Tổn thất ròng giao dịch ngoạitệ cùng thời hạn

Một phần của tài liệu Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam. (Trang 32 - 34)

Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với trạng thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định. Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn có thể xác định bằng công thức:

Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương khi NEi > 0 và, ngược lại, ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm khi NEi < 0. Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn dương đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó . Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó.

• Quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ngoại tệ dương

NEi Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm Trạng thái

> 0 Lãi Lỗ Dương/Trường (long position)

< 0 Lỗ Lãi Âm/Đoản (short position)

= 0 Không rủi ro Không rủi ro Cân bằng (square position)

NEi =

Trạng thái ngoại hối của hoạt động ngoại

bảng bằng ngoại tệ i + Trạng thái ngoại hốicủa hoạt động nội bảng bằng ngoại tệ i

NEi = ( ∑ TS Có bằng ngoại tệ - ∑ TS Nợ bằng ngoại tệ ) + ( ∑ D.số ngoại tệ mua vào - ∑ D.số ngoại tệ bán ra )

khách hàng có một khoảng phải thu sẽ đến hạn trong tương lai. Tuy nhiên do ngân hàng có nhiều giao dịch hơn nên cách phân tích và lựa chọn giải pháp quản lý rủi ro hơi phức tạp hơn. Ngoài ra ngân hàng còn phải phối hợp cách quản lý rủi ro của mình với tư vấn quản lý rủi ro cho khách hàng.

Ví dụ: Ngân hàng ACB nhận gửi của khách hàng A 500,000 USD cho khách hàng

B vay 1,000,000 USD cùng kỳ hạn 3 tháng. Ngoài ra mua của khách hàng C 120.000 USD, bán cho khách hàng D 250,000 USD cùng kỳ hạn 3 tháng.

Biết rằng:

Tỷ giá: USD/ VND: 20.911-13

Lãi suất kỳ hạn 3 tháng: VND: 7,8% - 11,16%/năm USD: 3,82% - 4,68%/năm Sau 3 tháng:

- Số tiền phải trả cho A là: 500,000 x (1+ 0,0382 x 3/12)= 504,775 USD - Số tiền thu của B là : 1,000,000 x (1+ 0,0468 x 3/12)= 1011,700 USD - Mua của C : 120,000 USD

- Bán cho D : 250,000 USD

Vậy trạng thái ngoại hối của USD ở ngân hàng TM là :

NEUSD = (1011,700 - 504,775) + (120,000 – 250,000) = (+) 376,925 USD

Với trạng thái dương USD này, nếu ba tháng sau khi đến hạn USD xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng ACB sẽ bị tổn thất ròng đối với các giao dịch USD trong cùng thời hạn 3 tháng.

Để phòng ngừa rủi ro USD xuống giá, ngân hàng ACB có thể tiến hành 1 trong hai nghiệp vụ :

- Bán ngoại tệ kì hạn 3 tháng trị giá 376,925 USD.

- Mua quyền chọn bán kỳ hạn 3 tháng trị giá 376,925 USD.

Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể gây tổn thất giao dịch khi tỷ giá thay đổi trong trường hợp NHTM có trạng thái ngoại tệ âm, ngân hàng có thể thương lượng với ngân hàng khác một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá sau đây: mua ngoại tệ kỳ hạn, mua quyền chọn mua, vay nội tệ sau đó mua giao ngay để có ngoại tệ (sử dụng thị trường tiền tệ). Về nguyên tắc, cách thức phòng ngừa ở đây cũng tương tự như cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng trong trường hợp khách hàng có một khoản phải trả sẽ đến hạn trong tương lai

Ví dụ: Ngân hàng ACB nhận gửi của khách hàng A 500,000 USD cho khách hàng

B vay 300,000 USD cùng kỳ hạn 6 tháng. Ngoài ra mua của khách hàng C 180,000 USD, bán cho khách hàng D 350,000 USD cùng kỳ hạn 6 tháng.

Biết rằng:

Tỷ giá: USD/ VND: 20.911-13

LS kỳ hạn 3 tháng: VND: 7,8% - 11,16%/năm USD:3,82%- 4,68%/năm Sau 6 tháng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số tiền phải trả cho A là: 500,000 x (1+ 0.0382 x 6/12) = 509,550 USD

- Số tiền thu của B là : 300,000 x (1+ 0.0468 x 6/12) = 370,020 USD

- Mua của C : 180 000 USD

- Bán cho D : 350 000 USD

Vậy trạng thái ngoại hối của USD ở ngân hàng ACB là :

NEUSD = (370,020 – 509,550) + (180,000 – 350,000)= (-) 372,530 USD

Với trạng thái âm USD này, nếu 3 tháng sau khi đến hạn USD lên giá so với nội tệ thì ngân hàng ABC sẽ bị tổn thất ròng đối với các giao dịch USD trong cùng thời hạn 3 tháng.

Để phòng ngừa rủi ro USD lên giá, ngân hàng ACB có thể tiến hành 1 trong hai nghiệp vụ :

- Mua ngoại tệ kì hạn 3 tháng 372 530 USD.

- Mua quyền chọn mua kỳ hạn 3 tháng 372 530 USD.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam. (Trang 32 - 34)