Lý do khác khoảng 1039 (biến động trong lực lượng sản xuất, chuyển công tác khác, do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình…)
+ Tăng khoảng 1540
- Bổ nhiệm cán bộ tại chỗ khoảng 15
- Tuyển dụng mới khoảng 1525
Trang 112 Kế hoạch đào tạo
I.1 Đối tượng đào tạo gồm cán bộ quản lý và nghiệp vụ (đương nhiệm và dự bị); nhân viên nghiệp vụ và công nhân sản xuất (kể cả lao động mới tuyển dụng)
Đối tượng cần đào tạo phải phù hợp quy hoạch và đúng kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc được phân công
I.2 Nội dung đào tạo kế hoạch đào tạo dự kiến theo phân kỳ, gồm những nội dung (kèm phụ lục 1)
- Đại học chuyên ngành (tùy theo chức danh công việc)
- Lý luận chính trị trung cấp, cao cấp, cử nhân (cho đảng viên; cán bộ lãnh đạo; cán bộ quản lý, điều hành; trưởng, phó BCH các đoàn thể)
- Bổ túc văn hóa nâng cao trình độ học vấn cho công nhân (có quá trình công tác tốt tại Công ty từ 3 năm trở lên),…
- Ngoại ngữ Anh, Hoa, Nhật (tuyển chọn trong cán bộ đương nhiệm và nhân viên nghiệp vụ trong quy hoạch)
- Tin học tin học văn phòng (một số cán bộ chủ chốt) và tin học điện tử (nhân viên nghiệp vụ)
- Quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO, HACCP, TQM, quản lý chất lượng sản phẩm, KCS,… (tùy theo chức danh công việc)
- Quản trị doanh nghiệp (cán bộ quản lý, điều hành đương chức và dự bị)
- Quản trị nguồn nhân lực (cán bộ tổ chức, quản lý, điều hành đương chức và dự bị)
- Quản trị văn phòng (cán bộ quản lý văn phòng đương chức và dự bị)
- Quản lý kho vận, giao nhận nội-ngoại thương (cán bộ quản lý kho đương chức và dự bị, nhân viên giao nhận)
- Maketting (cán bộ, nhân viên kinh doanh)
- Nghiệp vụ công tác công đoàn, đoàn thanh niên (BCH hai đoàn thể đương chức và dự bị)
I.3 Hình thức đào tạo
Đào tạo dài hạn (tại chức)
Cử cán bộ đi học theo kế hoạch đào tạo thông qua các chương trình do các trung tâm, các trường trong hoặc ngoài nước tổ chức, hoặc liên hệ mở lớp học tại đơn vị (học BTVH, ngoại ngữ,…)
Đào tạo ngắn hạn
- Cử đi học các lớp nghiệp vụ chuyên ngành để nâng cao và cập nhật kiến thức mới đáp ứng cho yêu cầu công việc
- Tổ chức đào tạo tại chỗ đào tạo tay nghề cho công nhân, các lớp về lý thuyết liên quan đến chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động