1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng

89 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 414,5 KB

Nội dung

Lời nói đầu Trong điều kiện nền kinh tế từng bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường, vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao phó cho các doanh nghiệp. Quá trình kinh doanh ngày càng mở rộng và sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải càng năng động, sáng tạo trong quá trình kinh doanh cũng như việc phát triển sản phẩm và đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Đối với Hợp tác xã Cổ phần Sản xuất Vật liệu Xây dựng THANH CHÂU thì việc tự hoàn thiện và không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo dựng một niềm tin vững bền trong cộng đồng bằng chính chữ “TÍN” của mình, không những đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao nhất mà doanh nghiệp còn coi đây là mục tiêu thực hiện hàng đầu để góp phần phát triển kinh tế đất nước nói chung và thị trường vật liệu xây dựng nói riêng. Với đề tài: “LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL THANH CHÂU” tại Hợp Tác xã Cổ phần Sản xuất Vật liệu xây dựng THANH CHÂU và những kiến thức về môn học Dự án Đầu tư đã được trang bị tại trường, qua quá trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp, em xin góp một vài ý kiến nhỏ để góp phần trong quá trình hoàn thiện, xây dựng và phát triển của THANH CHÂU ngày càng giàu mạnh. Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban quản trị doanh nghiệp, sự quan tâm chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn Trương Văn Hào nên em đã hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này. Với thời gian thực tập ngắn ngủi, kiến thức về môn học Dự án Đầu tư còn sơ sài nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em xin chân thành tiếp nhận ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn. Trang: 1 Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN A. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN: Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, ngành, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội nói riêng. Hoạt động đầu tư trực tiếp tái sản xuất các cơ sở vật chất kỹ thuật trên đây gọi là đầu tư phát triển. Đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu tư khá lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Các thành quả của các loại đầu tư này cần và có thể được sử dụng trong nhiều năm đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn những nguồn lực đã bỏ ra. Chỉ có như vậy công cuộc đầu tư mới được coi là có hiệu quả. Nhiều thành quả đầu tư của đầu tư có giá trị sử dụng rất lâu, hàng trăm năm, hàng ngàn năm như các công trình kiến trúc cổ ở nhiều nước trên thế giới. Khi các thành quả của đầu tư là các công trình xây dựng hoặc cấu trúc hạ tầng như nhà máy, hầm mỏ, các công trình thuỷ điện, các công trình thuỷ lợi, đường sá, cầu cống, bến cảng thì các thành quả này sẽ tiến hành hoạt động của mình ngay tại nơi chúng được tạo ra. do đó, sự phát huy tác dụng của chúng chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên tại nơi đây. Trang: 2 Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư phát triển được tiến hành thuận lợi, đạt mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư, phải dự đoán các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong suốt quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi các thành quả của hoạt động đầu tư kết thúc sự phát huy tác dụng theo dự kiến trong dự án), có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong dự án đầu tư. Thực chất của sự xem xét và chuẩn bị này chính là lập dự án đầu tư. Có thể nói dự án đầu tư (được soạn thảo tốt) là kim chỉ nan, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn. II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Để quá trình soạn thảo các dự án đầu tư được tiến hành nghiêm túc, bản dự án lập ra có chất lượng tốt, quá trình thực hiện dự án đã được soạn thảo tiến triển thuận lợi, quá trình hoạt động của dự án sau này đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác tổ chức, phân công, phan nhiệm giữa các bộ phận có liên quan, giám sát điều phối thực hiện các hoạt động, các công việc của từng bộ phận, kịp thời có biện pháp xử lý các tình huống nảy sinh. Tất cả những vấn đề này thuộc chức năng của quản lý dự án. Có thể nói, có dự án mới chỉ là điều kiện “cần” còn để đảm bảo cho công cuộc đầu tư theo dự án thành công, mục tiêu của dự án được thực hiện thì điều kiện “đủ” chính là quản lý tốt các hoạt động ở mỗi giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư về tất cả các mặt chất lượng, tiến độ và chi phí gọi chung là quản lý dự án đầu tư. B. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: I. ĐẦU TƯ: 1. Khái niệm: Trang: 3 Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư (còn gọi là hoạt động đầu tư) Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác ) tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được những kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay phạm trù đầu tư phát triển. Từ đây, ta có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau: Đầu tư phát triển là các hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì các tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 2. Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển: Trang: 4 Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác là: - Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớnvà để nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn cho quá trình đầu tư phát triển. - Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. - Thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế - Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa hình tại đó có ảnh hưởng lớnđến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Việc xây dựng nhà máy ở nơi có địa chất không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động sau này, thậm chí cả trong quá trình xây dựng công trình. - Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. - Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. 3. Nguồn vốn đầu tư: 3.1. Vốn đầu tư của đất nước: nói chung được hình thành từ 2 nguồn cơ bản. Đó là vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài. - Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn vốn sau đây: + Vốn tích luỹ từ ngân sách. + Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp. Trang: 5 + Vốn tiết kiệm của dân cư. - Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. + Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra. + Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủđược thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay ưu đãi có thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển ODA. 3.2. Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở: Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở hoạt động phúc lợi xã hội công cộng, vốn đầu tư do ngân sách cấp (tích luỹ từ ngân sách và viện trợ qua ngân sách) vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của cơ sở (Bản chất cũng tích luỹ từ phần thừa do dân đóng góp không dùng đến). Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn hơn bao gồm vốn ngân sách (lấy từ phần tích luỹ của ngân sách) vốn khấu hao cơ bản, vốn viện trợ qua ngân sách, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, phát hành trái phiếu, vốn góp liên doanh liên kết với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước và các hình thức huy động vốn khác được quy định theo luật doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn tựcó, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, vốn đầu tư ngoài các nguồn vốn trên đây còn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu (nếu có đủ điều kiện theo quy định của luật doanh nghiệp). 4. Nội dung của vốn đầu tư: Để tiến hành mọi công cuộc đầu tư phát triển, đòi hỏi phải xem xét các khoản chi phí sau đây: Trang: 6 - Chi phí để tạo ra các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng sự hoạt động của các tài sản cố định có sẵn. - Chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động. - Chi phí chuẩn bị đầu tư. - Chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh không dự kiến trước được. Trong mỗi nội dung trên đây lại bao gồm nhiều khoản chi tuỳ thuộc vào vị trí chức năng, bản chất và công dụng của mỗi khoản chi. II. DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư, đặc điểm và sự phức tạp về mặt kỹ thuật, hậu quả và hiệu quả tài chính, kinh tế -xã hội của hoạt động đầu tư đòi hỏi để tiến hành một công cuộc đầu tư phải có sự chuẩn bị cẩn thận và nghiêm túc. Sự chuẩn bị này được thể hiện ở việc soạn thảo các dự án đầu tư. Có nghĩa la mọi công cuộc đầu tư phải được thực hiện theo dự án thì mới đạt hiệu quả mong muốn. 1. Khái niệm về dự án đầu tư: Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ, về mặt hình thức, dự án đầu tư là 1 tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là 1 hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết Trang: 7 quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính: - Mục tiêu của dự án được thể hiện ở 2 mức: + Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện dự án đem lại. + Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. - Các kết quả: đó là những kết quả cụ thể, có thể định hướng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. - Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những trách nhiệm hoặc hành động này cùng với 1 lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. - Các nguồn lực: về vật chất, về tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. Trong 4 thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi đánh giá các kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặt biệt quan tâm. 2. Chu kỳ của dự án đầu tư: Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động. Ta có thể minh hoạ chu kỳ của dự án đầu tư theo hình sau đây: Trang: 8 Chu n b ẩ ị u tđầ ư Ý v đồ ề d án u ự đầ t ư Th c hi n ự ệ u tđầ ư S n xu t ả ấ KD d ch vị ụ Ý v đồ ề d án m i ự ớ H.2.1. Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư 3. Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư: Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Nội dung các bước công việc ở mỗi giai đoạn của các dự án không giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng), sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp), vào tính chất tái sản xuất (đầu tư chiều rộng hay chiều sâu), đầu tư dài hạn hay ngắn hạn. Trong tất cả các loại hình hoạt động đầu tư, dự án đầu tư chiều rộng phát triển sản xuất công nghiệp nói chung có nội dung phức tạp hơn, khối lượng tính toán nhiều hơn, mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong hoạt động sau này của dự án. Các nội dung và các bước công việc được trình bày trong phần này thuộc loại dự án đầu tư chiều rộng phát triển sản xuất công nghiệp. Từ những vấn đề về phương pháp luận ở đây khi vận dụng cho các dự án thuộc các ngành, các lĩnh vực khác có thể lược bớt một số nội dung. Các bước công việc của giai đoạn hình thành và thực hiện 1 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp có thể được minh hoạ tóm tắt trong bảng sau. Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp. Bảng: Các bước công việc của một dự án đầu tư Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Vận hành kết quả đầu tư (SX,KD,Dvụ) Nghiên Nghiên Nghiên Đánh Hoàn Thiết Thi Chạy Sử Sử Công Trang: 9 cứu phát hiện các cơ hội đầu tư cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án đầu tư cứu khả thi (lập dự án, luận chứng kinh tế, kỹ thuật) giá và quyết định (thẩm định dự án) tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình công xây lắp công trình thử và nghiệm thu sử dụng dụng chưa hết công suất dụng công suất ở mức cao nhất suất giảm dần và thanh lý Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Chẳng hạn, đối với các dự án có thể gây ô nhiễm môi trường (sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu ) khi chọn địa điểm nếu đặt ở gần khu dân cư đông đúc, đến lúc đưa dự án vào hoạt động mới phát hiện và phải xử lý ô nhiễm quá tốn kém, đưa chi phí đầu tư vượt quá ban đầu có khi rất lớn. Nếu không có vốn bổ sung, buộc phải đình chỉ hoạt động. Ví dụ khác, khi nghiên cứu thị trường do dự đoán không sát tình hình cung cầu sản phẩm của dự án, trong đời dự án nên đã xác định sai giá cả và xu hướng giá cả. Đến khi đưa dự án vào hoạt động, giá sản phẩm trên thị trường thấp hơn so với dự đoán. Doanh nghiệp có dự án buộc phải bán sản phẩm với giá thấp (có khi thấp hơn cả giá thành) và có khi phải ngừng sản xuất (trong khi chưa thu hồi đủ vốn) hoặc đầu tư bổ sung để thay đổi mặt hàng. Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu. Tổng chi phí cho các giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ 0,5 -> 15% vốn đầu tư của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đềcho việc sử dụng tốt 85 -> 99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí không cần thiết ). Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư Trang: 10 [...]... xây dựng ở khu vực Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực miền Trung nói chung hiện nay đang diễn ra một cách gay gắt Ngoài hai đối thủ cạnh tranh gần địa bàn của doanh nghiệp là nhà máy gạch Tuynel Điện Ngọc và nhà máy gạch tuynel Điện Thắng tỉnh Quảng Nam thì trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng còn có nhà máy gạch Tuynel Đồng Nghệ - Hoà Khương - Hoà Vang và nhà máy gạch Tuynel Đà Nẵng. .. nhu cầu về vật liệu xây dựng của thị trường, bảo vệ tốt môi trường sinh thái là rất cấp bách và cần thiết B HÌNH THỨC ĐẦU TƯ: Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ sản xuất, xây dựng một xí nghiệp sản xuất gạch tuynel Thanh Châu tại mặt bằng hiện có của HTX Cổ phần Sản xuất VLXD Thanh Châu thuộc thôn Giáng Nam 2, xã Hoà Phước, huyện Hoà Vang Thành phố Đà Nẵng Nhà máy là 1 đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt... viên/năm hiện đang hoạt động hết công suất, sản phẩm được tiêu thụ tại Quảng Nam và Đà Nẵng Ngoài ra, còn có các xí nghiệp sản xuất nhỏ theo công nghệ bán tuynel với công suất 4 triệu viên/năm, sản phẩm tiêu thụ chính ở địa phương 2 Tại Thành phố Đà Nẵng có các nhà máy sản xuất gạch tuynel như sau: Nhà máy gạch Tuynel Đà Nẵng tại xã Hoà Ninh huyện Hoà Vang Thành phố Đà Nẵng, công suất thiết kế 20 triệu viên/năm... đầu tư Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư Thời gian phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chính là đời (kinh tế) của dự án , nó gắn liền với đời sống của sản phẩm (do dự án tạo ta trên thị trường) Soạn thảo dự án nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Công tác soạn thảo dự án được... 08/BXD-VLXD ngày 14/5/1997 về việc đầu tư xây dựng các nhà máy gạch tuynel để sản xuất gạch ngói thay thế cho các lò sản xuất thủ công đang gây ô nhiễm cho môi trường Căn cứ vào nhu cầu của thị trường về các sản phẩm gạch nung dùng trong các công trình xây dựng tại Thành phố Đà Nẵng Căn cứ vào luật HTX đã được quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất. .. về hiệu quả sản xuất kinh doanh trước cổ đông và pháp luật của Nhà nước C CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ĐÁP ỨNG: I THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM: Trước những năm 1990 cả nước chỉ có một vài nhà máy sản xuất gạch áp dụng công nghệ lò tuynel, hầu hết đều sản xuất theo công nghệ lò thủ công truyền thống Từ năm 1990 cho đến nay đã xuất hiện tư ng đối phổ biến nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch ngói theo... trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ của dự án - Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án - Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân lực của dự án - Phân tích khía cạnh tài chính của dự án - Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án Tất cả 3 giai đoạn nghiên cứu trên phải được tiến hành đối với các dự án đầu tư lớn nhằm đảm bảo từng bước phân tích sâu hơn, đầy đủ và chi tiết... ở Thành phố Đà Nẵng và xuất khẩu Nhà máy gạch An Hoà, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam công suất thiết kế 20 triệu viên/năm hiện nay hoạt động hết công suất, sản phẩm tiêu thụ chính ở Quảng Nam và Đà Nẵng Nhà máy gạch Nam Sơn tại thị trấn Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam công suất thiết kế 7 triệu viên/năm đã sản xuất hết công suất, sản phẩm tiêu thụ chính tại tỉnh Quảng Nam Nhà máy gạch La Tháp... phần nâng cao chất lượng và thẩm mỹ của các công trình xây dựng hợp với xu thế phát triển của thời đại Trang: 33 Phần III: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL THANH CHÂU A NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ Căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH của nước ta từ nay đến 2010 Căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH của Thành phố Đà Nẵng từ nay đến năm 2010 theo tinh thần của Nghị quyết đại... (đối với các dự án sản xuất kinh doanh) nhanh chóng phát huy hết năng lực dự kiến về phục vụ (đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội) Trong giai đoạn thứ 2, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả Ơ giai đoạn này, 85 -> 99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện đầu tư Đây là những năm vốn không sinh lời, thời gian thực hiện đầu tư càng kéo . TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN: Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng. đoạn của chu kỳ dự án đầu tư về tất cả các mặt chất lượng, tiến độ và chi phí gọi chung là quản lý dự án đầu tư. B. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: I. ĐẦU TƯ: 1. Khái niệm:. chuẩn bị đầu tư từ 0,5 -& gt; 15% vốn đầu tư của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đềcho việc sử dụng tốt 85 -& gt; 99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: - lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: (Trang 16)
Sơ đồ cân bằng vật chất: - lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng
Sơ đồ c ân bằng vật chất: (Trang 39)
BẢNG TỔNG HỢPVỐN ĐẦU TƯ - lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng
BẢNG TỔNG HỢPVỐN ĐẦU TƯ (Trang 60)
BẢNG TÍNH DOANH THU TỪ BÁN HÀNG - lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng
BẢNG TÍNH DOANH THU TỪ BÁN HÀNG (Trang 60)
BẢNG KÊ CHI PHÍ THIẾT BỊ CHO NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL  CÔNG SUẤT 10 TRIỆU VIÊN/NĂM - lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng
10 TRIỆU VIÊN/NĂM (Trang 81)
BẢNG TÍNH CHI PHÍ XÂY LẮP - lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng
BẢNG TÍNH CHI PHÍ XÂY LẮP (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w