Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam.

61 1.7K 14
Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dàn bài LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM 6 I. Rủi ro 6 1. Khái niệm 6 2. Bản chất 7 3. Phân loại các dạng rủi ro trong NHTM 7 3.1. Rủi ro tín dụng 7 3.2. Rủi ro về lãi suất 9 3.3. Rủi ro hối đoái 10 3.4. Rủi ro thanh khoản 10 3.5. Các rủi ro khác 11 II. Quản trị rủi ro 12 1. Khái niệm 12 2. Quy trình quản trị rủi ro 13 3. Cấu trúc tổng quát hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng 14 3.1. Mô hình tổ chức trong hoạt động quản trị rủi ro 14 3.2. Chính sách quản trị rủi ro 14 3.3. Hệ thống công nghệ thông tin 15 4. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại 16 CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 18 A. RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 18 I. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 18 1. Các khái niệm 18 2. Phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 19 2.1. Phương pháp xác định 19 2.2. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 20 II. Nguyên nhân rủi ro tỷ giá 21 1. Trạng thái ngoại tệ mở 21 1. Các hoạt động nội bảng 21 2. Các hoạt động ngoại bảng 22 3. Tổng trạng thái ngoại tệ mở 24 2. Sự biến động của tỷ giá và giới hạn trạng thái ngoại hối tại NHTM 26 3. Các nhân tố tác động đến trạng thái ngoại hối tại các NHTM 31 III. Đo lường, đánh giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá 32 1. Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn 32 2. Tổn thất ròng giao dịch gộp 36 IV. Các công cụ và giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 40 1. Áp dụng các công cụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro ngoại hối 41 1.1. Sử dụng hợp đồng ngoại hối kì hạn 41 1.2. Sử dụng hợp đồng giao sau: 42 1.3. Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ 44 1.4. Sử dụng hợp đồng quyền chọn: 45 2. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá 47 3. Cho vay bằng ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng ngoại tệ khác 48 4. Sử dụng các hợp đồng mua bán ngoại tệ song hành 48 5. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ 49 6. Tài trợ rủi ro 49 7. Một số giải pháp khác 49 B. RỦI RO TÁC NGHIỆP 51 I. Rủi ro tác nghiệp 51 1. Khái niệm 51 2. Các tác nghiệp của ngân hàng thương mại trong giao dịch hối đoái 51 II. Quản lý bằng công cụ hạn mức 53 1. Hạn mức đối với đối tác và khách hàng: 53 2. Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: 54 3. Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể: 55 3.1. Trạng thái giao ngay: 55 3.2. Trạng thái kỳ hạn: 56 III. Quản lý bằng công cụ lệnh: 59 1. Lệnh thị trường (Market order): 60 2. Lệnh giới hạn (Limit order): 60 3. Lệnh dừng lỗ (Stop loss orders): 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của nền kinh tế. hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, thì rủi ro là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng nói riêng. Kinh doanh ngoại hối là một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Kinh doanh ngoại hối tạo ra lợi nhuận cao đồng thời gánh chịu nhiều rủi ro đáng kể. Vậy làm sao hạn chế được thua lỗ khi kinh doanh ngoại hối đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay? Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài: “Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam.” Qua đề tài này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nhận biết và phân tích được rủi ro tỷ giá, rủi ro tác nghiệp cũng như các tổn thất phát sinh trong quá trình kinh doanh ngoại hối gây ra, cũng như đưa ra các công cụ và các giải pháp phòng ngừa , hạn chế tối đa các thiệt hại khi rủi ro tỷ giá và rủi ro tác nghiệp gây ra.

Dàn bài CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM 5 I.Rủi ro 5 1. Khái niệm 5 2. Bản chất 5 3. Phân loại các dạng rủi ro trong NHTM 6 3.1. Rủi ro "n dụng 6 3.2. Rủi ro về lãi suất 8 3.3. Rủi ro hối đoái 9 3.4. Rủi ro thanh khoản 9 3.5. Các rủi ro khác 10 II.Quản trị rủi ro 11 1. Khái niệm 11 2. Quy trình quản trị rủi ro 11 3. Cấu trúc tổng quát hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng 13 3.1. Mô hình tổ chức trong hoạt động quản trị rủi ro 13 3.2. Chính sách quản trị rủi ro 13 3.3. Hệ thống công nghệ thông >n 14 4. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại 15 CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 17 A.RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 17 I.Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 17 1. Các khái niệm 17 2. Phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 18 2.1. Phương pháp xác định 18 2.2. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 19 II.Nguyên nhân rủi ro tỷ giá 20 1 1. Trạng thái ngoại tệ mở 20 1. Các hoạt động nội bảng 20 2. Các hoạt động ngoại bảng 21 3. Tổng trạng thái ngoại tệ mở 23 2. Sự biến động của tỷ giá và giới hạn trạng thái ngoại hối tại NHTM 24 3. Các nhân tố tác động đến trạng thái ngoại hối tại các NHTM 30 III.Đo lường, đánh giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá 31 1. Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn 32 2. Tổn thất ròng giao dịch gộp 34 IV.Các công cụ và giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 39 B.RỦI RO TÁC NGHIỆP 49 I.Rủi ro tác nghiệp 49 1. Khái niệm 49 2. Các tác nghiệp của ngân hàng thương mại trong giao dịch hối đoái 49 II.Quản lý bằng công cụ hạn mức 51 1. Hạn mức đối với đối tác và khách hàng: 51 2. Hạn mức theo các đồng >ền kinh doanh: 52 3. Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể: 53 3.1. Trạng thái giao ngay: 53 3.2. Trạng thái kỳ hạn: 54 III.Quản lý bằng công cụ lệnh: 57 1. Lệnh thị trường (Market order): 58 2. Lệnh giới hạn (Limit order): 58 3. Lệnh dừng lỗ (Stop loss orders): 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của nền kinh tế. hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, thì rủi ro là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng nói riêng. Kinh doanh ngoại hối là một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Kinh doanh ngoại hối tạo ra lợi nhuận cao đồng thời gánh chịu nhiều rủi ro đáng kể. Vậy làm sao hạn chế được thua lỗ khi kinh doanh ngoại hối đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay? Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài: “Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam.” Qua đề tài này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nhận biết và phân tích được rủi ro tỷ giá, rủi ro tác nghiệp cũng như các tổn thất phát sinh trong quá trình kinh doanh ngoại hối gây ra, cũng như đưa ra các công cụ và các giải pháp phòng ngừa , hạn chế tối đa các thiệt hại khi rủi ro tỷ giá và rủi ro tác nghiệp gây ra. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM I. Rủi ro 1. Khái niệm Cụm từ “rủi ro” được các nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm. Theo quan điểm truyền thống, “ Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Thực tế cho thấy, chúng ta đang sống trong một thế giới mà rủi ro luôn tiềm ẩn và ngày càng tăng theo nhiều hướng khác nhau. Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp, thì rủi ro cho con người ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Vì vậy, con người cần quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biện pháp quản trị rủi ro, trong quá trình nghiên cứu đó nhận thức về rủi ro của con người cũng thay đổi, trở nên khoan dung và trung hòa hơn. Mặt khác, theo quan điểm trung hòa cho rằng “rủi ro là sự bất trắc không thể đo lường được”. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát và nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến cho chúng ta những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, quản trị rủi ro, chúng ta không chỉ tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, né tránh những rủi ro thuần túy, hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra mà còn có thể “lật ngược tình thế”, biến thủ thành thắng, biến thách thức thành những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai. 2. Bản chất Như bất kì một doanh nghiệp hay một tổ chức nào khác, một NHTM thực hiện mục tiêu kiếm tiền của mình và chấp nhận tất cả những rủi ro. Và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu như là một tất yếu và là những biến cố không mong đợi 5 mà khi xảy ra sẽ tác động trực tiếp tới kết quả lợi nhuận, nguy cơ phá sản của các ngân hàng. Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ, hạn chế các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Qua những nhận định trên ta có thể nhận xét một số điểm về bản chất của rủi ro: • Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của một ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. • Khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro và tần suất xuất hiện rủi ro (số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng). • Rủi ro là yếu tố khách quan, nên chúng ta không thể loại trừ được hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại mà chúng gây ra. 3. Phân loại các dạng rủi ro trong NHTM Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Tuy nhiên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có những đặc điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác về mức độ và nguyên nhân. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, không chỉ bao gồm rủi ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Những rủi ro thường gặp đó là: 3.1. Rủi ro tín dụng Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng; nó thường chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng như mức độ tạo thuận lợi. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp khi bên đi vay trong 6 một giao dịch nào đó không thực hiện được việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và điều kiện trong hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính. Rủi ro tín dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái, cung bậc khác nhau, chúng tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngoài là món vay không thu hồi được, nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng, người ta thường phải xét đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Trong tỷ trọng nợ quá hạn, người ta lại chia ra tỷ trọng nợ quá hạn dưới sáu tháng, nợ quá hạn dưới một năm, nợ quá hạn trên một năm, nợ quá hạn khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi Các tỷ trọng này càng cao thì khả năng bảo toàn vốn tín dụng của ngân hàng càng thấp. Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, người ta đã đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân bất khả kháng, thông tin không cân xứng, sự điều khiển sai lệch của cơ chế thị trường. Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân từ phía ngân hàng (mà chủ yếu là từ sự yếu kém của cán bộ ngân hàng, các nhà quản trị điều hành không có năng lực, thiếu kiểm tra giám sát), nguyên nhân từ phía khách hàng Ngày nay, các Ngân hàng Thương mại dù đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng hoạt động cho vay vẫn là nguồn cơ bản tạo nên thu nhập của ngân hàng. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam, hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ rất cao trong hoạt động của ngân hàng, và vì thế mà rủi ro tín dụng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt trong hoạt động của các ngân hàng Thương mại ở nước ta hiện nay. Về bản chất, rủi ro tín dụng là loại rủi ro đa dạng, phức tạp dẫn đến việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn. Bất cứ một rủi ro nào đó của hoạt động cho vay cũng đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi ro, song nếu ngân hàng có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. 7 3.2. Rủi ro về lãi suất Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là những tác động do biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro lãi suất bắt nguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng ngoại bảng. Cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi suất của một ngân hàng. Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức độ cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ mà điển hình là khi ngân hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi suất thay đổi để đầu tư vào tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất cố định. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên trong khi thu nhập ở tài sản Có dài hạn hơn vẫn giữ nguyên. Nếu chênh lệch thu nhập ở tài sản Có không bù đắp chi phí nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn mòn vào vốn. Ngược lại, khi nhận lại vốn với một thời hạn và lãi suất ấn định, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm khi lãi suất thị trường bị giảm xuống. Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây: - Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, chi phí cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay. - Rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố khác của thị trường Khi ngân hàng có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả, 8 tức là khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng, nên cũng dẫn đến rủi ro lãi suất. 3.3. Rủi ro hối đoái Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi. Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền. Những nghiệp vụ nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ của ngân hàng như: Cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ; Mua bán ngoại tệ; Đầu tư chứng khoán bằng ngoại tệ… Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ. Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. Trong các giao dịch ngoại hối và trong cân đối tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng, bất cứ một trạng thái ngoại hối “trường” hay “đoản” đều có thể gặp rủi ro hối đoái khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi. Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ trường thì khi ngoại tệ tang giá ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ bị lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá. Nếu ngân hàng ở trạng thái đoản về một loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ lên giá ngân hàng sẽ bị lỗ và ngược lại. Như vậy việc tạo ra các trạng thái ngoại tệ “trường” hay “đoản” chính là nguyên nhân gây rủi ro hối đoái cho ngân hàng. Đây chính là kết quả của việc ngân hàng thực hiện các giao dịch ngoại tệ phục vụ cho khách hàng và cho chính bản thân mình, hoặc ngân hàng huy động vốn bằng ngoại tệ và đầu tư vào các tài sản Có bằng ngoại tệ. 3.4. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản Có của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. 9 Mọi ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán. Khả năng chi trả là khả năng đáp ứng được nhu cầu chi trả hiện tại, đột xuất, và trong tương lai. Khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng chi trả. Khi ngân hàng thừa khả năng chi trả sẽ đẫn đến ứ động vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm. Rủi ro thanh khoản nảy sinh do những nguyên nhân sau: - Do mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn dư thừa quá lớn, trong khi đó thị trường đầu ra hạn hẹp, nên một số ngân hàng đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn quá mức, dẫn đến thiếu hụt khả năng chi trả tạm thời cho người gửi tiền. - Khi đến hạn, các khoản cho vay khó thu hồi được, uy tín của ngân hàng giảm sút, người gửi tiền và người đi vay thường phản ứng trước những khó khăn của ngân hàng bằng cách sử dụng hết hạn mức tín dụng để đảm bảo có tiền cho những nhu cầu về sau hoặc rút hết số dư tiền gửi vì sợ có thể không rút được. Tất cả những khía cạnh trên dẫn đến những rủi ro trong thanh khoản của ngân hàng. Các nhà chuyên môn khẳng định rằng đây là loại rủi ro riêng của ngân hàng và liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Rủi ro này thường là hậu quả của một hay nhiều loại rủi ro mà ngân hàng không lường trước được. Trong trường hợp này, vốn tự có của ngân hàng không có khả năng bù đắp hết tất cả các khoản mất mát, thiệt hại, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản. 3.5. Các rủi ro khác Ngoài những rủi ro cơ bản trên hoạt động ngân hàng còn chịu nhiều rủi ro khác như: Rủi ro hoạt động: Bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một Ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là rất nhiều như: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô, thiếu các kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm họa 10 [...]... trị rủi ro của mỗi ngân hàng trong quốc gia đó 16 CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM A RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI I Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá 1 Các khái niệm Trạng thái ngoại tệ: Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ Tiếng Anh: The Foreign Exchange Position (EP) Doanh số ngoại tệ trường (hay doanh. .. trạng thua lỗ Các rủi ro khác: rủi ro về công nghệ, rủi ro môi trường, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia, … II Quản trị rủi ro 1 Khái niệm Quản trị rủi ro (QTRR) là xác định mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp mong muốn và nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của doanh nghiệp đang gánh chịu Mặt khác, sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để hạn chế sự xuất hiện của rủi ro hoặc điều... hàng, bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn hoạt động Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới Do đó quản trị rủi ro là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM Tuy vậy, quản trị rủi ro trong các NHTM luôn là công việc khó khăn,... rủi ro Theo quan điểm kinh doanh ngân hàng hiện đại cho rằng cần quản trị tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện Theo đó, quản trị rủi ro là 11 quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi. .. dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro • Nhận dạng rủi ro: đây là điều kiện tiên quyết trong quản trị rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể... ngoại tệ dương): Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh doanh số trường ngoại tệ đó Doanh số ngoại tệ trường được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phả ánh doanh số tăng quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán Doanh số ngoại tệ đoản (hay doanh số ngoại tệ âm): Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh doanh số đoản ngoại tệ đó Doanh số ngoại. .. các loại rủi ro, kể cả dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai để có biện pháp kiểm soát, tài trợ phù hợp cho từng loại rủi ro • Phân tích rủi ro: là việc tìm ra nguyên nhân gây rủi ro Từ việc tìm ra các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến các nguyên nhân, phân tích rủi ro sẽ cho ta biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn • Đo lường rủi ro: công việc này đòi hỏi phải thu... thể rủi ro và xác định các cấp độ rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt 3.2 Chính sách quản trị rủi ro Chính sách quản trị rủi ro được Ban điều hành phê duyệt, chính sách này phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, năng lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và tính sẵn sàng đối mặt với rủi ro Xây dựng phương thức đo lường rủi ro thích hợp, chuẩn qui trình, thủ tục, khung báo cáo quản trị rủi ro Quản trị rủi ro. .. độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mà mình mong muốn Nói cách khác, QTRR là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Quản trị rủi ro luôn là hoạt động trung tâm trong các. .. hàng Việt Nam trong thời gian sắp tới, FIS đã kết hợp với các đối tác tìm hiểu cũng như đảm bảo sẵn sàng khả năng cung cấp, triển khai các giải pháp quản trị rủi ro cho các ngân hàng theo mô hình hoạt động của các ngân hàng hiện đại trên thế giới cũng như tuân thủ các qui định đặc thù môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam 14 4 Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại Hạn chế rủi . thua lỗ. Các rủi ro khác: rủi ro về công nghệ, rủi ro môi trường, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia, … II. Quản trị rủi ro 1. Khái niệm Quản trị rủi ro (QTRR) là xác định mức độ rủi ro mà một doanh. của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro. • Nhận dạng rủi ro: đây là điều kiện tiên quyết trong. Dàn bài CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM 5 I .Rủi ro 5 1. Khái niệm 5 2. Bản chất 5 3. Phân loại các dạng rủi ro trong NHTM 6 3.1. Rủi ro "n dụng 6 3.2. Rủi ro

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan