Tình hình tài chính:

Một phần của tài liệu lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng (Trang 28 - 32)

V. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:

4. Tình hình tài chính:

Qua bảng trên ta thấy tổng vốn kinh doanh liên tục tăng, năm 2002 so với năm 2001 tăng 20,78% năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,7%. Điều này cho thấy năm 2003 quy mô vốn của doanh nghiệp bị hạn chế nhiều hơn so với năm 2002.

Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua việc phân bổ vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Vốn sản xuất kinh doanh tăng chủ yếu là do doanh nghiệp đầu tư thêm tài sản cố định nhằm gia tăng quy mô sản xuất. Cụ thể tài sản cố định hữu hình năm 2003 tăng 22.285.770 đồng, tương ứng 6,77%. Vốn sản xuất kinh doanh cũng tăng do tăng tài sản lưu động, năm 2001 tổng tài sản lưu động 115.142.604 đồng thì năm 2002 là 209.556.940 đồng và năm 2003 là 172.791.804 đồng. Vốn tiền tăng sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thanh toán, từ đó cải thiện tình trạng công nợ của doanh nghiệp trong những năm trước.

Các khoản phải thu trong các năm đều tăng cho thấy vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng nhiều, dẫn tới sự gia tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao. Một khó khăn đặt ra cho doanh nghiệp là lượng hàng tồn kho quá lớn, năm 2001 là 30.153.288 đồng; năm 2002 là 94.413.713 đồng; năm 2003 là 132.539.454 đồng với tốc độ tăng 43,41%. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách bán hàng thích hợp để giảm bớt lượng hàng tồn kho, giúp cho việc thu hồi và quay vòng vốn nhanh.

Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ vốn vay ngắn và dài hạn tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2002 là 204.804.939 đồng chiếm 45,58% thì năm 2003 lên đến 207.231.328 đồng chiếm 45,8%. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu hàng năm tăng rất ít, năm 2003 chỉ có 726.181 đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và có chiều hướng suy giảm. Tình hình trên cho thấy doanh nghiệp đang ở trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, khả năng tự chủ về tài chính chưa cao. Vì thế doanh nghiệp cần có kế hoạch khai thác hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư.

TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1 Hệ số thanh toán ngắn hạn (hiện thời) = TSLĐ/Nợ ngắn hạn 1.18 1.56 1.56 2 Hệ số thanh toán nhanh = (TSLĐ-Tồn kho)/Nợ ngắn hạn 0.93 1.07 0.89 3 Hệ số nợ trên tổng tài sản = Tổng NP trả/ Tổng tài sản 0.36 0.46 0.46 4 Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng VCSH/Tổng nguồn vốn 0.64 0.54 0.54 5 Vòng quay hàng tồn kho = GVHB/Hàng tồn kho 7.14 3.44 3.73 6 Kỳ chu chuyển hàng tồn kho = 365/Vòng quay tồn kho 51 106 98 7 Vòng quay VLĐ = doanh thu thuần /TSLĐ 1.97 1.34 1.83 8 Kỳ chu chuyển VLĐ = 365/Vòng quay VLĐ 186 272 199 9 Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT/ TSCĐ 1.05 1.74 2.33 10 Hiệu suất sử dụng tổng TS = DTT/Tổng TS 0.77 0.91 1.24 11 Hệ số sinh lời doanh thu = LNST/DT thuần 0.06 0.02 0.02 12 Hệ số sinh lời vốn CSH = LNST / Vốn CSH 0.07 0.04 0.04 Hệ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao do các khoản vốn bằng tiền cao. Trong hai năm 2002 và 2003 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 1.56 đồng tài sản lưu động.

Hệ số thanh toán nhanh năm 2003 giảm hơn năm 2002 và bằng 0.89 < 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, vốn bị chiếm dụng nhiều. Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.89 đồng TSLĐ ngoại trừ tác động của tồn kho.

Tình hình cho thấy hệ số nợ cao ở năm 2002 và 2003. Trong năm tới doanh nghiệp cần bố trí lại cơ cấu nợ ngắn hạn và dài hạn ngân hàng, nếu không số nợ vừa cao lại vừa mất cân đối giữa ngắn hạn và dài hạn.

Các khoản phải thu tăng rất nhanh so với các khoản phải trả khách hàng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu các cách thức bán hàng chiết khấu giảm giá để thu tiền ngay.

Hiệu suất sử dụng tài sản có thể chấp nhận được nhưng hệ số sinh lợi thấp, chứng tỏ chi phí bán hàng và quản lý còn quá cao. Doanh nghiệp cần có giải pháp giảm chi phí này.

Một phần của tài liệu lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel thanh châu - đà nẵng (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w