1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án kêu gọi đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal và kinh doanh nghành xây dựng của công ty xây lắp an giang

34 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 371 KB

Nội dung

Ngành xây dựng cũng như các ngành khác, chi phí sản xuất của đơn vị xâylắp, xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoáphát sinh trong quá trình sản xuất và c

Trang 1

DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÁN OKAL

VÀ KINH DOANH NGHÀNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY XÂY LẮP AN

GIANG

PHẦN MỞ ĐẦU

Theo dự báo hình thành và phát triển các đô thị trung tâm đến năm 2020của Chính phủ, và kế hoạch triển khai xây dựng các đô thị, các khu công nghiệptrên địa bàn thành phố Hệ thống đô thị thành phố Hải phòng từ nay đến năm

2010 bao gồm: các khu công nghiệp Đình Vũ, Numủa, Vĩnh niệm, Đến nay,hầu hết các dự án đã có quy hoạch chung và chi tiết xây dựng được cấp có thẩmquyền phê duyệt, một số các dự án đã và đang triển khai thực hiện

Như vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng trong những năm sắp đến là rất lớn,

là tiền đề cho việc phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của cả nước nóichung và của Thành Phố nói riêng

BẢN CHẤT, NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CPSX, GTSP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP, XDCB.

1 Chi phí sản xuất

1.1 Bản chất nội dung kinh tề của chi phí sản xuất.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biếnđổi một cách có ý thức và có mục đích các yếu tố sản xuất đầu vào thành côngtrình hạng mục công trình nhất định

Mỗi doanh nghiệp để tiến hành sản xuất bình thường tạo ra sản phẩm nhấtđiịnh thì không có gì thay thế được là phải hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trínhsản xuất, đó là : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống Đồngthời trong quá trình SX hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bảnthân các yêú tố trên

Vậy để tiến hành SX sản phẩm người ta phải bỏ chi phí về thù lao lao động

về tư liệu lao động, đối tượng lao động.Vì thế hình thành nên các CPSX để tạo

Trang 2

ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủquan của người sản xuất.

Mặc dù các loại hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồmnhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau, trong điều kiện tồn tại quan hệ hàng hoá -tiền tệ thì chúng vẫn được biểu hiện dưới hình thức giá trị

Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà Doanhnghiệp phải tiêu dùng trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụsản phẩm

Ngành xây dựng cũng như các ngành khác, chi phí sản xuất của đơn vị xâylắp, xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoáphát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp.Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển của các yếu tố sảnxuất vào đối tượng tính giá (sản phẩm công trình và hạng mục công trình)

Về mặt lượng chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Khối lượng sức lao động và tư liệu sản xuất được chia ra trong một thời kỳnhất định

- Giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lươngcủa một đơn vị lao động đã hao phí

1.2 Phân loại chi phí sản xuất:

Trong Doanh nghiệp xây dựng, các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại,nhiều khoản khác nhau cả về nội dung tính chất, công dụng, vai trò, vị trí yêucầu quản lý với từng loại chi phí cũng khác nhau Việc quản lý tài chính, quản lýsản xuất, quản lý chi phí sản xuất không thể chỉ dựa vào số liệu phản ánh tổnghợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phíriêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phâm tích toàn bộ các chi phí hoặctừng yếu tố chi phí ban đầu của chúng, theo từng công trình, hạng mục côngtrình theo từng nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí Do đó, phân loại chi phísản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản pơhẩm xây lắp

Trang 3

Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và thống nhất không những cónghĩa quan trọng đối với công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm mà còn là tiền đề rất quan trọng của kế hoạch hoá, kiểm tra vàphân tích chi phí sản xuất của toàn Doanh nghiệp, từ đó không ngừng tiết kiệmchi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa vai trò của công tác

kế toán đối với sự phát triển của Dóanh nghiệp

Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu của quản lý, chi phí sản xuất cũngđược phân loại theo những tiêu thức khác nhau Phân loại chi phí sản xuất làviệc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo nhữngđặc trưng nhất định

* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí :Theo cách này chi phí sản xuất được chia ra thành 7 yếu tố :

- Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượnglao động là nguyên vật liệu chính : gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép ; vật liệuphụ, phụ tùng thay thế, công cụ thuộc TSCĐ vât liệu sử dụng luôn chuyển như :ván khôn, giàn giáo, cốp pha

- Chi phí nhân công : Là toàn bộ chi phí về tiền lương chính, các khoảnkhác phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viêntrong doanh nghiệp

- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ :xăng, dầu

- Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ : Là các khoản được trích theo tỷ lệquy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CBCNV

- Chi phí khấu hao TSCĐ : Là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ phải tríchtrong kỳ của tất cả các loại TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp

- Chi phí dich vụ mua ngoài : Là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoàiphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 4

- Chi phí bằng tiền khác : Là toàn bộ chi phí khác bằng tiền phát sinhtrong quá trình hoạt động sản xuất , kinh doanh ngoài các yếu tố trên.

Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho biết kết cấu, tỷtrọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuấtkinh doanh theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp,phục vụ cho việc xây dựng phân tích định mức vốn lưu động, lập kiểm tra vàphân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí , lập dự toán chi phí sản xuất, kinhdoanh cho kỳ sau Nó là tài liệu quan trọng dùng làm căn cứ để xác định mứctiêu hao vật chất và thu nhập quốc dân

* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích, công dụng của chiphí :

Theo các phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp :

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là chi phí của các loại vật liệu chính,vật liệu phụ kết cấu nên giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc cần thiết để tạonên sản phẩm xây lắp

- Chi phí nhân công trực tiếp : Là các khoản chi phí về lương chính, cáckhoản phụ cấp mang tính chất tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia vàoxây lắp công trình, hạng mục công trình

- Chi phí sử dụng máy thi công : Là các chi phí liên quan đến việc sử dụngmáy để hoàn thành sản phẩm xây lắp Chi phí này bao gồm : tiền khấu hao máymóc thiết bị, thuê máy, tiền lương công nhân vận hành máy thi công, chi phí vềnhiên liệu động lực dùng cho máy thi công để tiến hành xây lắp các công trình,hạng mục công trình

- Chi phí sản xuất chung : Là các chi phí liên quan tới nhiều công trình baogồm chi phí về tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương nhưBHXH, BHYT, KPCĐ, khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội, chi phí vật liệu,công cụ dùng cho quản lý đội

Trang 5

- Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá đầy đủ) thì chỉ tiêu giáthành còn bao gồm các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp.

Phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp theo dõi từng khoản mục chi phíphát sinh từ đó tiến hành đối chiếu với giá thành dự toán của công trình để cóthể nhận biết được từng khoản mục chi phí phát sinh ở đâu, tăng hay giảm so với

dự toán để từ đó doanh nghiệp có hướng tìm ra biện pháp nhằm tiết kiệm khoảnmục chi phí trên, hạ giá thành công tác xây lắp

Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và côngtác kế toán, chi phí sản xuất , kinh doanh còn có thể phân loại theo các tiêu thứckhác như :

- Căn cứ vào chức năng của chi phí đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh : bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tàichính, chi phí hoạt động bất thường

- Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với khối lượngcông việc hoành thành, chi phí được chia ra thành hai loại : chi phí cố định vàchi phí biến đổi

- Căn cứ vào cách thức kết cấu chi phí thì toàn bộ chi phí sản xuất kinhdoanh được chia thành chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm

Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất này được đáp ứng cho mục đích quản lýhạch toán kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khác nhau Do vậycác cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trongquản lý toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong từng thời kỳ nhấtđịnh

2 Giá thành sản phẩm

2.1 Bản chất nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm

Các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm luôn luôn được biểu hiện ở mặt địnhtính và mặt định lượng, đó vừa là mục đích cuối cùng của quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Để xây dựng nên một công trình, hạng

Trang 6

mục công trình thì doanh nghiệp phải xây dựng, phải đầu tư vào quá trình sảnxuất thi công một lượng chi phí nhất định Những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ratrong quá trình thi công đó luôn luôn được biểu hiện ở mặt định tính hay địnhlượng.

- Mặt định tính của chi phí đó là các chi phí hiện vật hay bằng tiền tiêuhao trong quá trình sản xuất, thi công công trình hoàn thành

- Mặt định lượng của chi phí thể hiện mức độ tiêu hao cụ thể của từng loạichi phí tham gia vào quá trình sản xuất , thi công công trình hoàn thành được thểhiện bằng thước đo giá trị

- Mục đích của sản xuất kinh doanh hay nói cách khác mục đích chi phícủa doanh nghiệp tạo nên những giá trị sử dụng nhất định để đáp ứng yêu cầucủa xã hội

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề quan tâm trước hết đối vớicác doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là lợi nhuận - Đó vừa là nguyên nhân, vừa

là mục đích cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanhnghiệp Để xây dựng nên một công trình, hạng mục công trình thì doanh nghiệpxây dựng phải đầu tư vào quá trình sản xuất , thi công một lượng chi phí nhấtđịnh, đồng thời các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến hiệu quả của chi phí bỏ

ra ít nhất, thu được giá trị sử dụng lớn nhất và luôn tìm mọi biện pháp hạ thấpchi phí nhằm mục đích thu được lợi nhuận tối đa

Những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình thi côngcông trình nào thì sẽ tham gia cấu thành nên giá của công trình đó

Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ công tác quản lý giá thành sảnphẩm là chỉ tiêu thoả mãn, đáp ứng các nội dung thông tin trên

Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong

nó Vậy giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất (bao gồm chi phí

về nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sảnxuất chung) tính cho từng công trình, hạng mục công trình khối lượng xây lắp

Trang 7

hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành nghiệm thu, bàn giao và đượcchấp nhận thanh toán.

Khác với các doanh nghiệp công nhiệp, ở doanh nghiệp xây dựng giá thànhsản phẩm xây lắp mang tính cá biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình khi đãhoàn thành đều có một giá thành riêng Hơn nữa khi một doanh nghiệp nhậnthầu một công trình thì giá bán (giá nhận thầu) đã có ngày trước khi thi côngcông trình đó Do đó giá thành thực tế của một công trình hoàn thành, khốilượng công việc xây lắp hoàn thành chỉ quyết định tới lãi, lỗ của doanh nghiệp

do thực hiện thi công công trình đó mà thôi

Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, để đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinhdoanh được sự cho phép của Nhà nước, một số xí nghiệp đã linh hoạt, chủ độngxây dựng một số công trình (chủ yếu là công trình dân dụng như: nhà ở, vănphòng, cửa hàng ) sau đó lại bán lại cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng vớigiá hợp lý thì giá thành sản phẩm xây lắp cũng là một nhân tố quan trọng để xácđịnh giá bán

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về laođộng sống, lao động vật hoá có liện quan đến công việc công trình, hạng mụccông trình đã hoàn thành, dó đó nó là một phạm trù kinh tế khách quan bởi sựchuyển dịch của giá trị tư liệu sản xuất và lao động sống đã hao phí vào sản xuất

là cần thiết tất yếu Mặt khác giá thành là một đại lượng tính toán, là chỉ tiêu có

sự biến tướng nhất định nên ở phương diện này, giá thành ít nhiều lại mang tínhchất chủ quan thể hiện hai khía cạnh

- Tính vào giá thành một số khoản mục chi phí mà thực chất là thu nhậpthuần tuý của xã hội như : BHXH, BHYT, các khoản trích nộp cấp trên, thuêvốn, thuê tài nguyên

- Một số khoản mục chi phí gián tiếp được phân bổ vào giá thành của từngloại sản phẩm hay từng sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp

2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.

Trang 8

Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành là giá thành sảnphẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp.

Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động củasản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc tăng cường năng suất lao động, tiếtkiệm vật tư, hoàn thiện kỹ thuật thi công, giảm thời gian thi công, sử dụng hợp

lý vốn sản xuất vv Đều ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giáthành cũng như yêu cầu xây dựng giá thành công trình, hạng mục công trìnhđược xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau Trong xâylắp, xây dựng cơ bản cần phân biệt các loại giá thành như sau :

* Theo thời điểm, nguồn số liệu để xác định, chỉ tiêu giá thành được phânthành:

Lơi nhuậnđịnh mức

Trang 9

Trong đó : + Giá trị dự toán được xác định bằng phương pháp lập dự toán

theo quy mô, đặc điểm, tỷ lệ, tính chất kỹ thuật và yêu cầu côngnghệ của xây dựng

+ Lợi nhuận định mức và lãi suất tính theo tỷ lệ quy định củaNhà nước ban hành, tỷ lệ này là khác nhau đối với từng loạicông trình, công tác xây lắp

+ Giá thành kế hoạch công tác xây lắp :

Giá thành kế hoạch được lập trước khi bước vào sản xuất kinh doanh Nóphản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp Giá thành kế hoạch đượcxác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sởbiện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị Mối quan hệgiữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán có thể biểu diễn qua công thức sau:

+ Giá thành thực tế công tác xây lắp :

Giá thành thực tế là chỉ tiêu được lập sau khi kết thúc quá trình sản xuất sảnphẩm trên cơ sở toàn bộ các hao phí thực tế liên quan để hoàn thành công trình,hạng mục công trình, khối lượng xây lắp mà đơn vị đã nhận thầu Giá thành thực

tế công tác xây lắp được xác định theo số liệu kế toán cung cấp

Đặc điểm sản phẩm xây dựng là thi công kéo dài, do vậy để tạo điều kiện choviệc theo dõi chặt chẽ những chi phí phát sinh người ta phân chia giá thành thực

tế thành : Giá thành công tác xây lắp thực tế, và giá thành công trình hoàn thành

và hạng mục công trình hoàn thành

+ Giá thành công tác xây lắp thực tế phản ánh giá thành của một khốilượng công tác xây lắp đạt đến một thời điểm kỹ thuật nhất định, nó cho phépchúng ta xác định kiểm kê kịp thời, sát sao về chi phí phát sinh và đồng thờiphát hiện được những nguyên nhân gây tăng hay giảm chi phí

Trang 10

+ Giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành là toàn bộ chi phíchi ra để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình kể từ khi khởicông trình cho đến khi kết thúc đưa công trình vào sử dụng và được chủ đầu tư(bên A) chấp nhận.

Giá thành thực tế công tác xây lắp không chỉ bao gồm những chi phí trongđịnh mức mà còn có thể bao gồm chi phí thực tế phát sinh không cần thiết như:thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất, mất mát, hao hụt vật tư, donhững nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp

* Theo phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành được phân thành giá thành sảnxuất và giá thành toàn bộ

+ Giá thành sản xuất:

Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí liên quan đếnviệc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ bản (chi phínguyên vật trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công,chi phí sản xuất chung)

+ Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ sản phẩm)

Giá thành tiêu thụ sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phíphát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xây lắp (chi phí sảnxuất, chi phí quản lý và bán hàng)

* Theo đặc điểm của sản phẩm xây dựng:

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về chi phí xây lắp còn được theodõi trên hai chỉ tiêu: Giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành khốilượng hoàn thành quy ước

+ Giá thành khối lượng hoàn chỉnh:

Là giá thành của những CT, HMCT đã hoàn thành, đảm bảo kỹ thuật, chấtlượng đúng thiết kế và hợp đồng, bàn giao được chủ đầu tư nghiệm thu và chấpnhận thanh toán

Chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quảsản xuất, thi công trọn vẹn cho một CT, HMCT Tuy nhiên, chỉ tiêu này không

Trang 11

đáp ứng được một cách kịp thời các số liệu cần thiết cho việc quản lý sản xuất

và giá thành trong suốt quá trình thi công công trình Do đó, để đáp ứng đượcyêu cầu quản lý và đảm bảo sản xuất kịp thời đòi hỏi phải xác định giá thànhquy ước

+ Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước:

Là khối lượng xây lắp được hoàn thành đến giai đoạn nhất định và phảithoả mãn các điều kiện sau:

Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật.

Khối lượng này phải xác định được một cách cụ thể và được bên chủ đầu

tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán

Phải đạt đến điểm dựng ký thuật hợp lý.

Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước phản ánh được kịp thời CPSXcho đối tượng xây lắp trong quá trình thi công xây lắp trong quá trình thi côngxây lắp, từ đó giúp Doanh nghiệp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra chotừng đối tượng để có biện pháp quản lý thích hợp và cụ thể Nhưng nó lại khôngphản ánh được một cách toàn diện, chính xác giá thành toàn bộ công trình, hạngmục công trình Do đó, để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về quản lý giá thành làkịp thời, chính xác, toàn diện và có hiệu quả thì phải sử dụng cả hai chỉ tiêu trên

3 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Gắn liền với chi phí sản xuất là giá thành sản phẩm Có thể nói chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất CPSXthể hiện sự tiêu hao về các chi phí trong kỳ sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả thu được về các loại chiphí đã bỏ ra trong kỳ của Doanh nghiệp

CPSX, GTSP có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng có thể thống nhấthoặc không thống nhất với nhau Nó phụ thuộc vào CPSXDD đầu kỳ vàCPSXDD cuối kỳ

Trang 12

Có thể phản ánh mối quan hệ giữa CPSX và GTSP qua sơ đồ sau:

Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát Chi phí sản xuất

Trong đó: AC: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thànhChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công tác xây lắp thống nhấttrong trường hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là công trình, hạngmục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượngcông việc xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ đều bằng nhau

Xét về mặt chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là nhữnghao phí lao động sống và lao động vật hoá để sản xuất và hoàn thành sản phẩmxây lắp Về mặt lượng, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những phát sinh trongmột kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắnliền với việc sản xuất và hoàn thành một lượng công việc xây lắp nhất định,được nghiệm thu bàn giao thanh toán, giá thành sản phẩm không bao hàm khốilượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất,những chi phí thực tế đã chi ra nhưng chưa phân bổ cho kỳ sau nhưng lại baogồm những chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển sang, những chi phí tríchtrước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kỳ trướcchuyển sang phân bổ cho kỳ này

Căn cứ vào số liệu hạch toán CPSX để tính giá thành sản phẩm Nếu coinhư tính giá thành sản phẩm là công việc chủ yếu trong công tác kế toán thìcông tác chi phí có tác dụng quyết định đến tính chính xác của việc tính chínhxác giá thành sản phẩm xây lắp

4 - Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây lắp, xây dựng cơ bản.

- Đặc điểm sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán:

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tạo ratrang thiết bị TSCĐ cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, góp phần xây dựng

Trang 13

cơ sở hạ tầng xã hội, vì vậy phần lớn thu nhập quốc dân nói chung và quĩ tíchluỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư tài trợ từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnhvực cơ bản.

So với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh

tế kỹ thuật đặc trưng thể hiện rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sảnphẩm Hiện nay nước ta đang tồn tại các tổ chức xây lắp như Tổng công ty,Công ty, Xí nghiệp, đội xây dựng thuộc các thành phần kinh tế Tuy các đơn vịnày khác nhau về qui mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng các đơn vị này đều

là những tổ chức nhận thầu xây lắp Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệtkhác với các ngành sản xuất khác và ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán.Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp, từ khởi công xây dựng đến khi côngtrình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài, phụ thuộc vào qui mô,tính chất phức tạp của từng công trình, quá trình thi công xây dựng này đượcchia thành nhiều giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau Các côngviệc này chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của các yếu

tố như nắng mưa, gió bão Do quá trình và điều kiện thi công không ổn định,phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm và theo từng giai đoạn thi công công trình.Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có qui môlớn kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắplâu dài Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết sảnphẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) Quá trình sảnxuất sản phẩm xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo

Thời gian sử dụng sản phẩm xâylắp rất lâu dài do đó đòi hỏi việc tổ chứcquản lý và hạch toán sao cho chất lượng công trình đảm bảo đúng dự toán thiết

kế, bảo hành công trình

Với những đặc điểm của sản phẩm xây lắp nêu trên làm cho việc tổ chức,quản lý, hạch toán trong xây dựng cơ bản khác với ngành khác: cụ thể là mỗicông trình đều được thi công theo đơn đặt hàng riêng, phụ thuộc vào yêu cầucủa khách hàng, yêu cầu kỹ thuật của công trình đó

Trang 14

- Sự cần thiết và yêu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán chi phísản xuất, tính giá thành sản phẩm:

Để có thể ấn định được giá bán của sản phẩm thì nhất thiết người làm giáphải nắm rõ được chi phí của mình thay đổi như thế nào khi số lượng sản phẩmgia tăng Vì vậy sự biến đổi chính xác giá thành đơn vị sản phẩm đưa ra thịtrường đặc biệt quan trọng:

+ Thứ nhất: Nó là cơ sở trực tiếp để tính giá bán vì trong dài hạn Doanhnghiệp sẽ bán sản phẩm của mình ra thị trường với mức giá nằm trong khoảng

từ chi phí tới khả năng người mua có thể trả

+ Thứ hai: Nó là căn cứ để DN có thể đặt ra các mức giá, có thể tăng hặcgiảm giá sản phẩm của mình trên cơ sở nắm vững được chi phí để sản xuất rasản phẩm đó

Từ những vấn đề nêu trên, việc kiểm soát được chi phí là rất cần thiết từ đótạo điều kiện cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmđược thuận lợi

Hơn nữa do đặc thù của ngành xây dựng cư bản, của sản phẩm xây lắp nhưtrên nên quản lý về đầu tư xây dựng là một quá trình khó khăn phức tạp, trong

đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mốiquan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng của Doanh nghiệp

Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương phápđấu thầu, giao nhận thầu xây dựng Vì vậy, để trúng thầu, được thi công mộtcông trình thì Doanh nghiệp phải xây dựng được giá đấu thầu hợp lý cho côngtrình đó dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước banhành, trên cơ sở giá cả thị trường và khả năng của Doanh nghiệp Mặt khác phảiđảm bảo kinh doanh có lãi Để thực hiện được các yêu cầu trên đòi hỏi phải tăngcường công tác quản lý kế toán nói chung, quản lý chi phí, giá thành nói riêng,trong đó trọng tâm là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm, đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công tác kế toán đối với quản lý sảnxuất

Trang 15

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG

I Cơ quan đề xuất dự án:

- Tên cơ quan: Công ty Xây lắp An Giang

- Địa chỉ liên hệ:Khu công nghiệp Đình Vũ,Quận Hải An, HP

- Điện thoại:

- Fax:

- Email: constructagg@hcm.vnn.vn

- Website: www.ctyxl.angiang.com.vn

II Khái quát cơ sở để lập dự án:

- Căn cứ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

- Căn cứ tinh thần công văn số 1553/UBND-KT ngày 18 tháng 5 năm 2006của UBND Thành phố, về đăng ký danh mục các dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn2006-2010 của Thành phố HP

- Căn cứ nhu cầu xã hội và sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với vậtliệu xây dựng do Công ty Xây lắp An Giang sản xuất

III Sự cần thiết phải đầu tư:

Hiện tại thị trường ván okal chủ yếu có các loại: ván okal bột mạc cưa,ván okal bột mạc cưa chà láng 2 mặt, ván okal bột mạc cưa dán decal 1 mặt, vánokal bột mạc cưa dán decal 2 mặt

Nhu cầu về ván okal để phục vụ cho việc sản xuất hàng trang trí nội thất,dụng cụ văn phòng, các sản phẩm mộc cao cấp, mộc gia dụng của người dânngày càng gia tăng Xu thế dùng ván okal để thay thế cho các loại gỗ tự nhiênngày càng khan hiếm và đắt đỏ đã được chứng minh trong thời gian qua

Trang 16

Phát triển qui mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thịtrường, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, góp phần pháttriển kinh tế xã hội của thành phố

V Quy mô đầu tư:

Đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal công suất 1.000.000 m2/năm

VI Hình thức đầu tư: Đầu tư mới.

VII Phương thức đầu tư: Liên doanh với các đơn vị cùng ngành

Trang 17

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

I Điều kiện tự nhiên:

1 Vị trí địa lý:

Thành phô HP thuộc miền duyên hải bắc bộ, nằm về phía Đông bắc củanước Việt Nam, giáp tỉnh lân cận là đâu nối giao thông của cả nước với nhiềucảng biển

2 Khí tượng - Thuỷ văn:

a Khí tượng:

- Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 4 mùa rõ rệttrong năm: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

11 Lượng mưa trung bình 1.615 mm/năm

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC

- Số giờ nắng trung bình 2.241 giờ/năm

- Độ ẩm trung bình 81,5%; lượng bốc hơi trung bình 1.312 mm

- Chế độ gió: gió mùa đông bắc vào mùa khô và gió mùa tây nam vàomùa mưa, tốc độ gió trung bình 3 m/s

b Chế độ thuỷ văn:

Biên độ triều dao động quanh năm, thấp nhất vào tháng 4 (27 cm), sau đótăng dần lên và cao nhất vào tháng 10 (329 cm)

c Nguồn nước:

Về nước mặt có sông và hệ thống kênh rạch chằng chịt

Về nước ngầm tương đối phổ biến

II Khái quát hiện trạng:

1 Hiện trạng lao động phục vụ cho dự án:

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Chương trình sản xuất kinh doanh - dự án kêu gọi đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal và kinh doanh nghành xây dựng của công ty xây lắp an giang
Bảng 1 Chương trình sản xuất kinh doanh (Trang 20)
Bảng 3: Danh mục nguồn vốn - dự án kêu gọi đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal và kinh doanh nghành xây dựng của công ty xây lắp an giang
Bảng 3 Danh mục nguồn vốn (Trang 21)
Bảng 4: Định mức nhu cầu nguyên vật liệu - dự án kêu gọi đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal và kinh doanh nghành xây dựng của công ty xây lắp an giang
Bảng 4 Định mức nhu cầu nguyên vật liệu (Trang 22)
Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội - dự án kêu gọi đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal và kinh doanh nghành xây dựng của công ty xây lắp an giang
Bảng 7 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội (Trang 24)
Bảng 8: Thời gian thực hiện dự án - dự án kêu gọi đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal và kinh doanh nghành xây dựng của công ty xây lắp an giang
Bảng 8 Thời gian thực hiện dự án (Trang 26)
Bảng tính lợi nhuận quy về năm dự án phát huy tác dụng - dự án kêu gọi đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal và kinh doanh nghành xây dựng của công ty xây lắp an giang
Bảng t ính lợi nhuận quy về năm dự án phát huy tác dụng (Trang 27)
Bảng tính chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn tự có cho từng năm hoạt động. - dự án kêu gọi đầu tư dây chuyền sản xuất ván okal và kinh doanh nghành xây dựng của công ty xây lắp an giang
Bảng t ính chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn tự có cho từng năm hoạt động (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w