Tổn thất ròng giao dịch gộp

Một phần của tài liệu Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam. (Trang 34 - 49)

hàng có thể nhận tiền gửi USD của khách hàng A kỳ hạn 2 tháng nhưng lại cho vay USD khách hàng B kỳ hạn 3 tháng hoặc mua USD của khách hàng X kỳ hạn 3 tháng nhưng lại bán USD cho khách hàng Y kỳ hạn 1 tháng. Sự khác biệt về kỳ hạn này khiến cho việc xác định trạng thái giao dịch ngoại tệ gộp với nhiều loại kỳ hạn khác nhau, từ đó, xác định tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ gộp của ngân hàng trở nên hết sức phức tạp. Để xác định tổn thất giao dịch trong trường hợp này chúng ta có thể phát triển thêm chỉ tiêu đo lường gọi là tổn thất ròng giao dịch gộp (Net total exposure).

Tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó (NTE) được xác định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh theo thời lượng (durations) của từng giao dịch. Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch gộp đối với loại ngoại tệ nào đó được xác định bởi công thức:

NTE = ∑ RiNi/D – ∑ PiNj/D

Trong đó:

Ri: là giao dịch i hình thành nên khoản phải thu ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng. Ri có thể là giao dịch tài sản có như cho vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu hay đầu tư ngoại tệ…) và các giao dịch mua.

Pi: là giao dịch i hình thành nên khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng. PI có thể là giao dịch tài sản nợ như nhận tiển gửi, phát hành trái phiếu kỳ phiếu hay thu hút đầu tư bằng ngoại tệ và các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.

D: là thời lượng trung bình (duration) của tất cả các loại giao dịch kể cả giao dịch tài sản c, tài sản nợ và giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ.

Ni và Nj là thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i và khoản phải trả j.

 NTE > 0: Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương. Khi đó, nếu ngoại tệ xuống giá với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp với ngoại tệ đó.

 NTE < 0: ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm. Khi đó,nếu ngoại tệ lên giá với nội tệ ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp với ngoại tệ đó.

Một khi đã xác định đúng trạng thái ngoại tệ, việc lựa chọn các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng tương tự như đối với quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ròng ngoại tệ giao dịch cùng thời hạn.

Quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ngoại tệ dương

Ví dụ: Tại ACB có các giao dịch tiền gửi và kinh doanh USD như sau (giả sử

rằng ACB chỉ có thực hiện các giao dịch này, ngoài ra không có giao dịch khác)

Giao dịch Số tiền (USD) Kỳ hạn

Cho vay khách hàng A 100,000 4 Cho vay khách hàng B 150,000 6 Mua kỳ hạn khách hàng C 120,000 4 Mua kỳ hạn khách hàng D 250,000 2 Nhận gửi khách hàng X 60,000 2 Nhận gửi khách hàng Y 50,000 3 Bán kỳ hạn khách hàng M 90,000 3 Bán kỳ hạn khách hàng N 250,000 2

Do giao dịch ngoại tệ của ACB có thời hạn rất khác nhau nên chúng ta phải xác định thời lượng trung bình của các giao dịch và dựa vào đó để xác định trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ gộp

Từ đây ta có thể xác định trạng thái ngoại hối của USD

Nghiệp vụ hình thành khoản phải thu

Số tiền Kỳ hạn Trọng số lượngThời Giá trị hiệuchỉnh

Cho vay KHA 100,000 4 0.09 0.37 128,915.66

Cho vay KH B 150,000 6 0.14 0.84 290,060.24

Nhận gửi KH X 60,000 2 0.06 0.11 38,674.70 Nhận gửi KH Y 50,000 3 0.05 0.14 48,343.37 Bán kỳ hạn KH M 90,000 3 0.08 0.25 161,144.58 Bán kỳ hạn KH N 250,000 2 0.23 0.47 87,018.07 Tổng cộng 1070,000 1.00 3.1 335,180.72 NTE 399,638.55 Công thức tính:

Trọng số = Giá trị giao dịch / Tổng giá trị giao dịch

Thời lượng = Kỳ hạn giao dịch x Trọng số.

Thời lượng trung bình = Tổng giá trị thời lượng.

Giá trị hiệu chỉnh = Giá trị giao dịch x Thời hạn giao dịch / Thời lượng TB

Trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ gộp (NTE) = Tổng giao dịch hình thành khoản phải thu sau khi điều chỉnh – Tổng giao dịch hình thành khoản phải trả sau khi điều chỉnh

NTE= 399,638.55 > 0

Với trạng thái ròng giao dịch gộp dương có nghĩa là trong tương lai ACB có khoản phải thu USD lớn hơn khoản phải trả USD. ACB đối mặt với rủi ro là nếu USD xuống giá so với VND thì ACB sẽ bị tổn thất ròng giao dịch gộp USD.

Để tránh tổn thất do việc USD có thể xuống giá, NHTM có thể lựa chọn các biện pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bán ngoại tệ kỳ hạn với kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 3.1 tháng. Hay là (3 + 0,1)x 30 = 93 ngày

- Mua quyền chọn bán có kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 3.1 tháng hay 93 ngày

Quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ngoại tệ dương

Ví dụ: Ngày 26/12 tại ACB có các giao dịch tiền gửi và kinh doanh USD như sau:

(giả sử ACB chỉ có thiện hiện các giao dịch này, ngoài ra không có giao dịch khác)

Nghiệp vụ Số tiền (USD) Kỳ hạn

Mua kỳ hạn khách hàng C 20,000 4 Mua kỳ hạn khách hàng D 50,000 2 Nhận gửi khách hàng X 150,000 3 Nhận gửi khách hàng Y 260,000 2 Bán kỳ hạn khách hàng M 90,000 3 Bán kỳ hạn khách hàng N 150,000 2

Do giao dịch ngoại tệ của ACB có thời hạn rất khác nhau nên chúng ta phải xác định thời lượng trung bình của các giao dịch và dựa vào đó để xác định trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ gộp

Từ đây ta có thể xác định trạng thái ngoại hối của USD như bảng dưới đây:

Nghiệp vụ hình thành khoản phải thu

Số tiền hạnKỳ Trọng số lượngThời Giá trị hiệuchỉnh

Cho vay KH A 100,000 1 0.11 0.11 86,238.53 Cho vay KH B 120,000 2 0.13 0.26 206,972,48 Mua kỳ hạn KH C 20,000 4 0.02 0.09 86,990.83 Mua kỳ hạn KH D 50,000 2 0.05 0.11 86,238.53 Tổng cộng 448,440.37

Nghiệp vụ phát sinh khoản phải trả

Nhận gửi KH X 150,000 3 0.1 0.29 232,844.04 Nhận gửi KH Y 260,000 2 0.16 0.32 258,715,60 Bán kỳ hạn KH M 90,000 3 0.16 0.48 388,073.39 Bán kỳ hạn KH N 250,000 2 0.28 0.55 448,440.37 Tổng cộng 940,000 1.00 1.16 1,328,073.39 NTE (879,633.03) Công thức tính:

Trọng số = Giá trị giao dịch / Tổng giá trị giao dịch.

Thời lượng = Kỳ hạn giao dịch x Trọng số.

Thời lượng trung bình = Tổng giá trị thời lượng.

Trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ gộp (NTE) = Tổng giao dịch hình thành khoản phải thu sau khi điều chỉnh – Tổng giao dịch hình thành khoản phải trả sau khi điều chỉnh

NTE= - 879,633.03 < 0

Với trạng thái ròng giao dịch gộp âm có nghĩa là trong tương lai ACB có khoản phải trả USD lớn hơn khoản phải thu USD. ACB đối mặt với rủi ro là nếu USD lên giá so với VND thì ACB sẽ bị tổn thất ròng giao dịch gộp USD.

Để tránh tổn thất do USD có thể lên giá, ACB có thể lựa chọn các biện pháp:

- Mua ngoại tệ kỳ hạn với kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 1.16 tháng. Hay là (1+ 0,16)x 30 = 35 ngày

- Mua quyền chọn mua có kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 1.16 tháng hay 35 ngày

IV. Các công cụ và giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Đứng trước trạng thái ngoại tệ mở, nhà quản lý phải ra quyết định : (1) chấp nhận trạng thái mở với kỳ vọng kiếm lợi nhuận do thay đổi tỷ giá hay là (2) sử dụng các giải pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đây là một quyết định không đơn giản. để ra quyết định này, trước hết, nhà quản lý ngân hàng phải dựa vào thong tin có ảnh hưởng để dự báo tỷ giá, từ đó hình thành kì vọng về tỷ giá ngoại tệ trong tương lai. Kế đến, dựa vào thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro để ra quyết định có phòng ngừa tỷ giá hay không. Nếu quyết định nên phòng ngừa rủi ro để tránh tổn thất ngoại hối thì bước tiếp theo nhà quản lý xem xét tiếp các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào

1. Áp dụng các công cụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro ngoại hối

1.1. Sử dụng hợp đồng ngoại hối kì hạn Khái niệm:

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kì hạn là nghiệp vụ vào thời điểm hiện tại hai bên mua bán thỏa thuận sẽ chuyển giao một hay một số ngoại tệ nhất định theo tỉ giá đã thỏa thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai.

Tỷ giá thỏa thuận trong hợp đồng kì hạn là tỷ giá thỏa thuận vào ngày hôm nay nhưng sẽ được thực hiện để chuyển giao ngoại tệ vào một ngày trong tương lai. Tỷ

giá kì hạn được xác định căn cứ vào tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đổng tiền giao dịch, theo công thức sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

F = S + S x n x (Rb - Ra)

Trong đó:

F: là tỷ giá kỳ hạn của đồng tiền A so với đồng tiền B S: là tỷ giá giao ngay của đồng tiền A so với đồng tiền B Rb: là lãi suất của đồng tiền định giá B

Ra: là lãi suất của đồng tiền yết giá A n: là thời hạn giao dịch

- Nếu F là tỷ giá mua thì S là tỷ giá mua, Rb là lãi suất tiền gửi, Ra là lãi suất cho vay.

- Nếu F là tỷ giá bán thì S là tỷ giá bán, Rb là lãi suất cho vay, Ra là lãi suất tiền gửi

Như vậy, tỷ giá kỳ hạn chịu tác động của lãi suất của hai đồng tiền biểu hiện như sau:

Rb = Ra/ F = S

- Rb > Ra: thì F > S điểm kỳ hạn > 0 gọi là điểm gia tăng.

TỶ GIÁ KỲ HẠN= TỶ GIÁ GIAO NGAY + ĐIỂM KỲ HẠN

- Rb < Ra: thì F < S điểm kỳ hạn < 0 gọi là điểm khấu trừ.

TỶ GIÁ KỲ HẠN= TỶ GIÁ GIAO NGAY - ĐIỂM KỲ HẠN

Mục đích sử dụng:

- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm các hợp đồng xuất nhập khẩu.

- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm các khoản phải thu và phải trả bằng ngoại tệ.

- Sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn để đầu cơ.

Ví dụ: Ngày 15/5/2012, công ty A ký một hợp đồng nhập khẩu trị giá 100,000

USD đến hạn vào ngày 15/8/2012 (3 tháng). Để hạn chế rủi ro USD tăng giá cho lô hàng nhập khẩu, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng X. Biết rằng:

Tỷ giá giao ngay: USD/VND: 20000/20500

Lãi suất: USD: 3,5%- 3.75%/ năm

Lãi suất: VND: 9%- 12%/ năm

Các giao dịch:

Ở thời điểm hiện tại:

Công ty A mua USD của NH X theo hợp đồng kỳ hạn 3 tháng theo tỷ giá bán kỳ hạn.

- NH X xác định và chào cho công ty A tỷ giá kỳ hạn F(USD/VND)

Ở thời điểm hiện tại, chưa có chuyển giao ngoại tệ giữa hai bên, nhưng với tỷ giá biết trước và cố định, công ty A biết chắc được số tiền cần phải trả khi hợp đồng khi đáo hạn là 20935,6*100,000= 2,093,560,000 VND, cho dù tỷ giá giao ngay của USD/VND là bao nhiêu. Như vậy, bằng việc ký hợp đồng kỳ hạn, công ty A đã cố định được chi phí cũng như khoản lời/lỗ cho hợp đồng nhập khẩu.

Ở thời điểm đáo hạn:

- Nhận 100,000 USD từ hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn và chi trả cho VCB số tiền là 2,093,560,000 VND

- Sử dụng 100,000USD mua được theo tỷ giá cố định để thanh toán hợp đồng nhập khẩu.

1.2. Sử dụng hợp đồng giao sau: Khái niệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hợp đồng ngoại tệ giao sau là giao dịch trong đó hai bên mua bán thỏa thuận với nhau sẽ chuyển giao cho nhau một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá cố định trước vào một ngày cụ thể trong tương lai thông qua sở giao dịch (IMM).

Ví dụ: Ở thị trường Chicago các hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hóa như sau:

AUD GBP CAD EUR JPY CHF

Trị giá HD 100,000 62,500 100,000 125,000 12,500, 000 125,000 Ký quỹ: - Ban đầu - Duy trì 1,215$ 900$ 4,050$ 3,000$ 1,080$ 800$ 2,700$ 2,000$ 1,890$ 1,400$ 4,050$ 4,050$ Tháng giao dịch 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10 , 12

Giờ giao dịch 7h20 sáng đến 2h chiều

Đặc điểm:

Thị trường giao sau thực chất là hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về các loại ngoại tệ , số lượng ngoại tệ quy định cho mỗi lần giao dịch và ngày chyển giao ngoại tệ

Để đảm bảo sự vận hành ổn định của thị trường giao sau, phòng giao hoán được thành lập như người bán của tất cả người mua và người mua của tất cả người bán. Người bán và người mua đều có tài khoản riêng để tiến hành thanh toán hàng ngày.

Nhằm tạo điều kiện cho hợp đồng giao sau tiến hành thuận lợi , khi bắt đầu tham gia người mua và người bán đều phải thực hiện ký quỹ ban đầu. được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hợp đồng tại phòng giao hoán. Số tiền ký quỹ này sẽ được tính toán và điều chỉnh hàng ngày. Phòng giao hoán sẽ sử dụng số tiền ký quỹ để thưc hiện thanh toán hàng ngày giữa một bên lời và lỗ, nếu như có chênh lệch giữa tỷ giá thị trường và tỷ giá thỏa thuận khi kí hợp đồng giao sau.

Hợp đồng giao sau được thanh toán hàng ngày, theo đó tỷ giá kí kết trong hợp đồng chỉ có giá trị trong một ngày.

Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao.

Hợp đồng giao sau cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ dễ dàng thuận lợi trong giao dịch.

Mục đích sử dụng:

 Sử dụng hợp đồng giao sau với mục đích đầu cơ.

 Sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

 Chuyển giao rủi ro tỷ giá cho cơ quan bảo hiểm: Ngân hàng chịu phí bảo hiểm và khi rủi ro xuất hiện thì cơ quan bảo hiểm sẽ bồi thường thường thiệt hại cho ngân hàng.

 Duy trì trạng thái ngoại hối hợp lý:

- Nếu tỷ giá biến động thất thường không theo quy luật, không dự đoán được: ngân hàng nên duy trì trạng thái ngoại hối = 0 và đa dạng hóa các loại ngoại tệ đang nắm giữ.

- Nếu tỷ giá biến động có thể dự báo được:

* Dự báo tỷ giá tăng: nên duy trì trạng thái độ lệch dương (trường thế).

* Dự báo tỷ giá giảm: nên duy trì trạng thái độ lệch âm (đoản thế).

1.3. Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ Khái niệm:

Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một số ngoại tệ, trong đó kì hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng.

Có hai loại giao dịch hoán đổi: giao dịch hoán đổi giao ngay - kì hạn, giao dịch hoán đổi kì hạn - giao ngay.

Đặc điểm:

 Hai giao dịch đồng thời và ngược chiều nhau:

- Mua giao ngay đồng thời bán kì hạn.

- Bán giao ngay đồng thời mua kì hạn.

- Mua kì hạn M tháng đồng thời bán kỳ hạn N tháng.

- Bán kì hạn M tháng đồng thời mua kỳ hạn N tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chỉ có hai đồng tiên giao dịch, trong đó cả hai giao dịch mua và bán cùng một số lượng đồng tiền chính.

- Tỷ giá giao dịch trong hợp đồng hoán đổi đều được thỏa thuận tại thời điểm kí kết hợp đồng.

- Ngày giá trị trong hợp đồng hoán đổi phải khác nhau

Mục đích:

- Nhà kinh doanh đầu tư sử dụng hợp đồng hoán đổi để đáp ứng nhu cầu thanh toán cân đối nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau.

- Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sử dụng nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, bảo hiểm rủi ro tỷ giá, cân bằng trạng thái

Một phần của tài liệu Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam. (Trang 34 - 49)